Thứ Bảy, 29 tháng 6, 2019

Thông báo số 1 về Hội thảo khoa học ‘Xây dựng và Khai thác Tài nguyên Giáo dục Mở’


Hy vọng, đây sẽ là sự kiện thường niên về Giáo dục Mở/Tài nguyên Giáo dục Mở giữa 5 tổ chức/đơn vị: (1) Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam (AVU&C); (2) Hội Thư viện Việt Nam (VLA); (3) Hội Tin học Việt Nam (VAIP) cùng 2 đơn vị của nó là (4) Câu lạc bộ Phần mềm Tự do Nguồn Mở Việt Nam (VFOSSA); và (5) Câu lạc bộ các Khoa - Viện - Trường CNTT-TT (FISU) kể từ 2019 trở đi.
Blogger: Lê Trung Nghĩa

Thứ Sáu, 28 tháng 6, 2019

‘Tuyên bố São Paulo về Truy cập Mở’ - bản dịch sang tiếng Việt


Là tài liệu về Tuyên bố chung của 5 tổ chức gồm: (1) Nền tảng Khoa học Mở châu Phi; (2) AmeliCA; (3) cOAlition S; (4) OA2020; và (5) SciELO tại São Paulo, Brazil ngày 01/05/2019. Họ đã thống nhất về sứ mệnh chung của họ làm cho tri thức sẵn sàng và truy cập được bất kỳ ở đâu nó có thể có tác động lớn nhất và giúp giải quyết các thách thức của nhân loại bất kể ở đâu nó được sản xuất.


Tự do tải về bản dịch sang tiếng Việt có 2 trang tại địa chỉ:
Blogger: Lê Trung Nghĩa

Thứ Năm, 27 tháng 6, 2019

Bạn có sử dụng OpenGLAM? Hãy giúp rà soát lại các nguyên tắc của #OpenGLAM cho các Phòng trưng bày, Thư viện, Kho lưu trữ và Viện bảo tàng Mở


Do you use OpenGLAM? Help review shared #OpenGLAM principles for Open Galleries, Libraries, Archives and Museums

October 15, 2018 in Featured, Front Page
Bài được đưa lên Internet ngày: 15/10/2018
Xem thêm: OpenGLAM
TL; DR: Như một phần của việc tiếp thêm sinh lực cho cộng đồng OpenGLAM (các Phòng trưng bày, Thư viện, Kho lưu trữ, và Viện bảo tàng Mở) của chúng tôi, chúng tôi đang đánh giá các nguyên tắc của OpenGLAM: hãy điền vào khảo sát này và tham gia.
Vài tháng trước, các thành viên cộng đồng từ Wikimedia, Tri thức Mở Quốc tế và Creative Commons đã làm hồi sinh sáng kiến “OpenGLAM”. OpenGLAM là mạng toàn cầu của những người và tổ chức đang làm việc để mở ra nội dung và dữ liệu được các Phòng trưng bày, Thư viện, Kho lưu trữ và Viện bảo tàng nắm giữ. Như một cộng đồng thực hành, OpenGLAM kết hợp các nỗ lực liên tục để phổ biến tri thức và văn hóa thông qua các chính sách và thực hành nhằm khuyến khích các cộng động rộng lớn tham gia, và tích hợp chúng với các nhu cầu và các hoạt động của các cộng đồng nghề nghiệp làm việc trong các cơ sở GLAM.
Một trong những bước đầu tiên của chúng tôi là để hồi sinh tài khoản @openglam trên Twitter, mời những người đóng góp từ các phần khác nhau của trái đất trình diễn và nhấn mạnh cách thức ở đó “OpenGLAM” đang được hiểu trong các ngữ cảnh khác nhau. Cho tới nay, tài khoản trên Twitter đã có những người đóng góp từ châu Phi, châu Á, Mỹ Latin, và Trung Đông, Bắc Mỹ & châu Âu. Bất kỳ ai cũng có thể trở thành người đóng góp hoặc gợi ý cho ai đó đóng góp bằng việc đăng ký qua mẫu biểu này. Nếu bạn muốn thấy nội dung đã được chia sẻ thông qua tài khoản này, bạn có thể kiểm tra thẻ oa.glam trong Dự án Lần vết Truy cập Mở (Open Access Tracking Project).
Bây giờ, như chúng tôi tiến lên trong việc lên kế hoạch cho nhiều hoạt động hơn, chúng tôi muốn kiểm tra về tác động liên tục của các Nguyên tắc của OpenGLAM. Từ khi xuất bản chúng năm 2013, các nguyên tắc của OpenGLAM đã đưa ra tuyên bố ý định xây dựng cộng đồng thực hành để giúp các GLAM chia sẻ các bộ sưu tập của họ với thế giới.
Trong vòng 5 năm qua, cộng đồng OpenGLAM đã trở thành toàn cầu hơn, đã áp dụng nhiều chiến thuật và chiến lược hơn để tích hợp tính mở vào trong các cơ sở. Nhưng liệu các nguyên tắc đó có phản ánh sự thay đổi này?
Để tìm ra, chúng tôi dã mời mọi người điền phiếu khảo sát về sự tiện ích của các nguyên tắc đó. Chúng tôi muốn hiểu từ cộng đồng rộng lớn hơn. Liệu bạn có nhận thức được về các nguyên tắc đó? Chúng liệu có thích hợp hay hữu dụng? Bạn có sử dụng chúng trong thực hành của bạn ở cơ sở hay địa phương? Các cơ hội nào có để cải thiện chúng trong tương lai?
Khảo sát đó sẽ kéo dài tới 16/11. Sự tham gia của bạn được đánh giá cao! Để tham gia với nhóm làm việc OpenGLAM, bạn có thể ra nhập với chúng tôi qua openglam@okfn.org.


