Thứ Tư, 31 tháng 7, 2019

Khuyến cáo chính thức của UNESCO về Tài nguyên Giáo dục Mở đi thêm một bước xa hơn


Official UNESCO Recommendation on Open Educational Resources moves one step further
Text by: Education International Published: 17.06.2019 Last edited: 21.06.2019
Bài được đưa lên Internet ngày: 17/06/2019, biên tập lần cuối ngày 21/06/2019
Giáo dục quốc tế - EI (Education International) chào mừng cam kết toàn cầu của UNESCO về tiến bộ truy cập tới các tác phẩm cho việc dạy và học thông qua việc mở rộng truy cập tới các tài nguyên giáo dục mở chất lượng và thích hợp với bản địa.
EI đã chào đón sự tiến bộ trong cuộc họp các chuyên gia liên chính phủ để xem xét Khuyến cáo phác thảo của UNESCO liên quan tới Tài nguyên Giáo dục Mở (OER) được tổ chức từ 27-28/5 tại Paris, Pháp.
Tổng Thư ký của EI David Edwards nói, “Khuyến cáo OER của UNESCO là tin tức lớn, vì nó có thể lát đường làm gia tăng truy cập tới các tư liệu dạy và học, cũng như nhiều con đường mở hơn trong làm việc và cộng tác bên trong và bên ngoài các cơ sở giáo dục. Như một công cụ chính thức của UNESCO, khuyến cáo đó sẽ cung cấp cho các chính phủ quốc gia khuyến cáo về các chính sách và thực hành OER và yêu cầu các quốc gia báo cáo về các nỗ lực và sự tiến bộ của họ”.
Cuộc họp liên chính phủ ở Paris gồm các đoàn đại biểu chính phủ, các chuyên gia từ các khu vực giáo dục và thư viện cũng như các nhà biện hộ giáo dục mở. Vai trò của OER trong việc đạt được Mục tiêu Phát triển Bền vững 4 là trọng tâm chính cho các cuộc thảo luận. Khung Hành động Giáo dục 2030 của UNESCO nhấn mạnh lặp đi lặp lại rằng các giảng viên có đủ điều kiện và được huấn luyện cần có sự truy cập thích hợp tới “các cuốn sách, các tư liệu học tập khác và tài nguyên giáo dục mở”.
Khuyến cáo ủng hộ cho sự đầu tư toàn cầu vào 5 lĩnh vực hỗ trợ OER: (1) xây dựng năng lực, (2) phát triển chính sách hỗ trợ, (3) đảm bảo truy cập bình đẳng và có sự tham gia tới OER chất lượng, (4) các mô hình bền vững cho OER, và (5) hợp tác quốc tế.
EI đã tham gia trong các giai đoạn phát triển của khuyến cáo và đã nhấn mạnh rằng OER có tiềm năng xúc tác cho các giảng viên thực thi quyền tự do hàn lâm của họ và tự chủ nghề nghiệp trong việc lựa chọn và/hoặc tùy biến thích nghi các tư liệu dạy học. Cùng lúc, EI đã nhấn mạnh rằng sẽ là quan trọng để tư vấn cho các hiệp hội giáo dục trong phát triển và triển khai các chính sách OER, bao gồm đảm bảo chất lượng, phát triển nghề nghiệp liên tục, cấp vốn nhà nước thích đáng và các vấn đề nghề nghiệp khác. Cuộc họp đã thừa nhận tầm quan trọng của việc có các ngoại lệ bản quyền tốt cho các mục đích giáo dục để tạo thuận lợi tạo ra và sử dụng tài nguyên giáo dục mở. Nó cũng đã lưu ý về tính sống còn phải đảm bảo các tiêu chuẩn cao nhất về bảo vệ dữ liệu và tính riêng tư cho OER và các dịch vụ liên quan.
Văn bản hiện hành được tranh luận và cuối cùng đã được thông qua. Nó bây giờ sẽ được chuyển đi với mục đích để thông qua ở Hội nghị Toàn thể của UNESCO tháng 11/2019.
Sáng kiến phát triển một Khuyến cáo chính thức đã nảy sinh từ Hội nghị OER Thế giới lần 2 ở Ljubljana, Slovenia. Nó theo sau sự phê chuẩn Kế hoạch Hành động 2017 về OER của Ljubljana kêu gọi cộng tác quốc tế gia tăng về chủ đề này.
Education International welcomes UNESCO global commitment to advancing access to works for teaching and learning through expanding access to quality and locally relevant open educational resources.
EI welcomed the progress at the intergovernmental meeting of experts to examine a UNESCO draft Recommendation concerning Open Educational Resources (OER) held from 27-28 May in Paris, France.
EI General Secretary David Edwards said, “an UNESCO OER Recommendation is great news, as it can pave the way to increased access to teaching and learning materials, as well as more open ways of working and collaborating within and beyond education institutions. As an official UNESCO instrument, the recommendation will provide national governments with advice on OER policies and practices and ask countries to report on their efforts and progress.”
The Paris intergovernmental meeting brought together government delegates, experts from the education and library sectors as well as open education advocates. The role of OER in achieving Sustainable Development Goal 4 was a central focus for discussions. The UNESCO’s Education 2030 Framework for Action repeatedly stresses that qualified and trained teachers need to have access to appropriate “books, other learning materials and open educational resources”.
The recommendation advocates global investment in five areas supporting OER: (1) capacity building, (2) developing supportive policy, (3) ensuring inclusive and equitable access to quality OER, (4) sustainability models for OER, and (5) international cooperation.
Education International (EI) took part in successive stages of the development of the recommendation and emphasised that OER has the potential to enable teachers to exercise their academic freedom and professional autonomy in choosing and/ or adapting teaching materials. At the same time, EI stressed that it will be important to consult education unions in the development and implementation of OER policies, including for quality assurance, continuous professional development, adequate public financing  and other professional matters. The meeting recognised the importance of having good copyright exceptions for education purposes to facilitate the creation and use of open educational resources. It also noted that it would be crucial to ensure the highest standards of data protection and privacy for OER and related services.
The current text was debated and finally adopted. It will now be moved for the purpose of adoption at the next UNESCO General Conference in November 2019.
The initiative to develop an official Recommendation grew out of the 2nd World OER Congress in Ljubljana, Slovenia. It followed the adoption of the Ljubljana OER Action Plan 2017 calling for increased international collaboration on this topic.
Dịch: Lê Trung Nghĩa

