Thứ Hai, 30 tháng 4, 2018

Chính sách tài nguyên giáo dục mở (OER) của bang NEW JERSEY, nước Mỹ

  • A 327: Luật Sách giáo khoa Đại học Kham được: Dự luật này yêu cầu các cơ sở giáo dục đại học phát triển các sách giáo khoa mở sẵn sàng cho các sinh viên không mất tiền và yêu cầu mua lại các sách giáo khoa đã qua sử dụng với mức giá 50%. Trong vòng 180 ngày kể từ ngày luật này có hiệu lực, một cơ sở giáo dục đại học công lập hoặc độc lập 4 năm, sau khi tư vấn với các thành viên giảng viên ở cơ sở đó, sẽ đệ trình kế hoạch cho Bộ trưởng Giáo dục Đại học để mở rộng sử dụng các sách giáo khoa mở để đạt được sự tiết kiệm cho các sinh viên. Hành động mới nhất: A 327 được quy cho Ủy ban Giáo dục Đại học của Quốc hội vào ngày 09/01/2018.
  • S 768: Dự luật này yêu cầu các cơ sở giáo dục đại học phát triển kế hoạch sách giáo khoa mở. Trong vòng 180 này kể từ ngày dự luật này có hiệu lực, một cơ sở giáo dục đại học, sau khi tư vấn với các thành viên giảng viên ở cơ sở đó, sẽ đệ trình kế hoạch cho Bộ trưởng Giáo dục Đại học để mở rộng sử dụng các sách giáo khoa mở và các tư liệu học tập số thương mại để đạt được sự tiết kiệm cho các sinh viên được tuyển sinh vào cơ sở đó. Hành động mới nhất: đã chuyển cho Thượng viện và đã nhận được ở Quốc hội, sau đó đã quy cho Ủy ban Giáo dục Đại học của Quốc hội ngày 01/02/2018.
  • A 1149: Dự luật này yêu cầu các cơ sở giáo dục đại học chào các sách giáo khoa mở. Trong vòng 90 ngày kể từ ngày dự luật này có hiệu lực, một cơ sở giáo dục đại học, sau khi tư vấn với các thành viên giảng viên ở cơ sở đó, sẽ đệ trình kế hoạch cho Bộ trưởng Giáo dục Đại học để làm cho các tư liệu học tập dạng số và các sách giáo khoa mở sẵn sàng cho các sinh viên được tuyển sinh vào cơ sở đó để đạt được sự tiết kiệm chi phí cho các sinh viên đó. Hành động mới nhất: chuyển sang cho Ủy ban Giáo dục Đại học của Quốc hội ngày 09/01/2018.
  • A 3254: Dự luật này yêu cầu các cơ sở giáo dục đại học phát triển kế hoạch để chào các sách giáo khoa mở cho các sinh viên - trong vòng 180 ngày kể từ ngày luật này có hiệu lực, một cơ sở giáo dục đại học công lập hoặc độc lập, sau khi tư vấn với các thành viên giảng viên ở cơ sở đó, sẽ đệ trình kế hoạch cho Bộ trưởng Giáo dục Đại học để mở rộng sử dụng các sách giáo khoa mở và các tư liệu học tập dạng số thương mại để đạt được sự tiết kiệm cho các sinh viên được tuyển sinh vào cơ sở đó. Hành động mới nhất: Được giới thiệu, được quy cho Ủy ban Giáo dục Đại học của Quốc hội vào ngày 12/02/2018.
2018 Activity:
  • A 327: Affordable College Textbook Act: This bill requires institutions of higher education to develop open textbooks available to students at no charge and requires buyback of used textbooks at 50% of purchase price. Within 180 days of the effective date of this act, a four year public or independent institution of higher education, after consultation with faculty members at the institution, shall submit a plan to the Secretary of Higher Education to expand the use of open textbooks to achieve savings for students. Last Action: A 327 referred to Assembly Higher Education Committee on 1/9/18.
  • S 768: This bill requires institutions of higher education to develop open textbook plan. Within 180 days of the effective date of this bill, an institution of higher education, after consultation with faculty members at the institution, shall submit a plan to the Secretary of Higher Education to expand the use of open textbooks and commercial digital learning materials in order to achieve savings for students enrolled in the institution. Last Action: passed Senate and received in the Assembly, then referred to Assembly Higher Education Committee on 2/1/18.
  • A 1149: This bill requires institutions of higher education to offer open textbooks. Within 90 days of the effective date of this bill, an institution of higher education, after consultation with faculty members at the institution, shall submit a plan to the Secretary of Higher Education to make open textbooks and commercial digital learning materials available to students enrolled in the institution in order to achieve a savings for those students. Last Action: referred to Assembly Higher Education Committee on 1/9/18.
  • A 3254: This bill requires institutions of higher education to develop plan to offer open textbooks to students – within 180 days of this law becoming effective, a public or independent institution of higher education, after consultation with faculty members at the institution, shall submit a plan to the Secretary of Higher Education to expand the use of open textbooks and commercial digital learning materials in order to achieve savings for students enrolled in the institution. Last Action: Introduced, referred to Assembly Higher Education Committee on 2/12/2018.

Chủ Nhật, 29 tháng 4, 2018

Chính sách tài nguyên giáo dục mở (OER) của bang MINNESOTA, nước Mỹ


  • Hoạt động năm 2018: SF 3098/HF 3985: Yêu cầu các trường cao đẳng và đại học bang Minnesota phát triển và có kế hoạch nhằm cung cấp cho các sinh viên các sách giáo khoa và các tư liệu chỉ dẫn kham được, và báo cáo cho cơ quan lập pháp cho tới 15/01/2020. Hành động mới nhất: Ủy ban thượng viện khuyến cáo SF 3098 thông qua như được sửa đổi bổ sung ngày 26/03/2018.
  • Các chính sách hiện hành: HF 2749 (2016): Phân bổ 100.000 USD cho Ban lãnh đạo những người ủy thác của các trường cao đẳng và đại học của bang về các chương trình trong các khu trường của hệ thống thúc đẩy áp dụng các sách giáo khoa mở. Các chương trình phải tập trung vào rà soát lại, tạo lập, và thúc đẩy các sách giáo khoa mở đang có và vào việc tiết kiệm tiền cho các sinh viên trong khi vẫn đáp ứng được các nhu cầu hàn lâm của các giảng viên. Bổ sung thêm 100.000 USD phân bổ một lần được cung cấp để mở rộng và thúc đẩy thư viện sách giáo khoa mở cho các giảng viên khắp bang.
  • SF 1236 (2013): Dự luật phân bổ cho giáo dục đại học Omnibus. Gồm việc giảm chi phí sách giáo khoa qua OER như một trong vài mục tiêu thực hiện để giải ngân cho hệ thống các trường đại học và cao đẳng của Minnesota (MnSCU).
2018 Activity:
  • SF 3098/HF 3985: Requiring Minnesota State Colleges and Universities to develop a plan aimed at providing students with affordable textbooks and instructional materials, and report to the legislature by January 15, 2020. Last Action: Senate committee recommends SF 3098 pass as amended on 3/26/18.
Existing Policies:
  • HF 2749 (2016): $100,000 appropriation for the Board of Trustees of the Minnesota State Colleges and Universities for programs on system campuses that promote adoption of open textbooks. Programs must focus on review, creation, and promotion of new or existing open textbooks and on saving money for students while meeting the academic needs of faculty. An additional $100,000 one-time appropriation is provided to expand and promote the open textbook library to faculty across the state.
  • SF 1236 (2013): Omnibus higher education appropriations bill. Includes reducing the cost of textbooks through OER as one of several performance goals to release funding for the MnSCU system.