Các bình luận đã đóng lại.
TL;DR: As part of reinvigorating our OpenGLAM (Open Galleries, Libraries, Archives and Museums) community, we’re evaluating the OpenGLAM principles: fill out this survey and get involved.
Several months ago, community members from Wikimedia, Open Knowledge International and Creative Commons reinvigorated the “OpenGLAMinitiative. OpenGLAM is a global network of people and organizations who are working to open up content and data held by Galleries, Libraries, Archives and Museums. As a community of practice, OpenGLAM incorporates ongoing efforts to disseminate knowledge and culture through policies and practices that encourage broad communities of participation, and integrates them with the needs and activities of professional communities working at GLAM institutions.
One of our first steps was to revitalize the @openglam twitter account, inviting contributors from different parts of the world to showcase and highlight the way in which “OpenGLAM” is being understood in different contexts. So far, the Twitter account has had contributors from Africa, Asia, Latin America, the Middle East, North America & Europe. Anyone can become a contributor or suggest someone to contribute by signing up through this form. If you want to see the content that has been shared through the account, you can check the oa.glam tag in the Open Access Tracking Project.
Now, as we move forward in planning more activities, we want to check on the continued impact of the Open GLAM Principles. Since their publication in 2013, the Open GLAM principles offered a declaration of intention to build a community of practice which helps GLAMs share their collections with the world
In the last five years, the OpenGLAM community has become more global, adopted more tactics and strategies for integrating openness into institutions. But do the principles reflect this change?
To find out, we’re inviting people to fill in a survey about the utility of the principles. We want to understand from the broader community: Are you aware of the principles? Are they still relevant or useful? Do you use them in your institutional or local practice? What opportunities are there to improve them for the future?
The survey will run until 16th November. Your participation is greatly appreciated! To get involved with the Open GLAM working group, you can join us through openglam@okfn.org 
Comments are closed.
Dịch: Lê Trung Nghĩa

Thứ Tư, 26 tháng 6, 2019

‘Tuyên bố chung về Truy cập Mở cho các nhà nghiên cứu qua Kế hoạch S’ - bản dịch sang tiếng Việt



Là tài liệu về tuyên bố chung của 3 tổ chức nghiên cứu ở châu Âu, gồm: (1) Hội đồng các Ứng viên Tiến sỹ và các Nhà nghiên cứu Trẻ châu Âu – EURODOC (European Council of Doctoral Candidates and Junior Researchers); (2) Hiệp hội Cựu sinh viên Marie Curie - MCAA (Marie Curie Alumni Association); và (3) Viện châu Âu Trẻ – YAE (Young Academy of Europe); để đáp lại tuyên bố của nhóm các nhà cấp vốn châu Âu cOAlition S về Kế hoạch S, theo đó, từ 01/01/2020 (nay đã được dời sang 01/01/2021), “các xuất bản phẩm khoa học là kết quả từ các trợ cấp nghiên cứu được nhà nước cấp vốn do các hội đồng và các cơ quan cấp vốn nghiên cứu quốc gia và châu Âu cung cấp, phải được xuất bản trên các tạp chí tuân thủ Truy cập Mở và các nền tảng tuân thủ Truy cập Mở.” (Trích ‘Kế hoạch S - Tăng tốc chuyển đổi quá độ sang Truy cập Mở đầy đủ và tức thì tới các xuất bản phẩm khoa học’ của cOAlition S).


Tự do tải về bản dịch sang tiếng Việt có 4 trang tại địa chỉ:
Blogger: Lê Trung Nghĩa

Thứ Ba, 25 tháng 6, 2019

‘Các cơ hội và thách thức triển khai Kế hoạch S - Quan điểm của Viện Trẻ’ - bản dịch sang tiếng Việt


Là tài liệu trình bày quan điểm của Viện Trẻ, một tổ chức của các nhà nghiên cứu trẻ ở châu Âu, đưa ra ngày 15/10/2018 để đáp lại tuyên bố của nhóm các nhà cấp vốn châu Âu cOAlition S về Kế hoạch S, theo đó, từ 01/01/2020 (nay đã được dời sang 01/01/2021), “các xuất bản phẩm khoa học là kết quả từ các trợ cấp nghiên cứu được nhà nước cấp vốn do các hội đồng và các cơ quan cấp vốn nghiên cứu quốc gia và châu Âu cung cấp, phải được xuất bản trên các tạp chí tuân thủ Truy cập Mở và các nền tảng tuân thủ Truy cập Mở.” (Trích ‘Kế hoạch S - Tăng tốc chuyển đổi quá độ sang Truy cập Mở đầy đủ và tức thì tới các xuất bản phẩm khoa học’ của cOAlition S).


Tự do tải về bản dịch sang tiếng Việt có 8 trang tại địa chỉ:
Blogger: Lê Trung Nghĩa