Thứ Ba, 30 tháng 7, 2019

Cuộc họp của các chuyên gia liên chính phủ thông qua Khuyến cáo Phác thảo được làm lại về Tài nguyên Giáo dục Mở


Intergovernmental Expert Meeting adopts revised Draft Recommendation on Open Educational Resources

05 June 2019
Bài được đưa lên Internet ngày: 05/06/2019

Một bước tiến quan trọng: Cuộc họp các chuyên gia liên chính phủ thông qua Khuyến cáo phác thảo được làm lại về Tài nguyên Giáo dục Mở bằng sự đồng thuận - đệ trình tới Hội nghị Toàn thể của UNESCO vào tháng 11/2019.

Cuộc họp các chuyên gia liên chính phủ có liên quan tới bản Phác thảo Khuyến cáo về Tài nguyên Giáo dục Mở - OER (Open Educational Resources) đã được tổ chức ở trụ sở chính của UNESCO vào các ngày 27 và 28/05/2019. Khoảng 100 chuyên gia được cử từ các Quốc gia Thành viên của UNESCO và các quan sát viên từ các tổ chức liên chính phủ và phi chính phủ đã tham gia cuộc họp.
Cuộc họp đã được ông Moez Chakchouk, trợ lý Tổng Giám đốc về Truyền thông và Thông tin và bà Stefania Giannini, trợ lsy Tổng Giám đốc về Giáo dục khai mạc.
Bà Trudi Van Wyk, Nam Phi đã được bầu là Chủ tịch cuộc họp qua 2 ngày hội nghị, nó đã tập trung vào sửa đổi lại văn bản phác thảo Khuyến cáo có liên quan tới OER.
OER là các tư liệu học, dạy và nghiên cứu trong bất kỳ định dạng và vật trung gian nào mà nằm trong phạm vi công cộng hoặc tuân thủ bản quyền và đã được phát hành theo một giấy phép mở, cho phép những người khác không mất tiền để truy cập, sử dụng lại, tái mục đích, tùy biến thích nghi và phân phối lại.
Cuộc họp của các chuyên gia liên chính phủ đã được tổ chức hướng tới Nghị quyết 44, phiên 39 của Hội nghị Toàn thể UNESCO, nơi các Quốc gia Thành viên thể hiện sự ủng hộ của họ để phát triển một Khuyến cáo về OER và yêu cầu một văn bản phác thảo cho Khuyến cáo này được trình bày để xem xét ở phiên 40 của Hội nghị Toàn thể của UNESCO vào tháng 11/2019.
Bản phác thảo Khuyến cáo về OER có 5 mục tiêu: (1) Xây dựng năng lực của các bên tham gia đóng góp để tạo lập truy cập, sử dụng, tùy biến thích nghi và phân phối lại OER; (2) Phát triển chính sách hỗ trợ; (3) Khuyến khích OER chất lượng, công bằng và bao hàm toàn diện; (4) Nuôi dưỡng sự sáng tạo các mô hình bền vững cho OER; và (5) Tạo thuận lợi cho sự hợp tác quốc tế.
Phản hồi các xu thế giáo dục gần đây, và tính tới ngữ cảnh do những thay đổi công nghệ nhanh chóng đã đánh dấu, văn bản phác thảo Khuyến cáo đưa ra tầm nhìn chuyển đổi quá độ OER, tầm nhìn đóng góp cho Chương trình nghị sự Phát triển Bền vững 2030.
Trong lưu ý kết thúc của mình, ông Moez Chakchouk, trợ lý Tổng Giám đốc về Truyền thông và Thông tin, đã nhấn mạnh rằng “… kể từ năm 2002, khi khái niệm Tài nguyên Giáo dục Mở lần đầu nổi lên, OER đã và đang được thừa nhận như là công cụ có tính cách tân để đáp ứng các thách thức trong việc cung cấp các cơ hội học tập suốt đời cho những người học từ các mức độ và phương thức khác nhau của giáo dục toàn cầu”.
Suốt 2 ngày họp, tinh thần hợp tác đã dẫn dắt cuộc họp, nó đã dẫn tới tạo ra văn bản khá hay và mạnh mẽ sẽ được đệ trình lên phiên thứ 40 của Hội nghị Toàn thể vào tháng 11 tới.
Bản phác thảo khuyến cáo được sửa đổi lại này, được cuộc họp của các chuyên gia liên chính phủ phê chuẩn, sẽ được gửi tới tất cả các Quốc gia Thành viên bằng một Công văn, phù hợp với thủ tục được thấy trước theo các văn bản cơ bản của UNESCO (2016) có liên quan tới đệ trình bản phác thảo Khuyến cáo sẽ được đệ trình tới Hội nghị Toàn thể để xem xét và phê chuẩn.
Để có thêm thông tin, vui lòng liên hệ với Zeynep Varoglu tại: z.varoglu@unesco.org (đường liên kết gửi thư điện tử)

An important step forward: Intergovernmental Expert Meeting adopts revised Draft Recommendation on Open Educational Resources by consensus – submission to UNESCO’s General Conference in November 2019.