Thứ Bảy, 28 tháng 4, 2018

Chính sách tài nguyên giáo dục mở (OER) của bang MASSACHUSETTS, nước Mỹ


Hoạt động năm 2018:
  • S 714/S 2169 (mang từ năm 2017 sang): Quyết định này tạo ra ủy ban đặc biệt để nghiên cứu và điều tra nền công nghiệp sách giáo khoa đại học. Điều này bao gồm sự xem xét các chi phí mua sách giáo khoa và các tư liệu học tập, rà soát lại thông tin liên quan tới việc chào lựa chọn các sách giáo khoa chi phí thấp hơn, bao gồm cả các sách giáo khoa số, và khai thác sử dụng hiệu quả các sách giáo khoa điện tử. Hành động mới nhất: Quyết định S2169 đã được chuyển cho Ủy ban Quy chế Thượng viện ngày 07/02/2018.
  • S 304 (mang từ 2017 sang): Ủy ban đặc biệt ở đây được thành lập để nghiên cứu và báo cáo về cách để tối đa hóa sử dụng các sách giáo khoa số và mở cho hệ thống K-12 và các trường cao đẳng và đại học công lập. Hành động mới nhất: Điều trần được lên lịch trong ủy ban Giáo dục ngày 05/09/2017.
Các chính sách hiện hành:
  • H4200 (2016): Ngôn từ đã được đưa vào dự luật phân bổ của năm tài chính 2017 ủy quyền cho Bộ Giáo dục Đại học thiết lập các chỉ dẫn và các thủ tục được đề xuất tuân thủ với 34 CFR 668.164(c)(2) để khuyến khích và hỗ trợ các trường cao đẳng và đại học triển khai các chương trình làm giảm chi phí sách giáo khoa và các tư liệu giáo dục khác. Đây là những ngôn từ đã được Hiệp hội các Nhà xuất bản Mỹ (AAP) lưu hành cho các nhà điều chỉnh pháp luật ở nhiều bang khác nhau.
2018 Activity:
  • S 714/S 2169 (carried over from 2017): This resolve creates a special commission to investigate and study the college textbook industry. This shall include an examination of the costs of purchasing textbooks and study materials, reviewing information concerning offering a choice of lower cost texts, including digital texts, and exploring the effective use of E-textbooks. Last Action: Resolve S2169 discharged to the committee on Senate Rules on 2/7/18.
  • S 304 (carried over from 2017): A special commission is hereby established to study and report on how to maximize the use of digital and open textbooks for K-12 and public colleges and universities. Last Action: Hearing scheduled in committee on Education for 9/5/17.
Existing Policies:
  • H4200 (2016): Language was inserted into the FY 2017 appropriations bill authorizing the Department of Higher Education to establish suggested guidelines and protocols in accordance with 34 CFR 668.164(c)(2) to encourage and assist colleges and universities with the implementation of programs which reduce the cost of textbooks and other educational materials. This was language was circulated by the Association of American Publishers (AAP) to legislators in many different states.

Thứ Sáu, 27 tháng 4, 2018

Chính sách tài nguyên giáo dục mở (OER) của bang MARYLAND, nước Mỹ


Các chính sách hiện hành:
  • SB 424/HB 967 (2017): gồm 100.000 USD vốn cấp chung để trợ cấp cho Sáng kiến Sách giáo khoa Nguồn Mở của Maryland trong Hệ thống Đại học Maryland. Các nguồn vốn đó có thể được sử dụng để: trao các trợ cấp để hỗ trợ và thúc đẩy tạo lập các tài nguyên giáo dục được cấp phép mở và hoàn trả các chi trả trong các hoạt động của Sáng kiến Sách giáo khoa Nguồn Mở đó.
Existing Policies:
  • SB 424/HB 967 (2017): includes $100,000 in general funds for a grant for the Maryland Open Source Textbook Initiative at the University System of Maryland. These funds may be used to: award grants to support and promote the creation of openly licensed educational resources and reimburse expenses incurred in operating the Open Source Textbook Initiative.

Thứ Năm, 26 tháng 4, 2018

Chính sách tài nguyên giáo dục mở (OER) của bang LOUISIANA, nước Mỹ


Các chính sách hiện hành:
HCR 80 (2016): đã thành lập Ủy ban Nghiên cứu Thư viện Ảo để tiến hành nghiên cứu và đưa ra các khuyến cáo về phát triển thư viện ảo rộng khắp bang - các tài nguyên giáo dục mở đại diện cho sự phát triển các bộ sưu tập sách giáo khoa truy cập được và được chia sẻ trên trực tuyến, có thể làm giảm chi phí giáo dục trong khi vẫn sử dụng hiệu quả tiền thuế.
Existing Policies:
  • HCR 80 (2016): established the Virtual Library Study Commission to conduct a study and make recommendations regarding the development of a statewide virtual library – OERs representing the development of shared online accessible textbook collections, can bring educational costs down considerably while making efficient use of tax dollars