The Intergovernmental Expert Meeting related to the Draft Open Educational Resources (OER) Recommendation was held at UNESCO Headquarters on 27 and 28 May 2019. Some 100 experts nominated from UNESCO’s Member States and observers from intergovernmental and non-governmental organizations participated in the meeting.
The meeting was opened by Mr Moez Chakchouk, Assistant Director–General for Communication and Information and Ms Stefania Giannini, Assistant Director-General for Education.
Ms Trudi Van Wyk, South Africa was elected as Chair of the meeting through its 2-day deliberations, which focused on the revision of the text of the Draft Recommendation related to OER.
OER are learning, teaching and research materials in any format and medium that reside in the public domain or are under copyright that have been released under an open license, that permit no-cost access, re-use, re-purpose, adaptation and redistribution by others.
This Intergovernmental Expert Meeting was held further to Resolution 44, of the 39th session of the UNESCO General Conference, by which Member States expressed their support for the development of a Recommendation on OER and requested that a draft text for this Recommendation be presented for examination at the 40th session of the UNESCO General Conference in November 2019.
The Draft OER Recommendation has five objectives: (i) Building capacity of stakeholders to create access, use, adapt and redistribute OER; (ii) Developing supportive policy; (iii) Encouraging inclusive and equitable quality OER; (iv)  Nurturing the creation of sustainability models for OER; and (v) Facilitating international cooperation.
Reflecting recent educational trends, and taking into account a context marked by rapid technological changes, the draft Recommendation text sets out a transformative vision of OER, one that contributes to the 2030 Sustainable Development Agenda.
In his closing remarks Mr Moez Chakchouk, Assistant Director General for Communication and information, highlighted that “…since 2002, when the term Open Educational Resources (OER) first emerged, OER has increasingly been recognized as an innovative tool for meeting the challenges of providing lifelong learning opportunities for learners from diverse levels and modes of education worldwide”.
Throughout the two-day meeting, a spirit of cooperation guided the meeting, which resulted in the production of a sound and robust text, that will be submitted to the 40th session of the General Conference this upcoming November.
The revised draft recommendation, adopted by the Intergovernmental Expert Meeting, will  be sent to all Member States by Circular Letter, in line with the procedure foreseen by the Basic Texts of UNESCO (2016) concerning the submission of draft Recommendations to be submitted to the General Conference for consideration and adoption.
For more information, please contact Zeynep Varoglu at: z.varoglu@unesco.org (link sends e-mail)
Dịch: Lê Trung Nghĩa

Thứ Hai, 29 tháng 7, 2019

‘Khung xuất bản của Europeana V1.1’ - bản dịch sang tiếng Việt


Là tài liệu do Europeana xuất bản, đưa ra 4 kịch bản (được gọi là các mức) cho việc chia sẻ các bộ sưu tập của bạn với Europeana theo quan điểm ’Bạn cho đi càng nhiều - Bạn nhận lại càng nhiều’ và dựa vào các đối tác dữ liệu nào có mong muốn và có khả năng cung cấp. Các mức đó dựa vào các ví dụ thực tếđược khuyến cáo cho các đối tác của Europeana.
Tài liệu có thể là tham khảo cực kỳ tốt cho các cơ sở GLAM, ví dụ như, Viện bảo tàng lớn của Việt Nam tham khảo khi tiến hành chuyển đổi số, số hóa các tài liệu và hiện vật trong viện bảo tàng, kết nối với các viện bảo tàng khác trong nước và quốc tế, để sống sót và phát triển trong bối cảnh chuyển đổi số ở các cơ sở GLAM là điều không thể tránh khỏi hiện nay!


Tự do tải về bản dịch sang tiếng Việt có 47 trang tại địa chỉ:


Xem thêm: OpenGLAM
Blogger: Lê Trung Nghĩa

Chủ Nhật, 28 tháng 7, 2019

Hành trình đi tới Truy cập Mở đầy đủ và tức thì ở Liên minh châu Âu tới các xuất bản phẩm và dữ liệu nghiên cứu - vài gợi ý cho Việt Nam

Bài viết cho Hội thảo ‘Tối ưu hóa quản trị tri thức số: chính phủ – doanh nghiệp – thư viện’ do Trung tâm Thông tin – Thư viện, Đại học Quốc gia Hà Nội (VNU – LIC) kết hợp với Liên Chi hội Thư viện Đại học Khu vực phía Bắc (NALA); Liên Chi hội Thư viện Đại học phía Nam (VILASAL) và Thư viện trường Đại học Nha Trang (NTU) tổ chức ở Nha Trang 25-26/7/2019.
Bài đăng trên kỷ yếu hội thảo các trang 596-609
----------------------------------------------------------------------------------------
Tóm tắt: Truy cập Mở đầy đủ và tức thì tới các xuất bản phẩm và dữ liệu nghiên cứu ở Liên minh châu Âu (EU) là một con đường dài nhiều năm với vài mô hình thí điểm ở các giai đoạn thời gian khác nhau và với các chính sách tương ứng của EU/Ủy ban châu Âu (EC) cho từng giai đoạn đó. Việt Nam có thể học được gì từ cách tiếp cận của EU/EC về Truy cập Mở vì lợi ích phát triển của mình.
----------------------------------------------------------------------------------------


1. Đặt vấn đề
Tháng 9/2018, một nhóm các nhà cấp vốn nghiên cứu quốc gia và châu Âu, gọi là Liên minh S (cOAlition S) đã đưa ra thông báo về: Kế hoạch S - Tăng tốc chuyển đổi quá độ sang Truy cập Mở đầy đủ và tức thì tới các xuất bản phẩm khoa học[1], với nguyên tắc chính là như sau:
Sau ngày 01/01/2020 các xuất bản phẩm khoa học là kết quả từ các trợ cấp nghiên cứu được nhà nước cấp vốn do các hội đồng và các cơ quan cấp vốn nghiên cứu quốc gia và châu Âu cung cấp, phải được xuất bản trên các Tạp chí tuân thủ Truy cập Mở hoặc trên các Nền tảng tuân thủ Truy cập Mở”.
Được biết, sau một giai đoạn lấy ý kiến góp ý công khai trên mạng, thời hạn đã được lùi 1 năm sang sau ngày 01/01/2021[2], trùng với thời điểm bắt đầu chương trình mới về nghiên cứu và cách tân của Ủy ban châu Âu, chương trình Horizon Europe[3], giai đoạn 2021 – 2027.
Trước khi đi vào chi tiết các bước đi của Ủy ban châu Âu trên con đường dài hướng tới Kế hoạch S này, dưới đây sẽ nêu lại khái niệm Truy cập Mở và vài thông tin có liên quan.


2. Khái niệm Truy cập Mở
Định nghĩa truy cập mở của UNESCO[4] là như sau:
Với “truy cập mởtới tài liệu, chúng tôi ngụ ý sự sẵn sàng tự do của nó trên Internet công cộng, cho phép bất kỳ ai đọc, tải về, phân phối, in, tìm kiếm, hoặc liên kết tới các văn bản toàn văn của tài liệu đó, khai thác sâu chúng để đánh chỉ mục, truyền chúng như dữ liệu tới các phần mềm, hoặc sử dụng chúng vì bất kỳ mục đích hợp pháp nào khác, không có các rào cản về tài chính, pháp lý, hoặc kỹ thuật khác với các rào cản không thể tách rời khỏi việc giành được sự truy cập tới bản thân Internet.
Điều kiện tiên quyết để một tài liệu trở thành mở là nó phải được cấp phép mở, vì việc cấp phép mở cho tài liệu sẽ làm cho nó trở nên hợp pháp khi được chia sẻ rộng rãi ở dạng số trên Internet. Bằng cách đó, tài liệu được cấp phép mở và ở dạng số đó mới có khả năng để được bất kỳ ai chia sẻ và sử dụng lại một cách hợp pháp qua Internet.
Hệ thống cấp phép mở phổ biến nhất trên thế giới hiện nay là Creative Commons, viết tắt là CC. Việc cấp phép mở bằng CC, như trên Hình 1, chia tài liệu mở thành các dạng khác nhau: (1) tài nguyên truy cập mở; (2) tài nguyên giáo dục mở; và (3) dữ liệu mở; và từng trong số 3 loại tài liệu mở đó đều có những định nghĩa riêng của nó.
Lưu ý: Có định nghĩa tài liệu “MỞ” còn khắt khe hơn rất nhiều so với định nghĩa ở trên, như định nghĩa của Open Definition[5], nó nêu như sau:
Mở ngụ ý bất kỳ ai cũng có thể tự do truy cập, sử dụng, sửa đổi, và chia sẻ vì bất kỳ mục đích gì (tuân thủ, nhiều nhất, các yêu cầu giữ lại nguồn gốc và tính mở”.
Theo định nghĩa này, một tài liệu MỞ là tương ứng với tài liệu dạng dữ liệu mở trên Hình 1.
Ngày nay, các tài liệu mở hay các tài liệu được cấp phép mở có thể là các tài liệu với các dạng nội dung đa đạng khác nhau như: (1) văn bản; (2) hình ảnh; (3) âm thanh; (4) video - đa phương tiện; (5) dữ liệu; và cả (6) phần mềm (dù tài liệu văn bản phần mềm thường được cấp phép mở với các giấy phép khác với của CC). Tất cả các dạng nội dung này, đều là các đối tượng quản lý của các thư viện, đặc biệt là các thư viện số, trong kỷ nguyên số ngày nay.

Hình 1. Phân loại các tài liệu mở theo hệ thống cấp phép mở Creative Commons[6]