Thứ Tư, 25 tháng 4, 2018

Chính sách tài nguyên giáo dục mở (OER) của bang LOWA, nước Mỹ

Hoạt động năm 2018:
SSB 3179/SF2362: Luật thiết lập các yêu cầu có liên quan tới sử dụng và nhận diện các tài nguyên giáo dục mở của các cơ sở giáo dục sau trung học - dự luật này muốn yêu cầu bất kỳ cơ sở sau trung học nào mà các sinh viên của nó đủ điều kiện hoặc những sinh viên nào nhận được hỗ trợ tài chính xác định trong từng catalog khóa học được cơ sở đó xuất bản các khóa học sẽ sử dụng các tài nguyên giáo dục mở. Luật này cũng yêu cầu các lãnh đạo các trường đại học phát triển và triển khai, dựa vào sự phê chuẩn của ban lãnh đạo các trường đại học của bang, một kế hoạch 5 năm để gia tăng số lượng các khóa học có sử dụng tài nguyên giáo dục mở. Hành động mới nhất: Tiểu ban đã khuyến cáo thông qua vào ngày 13/03/2018.
2018 Activity:
  • SSB 3179/SF2362: An Act establishing requirements relating to the use and identification of open educational resources by postsecondary educational institutions – this bill would require any postsecondary institution whose students are eligible for or who receive financial assistance to identify in each course catalog published by the institution the courses that will utilize open educational resources. This also requires regents universities to develop and implement, upon receiving state board of regents approval, a five-year plan to increase the number of courses utilizing open educational materials. Last Action: Subcommittee recommended passage on 3/13/18.

Thứ Ba, 24 tháng 4, 2018

Chính sách tài nguyên giáo dục mở (OER) của bang ILLINOIS, nước Mỹ

Hoạt động năm 2018:
  • SB 1838 (mang từ năm 2017 sang): Cho phép các trường đại học và các trường cao đẳng cộng đồng thành lập chương trình số giảm giá tuân thủ các quy định của liên bang. Hành động mới nhất: để lại cho Ủy ban về Bổ nhiệm tới ngày 04/08/2017.
2018 Activity:
  • SB 1838 (carried over from 2017): Allows universities and community colleges to establish a digital discount program that complies with federal regulations. Last Action: re-referred to Committee on Assignments on 8/4/17.

Thứ Hai, 23 tháng 4, 2018

Chính sách tài nguyên giáo dục mở (OER) của bang HAWAII, nước Mỹ

Hoạt động năm 2018:
  • SB 2328: Thành lập đội đặc nhiệm về tài nguyên giáo dục mở của Đại học Hawai để tiến hành phân tích và đánh giá toàn diện về tất cả các khóa học chung và các khóa học có nhiều sinh viên được dạy trong hệ thống Đại học Hawai để xác định các tài nguyên giáo dục mở cho các khóa học đó. Thiết lập và phân bổ các nguồn vốn cho chương trình trợ cấp dự án thí điểm tài nguyên giáo dục mở để ưu đãi cho các giảng viên áp dụng, phát triển, và triển khai tài nguyên giáo dục mở. Các khóa học được yêu cầu trước đó trong hệ thống Đại học Hawai hoàn toàn sử dụng OER. Hành động mới nhất: Ủy ban của Bộ Giáo dục Đại học (HED) đã khuyến cáo rằng biện pháp đó sẽ được hoãn lại cho tới ngày 20/03/2018.
  • HCR125/HR112: Nghị quyết cùng lúc này khuyến khích các giảng viên trong hệ thống của Đại học Hawai sử dụng nhiều hơn tài nguyên giáo dục mở và các tài nguyên chi phí thấp hoặc không mất chi phí. Hành động mới nhất: Nghị quyết có lịch điều trần bởi HED vào ngày 20/03/2018.
2018 Activity:
  • SB 2328: Establishes the University of Hawai‘i open educational resources task force to conduct a comprehensive analysis and evaluation on all general education courses and high attendance courses taught at the University of Hawai‘i system to identify open educational resources for those courses. Establishes and appropriates funds for an open educational resources pilot project grant program to incentivize faculty that adopt, develop, and implement open educational resources. Previously required courses at the University of Hawai’i system to exclusively use OER.  Last Action: The committee on HED recommended that the measure be deferred until 3/20/18.
  • HCR125/HR112: This concurrent resolution encourages the faculty of the University of Hawaii system to make greater use of open education resources and other low-cost or free resources. Last Action: Resolution scheduled to be heard by HED on 3/20/18.

Chủ Nhật, 22 tháng 4, 2018

Chính sách tài nguyên giáo dục mở (OER) của bang FLORIDA, nước Mỹ


Hoạt động năm 2018:
  • HB 831/SB 540: Dự luật này loại bỏ Bộ phận các trường Cao đẳng Florida khỏi Bộ Giáo dục và tạo ra Ban lãnh đạo các trường Cao đẳng Cộng đồng của Bang. Nó yêu cầu Ban lãnh đạo các trường Cao đẳng Cộng đồng mới này của Bang nhận trách nhiệm (từ Bộ Giáo dục Florida) áp dụng các chính sách kham được đối với sách giáo khoa và các tư liệu chỉ dẫn, các thủ tục, và các chỉ dẫn triển khai đối với các cơ sở và các trường đại học của bang trong Hệ thống Cao đẳng Cộng đồng Florida. Nó yêu cầu Ban lãnh đạo các trường Cao đẳng Cộng đồng của Bang xem xét lựa chọn các sách giáo khoa và các tư liệu chỉ dẫn thông qua các phân tích có lợi về chi phí để xúc tác cho sinh viên có được sản phẩm chất lượng cao nhất với giá thành thấp nhất bằng việc xem xét mua các sách giáo khoa số theo bó, mở rộng sử dụng các sách giáo khoa truy cập mở, trong số các điều khác. Hành động mới nhất: Hoãn vô hạn định và rút lui khỏi sự xem xét vào ngày 10/03/2018. Dự luật này bị chết.
Các chính sách hiện hành:
  • HB 7019 (2016): Từng cơ sở trong Hệ thống Cao đẳng Florida và đại học bang sẽ áp dụng các chính sách, các thủ tục và các chỉ dẫn kham được sách giáo khoa và các tư liệu chỉ dẫn để giảm thiểu các chi phí sách giáo khoa. Điều này bao gồm những người chỉ dẫn khóa học sử dụng các sách giáo khoa truy cập mở, ở những nơi có thể và các những người chỉ dẫn được khuyến khích để phát triển, tùy biến thích nghi, và rà soát lại các sách giáo khoa truy cập mở đặc biệt trong các khóa học giáo dục chung có nhu cầu cao.
2018 Activity:
  • HB 831/SB 540: This bill removes the Division of Florida Colleges from within the Department of Education and creates the State Board of Community Colleges. It requires the new State Board of Community Colleges to take over the responsibility (from the Florida Department of Education) to adopt textbook and instructional materials affordability policies, procedures, and guidelines for implementation by Florida Community College System institutions and state universities. It requires the State Board of Community Colleges to consider the selection of textbooks and instructional materials through cost-benefit analyses that enable student to obtain the highest-quality product at the lowest available price by considering buying digital textbooks in bulk, expanding the use of open-access textbooks, among others. Last Action: Indefinitely postponed and withdrawn from consideration on 3/10/18. This bill is dead.
Existing Policies:
  • HB 7019 (2016): Each Florida College System Institution and state university shall adopt textbook and instructional materials affordability policies, procedures and guidelines in order to minimize the costs of textbooks. This includes course instructors using open-access textbooks, where possible and instructors are encouraged to develop, adapt, and review open-access textbooks especially in high-demand general education courses.