Còn dưới đây là quan điểm của Liên đoàn Quốc tế các Hiệp hội và Cơ sở Thư viện[7] - IFLA (International Federation of Library Associations and Institutions) về Truy cập Mở:
Truy cập mở bây giờ là cái tên được biết tới như là khái niệm, phong trào và mô hình kinh doanh, mục tiêu của nó là để cung cấp truy cập và sử dụng lại tự do tri thức khoa học ở dạng các bài báo nghiên cứu, các chuyên khảo, dữ liệu và các tài liệu có liên quan. Truy cập mở làm điều này bằng việc dịch chuyển các mô hình kinh doanh thịnh hành hiện nay khi những người thuê bao thanh toán sau xuất bản sang mô hình cấp vốn không lấy tiền của các độc giả hoặc các cơ sở của họ để có được sự truy cập. Vì thế, truy cập mở là vấn đề cơ bản trong chương trình nghị sự thông tin của IFLA.
3. Truy cập Mở - sự tiến hóa qua từng giai đoạn và chính sách tương ứng ở châu Âu
Từ các tài liệu do Ủy ban châu Âu xuất bản, có thể thấy truy cập mở ở châu Âu đã trải qua các bước và giai đoạn như sau:
3.1 Giai đoạn chương trình khung số 7 (Framework Programme 7) các năm 2007-2013
Trong giai đoạn này, Ủy ban châu Âu (EC) đã có thí điểm truy cập mở[8] với tóm tắt như sau:
  • Phạm vi của chương trình thí điểm. Sử dụng 20% ngân sách của chương trình FP7 cho thí điểm truy cập mở trong 7 lĩnh vực được chọn gồm: (1) Năng lượng; (2) Môi trường; (3) Y tế; (4) Công nghệ thông tin và truyền thông - các hệ thống nhận thức, tương tác, người máy; (5) Các hạ tầng nghiên cứu - các hạ tầng điện tử; (6) Khoa học Xã hội; và (7) Các khoa học Kinh tế - Xã hội và Nhân văn.
  • Dạng kết quả nghiên cứu cho truy cập mở. Thí điểm này chỉ nhấn mạnh tới các xuất bản phẩm nghiên cứu, chưa có đề cập tới dữ liệu nghiên cứu nằm bên dưới các xuất bản phẩm đó.
  • Các dạng truy cập mở
    • Xuất bản Truy cập Mở (Open Access Publishing) hay còn được gọi là Truy cập Mở Vàng - Gold OA (Gold Open Access): các khoản phí xử lý bài báo - APC (Article Processing Charges) không do người sử dụng trả, mà do các tác giả trả (thực tế thường do các cơ quan cấp vốn hỗ trợ cho họ) hoặc các nguồn khác (thường là các thư viện đại học). Dạng xuất bản này được các tạp chí truy cập mở và các tạp chí “lai” chào (các tạp chí dựa vào thuê bao chào cho các tác giả lựa chọn trả tiền cho bài báo của họ để sẵn sàng là truy cập mở). Nó đảm bảo rằng các bài báo nghiên cứu là sẵn sàng tức thì theo chế độ truy cập mở ngay khi chúng được xuất bản.
    • Tự lưu trữ (Self-archiving) hay còn được gọi là Truy cập Mở Xanh - Green OA (Green Open Access): các tác giả ký gửi các bản thảo được rà soát lại ngang hàng các bài báo của họ vào các kho (còn được gọi là các lưu trữ mở – Open Archives), sẽ là sẵn sàng ở chế độ truy cập mở, đôi khi sau một giai đoạn cấm vận để cho phép các nhà xuất bản lấy lại các khoản đầu tư của họ.
  • Cơ chế thanh toán từ EC. Thí điểm truy cập mở này của FP7 là dựa vào truy cập mở “xanh” (tự lưu trữ). EC cũng đưa ra cơ hội cho truy cập mở “vàng” trong FP7 bằng việc đền bù toàn bộ các chi phí xuất bản truy cập mở trong quá trình diễn ra các dự án nghiên cứu của FP7.
  • Yêu cầu ký gửi
    • Bài báo cuối cùng được xuất bản: phiên bản cuối cùng của tài liệu của nhà xuất bản, bao gồm tất cả các sửa đổi từ quy trình rà soát lại ngang hàng, sửa bản sao và sửa phong cách, và các thay đổi về định dạng (thường là một tài liệu PDF). Được kỳ vọng rằng xuất bản phẩm trên một tạp chí truy cập mở sẽ dẫn tới một bài báo cuối cùng đang được ký gửi được xuất bản và sẵn sàng khi xuất bản; hoặc
    • Bản thảo cuối cùng được rà soát lại ngang hàng: bản thảo cuối cùng của tài liệu được rà soát lại ngang hàng được chấp nhận để xuất bản trên tạp chí, bao gồm tất cả các sửa đổi từ quy trình rà soát lại ngang hàng, nhưng còn chưa được nhà xuất bản đó định dạng (còn được tham chiếu tới như là phiên bản “sau in” - Post-Print).
  • Bản quyền tác giả. Ở những nơi các bài báo sẽ được xuất bản trên các tạp chí không phải truy cập mở, các bên hưởng lợi (trên thực tế thường là các nhà nghiên cứu) nên khẳng định rằng bản quyền và các điều kiện cấp phép của các tạp chí được lựa chọn cho phép tuân thủ với thí điểm truy cập mở trong FP7.
  • Nơi ký gửi. Kho của cơ sở hoặc kho theo chủ đề, hoặc kho do EC tạo ra.
  • Giai đoạn cấm vận. Xuất bản phẩm sẽ được làm thành truy cập mở trong vòng 6 hoặc 12 tháng, phụ thuộc vào lĩnh vực nghiên cứu theo FP7.
3.2 Giai đoạn chương trình Horizon 2020 các năm 2014-2020
Nhiều thông tin chi tiết về truy cập mở trong giai đoạn này được nêu trong vài tài liệu được các cơ quan ở châu Âu xuất bản[9] [10] với các chi tiết được tóm tắt như sau:
  • Phạm vi của chương trình. Giai đoạn này đặc trưng bằng việc truy cập mở tới không chỉ vài lĩnh vực được lựa chọn, mà tất cả các lĩnh vực nghiên cứu khoa học.
  • Dạng kết quả nghiên cứu cho truy cập mở.
    • Truy cập mở tới tất cả các xuất bản phẩm khoa học được rà soát lại ngang hàng cùng với siêu dữ liệu thư mục (bao gồm thông tin cấp vốn của EU), chủ yếu là các bài báo, nhưng cũng khuyến khích áp dụng truy cập mở cho: (1) các chuyên khảo; (2) sách; (3) kỷ yếu hội nghị; (4) các tư liệu xám (tư liệu được viết và được xuất bản không chính thức; không được các nhà xuất bản khoa học kiểm soát, như, các báo cáo).
Điều 29.2 của Thỏa thuận Trợ cấp với những người nhận trợ cấp. “Theo Horizon 2020, từng bên hưởng lợi phải đảm bảo truy cập mở - thông qua một kho - tới tất cả các xuất bản phẩm khoa học được rà soát lại ngang hàng có liên quan tới các kết quả dự án (bao gồm không chỉ các bài báo trên tạp chí, mà còn cả các kỷ yếu hội nghị và các xuất bản phẩm văn bản dài như các chuyên khảo, các chương sách, các tuyển tập có biên tập, .v.v.). Truy cập phải được cung cấp hoặc tới phiên bản được xuất bản hoặc tới bản thảo cuối cùng được rà soát lại ngang hàng được chấp nhận để xuất bản. Để đáp ứng được yêu cầu này, các bên hưởng lợi phải đảm bảo rằng các xuất bản phẩm đó có thể đọc được trên trực tuyến, tải về được và in được (truy cập không mất tiền, trên trực tuyến cho bất kỳ người sử dụng nào). Các bên hưởng lợi cũng được khuyến khích cung cấp các quyền xa hơn có thể làm cho chúng thậm chí hữu dụng hơn (như, quyền sao chép, phân phối, tìm kiếm, liên kết, đào sâu và khai thác).”