Thứ Bảy, 21 tháng 4, 2018

Chính sách tài nguyên giáo dục mở (OER) của bang CONNECTICUT, nước Mỹ


Hoạt động năm 2018:
  • HB 5037: Luật này có thể thiết lập bộ phận giáo dục sau trung học. Bộ phận giáo dục sau trung học này nằm trong Bộ Giáo dục và các đơn vị cấu thành của hệ thống giáo dục đại học của bang có thể từng đơn vị thiết lập các chỉ dẫn khuyến khích các cơ sở giáo dục đại học trong bang triển khai các chương trình làm giảm chi phí các sách giáo khoa và các tài nguyên giáo dục khác cho các sinh viên. Hành động mới nhất: Được tham chiếu tới Ủy ban Chung về Giáo dục Đại học và Tiến bộ Việc làm vào ngày 18/02/2018. Điều trần công khai được lên lịch ngày 27/02/2018.
Các chính sách hiện hành:
  • SB 948 (2017): Ủy quyền và khuyến khích các cơ sở giáo dục đại học trong bang thiết lập các chỉ dẫn để triển khai các chương trình làm giảm chi phí các sách giáo khoa và các tài nguyên giáo dục khác cho các sinh viên. Đây là dự luật “giảm trừ số” được các nhà xuất bản ủng hộ để thúc đẩy các mối quan hệ giữa các nhà xuất bản và các cơ sở. Các dự luật tương tự đã được đệ trình ở các bang khác.
  • HB 6117 (2015): Được thiết lập chương trình thí điểm sách giáo khoa nguồn mở để đánh giá việc sử dụng các sách giáo khoa số nguồn mở chất lượng cao và thúc đẩy sử dụng các sách giáo khoa đó. Yêu cầu báo cáo với phân tích sự tiết kiệm chi phí cho các sinh viên đối với các khóa học có sử dụng sách giáo khoa nguồn mở thay cho sách giáo khoa truyền thống mức cao đẳng và bất kỳ rào cản tiềm tàng nào đối với sử dụng hiệu quả các sách giáo khoa nguồn mở của các sinh viên và giảng viên. Dự luật cũng đã thành lập đội xung kích để nghiên cứu các thực hành tốt nhất về tài nguyên giáo dục mở.
2018 Activity:
  • HB 5037: This Act would establish the division of postsecondary education. The division of postsecondary education within the Department of Education and the constituent units of the state system of higher education may each establish guidelines that encourage institutions of higher education in this state to implement programs that reduce the cost of textbooks and other educational resources for students. Last Action: Referred to Joint Committee on Higher Education and Employment Advancement on 2/18/18. Public hearing scheduled for 2/27/18. 
Existing Policies:
  • SB 948 (2017): Authorizes and encourages institutions of higher education in the state to establish guidelines to implement programs that reduce the cost of textbooks and other educational resources for students. This is a “digital discount” bill supported by publishers to promote partnerships between publishers and institutions. Similar bills have been filed in other states.
  • HB 6117 (2015): Established an open-source textbook pilot program to assess the use of high-quality digital open-source textbooks and to promote the use of those textbooks. Requires a report with analysis of the cost savings to students for courses using an open-source textbook instead of a traditional college-level textbook and any potential barriers to the effective use of open-source textbooks by students and faculty. The bill also established a task force to study best practices re: open educational resources.

Thứ Sáu, 20 tháng 4, 2018

Giáo dục mở ở Việt Nam: Thách thức và giải pháp

(Bài viết được đăng trên tạp chí Tia Sáng, bản điện tử trên trực tuyến xuất bản ngày 14/04/2018 tại địa chỉ:


Lê Trung Nghĩa
Hơn 4 năm đã trôi qua kể từ ngày Nghị quyết số 29-NQ-TW được ban hành về “đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” với quan điểm chỉ đạo là “đổi mới hệ thống giáo dục theo hướng mở”... tuy nhiên chúng ta vẫn chưa hiểu rõ về hệ thống giáo dục mở và quá trình thúc đẩy tài nguyên giáo dục mở (TNGDM). Bài viết này nhận diện các thách thức đó và đề xuất giải pháp để thúc đẩy TNGDM ở Việt Nam.
Giáo dục mở là gì?
Trên thế giới, đang phổ biến các định nghĩa về giáo dục mở của Bộ Giáo dục Mỹ, SPARC - liên minh toàn cầu cam kết làm cho Mở thành mặc định cho nghiên cứu và giáo dục và Opensource.com - trang xuất bản các câu chuyện về việc áp dụng và chia sẻ giải pháp nguồnmở. Tựu trung, họ đều cho rằng giáo dục mở là việc loại bỏ các rào cản tài chính, pháp lý và kỹ thuật để truy cập được tới các tài nguyên giáo dục, các tài nguyên phục vụ cho việc dạy, việc học và việc nghiên cứu, và rộng lớn hơn là để truy cập tới được tri thức của nhân loại. Bằng việc loại bỏ các rào cản truy cập tới tri thức đó, cơ hội được giáo dục sẽ là sẵn sàng cho tất cả những người học, bất kể họ là ai, bất kể tình trạng kinh tế của họ ra sao. Vì vậy, hệ thống giáo dục mở, từ quan điểm của thế giới nguồn mở, chính là hệ thống giáo dục không có các rào cản được nêu ở trên.
TNGDM (OER - Open Educational Resources) là phong trào toàn cầu khởi đầu vào năm 2001 khi Viện Công nghệ Massachusetts ở Mỹ đã đưa ra chương trình OpenCourseWare (Khóa học Mở) với vài chục khóa học trực tuyến và năm 2002 UNESCO đưa rakhái niệm TNGDM là bất kỳ dạng tư liệu giáo dục nào nằm trong phạm vi công cộng hoặc được cấp một giấy phép mở. Các tư liệu mở đó ngụ ý bất kỳ ai cũng có thể hợp pháp và tự do sao chép, sử dụng, tùy biến thích nghi và sử dụng lại chúng. TNGDM gồm nhiều loại từ sách giáo khoa (SGK) đến chương trình đào tạo, đề cương môn học, bài giảng, bài tập, bài kiểm tra, báo cáo, âm thanh, hình ảnh và hoạt hình”.
Rất cần phải thúc đẩy giáo dục mở ở Việt Nam, bởi chỉ giáo dục mở mới đảm bảo được cho từng công dân Việt Nam có khả năng có được tri thức nhân loại lớn nhất với chi phí nhỏ nhất và với số lượng người được tiếp cận các tri thức lớn nhất và là cách nhanh nhất để có được các kỹ năng cần thiết để sống, làm việc và học tập trong kỷ nguyên số - kỷ nguyên tri thức.
Những rào cản với TNGDM Việt Nam
Chưa thay đổi nhận thức về TNGDM
Cả các khóa học mở và TNGDM đều đã tới Việt Nam từ khá sớm, từ khoảng những năm 2005, mặc dù vậy, cho tới nay, TNGDM hầu như không phát triển ở Việt Nam, trong tất cả các cơ sở giáo dục ở mọi cấp trong toàn quốc, cả khu vực tư nhân và nhà nước.
Đầu tiên, hai dự án về OpenCourseWare và TNGDM đã vào Việt Nam từ năm 2005, nhưng hai tác nhân quan trọng nhất là Hội Thư viện Việt Nam (nơi tập trung hầu hết các thư viện các trường đại học trong cả nước) và VFOSSA (nơi tập trung nhiều công ty cung cấp các giải pháp/sản phẩm/dịch vụ dựa vào phần mềm tự do nguồn mở) đều chưa từng bao giờ biết tới 2 dự án này.
Phải tới 2015, 2 tác nhân này, đặc biệt là khối thư viện mới có những hoạt động về TNGDM tích cực hơn, điển hình là các Hội thảo quốc tế về TNGDM trong 3 năm liền với sự tham gia và cả tài trợ (các năm 2016-2017) của UNESCO và một vài đối tác nước ngoài khác; bên cạnh đó khối thư viện còn có các hoạt động nâng cao nhận thức sơ bộ ban đầu về TNGDM thông qua các cuộc hội thảo, các khóa huấn luyện ngắn ngày. Tuy nhiên, việc thực hiện TNGDM ở các thư viện, các trường đại học vẫn còn rất nhiều hạn chế, theo kết quả một báo cáomới đây do Khoa Thông tin – Thư viện, Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG Hà Nội thực hiện dưới sự tài trợ của Văn phòng UNESCO. Cụ thể:
  • Xu thế sử dụng tài liệu số đang gia tăng. Giảng viên và sinh viên đã coi các nguồn học liệu số là kênh khai thác thông tin thuận tiện và hữu hiệu. Có thể coi đây là “văn hóa số” – điều kiện thuận lợi để phát triển TNGDM. Tuy nhiên, việc sử dụng TNGDM ở các trường đại học chưa phổ biến. Phần lớn chỉ khai thác các nguồn thông tin miễn phí trên mạng, rất ít các trường đại học triển khai TNGDM trong đơn vị mình, hầu hết giảng viên cũng chỉ dừng lại ở việc giới thiệu các nguồn học liệu miễn phí, chưa ý thức được việc tạo lập và chia sẻ TNGDM.
  • Các trường đại học đã có những nhận thức và hiểu biết cơ bản TNGDM. Tuy nhiên việc thực thi bản quyền tại các trường đại học chưa được coi trọng, thư viện đặt kế hoạch số hóa tài liệu nhưng chưa quan tâm nhiều đến vấn đề bản quyền. Bên cạnh đó hiểu biết của họ về giấy phép mở (creative commons) chưa đầy đủ.
  • Chưa tin tưởng về lợi ích và giá trị mà TNGDM mang lại. Do TNGDM là một nguồn học liệu mới, chưa phổ biến và có cách tiến cận hoàn toàn khác so với việc phải bỏ tiền mua các tài liệu do các nhà xuất bản phát hành. Nhiều người nghi ngờ, liệu chất lượng TNGDM có thực sự tốt và nguồn tài nguyên này có làm thay đổi cách chúng ta tiếp cận tri thức cũng như hỗ trợ nâng cao chất lượng đào tạo hay không.
Báo cáo cũng khảo sát về nguồn nhân lực chuẩn bị cho sự phát triển của TNGDM, gồm giảng viên, nhân viên thư viện và sinh viên. Trong đó, đa phần giảng viên cho rằng sự thiếu nhận thức về TNGDM là nguyên nhân chủ yếu nhất cản trở việc tạo lập và phát triển TNGDM ... Có thể nói, TNGDM vẫn là vấn đề còn khá mới mẻ ở Việt Nam hiện nay, và việc truyền thông, đào tạo bồi dưỡng để nâng cao nhận thức về vấn đề này sẽ trở thành chìa khóa cho việc triển khai phát triển TNGDM tại Việt Nam. Đối với các cán bộ thư viện, cản trở lớn nhất là thiếu kinh phí, sau đó là các rào cản về pháp lý, quyền sở hữu, bản quyền trong phát triển TNGDM... Đây cũng là hai lo ngại xuất phát từ chính bản chất công việc của cán bộ thư viện, vốn dĩ cũng là hai vấn đề lớn của ngành thư viện Việt Nam trong bối cảnh hiện nay. Đối với các sinh viên, trở ngại lớn nhất là rào cản ngoại ngữ để tiếp cận với TNGDM tiếng nước ngoài, tiếp sau là thiếu kiến thức và kỹ năng tìm kiếm và hiểu biết về nguồn thông tin.
Dự án triển khai TNGDM nhưng không có bất kỳ hoạt động nào mở
Ở quy mô cấp quốc gia, trong thực tế, đã có dự án xây dựng kho tài nguyên giáo dục mở sử dụng nguồn ngân sách nhà nước được viết ra. Tuy nhiên, vì nhiều lý do khác nhau, nó không có bất kỳ hoạt động dự án nào tuân theo các nguyên tắc phát triển của nguồn mở vàTNGDM, cả về tính mở, mô hình phát triển, mô hình cấp phép và mô hình kinh doanh để đảm bảo tính bền vững của dự án sau khi thời hạn cấp vốn nhà nước kết thúc. Điều này cho thấy thách thức lớn từ quản lý, khi mà nhận thức chung về TNGDM và/hoặc nguồn mở của cả xã hội còn rất thấp, kể cả trong các doanh nghiệp CNTT và có lẽ, đa số các nhà quản lý - các nhà cấp vốn có liên quan.
Giải pháp thúc đẩy TNGDM ở Việt Nam
Không có cách nào khác để thúc đẩy TNGDM ở Việt Nam ngoài cách thông qua các hoạt động giáo dục và truyền thông để vừa nâng cao nhận thức toàn xã hội, vừa huấn luyện đào tạo năng lực và các kỹ năng ứng dụng và phát triển TNGDM, bên cạnh các hoạt động hỗ trợ khác. Dưới đây là một vài gợi ý để thúc đẩy ứng dụng và phát triển TNGDM.
Thành lập Ban Chỉ đạo Quốc gia về TNGDM
Cần thiết phải thành lập ban chỉ đạo quốc gia về TNGDM, bởi vì TNGDM (hoặc Giáo dục Mở, Khoa học Mở) không chỉ là vấn đề của riêng ngành giáo dục, mà có liên quan chặt chẽ với giới khoa học, các nhà nghiên cứu, các nhà cấp vốn nghiên cứu, giới công nghệ thông tin, giới thư viện, các vấn đề bản quyền, sở hữu trí tuệ, tiêu chuẩn, các nhà xuất bản…, trong khi các vấn đề này ở Việt Nam không chỉ do Bộ Giáo dục Đào tạo quản lý, mà còn liên quan tới các bộ khác như Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Văn hóa Thể thao Du lịch.
Bên cạnh đó, TNGDM còn có liên quan chặt chẽ với các thành phần khác của Khoa học Mở như truy cập mở tới các xuất bản phẩm, dữ liệu nghiên cứu mở, rà soát lại ngang hàng mở (open peer review), tạp chí truy cập mở, nhà xuất bản truy cập mở, các kho truy cập mở, những vấn đề chắc chắn Việt Nam cũng sẽ không thể bỏ qua trong xu thế phát triển Khoa học Mở của thế giới, và chúng sẽ liên quan tới nhiều bộ ngành hơn nữa, chứ không chỉ như được nêu ở trên. Ví dụ, việc ứng dụng và phát triển dữ liệu mở chắc chắn sẽ liên quan tới không chỉ các văn bản quy phạm pháp luật về dữ liệu mở, mà còn cả về đảm bảo an toàn và tính riêng tư các thông tin - dữ liệu cá nhân và dữ liệu bí mật quốc gia, cũng như các vấn đề về tính liên ngành - liên lĩnh vực của dữ liệu mở và/hoặc dữ liệu nghiên cứu mở.
Xây dựng chính sách truy cập mở
TNGDM trước hết là tài nguyên truy cập mở được. Vì vậy việc xây dựng chính sách truy cập mở là điều kiện cần thiết để phát triển TNGDM. Không có chính sách truy cập mở ở các cấp quốc gia/bộ/địa phương/cơ sở thì không cơ sở nào, đặc biệt là các cơ sở giáo dục công lập, có khả năng triển khai các hoạt động ứng dụng và phát triển TNGDM được.
Để xây dựng chính sách truy cập mở, đặc biệt là ở mức quốc gia, một lần nữa, cần có sự tham gia của nhiều bên như các cơ quan quản lý nghiên cứu, các cơ quan cấp vốn nghiên cứu, các trường đại học, các nhà xuất bản, các thư viện của các trường đại học và viện nghiên cứu để thảo luận về hiện trạng hệ thống truyền thông nghiên cứu ở Việt Nam và cách thức để dịch chuyển hệ thống đó sang tiếp cận truy cập mở sao cho lợi ích của từng bên có thể là hài hòa ở mức tất cả các bên đều có thể chấp nhận được.
Nếu Việt Nam, vì bất kỳ lý do gì, không thể xây dựng được chính sách truy cập mở ở các mức như được nêu ở trên, đặc biệt ở mức quốc gia, thì nhiều khả năng sẽ không thể thúc đẩy ứng dụng và phát triển TNGDM và cùng với nó, cả dữ liệu mở và khoa học mở.
Cách tiếp cận từ dưới lên
Muốn triển khai TNGDM trong bất kỳ cơ sở nào, đặc biệt là các cơ sở giáo dục công lập, đều thường phải đi qua cơ chế đề tài - dự án để có kinh phí triển khai, trong khi trên thực tế, mô hình triển khai dự án từ trên xuống thường tốn kém và không mang lại hiệu quả mong muốn trong giai đoạn hiện nay. Thay vào đó, nên xây dựng theo cách tiếp cận “từ dưới lên”, trước hết với các dự án thí điểm có mục tiêu hết sức cụ thể, có khả năng giải quyết những khó khăn cơ bản như được nêu trong báo cáo khảo sát TNGDM ở trên, ví dụ như (các) dự án thí điểm triển khai “Sáng kiến:Tạo video truy cập mở - bước khởi đầu thực tế chocác thư viện, các cơ sở đại học và cao đẳng ứngdụng và phát triển các tài nguyên truy cập mở và đượccấp phép mở” với lược đồ tạo và chia sẻ video như ở Hình 1.

Hình 1. Lược đồ tạo và chia sẻ video truy cập mở
Sáng kiến này có khả năng khắc phục được các khó khăn ở trên, vừa tuân thủ các nguyên tắc của nguồn mở và tận dụng được các kho tài nguyên truy cập mở khổng lồ miễn phí trên thế giới, đồng thời, trong giai đoạn đầu, giúp cho các cán bộ thư viện, các thủ thư, các giảng viên tham gia phát triển - tạo lập các tài nguyên truy cập mở hoàn toàn sạch về bản quyền và sở hữu trí tuệ, nhằm từng bước xây dựng kho các tài nguyên truy cập mở và TNGDM. Cách làm này rất cần thiết trong giai đoạn thí điểm trong điều kiện kinh phí hết sức hạn hẹp hiện nay.
Trong quá trình triển khai thí điểm ở các đơn vị được chọn, sẽ tiến hành các khóa huấn luyện huấn luyện viên về các vấn đề liên quan tới ứng dụng và phát triển TNGDM, cả lý thuyết và thực hành, để tạo ra các đội xung kích cho giai đoạn mở rộng tiếp sau. Kết thúc giai đoạn thí điểm sẽ có báo cáo tổng kết, rút kinh nghiệm và nhân rộng các thực hành tốt nhất cho các giai đoạn tiếp sau.
Truyền thông, nâng cao nhận thức xã hội
Tthật khó để làm việc gì đó ở phạm vi rộng như TNGDM mà lại không có các hoạt động truyền thông của báo đài, các phương tiện thông tin đại chúng và mạng xã hội đi kèm để tạo ra các thảo luận trao đổi, các phản hồi từ các cộng đồng để nâng cao nhận thức và tiến tới sự đồng thuận của xã hội. Các hoạt động truyền thông này cần được nhúng vào nội dung của các dự án thí điểm như được nêu ở trên.
Kết luận
Bất kỳ sự chuyển đổi nào từ ĐÓNG sang MỞ đều sẽ gặp vô số các trở ngại khó khăn ở Việt Nam, và con đường để hướng tới việc ứng dụng và phát triển TNGDM cũng vậy. Cách để thúc đẩy TNGDM vì thế cần làm từng bước một, chắc chắn, theo đúng các chuẩn mực quốc tế và quan trọng nhất, có sự ủng hộ từ những người đứng đầu ở tất cả mọi cấp, bao gồm cả cấp cao nhất của chính phủ, bằng các chính sách truy cập mở/TNGDM cụ thể, quyết liệt và thiết thực, cùng với sự đồng thuận của cả xã hội, thông qua các con đường giáo dục và truyền thông.
Trên con đường đó, cần có giai đoạn 2-3 năm triển khai thí điểm trong thực tế theo tiếp cận từ dưới lên để nhận diện ra được tất cả các thách thức và có được các bài học thực tế với chi phí thấp nhất có thể, đồng thời xây dựng ra được các nhóm hạt nhân nòng cốt để phục vụ cho việc nhân rộng các thực hành tốt ở các giai đoạn sau.
Các đối tượng chính cần được chọn trong giai đoạn thí điểm nên là các cán bộ thư viện, các thủ thư và các giảng viên/các nhà nghiên cứu với sự trợ giúp của bộ phận công nghệ thông tin ở một số trường đại học nghiên cứu/cao đẳng thực hành được chọn có đủ năng lực triển khai thí điểm TNGDM trải khắp cả nước, cả khu vực nhà nước và tư nhân, đặc biệt trong khối sư phạm (vì khối này được ví như những chiếc máy cái tạo ra những chiếc máy con cho xã hội).
Thí điểm và mở rộng ứng dụng và phát triển TNGDM thành công, sẽ là tiền đề cần thiết và quan trọng để ứng dụng và phát triển dữ liệu mở và khoa học mở trong tương lai ở Việt Nam.


Thứ Năm, 19 tháng 4, 2018

Tọa đàm ‘Truy cập dữ liệu mở trong kỷ nguyên thông tin’ tại Học viện Quản lý Giáo dục nhân Ngày Sách Việt Nam lần thứ 5




Quang cảnh hội trường trước giờ tọa đàm



Hưởng ứng ngày sách Việt Nam lần thứ năm, ngày 20/04, tại Học viện Quản lý Giáo dục, Hà Nội, Trung tâm CNTT-Thư viện của Học viện tổ chức tọa đàm về chủ đề ‘Truy cập dữ liệu mở trong kỷ nguyên thông tin’ với bài trình bày: ‘Tìm kiếm và sử dụng các nguồn tài nguyên được cấp phép mở’.


Bạn có thể tự do tải về bài trình bày tại địa chỉ:



Blogger: Lê Trung Nghĩa

Chính sách tài nguyên giáo dục mở (OER) của bang COLORADO, nước Mỹ

Hoạt động năm 2018:
  • HB18-1331: Về việc mở rộng sử dụng tài nguyên giáo dục mở trong các cơ sở giáo dục đại học công lập, và, liên quan tới nó, thành lập hội đồng tài nguyên giáo dục mở Colorado, tạo ra chương trình trợ cấp để hỗ trợ tạo lập và sử dụng tài nguyên giáo dục mở, và thực hiện sự phân bổ. Hành động mới nhất: Được phê chuẩn, 28/03/2018.
Các chính sách hiện hành:
  • SB 258 (2017): Thành lập hội đồng tài nguyên giáo dục mở trong Bộ Giáo dục Đại học. Bộ được yêu cầu liên hệ với một thực thể để đánh giá hiện trạng sử dụng OER của các cơ sở giáo dục đại học công lập và xem xét các lựa chọn và các khó khăn trong việc gia tăng sử dụng OER. Hội đồng phải tạo thuận lợi cho công việc của thực thể hợp đồng đó, và, tính tới các phát hiện có thực thể hợp đồng đó, khuyến cáo các sáng kiến để mở rộng sử dụng OER, tạo ra sự tiết kiệm chi phí và các lợi ích giáo dục khác cho các sinh viên được tuyển sinh.
2018 Activity:
  • HB18-1331: Concerning expanding the use of open educational resources at public institutions of higher education, and, in connection therewith, creating the Colorado open educational resources council, creating a grant program to support the creation and use of open educational resources, and making an appropriation. Last Action: Engrossed – 03/28/2018.
Existing Policies:
  • SB 258 (2017): Creates the open educational resources council in the Department of Higher Education. The Department is required to contract with an entity to evaluate the existing use of OER by public institutions of higher education and consider the options for and obstacles to increasing the use of OER. The council must facilitate the work of the contracting entity, and, taking into account the findings of the contracting entity, recommend initiatives to expand the use of OER, resulting in cost savings and other educational benefits for students enrolled

Thứ Tư, 18 tháng 4, 2018

Chính sách tài nguyên giáo dục mở (OER) của bang CALIFORNIA, nước Mỹ


Hoạt động năm 2018:
  • AB 1806/SB 839: Luật Ngân sách năm 2018: Dự luật này gồm việc cấp vốn để gia tăng các dịch vụ cho các sinh viên có nhu cầu cao, gồm phát triển tài nguyên giáo dục mở và các trình độ học tập với sách giáo khoa chi phí bằng 0 để giảm các chi phí cho sinh viên. Các khu trường cao đẳng cộng đồng ứng dụng các tài nguyên cho mục đích này được khuyến khích phát triển trước hết tài nguyên giáo dục mở và các trình độ các khóa học với các sách giáo khoa chi phí bằng 0 và khả chuyển được. Hành động mới nhất: AB1806 được tham chiếu tới Ủy ban Ngân sách ngày 29/01/2018 và SB839 được quy cho Ủy ban B. and F.R ngày 10/01/2018 và được sửa cho đúng vào ngày 19/01/2018.
  • SB 727 (từ năm 2017 mang qua): Định giá có tính cách tân: cho phép các cơ sở giáo dục sau trung học công lập áp dụng các chính sách cho phép sử dụng các kỹ thuật định giá thành có tính cách tân và các lựa chọn thanh toán cho các sách giáo khoa và các tư liệu chỉ dẫn khác. Điều này gồm cả các dàn xếp giá thành theo đống cho phép các sinh viên mua các tư liệu hoặc các sách giáo khoa được phân phối: dạng số, qua công nghệ hoặc giấy phép được yêu cầu chỉ được sử dụng trong khóa học, ở định dạng in. Các kỹ thuật định giá thành có tính cách tân chỉ có thể được áp dụng nếu nó thực sự làm giảm chi phí các sách giáo khoa hoặc các tư liệu chỉ dẫn khác. Hành động mới nhất: Tình trạng thiết lập để không hoạt động sau khi phiên họp được hoãn lại năm 2017.
Các chính sách hiện có:
  • AB 97/SB 72 (2017): dự luật phân bổ cho phép cấp vốn để gia tăng sử dụng cho các dịch vụ cho các sinh viên, có thể gồm phát triển tài nguyên giáo dục mở và các trình độ học với các sách giáo khoa chi phí bằng 0 để làm giảm các chi phí cho các sinh viên. Các khu trường cao đẳng cộng đồng ứng dụng các tài nguyên cho mục đích này được khuyến khích trước hết phát triển tài nguyên giáo dục mở và các trình độ các khóa học với chi phí sách giáo khoa bằng 0 khả chuyển cho các trường học khác trong bang.
  • SB 1359 (2016): Đòi hỏi từng khu trường của các trường Cao đẳng Cộng đồng California và Đại học Bang California, và có thể yêu cầu từng khu trường của Đại học California, phải xác định trong phiên bản trên trực tuyến của lịch các khóa học của khu trường các khóa học của nó mà chỉ sử dụng các tư liệu số cho khóa học là không mất tiền và vì thế không yêu cầu phải mua.
  • AB 798 (2015): Tạo lập Quỹ Ưu đãi Áp dụng Tài nguyên Giáo dục Mở để cung cấp các ưu đãi và thưởng cho các nỗ lực của khu trường, các nhân viên, và các giảng viên tăng tốc áp dụng tài nguyên giáo dục mở. Mục điochs của dự luật này là để giảm các chi phí sách giáo khoa cho các sinh viên đại học và khuyến khích các giảng viên gia tăng áp dụng các tài nguyên giáo dục mở chất lượng cao, chi phí thấp hơn.
  • SB 1052 (2012): Thành lập Hội đồng Tài nguyên Giáo dục Mở California. Dự luật yêu cầu Hội đồng xác định danh sách 50 khóa học phân chia thấp hơn trong các phân đoạn sau trung học theo đó các sách giáo khoa số nguồn mở, chất lượng cao, kham được và các tư liệu có liên quan có thể được phát triển và giành được. Dự luật đã yêu cầu hội đồng rà soát lại và phê chuẩn các tư liệu nguồn mở được phát triển, thúc đẩy các chiến lược tạo lập, truy cập, và sử dụng, và thường xuyên khêu gợi và cân nhắc, phản hồi từ từng trong số các hiệp hội sinh viên khắp bang.
  • SB 1053 (2012): Thành lập Thư viện Số Nguồn mở California, dưới sự quản lý của Đại học Bang California, phối hợp với các trường Cao đẳng Cộng đồng California, vì mục đích đặt chỗ cho các tư liệu nguồn mở trong khi cung cấp cách thức dựa vào Internet cho các sinh viên, giảng viên, và các nhân viên để dễ dàng tìm kiếm, áp dụng, ứng dụng, hoặc sửa đổi các tư liệu khóa học vì mục đích chi phí thấp hoặc không có chi phí. Dự luật đã yêu cầu các tư liệu trong thư viện đó mang giấy phép Creative Commons Attribution để cho phép những người khác sử dụng, phân phối, và tạo ra các tác phẩm phái sinh dựa vào tư liệu số đó trong khi vẫn cho phép các tác giả và những người sáng tạo tư liệu nhận được sự thừa nhận ghi công cho các nỗ lực của họ.
2018 Activity:
  • AB 1806/SB 839: Budget Act of 2018: This bill includes funding to increase services for high-needs students, including the development of open educational resources and zero-textbook-cost degrees that reduce costs for students. Community college districts utilizing resources for this purpose are encouraged to first develop open educational resources and zero-textbook-cost degrees for courses that are transferable. Last Action: AB1806 referred to Budget Committee on 1/29/18 and SB839 referred to B. and F.R. Committee on 1/10/18 and corrected on 1/19/18.
  • SB 727 (carried over from 2017): Innovative Pricing: allows public postsecondary educational institutions to adopt policies to allow for the use of innovative pricing techniques and payment options for textbooks and other instructional materials. This includes bulk pricing arrangements that allow students to purchase materials or texts delivered: digitally, through a technology that is, or the license of which is, required to only be used within a course, in a print format. Innovative pricing techniques may only be adopted if it would actually reduce the cost of textbooks or other instructional materials. Last Action: Status set to inactive after session adjourned in 2017.
Existing Policies:
  • AB 97/SB 72 (2017): an appropriations bill that allows funding to be used for increased services for high-needs students, which may include the development of open educational resources and zero-textbook-cost degrees that reduce costs for students. Community college districts utilizing resources for this purpose are encouraged to first develop open educational resources and zero-textbook-cost degrees for courses that are transferable to other schools within the state.
  • SB 1359 (2016): Requires each campus of the California Community Colleges and the California State University, and would request each campus of the University of California, to identify in the online version of the campus course schedule its courses that exclusively use digital course materials, as specified, and communicate to students that the course materials for these courses are free of charge and therefore not required to be purchased.
  • AB 798 (2015): Creates the Open Educational Resources Adoption Incentive Fund to provide incentives and reward campus, staff, and faculty efforts to accelerate the adoption of open educational resources. The purpose of this bill was to reduce textbook costs for college students and encourage faculty to accelerate the adoption of lower cost, high-quality open educational resources.
  • SB 1052 (2012): Established the California Open Education Resources Council. The bill required the Council to determine a list of 50 lower division courses in the public postsecondary segments for which high-quality, affordable, digital open source textbooks and related materials would be developed or acquired. The bill required the council to review and approve developed open source materials, promote strategies for production, access, and use, and regularly solicit and consider, feedback from each of the statewide student associations.
  • SB 1053 (2012): Established the California Digital Open Source Library, under the administration of the California State University, in coordination with the California Community Colleges, for the purpose of housing open source materials while providing an Internet Web-based way for students, faculty, and staff to easily find, adopt, utilize, or modify course materials for little or no cost. The bill required that materials in the library bear a creative commons attribution license that allows others to use, distribute, and create derivative works based upon the digital material while still allowing the authors or creators of the material to receive credit for their efforts.