Hình 2[11]. Truy cập Mở tới xuất bản phẩm khoa học và dữ liệu nghiên cứu trong ngữ cảnh phổ biến và khai thác rộng lớn hơn


    • Thí điểm truy cập mở tới dữ liệu nghiên cứu thông qua Thí điểm Dữ liệu Nghiên cứu Mở - ORD Pilot (Open Research Data Pilot), tuân thủ các nguyên tắc dữ liệu tìm kiếm được, truy cập được, tương hợp được, sử dụng lại được – FAIR (Findable, Accessible, Interoperable, Reusable). Các ví dụ dữ liệu nghiên cứu bao gồm các số liệu thống kê, các kết quả thí nghiệm, các phép đo, các quan sát là kết quả từ làm việc trên hiện trường, các kết quả khảo sát, các bản ghi phỏng vấn và các hình ảnh.
  • Các dạng truy cập mở. Vẫn sử dụng truy cập mở vàng và truy cập mở xanh, nhưng được phân thành bước rõ ràng với mục đích để kết quả nghiên cứu luôn được lưu trữ dài hạn và truy cập mở được.
    • Hướng dẫn của chương trình Horizon 2020 có 2 bước: (1) Bước 1: Ký gửi các xuất bản phẩm vào kho; (2) Bước 2: Cung cấp truy cập mở tới các xuất bản phẩm.
    • Hướng dẫn của Hội đồng Nghiên cứu châu Âu có 3 bước: (1) Bước 1: Ký gửi các xuất bản phẩm vào các kho (lưu trữ trên trực tuyến); (2) Lựa chọn dạng truy cập mở vàng hoặc xanh; (3) Cung cấp truy cập mở tới các xuất bản phẩm.
  • Cơ chế thanh toán của EC. Duy trì cơ chế thanh toán đền bù toàn bộ các chi phí xuất bản Truy cập Mở Vàng trong quá trình diễn ra các dự án nghiên cứu của Horizon 2020.
  • Bản quyền tác giả. Trong tất cả các trường hợp, EC khuyến khích các tác giả giữ lại bản quyền của họ và trao các giấy phép thích hợp cho các nhà xuất bản. Sử dụng các giấy phép Creative Commons như là công cụ pháp lý tốt để cung cấp truy cập mở theo nghĩa rộng rãi nhất của nó (như CC BY).
  • Sử dụng các mã nhận diện thường trực duy nhất. Để quản lý, lần vết, thừa nhận ghi công tác giả và trích dẫn tài nguyên số được tốt, các mã nhận diện thường trực duy nhất được sử dụng, như mã nhận diện đối tượng số DOI (Digital Object Identifier); mã nhận diện các nhà nghiên cứu / những người đóng góp sáng tạo – ORCID (Open Researcher and Contributor ID); hay DataCite cho các mã nhận diện dữ liệu.
3.3 Kế hoạch S với chương trình Horizon Europe các năm 2021 - 2027
Vì thời hạn hiệu lực của Kế hoạch S sau khi đã có sửa đổi điều chỉnh là sau ngày 01/01/2021 và có thể còn có những sửa đổi tiếp nữa, bên dưới đây nêu những điều được dự kiến triển khai để phục vụ cho mục đích so sánh các giai đoạn khác nhau của bài viết này, dựa vào tài liệu hướng dẫn của nhóm các nhà cấp vốn cOAlition S[12].
  • Phạm vi của chương trình. Truy cập mở tới tất cả các lĩnh vực nghiên cứu khoa học.
  • Dạng kết quả nghiên cứu cho Truy cập Mở. Truy cập mở tới cả các xuất bản phẩm nghiên cứu, dữ liệu nằm bên dưới và các siêu dữ liệu đầy đủ thông tin đi kèm bài báo.
  • Các dạng truy cập mở. Không ưu tiên cho bất kỳ con đường truy cập mở nào, miễn là đáp ứng các yêu cầu của cOAlition S về truy cập mở đầy đủ và tức thì.
  • Cơ chế thanh toán. Không trang trải APC cho xuất bản truy cập mở lai, trừ phi có thỏa thuận chuyển đổi quá độ. Nói cách khác, ‘mô hình xuất bản lai là không tuân thủ các nguyên tắc’ của Kế hoạch S[13].
  • Bản quyền tác giả. Nhóm cOAlition S yêu cầu các tác giả phải ở vị thế đăng các xuất bản phẩm của họ lên một nền tảng hoặc tạp chí tuân thủ do họ lựa chọn, và có khả năng sử dụng lại nội dung theo bất kỳ cách gì họ thấy phù hợp. Nhóm cOAlition S cũng khuyến cáo các tác giả cấp các giấy phép Creative Commons cho:
    • Các xuất bản phẩm nghiên cứu, bao gồm cả dữ liệu nghiên cứu: khuyến cáo giấy phép CC BY, nhưng cũng chấp nhận cả các giấy phép CC BY-SA và CC0 để tối đa hóa sử dụng lại các bài báo.
    • Siêu dữ liệu mức bài báo: cấp giấy phép CC0 hoặc hiến tặng vào phạm vi công cộng.
  • Sử dụng các mã nhận diện thường trực duy nhất. Các tạp chí và các nền tảng phải sử dụng mã nhận diện đối tượng số DOI cùng với việc đánh số phiên bản trong trường hợp có sửa lại.
4. Vài nhận xét về truy cập mở khi so sánh 3 giai đoạn với nhau
Bảng 1. Độ phủ các đối tượng truy cập mở theo từng giai đoạn



Để tiến tới được Kế hoạch S như ngày nay, châu Âu có 3 giai đoạn phát triển với một vài lưu ý sau đây:
  • Đi từ thí điểm tới mở rộng ra toàn bộ. Các đối tượng chính của truy cập mở là các xuất bản phẩm - chủ yếu là các bài báo nghiên cứu, và dữ liệu nghiên cứu đều trải qua giai đoạn thí điểm ban đầu, rồi mới mở rộng ra toàn bộ.
  • Về thanh toán APC. Trong 2 giai đoạn trước Kế hoạch S, các nhà cấp vốn chấp nhận đền bù cho các nhà xuất bản APC phát sinh trong chương trình. Tuy nhiên, tới giai đoạn của Kế hoạch S, điều này đã không còn đúng nữa vì các tạp chí lai sẽ không còn nhận được tiền đền bù cho các APC nữa, ngoại trừ trường hợp có các thỏa thuận chuyển đổi quá độ với sự khẳng định của các nhà xuất bản về lộ trình chuyển đổi quá độ sang truy cập mở đầy đủ và tức thì.
  • Các con đường truy cập mở. Vì mục đích để ưu tiên lưu trữ lâu dài các kết quả nghiên cứu, việc tự lưu trữ - truy cập mở xanh, luôn được ưu tiên trước trong 2 giai đoạn đầu. Với Kế hoạch S, “các xuất bản phẩm khoa học là kết quả từ các trợ cấp nghiên cứu được nhà nước cấp vốn do các hội đồng và các cơ quan cấp vốn nghiên cứu quốc gia và châu Âu cung cấp, phải được xuất bản trên các Tạp chí tuân thủ Truy cập Mở hoặc trên các Nền tảng tuân thủ Truy cập Mở”.
  • Về bản quyền tác giả. Từ gợi ý cho các tác giả nên khẳng định bản quyền với FP7 cho tới khuyến cáo và hướng dẫn cụ thể để các tác giả giữ lại bản quyền tác giả với Horizon 2020, cho tới khuyến cáo cấp phép Creative Commons với các giấy phép CC BY, CC BY-SA và CC0 - các giấy phép này đảm bảo các quyền tự do cao nhất cho người sử dụng như quyền chia sẻ, pha trộn và sử dụng cho các mục đích thương mại, như được minh họa trên Hình 1.
  • Về sử dụng mã nhận diện thường trực duy nhất. Không được nhắc tới trong giai đoạn của FP7; nhưng đã trở thành bắt buộc cho 2 giai đoạn sau, cả với Horizon 2020 và Horizon Europe. Cùng với các mã nhận diện thường trực duy nhất, các nguyên tắc dữ liệu FAIR cũng trở thành chủ đạo.
5. Vài gợi ý cho Việt Nam
Hình 1 cho thấy, về khía cạnh cấp phép mở, dữ liệu mở và tài nguyên giáo dục mở có thể được xem là 2 trường hợp đặc biệt của truy cập mở. Vì vậy, nếu không giải được bài toán truy cập mở, thì tài nguyên giáo dục mở và dữ liệu mở khó có thể phát triển được trơn tru, thuận lợi.
Nhắc lại gợi ý trong bài viết[14] cho Hội thảo ‘Truy cập mở thông tin: động lực phát triển bền vững[15]’ do Khoa Thông tin - Thư viện của Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thành phố Hồ Chí Minh tổ chức ngày 20/10/2016, như là điểm gợi ý tiếp theo về Truy cập Mở:
Có lẽ, việc đầu tiên Việt Nam có thể và nên làm, là thành lập một nhóm nghiên cứu có đại diện từ các bên tham gia đóng góp như các trường đại học, các nhà cấp vốn, các nhà xuất bản, và các xã hội học tập để thảo luận về hiện trạng hệ thống truyền thông nghiên cứu ở Việt Nam và cách thức để dịch chuyển hệ thống đó sang tiếp cận truy cập mở sao cho lợi ích của từng bên có thể là hài hòa ở mức tất cả các bên đều có thể chấp nhận được chăng?”
Đây là cách tiếp cận mà nhóm Finch đã làm rất thành công ở Vương quốc Anh năm 2012[16].
Chỉ sau khi có được chính sách về truy cập mở, bước tiếp sau có thể tính tới việc thí điểm truy cập mở tới các xuất bản phẩm nghiên cứu và dữ liệu nghiên cứu. Là quốc gia đi sau, có thể là tốt cho Việt Nam nếu thí điểm cùng lúc truy cập mở tới cả 2 đối tượng đó ở một số lĩnh vực được lựa chọn.
Trong khi chờ đợi, các hoạt động sau đây có thể được lưu ý triển khai càng sớm càng tốt:
  • Chuyển đổi số phải đi với cấp phép mở. Các tài liệu nội sinh hoặc các bài báo là kết quả của các nghiên cứu khoa học từ ngân sách nhà nước có thể là sự khởi đầu tốt. Điều kiện tiên quyết để một tài liệu trở thành mở là nó phải được cấp phép mở, vì việc cấp phép mở cho tài liệu sẽ làm cho nó trở nên hợp pháp khi được chia sẻ rộng rãi ở dạng số trên Internet, nhờ đó tài liệu mới có khả năng được sử dụng lại một cách hợp pháp.
  • Chuyển đổi số phải đi với mã nhận diện thường trực duy nhất. Các bài báo là kết quả của các nghiên cứu khoa học có thể là sự khởi đầu tốt. Các mã nhận diện thường trực duy nhất và đánh số phiên bản sẽ giúp để quản lý tốt các đối tượng số, tránh đúp bản, dễ tìm kiếm và truy cập, dễ lần vết, và quan trọng hơn, giúp cho máy đọc được (ví dụ như với mã nhận diện tài nguyên thống nhất - URI (Uniform Resource Identifier)) - một trong những đặc tính quan trọng bậc nhất trong CMCN4. Ngoài các mã nhận diện thường trực được nêu ở trên như DOI, ORCID hay DataCite, các mã khác cũng rất cần được quan tâm như URI cả ở mức quốc gia[17] và mức lĩnh vực, ngành nghề; mã nhận diện tài nguyên nghiên cứu - RRID (Research Resource Identifiers).
  • Đưa nội dung truy cập mở, cả lý thuyết và thực hành, vào chương trình giảng dạy ở các Khoa Thông tin - Thư viện. Xem gợi ý trong bài viết[18] nhân Hội thảo khoa học ‘Đào tạo ngành thông tin - thư viện trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0’ do Khoa Thông tin - Thư viện của Đại học Khoa học Xã hội Nhân văn, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh tổ chức ngày 05/12/2018 tại thành phố Hồ Chí Minh.


Bảng chú giải
[1] Lê Trung Nghĩa biên dịch, 2019: Kế hoạch S - Tăng tốc chuyển đổi quá độ sang Truy cập Mở đầy đủ và tức thì tới các xuất bản phẩm khoa học: https://www.dropbox.com/s/9758mj1voyjeyel/Plan_S-Vi-06042019.pdf?dl=0
[2] Lê Trung Nghĩa biên dịch: Các nhà cấp vốn châu Âu hoãn kế hoạch truy cập mở triệt để 1 năm - tới 2021: https://vnfoss.blogspot.com/2019/06/cac-nha-cap-von-chau-au-hoan-ke-hoach.html
[3] Lê Trung Nghĩa biên dịch, 2018: Ủy ban châu Âu - Thông cáo báo chí Về ngân sách dài hạn tiếp theo của EU cho các năm 2021-2027: https://www.dropbox.com/s/dh8tcr1mhkj02mg/IP-18-4041_EN_Vi-05082018.pdf?dl=0
[5] Lê Trung Nghĩa biên dịch: Định nghĩa Mở: https://vnfoss.blogspot.com/2019/06/inh-nghia-mo.html
[6] Lê Trung Nghĩa biên dịch: Tài nguyên giáo dục mở trong giáo dục và huấn luyện kỹ thuật và nghề nghiệp: https://www.dropbox.com/s/bbkt7x57zg60gu8/OER-in-TVET_Vi-19082018.pdf?dl=0 trang 10
[7] Lê Trung Nghĩa biên dịch, 2019: Tuyên bố của IFLA về truy cập mở - làm rõ quan điểm và chiến lược của IFLA: https://www.dropbox.com/s/8twj9vmcd867np5/ifla-statement-on-open-access_Vi-11052019.pdf?dl=0
[8] Lê Trung Nghĩa biên dịch, 2019: Thí điểm Truy cập Mở trong FP7: https://www.dropbox.com/s/qgmsza8bb1w2ydj/open-access-pilot_en_Vi-12052019.pdf?dl=0
[9] Lê Trung Nghĩa biên dịch, 2019: Hướng dẫn của chương trình H2020 cho các Quy định về Truy cập Mở tới các Xuất bản phẩm Khoa học và Truy cập Mở tới Dữ liệu Nghiên cứu trong Horizon 2020: https://www.dropbox.com/s/oqmnpo26y71ndvi/h2020-hi-oa-pilot-guide_en_Vi-13052019.pdf?dl=0
[10] Lê Trung Nghĩa biên dịch, 2019: Hướng dẫn của Hội đồng Nghiên cứu châu Âu về Triển khai Truy cập Mở tới các Xuất bản phẩm Khoa học và Dữ liệu Nghiên cứu trong các dự án được Hội đồng Nghiên cứu châu Âu hỗ trợ trong Horizon 2020: https://www.dropbox.com/s/lb0i9vr3t6cl1dt/h2020-hi-erc-oa-guide_en_Vi-06052019.pdf?dl=0
[11] Lê Trung Nghĩa biên dịch, 2019: Hướng dẫn của chương trình H2020 cho các Quy định về Truy cập Mở tới các Xuất bản phẩm Khoa học và Truy cập Mở tới Dữ liệu Nghiên cứu trong Horizon 2020: https://www.dropbox.com/s/oqmnpo26y71ndvi/h2020-hi-oa-pilot-guide_en_Vi-13052019.pdf?dl=0, trang 6
[12] Lê Trung Nghĩa biên dịch, 2019: cOAlition S - Làm cho Truy cập Mở đầy đủ và tức thì thành hiện thực: https://www.dropbox.com/s/qv5adcecb47g65d/271118_cOAlitionS_Guidance-Vi-10042019.pdf?dl=0
[13] Lê Trung Nghĩa biên dịch, 2019: Kế hoạch S - Tăng tốc chuyển đổi quá độ sang Truy cập Mở đầy đủ và tức thì tới các xuất bản phẩm khoa học: https://www.dropbox.com/s/9758mj1voyjeyel/Plan_S-Vi-06042019.pdf?dl=0, trang 2.
[14] Lê Trung Nghĩa, 2016: Học được gì từ các chính sách truy cập mở trên thế giới: https://www.dropbox.com/s/k1hktoyp0zmjj8e/OA-Article-To-HCM-USSH-20092016.pdf?dl=0
[15] Lê Trung Nghĩa, 2016: Hội thảo ‘Truy cập mở thông tin: động lực phát triển bền vững’ tại Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thành phố Hồ Chí Minh: https://vnfoss.blogspot.com/2016/10/hoi-thao-truy-cap-mo-thong-tin-ong-luc.html
[16] Lê Trung Nghĩa biên dịch, 2016: Khả năng truy cập, tính bền vững, sự xuất sắc: làm thế nào để mở rộng truy cập tới các xuất bản phẩm nghiên cứu: https://www.dropbox.com/s/a33nqbqxz31s3ck/finch-report-final-Vi-30082016.pdf?dl=0
[17] Publication Office of the European Union: Release Notes - English Erovoc version 4.5: https://www.dropbox.com/s/4ikrbcm6vrbg9z3/EuroVoc45_ReleaseNote_en.pdf?dl=0
[18] Lê Trung Nghĩa, 2018: CMCN4 và gợi ý đào tạo nhân lực ngành TT-TT với các kỹ năng và năng lực khoa học mở: https://www.dropbox.com/s/5yxddqa1a3awc2n/Library_Edu_IR4_Final.pdf?dl=0, các trang 9-11



Lê Trung Nghĩa


PS: Tự do tải về bài viết ở định dạng PDF: