Thứ Hai, 31 tháng 1, 2022

‘Khung Năng lực Toàn cầu Chương trình giảng dạy cho các Nhà giáo dục Người trưởng thành’ - bản dịch sang tiếng Việt


Là tài liệu xuất bản năm 2021, bản quyền chung của 4 cơ quan: (1) DVV International, (2) Viện Giáo dục Người trưởng thành của Đức – Leibniz Centre for Lifelong, (3) Hội đồng Quốc tế về Giáo dục Người trưởng thành & (4) Viện Học tập Suốt đời của UNESCO.

Học tập và giáo dục người trưởng thành - ALE (Adult Learning and Education) là thành phần chính của Mục tiêu Phát triển Bền vững 4 - SDG 4 (Sustainable Development Goal 4) của Liên hiệp quốc về giáo dục chất lượng và học tập suốt đời và đóng góp để đạt được nhiều SDG khác. Việc chào đào tạo chất lượng cao cho các nhà giáo dục người trưởng thành là chìa khóa để cải thiện các chương trình ALE và các kết quả đầu ra học tập… Xuất bản phẩm này hỗ trợ chuyên nghiệp hóa việc học tập và giáo dục người trưởng thành bằng việc chỉ định các năng lực cốt lõi như là khung tham chiếu cho trình độ của các nhà giáo dục người trưởng thành... Trong khi có nhiều cách để giảng dạy các nội dung nhất định, các năng lực cốt lõi phải được duy trì như là xương sống của các chương trình đào tạo cho các nhà giáo dục người trưởng thành.



Tự do tải về bản dịch sang tiếng Việt tài liệu có 99 trang tại địa chỉ:

https://www.dropbox.com/s/8cde5v7zawig261/377422eng_Vi-28012022.pdf?dl=0



Xem thêm:



Blogger: Lê Trung Nghĩa

letrungnghia.foss@gmail.com

Chủ Nhật, 30 tháng 1, 2022

Tận dụng tài nguyên giáo dục mở để đáp ứng các nhu cầu cơ bản của sinh viên với các đồng USD cứu trợ COVID

Leveraging OER to Meet Student Basic Needs with COVID Relief Dollars

Thursday, January 20, 2022, By Katie Steen

Theo: https://sparcopen.org/news/2022/leveraging-oer-to-meet-student-basic-needs-with-covid-relief-dollars/

Bài được đưa lên Internet ngày: 20/01/2022

Vì đại dịch COVID-19 đặt ra sức ép bổ sung lên các sinh viên các trường đại học, nhiều thư viện và cơ sở của họ đã tận dụng Tài nguyên Giáo dục Mở (TNGDM) để giải quyết sự đứt gẫy bất thình lình trong các môi trường học tập khắp đất nước. TNGDM là các tư liệu học tập được thiết kế để linh hoạt, tùy chỉnh được, và luôn tự do không mất tiền cho sinh viên.

Trong hướng dẫn mới về cấp vốn trợ cấp COVID của Liên bang do Bộ Giáo dục Mỹ ban hành, việc tận dụng TNGDM để mở rộng truy cập tới các sách giáo khoa tự do không mất tiền, chất lượng cao được trích dẫn rõ ràng như một chiến lược để đáp ứng các nhu cầu cơ bản của sinh viên đại học. Bộ đặc biệt trỏ tới TNGDM như một ví dụ về chiến lược tác động cao có thể xây dựng năng lực dài hạn để đảm bảo các sinh viên có các công cụ họ cần để thành công trong việc điều hướng các thách thức do đại dịch gây ra.

Từ các nhóm khắp các tiểu ban tới các trường cao đẳng cộng đồng và kỹ thuật, nhiều cơ sở đã sử dụng rồi tiền cứu trợ COVID của Liên bang cho các chương trình TNGDM thành công. Hướng dẫn mới của Liên bang áp dụng cho Vốn Trợ cấp Khẩn cấp cho Giáo dục Đại học - HEERF (Higher Education Emergency Relief Fund), nó đã phân bổ 76,2 tỷ USD cho các trường đại học và cao đẳng từ 2020. Các dự án TNGDM khác đã tận dụng các vốn trợ cấp COVID từ Quỹ Trợ cấp Giáo dục Khẩn cấp của Thống đốc – GEER (Governor’s Emergency Education Relief Fund) và các quỹ do các cơ quan lập pháp của bang phân bổ.

Khi hướng dẫn mới của Bộ Giáo dục mở ra cánh cửa cho nhiều cơ sở hơn ở nước Mỹ để sử dụng các vốn HEERF còn lại của họ cho TNGDM vào mùa xuân năm nay, bên dưới là vài ví dụ về các dự án được cấp vốn trợ cấp COVID thành công tận dụng rồi TNGDM để đáp ứng các nhu cầu cơ bản của sinh viên.

Áp dụng TNGDM cho các khóa học hiện hành

Tại trường Cao đẳng Cộng đồng Reedley ở California, tiền từ HEERF đã được sử dụng để cấp cho “các phần thưởng xoay vòng” của các khoa để hỗ trợ cho các dự án thay thế các sách giáo khoa đắt tiền bằng TNGDM. Phần thưởng đó bao trùm thời gian của giảng viên để áp dụng, tùy chỉnh, hoặc tạo lập TNGDM mới. Chúng dự kiến sẽ tác động tới 3.000 sinh viên và tiết kiệm 77.000 USD mỗi năm cho họ. Reedley là một trong vài trường Cao đẳng Cộng đồng của California tận dụng vốn cấp trợ cấp COVID để thúc đẩy các sáng kiến TNGDM của họ. Các trường khác gồm Cao đẳng Cộng đồng Chabot, Cao đẳng Contra Costa, Cao đẳng Diablo Valley, và Cao đẳng Thành phố Fresno.

Tạo lập TNGDM mới

Cao đẳng Kỹ thuật Chippewa Valley ở Eau Claire, Wisconsin đã sử dụng vốn cấp từ HEERF để mở rộng dự án trợ cấp Thí điểm Sách giáo khoa Mở hiện hành do Bộ Giáo dục cấp tiền. Vốn cấp từ HEERF đang xây dựng một sách giáo khoa mới là TNGDM về điều dưỡng này dự kiến tiết kiệm cho sinh viên trong trường cao đẳng này hơn 38.000 USD mỗi năm với tiềm năng tiếp kiệm cho các sinh viên cao đẳng khắp Wisconsin tới 650.000 USD một năm. Sách giáo khoa điều dưỡng này có thể được chia sẻ mở và được sử dụng, tác động của nó lên các sinh viên cao đẳng khắp đất nước được kỳ vọng thậm chí còn lớn hơn. Ví dụ này đã được Bộ Giáo dục nhấn mạnh.

Hệ thống Đại học Bắc Carolina đã tận dụng tiền cứu trợ COVID từ các cơ quan lập pháp bang của họ để hỗ trợ cho các chuyên gia TNGDM khắp 7 khu trường của nó để tạo lập Bộ sưu tập Triển khai TNGDM cho các giảng viên, những người chỉ dẫn, và các thủ thư. Dự án này đã đầu tư 231.000 USD để tạo ra 13 bộ sưu tập khóa học TNGDM khắp 6 môn học là tự do không mất tiền cho bất kỳ ai sử dụng. Nỗ lực này được mô tả trong bài trình chiếu ở hội nghị năm 2020 Xây dựng chiếc Ô tô Tác động Cao khi Chúng ta Chạy đua nó: Phát triển Bộ sưu tập TNGDM đa môn học, phạm vi rộng.

Tận dụng các sáng kiến rộng khắp bang

Nhóm Thư viện Hàn lâm Pennsylvania đã nhận được 500.000 USD vốn cấp từ GEER để quản lý chương trình trợ cấp PA Goal. Mục tiêu của chương trình này là để gia tăng áp dụng TNGDM và các lựa chọn thay thế sách giáo khoa chi phí bằng 0 khác khắp dải rộng lớn các cơ sở của Pennsylvania, với trọng tâm đặc biệt nhằm vào việc hỗ trợ các cơ sở chưa được phục vụ đúng mức hoặc chưa được cấp tiền đúng mức, bao gồm các trường cao đẳng cộng đồng, ở nông thôn, được nhà nước cấp vốn. Vòng cấp vốn đầu tiên đã được trao cho 30 dự án khắp 23 cơ sở.

Open Oregon đang sử dụng vốn cấp từ GEER để gia tăng các tư liệu khóa học kham được cho các sinh viên các trường cao đẳng cộng đồng và các trường đại học công lập. Vốn cấp đó đang được sử dụng để thuê nhân sự mới rộng khắp bang để giám sát thiết kế chỉ dẫn cho các khóa học TNGDM và cung cấp phát triển nghề nghiệp cho các giảng viên và cán bộ. Nó cũng đang hỗ trợ cho các hoạt động tập trung vào sự công bằng trong TNGDM, bao gồm việc dịch các tư liệu được cấp phép mở sang nhiều ngôn ngữ hơn và phát triển các tư liệu đặc thù chủ đề qua lăng kính về sự công bằng.

Nhiều bang khác đã thừa nhận TNGDM như là việc sử dụng chiến lược vốn cấp từ GEER để mở rộng quy mô các dự án hiện có hoặc tạo lập các dự án mới. Idaho đã đầu tư 1 triệu USD để khởi xướng Dự án cấp bằng Z (Project Z-degree) nhằm biến đổi các khóa học sang TNGDM ở 4 trường cao đẳng cộng đồng của bang. Ở Lowa, các cơ sở khắp bang đã tận dụng nhiều hơn nửa triệu USD để mở rộng áp dụng TNGDM qua các chương trình mới và hiện có. Ngoài ra, Texas đã sử dụng vốn cấp từ GEER để hỗ trợ cho các trợ cấp phát triển và triển khai các khóa học TNGDM cho các giảng viên giảng dạy chương trình giảng dạy cốt lõi và các khóa học giáo dục lực lượng lao động.

Khi các sinh viên, các nhà quản lý, và các giảng viên bắt đầu học kỳ mùa xuân, SPARC khuyến khích các cơ sở tận dụng các vốn cấp cứu trợ COVID từ HEERF và khác để mở rộng sử dụng TNGDM trong đại dịch và hơn thế.

As the COVID-19 pandemic put additional stress on college students, many libraries and their institutions leveraged open educational resources (OER) to address the sudden disruption in learning environments across the country. OER are learning materials that are designed to be flexible, customizable, and always free to the student.

In new guidance for federal COVID relief funds released by the U.S. Department of Education, leveraging OER to expand access to free, high-quality textbooks is explicitly cited as a strategy to meet college students’ basic needs. The Department specifically points to OER as an example of a high-impact strategy that can build long-term capacity to ensure students have the tools they need to succeed in navigating challenges created by the pandemic. 

From statewide consortiums to community and technical colleges, many institutions have already used federal COVID relief dollars for successful OER programs. The new federal guidance applies to the Higher Education Emergency Relief Fund (HEERF), which has distributed $76.2 billion to colleges and universities since 2020. Other OER projects have leveraged COVID relief funds from the Governor’s Emergency Education Relief Fund (GEER) and funds allocated by state legislatures.

As the Department of Education’s new guidance opens the door for more U.S. institutions to use their remaining HEERF funds for OER this spring, below are some examples of successful COVID relief-funded projects already leveraging OER to meet student basic needs. 

Adopting OER for Existing Courses

At Reedley Community College in California, HEERF dollars were used to fund faculty “pivot awards” to support projects that replace expensive textbooks with OER. The awards cover faculty time to adopt, adapt, or create new OER. They are projected to impact 3,000 students and save them $77,000 annually. Reedley is one of several California Community Colleges to leverage COVID relief funds to advance their OER initiatives. Others include Chabot Community College, Contra Costa College, Diablo Valley College, and Fresno City College.

Creating New OER

Chippewa Valley Technical College in Eau Claire, Wisconsin used HEERF funding to expand its existing Department of Education-funded Open Textbook Pilot grant project. The HEERF funding is building a new OER nursing textbook that is projected to save students at the college more than $38,000 annually with the potential to save technical college students across Wisconsin upwards of $650,000 a year. Given the nursing textbook can be openly shared and used, its impact on college students across the country is expected to be even greater. This example was highlighted by the Department of Education.

The University of North Carolina System leveraged COVID relief dollars from their state legislature to support OER experts across seven of its campuses in creating the OER Implementation Collection for faculty, instructors, and librarians. The project invested $231,000 to create 13 OER course collections across 6 disciplines that are free for anyone to use. The effort is described in the 2020 conference presentation Building a High Impact Car as We Raced It: Developing a Multi-discipline, Large-scale OER Collection

Leveraging Statewide Initiatives

The Pennsylvania Academic Library Consortium received $500,000 in GEER funding to administer the PA Goal grant program. The goal of the program is to increase the adoption of OER and other zero-cost textbook alternatives across a wide range of Pennsylvania institutions, with a particular focus on support for underserved or underfunded institutions, including rural, publicly funded, and community colleges. The first round of funding was awarded to 30 projects across 23 institutions.

Open Oregon is using GEER funding to increase affordable course materials for public university and community college students. The funding is being used to hire a new statewide staff person to oversee instructional design for OER courses and provide professional development to faculty and staff. It is also supporting activities that center equity in OER including translating openly licensed materials into more languages and developing subject-specific materials through an equity lens.

Many other states have recognized OER as a strategic use of GEER funds to scale up existing projects or create new ones. Idaho invested $1 million to jumpstart Project Z-degree aimed at transitioning courses to OER at the state’s four community colleges. In Iowa, institutions across the state have leveraged more than half a million dollars to expand the adoption of OER through new and existing programs. Also, Texas used GEER funding to support OER course development and implementation grants for faculty teaching core curriculum and workforce education courses.

As students, administrators, and faculty begin the spring semester, SPARC encourages institutions to leverage HEERF and other COVID relief funds to expand the use of OER in the pandemic and beyond.

Dịch: Lê Trung Nghĩa

letrungnghia.foss@gmail.com

Thứ Sáu, 28 tháng 1, 2022

Khuyến nghị Khoa học Mở của UNESCO: câu trả lời từ Liên minh S

UNESCO Recommendation on Open Science: a response from cOAlition S

12/01/2022

Theo: https://www.coalition-s.org/unesco-recommendation-on-open-science-a-response-from-coalition-s/

Bài được đưa lên Internet ngày: 12/01/2022

Liên minh S (cOAlition S) chào mừng cột mốc Khuyến nghị Khoa học Mở của UNESCO đã được thông qua tại phiên họp thứ 41 Hội nghị Toàn thể tháng 11/2021. Tài liệu cung cấp khung quốc tế nơi Khoa học Mở được coi là hàng hóa công cộng toàn cầu, và nơi mà việc chia sẻ công bằng các kết quả học thuật là mặc định.

Khuyến nghị có liên quan tới các xuất bản phẩm khoa học (7a) phù hợp với Kế hoạch S, nơi mà tất cả các bài báo nghiên cứu phải sẵn sàng tự do không mất tiền vào thời điểm xuất bản và bất kỳ sự chuyển giao hay cấp phép bản quyền nào cho các bên thứ 3 cần phải không hạn chế quyền của công chúng truy cập mở tức thì tới xuất bản phẩm khoa học.

Hơn nữa, Liên minh S tích cực hỗ trợ quan điểm cho rằng “các xuất bản phẩm (…) được cấp phép mở hoặc được hiến tặng vào phạm vi công cộng cần phải được ký gửi vào một kho mở phù hợp”.

Chúng tôi cũng chào mừng Khuyến nghị về việc phát triển môi trường chính sách xúc tác cho khoa học mở. Giống như Kế hoạch S, Khuyến nghị này của UNESCO tìm cách “khuyến khích nghiên cứu có trách nhiệm và các thực hành đánh giá và thẩm định các nhà nghiên cứu, điều sẽ ưu đãi cho khoa học chất lượng, thừa nhận sự đa dạng của các kết quả đầu ra nghiên cứu, các hoạt động, và các sứ mệnh”.

Chúng tôi thừa nhận sự cấp bách được thể hiện trong Lời nói đầu của Khuyến nghị nhằm khai thác khoa học trong cuộc chiến chống lại những thách thức gay gắt của nhân loại.

Như một liên minh quốc tế thúc đẩy tăng tốc triển khai các chính sách Khoa học Mở và Truy cập Mở, Liên minh S thúc giục tất cả các tác nhân trong giới xuất bản học thuật làm việc cùng nhau vì một môi trường nghiên cứu công bằng, kham được, bình đẳng, và đa dạng, nơi việc chia sẻ mở và sớm là chuẩn mực; tôn trọng các quyền của các nhà nghiên cứu đối với tác phẩm của họ; và vì một hệ sinh thái hạ tầng và các dịch vụ nghiên cứu truy cập mở, tránh khóa trói vào các mô hình kinh doanh đắt giá bất bình đẳng và không công bằng.

Để đảm bảo rằng Khuyến nghị Khoa học Mở của UNESCO được triển khai, chúng tôi tin tưởng 3 hành động sau đây là cần thiết:

  1. Tăng cường phối hợp và cấp vốn trực tiếp hướng tới các chính sách và thực hành Khoa học Mở và các hạ tầng học thuật mở.

  2. Hỗ trợ hệ thống định giá bình đẳng toàn cầu cho các dịch vụ xuất bản Truy cập Mở, có tính tới các khác biệt trong sức mua cũng như sự công bằng và đa dạng của các cơ sở.

  3. Phối hợp lập pháp đảm bảo rằng các quyền sở hữu trí tuệ nằm lại với các nhà nghiên cứu trong tất cả các xuất bản phẩm, dữ liệu, và các dạng kết quả đầu ra học thuật khác của họ.

Khuyến nghị Khoa học Mở của UNESCO: câu trả lời từ Liên minh S [tải về bản pdf]

cOAlition S welcomes the landmark UNESCO Recommendation on Open Science that was adopted at the 41st session of its General Conference in November 2021. The document provides an international framework where Open Science is viewed as a global public good, and where the equitable sharing of scholarly results is the default.

The recommendation related to scientific publications (7a) dovetails with Plan S in that all research articles should be freely available at the time of publication and that any transfer or licensing of copyrights to third parties should not restrict the public’s right to immediate open access to a scientific publication.

In addition, cOAlition S actively supports the view that publications (…) that are openly licensed or dedicated to the public domain should be deposited in a suitable open repository.

We also welcome the recommendation on developing an enabling policy environment for open science.  Like Plan S, the UNESCO Recommendation seeks to “encourage responsible research and researcher evaluation and assessment practices, which incentivize quality science, recognizing the diversity of research outputs, activities, and missions”.

We recognize the urgency expressed in the Preamble of the Recommendation to harness science in the fight against humanity’s burning challenges.

As an international alliance promoting to accelerate the implementation of Open Science and Open Access policies, cOAlition S urges all actors in academic publishing to work together for a fair, affordable, equitable, and diverse research landscape, where open and early sharing is the norm; to respect researchers’ rights to their work; and for an ecosystem of open access research infrastructure and services, avoiding locking in inequitable and unjustifiably expensive business models.

To ensure that the UNESCO Recommendation on Open Science is implemented we believe the following three actions are necessary:

1. Strengthen coordination and direct funding towards Open Science policies and practices and open scholarly infrastructures.

2. Support a globally equitable pricing system for Open Access publishing services that takes into account differences in purchasing power as well as institutional equity and diversity.

3. Coordinate legislation ensuring that intellectual property rights remain with researchers in all of their publications, data, and other types of scholarly outputs.

UNESCO Recommendation on Open Science: a response from cOAlition S [download pdf]

Dịch: Lê Trung Nghĩa

letrungnghia.foss@gmail.com

Thứ Năm, 27 tháng 1, 2022

Năm Khoa học Mở của NASA sẽ ra mắt vào năm 2023

NASA Year of Open Science Set to Launch in 2023

Wednesday, January 5, 2022 News

Theo: https://sparcopen.org/news/2022/nasa-year-of-open-science-set-to-launch-in-2023/

Bài được đưa lên Internet ngày: 05/01/2022

Kể từ khi nó được Quốc hội cho phép vào năm 1958, Cơ quan Hàng không Vũ trụ Quốc gia - NASA (National Aeronautics and Space Administration) đã cam kết chia sẻ thông tin khoa học nó tạo ra. Bây giờ cơ quan này đang phát triển các tài nguyên và đào tạo để khuyến khích các cơ quan khác trong cộng đồng nghiên cứu rộng lớn hơn chia sẻ nhiều hơn nữa bằng việc ôm lấy các thực hành khoa học mở.

NASA có mục tiêu cao - nó đã ấn định năm 2023 là Năm của Khoa học Mở. Các sự kiện và hoạt động đang được lên kế hoạch trong các khu trường và các cuộc gặp thường niên trong xã hội để truyền cảm hứng tham gia khoa học mở.

Nỗ lực này là một phần của sáng kiến Chuyển đổi sang Khoa học Mở - TOPS (Transform to Open Science) nhiều năm rồi của NASA. TOPS khởi động một loạt các hoạt động phối hợp được thiết kế để nâng cao hiểu biết và áp dụng các nguyên tắc và kỹ thuật của khoa học mở, tăng tốc các phát hiện khoa học chủ chốt, và mở rộng sự tham gia đối với các cộng đồng, về lịch sử, bị loại trừ trong khoa học.

NASA có di sản lâu đời hỗ trợ cho khoa học mở, đặc biệt là dữ liệu mở”, Steven Crawford, giám đốc dữ liệu khoa học trong Ban Giám đốc Sứ mệnh Khoa học - SMD (Science Mission Directorate) của NASA, nói. “COVID đã thực sự nhấn mạnh tiềm năng trong cộng đồng khoa học để đi cùng nhau và đổi mới sáng tạo nhanh. Chúng ta đang đối mặt với các thách lớn - biến đổi khí hậu, công bằng môi trường, bảo vệ trái đất, cuộc sống của trái đất, và những bí ẩn của vũ trụ - và chúng ta cần sự giúp đỡ của bất kỳ ai để giải quyết chúng. Điều đó giải thích vì sao chúng tôi muốn càng mở càng tốt, và cũng càng truy cập được và hòa nhập càng tốt”.

Chelle Gentemann, nhà hải dương học có trụ sở ở California và là nhà khoa học nghiên cứu từ lâu đã được NASA cấp vốn là người dẫn dắt khoa học cho TOPS, và nói hy vọng là NASA xây dựng dựa vào sự chú ý gần đây được tập trung vào khoa học mở. Trong chỉ 6 tháng qua, các Viện nghiên cứu Quốc gia đã phát hành bộ công cụ thúc đẩy các thực hành khoa học mở, nước Pháp đã phát hành kế hoạch khoa học mở lần thứ 2 của nó, UNESCO đã thông qua Khuyến nghị Khoa học Mở, và NASA đã phát hành Chính sách Thông tin Khoa học của Ban giám đốc Sứ mệnh Khoa học của nó (SME) SPD-41.

Chúng tôi muốn tận dụng động lực và sự phấn khích này”, Gentemann nói. “Cần nỗ lực để học cách trở thành mở và cộng tác với những người khác một cách hiệu quả. Bạn không chỉ nhấn ‘chọn truy cập mở’ trên tạp chí của bạn, và rồi bạn đã làm xong khoa học mở. Nó là phức tạp hơn thế. Các nhà khoa học cần bắt đầu kết hợp các thực hành mở ngay từ đầu”.

Ý tưởng về TOPS bắt đầu với tài liệu 2 trang mà Gentemann gửi cho NASA mùa hè năm ngoái nêu các rào cản cho khoa học mở và các giải pháp tiềm năng. Trong khi bà đã ôm lấy các thực hành mở trong công việc của riêng bà với dữ liệu vệ tinh, bà đã có lo ngại về việc cộng tác với phần còn lại của cộng đồng của bà vẫn còn chưa quen với các công cụ khoa học mở. Tuy nhiên, bà đã cảm nhận được sự dịch chuyển tiềm tàng về văn hóa vào năm ngoái với các chính sách mới xung quanh khoa học mở đang nổi lên. “Chúng tôi có cơ hội này một lần trong đời”, Gentemann nói. “Và nếu chúng ta sẽ thay đổi cách khoa học được làm, chúng ta cần hình dung lại nó sao cho nhiều người hơn có thể tham gia, và điều đó là công bằng hơn”.

Thông điệp đó đã cộng hưởng với NASA, một phần, Gentemann tin tưởng vì nó tới từ một nhà nghiên cứu như một phong trào từ cơ sở hơn là một sắc lệnh từ trên xuống. Đối tác với cộng đồng khoa học, kế hoạch của NASA là mở ra cho nhiều người hơn tới các ưu điểm của việc vận hành mở, hào các công cụ thực hành, và thảo luận các cách thức để điều chỉnh các ưu đãi. Năm của Khoa học Mở sẽ bao gồm các hội thảo để dạy cho các nhà nghiên cứu cách làm cho việc chia sẻ trở thành một phần tiến trình công việc của họ, xây dựng năng lực, và biện hộ cho các chính sách của cơ sở hỗ trợ cho khoa học mở.

Nhiều rào cản các nhà nghiên cứu đã đối mặt với làm việc mở đã được giải quyết trong thập kỷ vừa qua bởi các lập trình viên nguồn mở và khoa học mở, Gentemann nói. Giáo dục là cần thiết để xây dựng nhận thức về các tài nguyên. Rồi sau đó mất thời gian và động lực cho các các nhà khoa học để học cách kết hợp các phương pháp mới vào công việc của họ.

Khi nhiều nhà khoa học hơn kiếm được chứng nhận và ôm lấy khoa học mở, Gentemann nói, họ sẽ thấy các lợi ích. “nó sẽ cải thiện các phát hiện khoa học chủ chốt và làm cho khoa học liên ngành dễ dàng hơn nhiều”, bà nói. “Một khi chúng ta có đủ các nhà khoa học tham gia vào khoa học mở, và chúng ta yêu cầu mọi người xây dựng dựa trên kết quả của nhau, chúng ta sẽ bắt đầu đạt được những khám phá khoa học chủ chốt nhanh hơn nhiều”.

Crawford nói sáng kiến này hỗ trợ cho sứ mệnh của NASA và tin tưởng rằng việc tiến hành khoa học mở sẽ xây dựng lòng tin, tăng tốc khoa học và cho phép truy cập tới thông tin công khai cho các viện, các đối tác quốc tế và thương mại. Nỗ lực 2023 phù hợp với Chiến lược của Ban Giám đốc Sứ mệnh Khoa học của NASA về Quản lý và Tính toán nhằm Đột phá Khoa học (SME).

Trọng tâm của NASA cho Năm Khoa học Mở là về cộng đồng khoa học Trái đất và Không gian, và NASA chào đón sự cộng tác với các tổ chức hàn lâm, thương mại, chính phủ và quốc tế để hỗ trợ cho khoa học mở và các sự kiện khoa học mở. Để có thêm thông tin về cách để ra nhập TOPS và tham gia vào, hãy đi tới trang Sáng kiến Khoa học Mở - Nguồn Mở của NASA ở đây.

Since it was authorized by Congress in 1958, the National Aeronautics and Space Administration (NASA) has been committed to sharing the scientific information it produces. Now the agency is developing resources and training to encourage others in the broader research community to further that sharing by embracing open science practices.

NASA is aiming high – it has designated 2023 as the Year Of Open Science. Events and activities are being planned on campuses and at society annual meetings to inspire open science engagement.

This effort is part of NASA’s multi-year Transform to Open Science (TOPS) initiative. TOPS jump-starts a suite of coordinated activities designed to increase the understanding and adoption of open science principles and techniques, accelerate major scientific discoveries, and broaden participation by historically excluded communities in science.

NASA has a long legacy of supporting open science, particularly open data,” says Steven Crawford, science data officer with NASA’s Science Mission Directorate (SMD). “COVID has really highlighted the potential in the scientific community to come together and quickly innovate. We’re facing major challenges–climate change, environmental justice, planetary protection, life on other planets, and mysteries of the universe–and we need everyone’s help to solve them.  That’s why we want to be open as possible, and also as accessible and inclusive as possible.”

Chelle Gentemann, an oceanographer based in California and long-time NASA funded research scientist is the science lead for TOPS, and says the hope is for NASA to build on recent attention focused on open science. In just the last six months, the National Academies released a toolkit for fostering open science practices, France issued its second open science plan, UNESCO approved  Recommendations on Open Science, and NASA released its Science Mission Directorate’s Scientific Information Policy (SME) SPD-41.

We want to capitalize on this momentum and excitement,” says Gentemann. “It takes effort to learn how to be open and collaborate with others productively. You don’t just click ‘select open access’ on your journal, and then you’ve done open science. It’s more complicated than that. Scientists need to start incorporating open practices from inception.”

The idea for TOPS began with a two-page document that Gentemann sent NASA last summer outlining the barriers to open science and potential solutions. While she embraced open practices in her own work with satellite data, she was having trouble collaborating with the rest of her community not yet familiar with open science tools.  However, she sensed a potential shift in culture in the past year with new policies around open science emerging. “We have this once in a lifetime opportunity,” Gentemann says. “And if we’re going to change how science is done, we need to reimagine it so that more people can participate, and it’s more equitable.”

That message resonated with NASA, in part, Gentemann believes because it came from a researcher as a grassroots movement rather than a top-down edict. Partnering with the scientific community, NASA’s plan is to expose more people to the advantages of operating in the open, offer practical tools, and discuss ways to craft incentives. The Year Of Open Science will include seminars to teach researchers how to make sharing a part of their workflow, build capacity, and advocate for institutional policies that support open science.

Many of the barriers that researchers have faced with working openly have been solved in the last decade by open source and open science developers, says Gentemann. Education is needed to build awareness of the resources. Then it takes time and motivation for scientists to learn how to incorporate the new methods into their work.

As more scientists earn certifications and embrace open science, Gentemann says, they will see the benefits. “It will advance major scientific discoveries and make interdisciplinary science much easier,” she says. “Once we have enough scientists participating in open science, and we have everyone building on each other’s results, we’re going to start reaching major scientific discoveries much faster.”

Crawford says the initiative supports NASA’s mission and belief that conducting science in the open builds trust, accelerates science and allows access to public information for academic, international and commercial partners. The 2023 effort aligns with NASA’s Science Mission Directorate’s Strategy Data Management and Computing for Groundbreaking Science (SME) 

NASA’s focus for the Year of Open Science is on the Earth and space science community, and NASA welcomes collaboration with academic, commercial, governmental and international organizations  to support open science and open science events.  For information about how to join TOPS and get involved, go to NASA’s Open-Source Science Initiative page here.

Dịch: Lê Trung Nghĩa

letrungnghia.foss@gmail.com

Thứ Hai, 17 tháng 1, 2022

‘Hướng dẫn Đánh giá trên Trực tuyến cho các Nhà giáo dục’ - bản dịch sang tiếng Việt



Là tài liệu của tác giả Duan vd Westhuizen, do Khối Thịnh vượng chung về Học tập – COL (Commonwealth of Learning) xuất bản năm 2016 với giấy phép mở CC BY-SA 4.0.


Ngày nay, khi nhiều hoạt động giáo dục và đào tạo phải chuyên lên trên trực tuyến, nhu cầu về đánh giá việc học tập trên trực tuyến cũng gia tăng. Việc đánh giá học tập trên trực tuyến có nhiều điểm khác biệt so với nó ở dạng truyền thống trong các lớp học mặt đối mặt.

Vì vậy, tài liệu ‘Hướng dẫn Đánh giá trên Trực tuyến cho các Nhà giáo dục’ là rất cần thiết hiện nay để các nhà giáo dục ở bất kỳ cấp học nào tham khảo. Đặc biệt, tài liệu chỉ ra vô số các công cụ công nghệ thông tin và truyền thông (CNTT-TT) có thể giúp tiến hành đánh giá trên trực tuyến cả với dạng đánh giá quá trình (Formative Assessement) lẫn đánh giá tổng kết (Summative Assessement).

Đánh giá việc học tập là hoạt động không thể thiếu trong giáo dục và đào tạo. Vì vậy, khi chuyển sang học tập trên trực tuyến, việc phải biết sử dụng các công cụ CNTT-TT để tiến hành đánh giá trên trực tuyến cần trở thành một yêu cầu bắt buộc đối với các nhà giáo dục và các giảng viên.


Tự do tải về bản dịch sang tiếng Việt của tài liệu có 94 trang tại địa chỉ:

https://www.dropbox.com/s/9gsc6yvoo4pk7f6/2016_vdWesthuizen_Guidelines-Online-Assessment_Vi-16012021.pdf?dl=0


Xem thêm:


Blogger: Lê Trung Nghĩa

letrungnghia.foss@gmail.com

Thứ Năm, 6 tháng 1, 2022

‘Hướng dẫn Giáo dục Từ xa trong thời kỳ COVID-19’ - bản dịch sang tiếng Việt


Là tài liệu do Khối Thịnh vượng chung về Học tập - COL (Commonwealth of Learning) xuất bản tháng 5/2020 với các hướng dẫn cho các bên liên quan trong việc học tập từ xa nhằm đối phó với việc đóng cửa các cơ sở giáo dục vì đại dịch COVID-19.


Tự do tải về bản dịch sang tiếng Việt của tài liệu có 21 trang tại địa chỉ:

https://www.dropbox.com/s/leuykkzyc4ad08r/2020_COL_Guidelines_Distance_Ed_COVID19_Vi-06012022.pdf?dl=0


Xem thêm: Các tài liệu dịch


Blogger: Lê Trung Nghĩa

letrungnghia.foss@gmail.com

Thứ Tư, 5 tháng 1, 2022

Cấp phép mở

Cấp phép mở: Điều kiện tiên quyết đkhoa học có thể đến làm lợi cho xã hội.

(Bài đăng trên tạp chí Tia Sáng, số 1 năm 2022, xuất bản ngày 05/01/2022, các trang 21-25. Phiên bản điện tử có tại địa chỉ: https://tiasang.com.vn/-quan-ly-khoa-hoc/Cap-phep-mo-28754https://drive.google.com/file/d/1GHzvKaEGp3QYDsnde-57FXtJc_mbLBCd/view?usp=sharing )



A. Kiến thức Khoa học Mở là gì?

Khuyến nghị Khoa học Mở (KNKHM) của UNESCO[1] đã được 193 quốc gia thành viên của nó nhất trí thông qua ngày 23/11/2021 đã khẳng định Khoa học Mở là xu thế phát triển không thể đảo ngược của thế giới. Nó đưa ra định nghĩa, các tiêu chuẩn chung và các khái niệm có liên quan tới Khoa học Mở ở mức toàn cầu, bao gồm định nghĩa Kiến thức Khoa học Mở (KTKHM) được nêu như sau:

Kiến thức Khoa học M (KTKHM) tham chiếu tới việc truy cập mở tới các xuất bản phẩm khoa học, dữ liệu nghiên cứu, siêu dữ liệu, tài nguyên giáo dục mở, phần mềm và mã nguồn và phần cứng mà chúng sẵn sàng trong phạm vi công cộng hoặc bản quyềnđược cấp phép theo một giấy phép mở cho phép truy cập, sử dụng lại, tái mục đích, tùy chỉnh và phân phối theo các điều kiện nhất định, được cung cấp cho tất cả mọi người bất kể xuất thân của họ.


Hình 1: Kiến thức Khoa học Mở với 5 thành phần


B. Những KTKHM nào nằm trong phạm vi công cộng

Định nghĩa ở trên cho thấy, KTKHM có thể nằm trong phạm vi công cộng (PVCC). Có 2 dạng kiến thức khoa học (tài nguyên/tác phẩm) nằm trong PVCC, tương ứng với 2 dòng trên cùng của Hình 2, dù ở dạng kỹ thuật số hay không, cụ thể là:


Hình 2: Phổ các giấy phép mở Creative Commons


  • Các tài nguyên/tác phẩm đang nằm sẵn rồi trong PVCC: là khi chúng đã hết thời hạn bảo hộ của Luật sở hữu trí tuệ. Khi số hóa một tài nguyên/tác phẩm đang nằm sẵn rồi trong PVCC thì phiên bản được số hóa của nó thường được gắn dấu phạm vi công cộng (Public Domain Mark). Đây là trường hợp duy nhất không có việc cấp phép mở cho tài nguyên/tác phẩm.

  • Các tài nguyên/tác phẩm được (các) tác giả gắn giấy phép CC0. Bằng cách cấp phép mở với giấy phép CC0, (các) tác giả khước từ các quyền bản quyền/các quyền liên quan của mình và hiến tặng tài nguyên/tác phẩm của mình vào PVCC.

Các tác phẩm hết thời hạn bảo hộ của Luật và đang nằm sẵn rồi trong PVCC thường có trong các thư viện, kho lưu trữ hoặc viện bảo tàng. Theo Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam, hầu như tất cả các tác phẩm do các tác giả Việt Nam sáng tạo ra từ năm 1900 trở về trước dọc theo lịch sử vài ngàn năm của Việt Nam, là nằm trong PVCC, vì chúng đã hết thời hạn bảo hộ của Luật. Chúng đều là các tài nguyên rất tốt cho khoa học - giáo dục - văn hóa, đặc biệt cho việc nghiên cứu trên nhiều khía cạnh dựa vào lịch sử vài ngàn năm của Việt Nam. Bất kỳ ai trong số gần 8 tỷ người trên thế giới cũng đều có quyền tự do không mất tiền để truy cập tới chúng một cách hợp pháp. Phiên bản số hóa của các tác phẩm đang nằm sẵn rồi trong PVCC cũng nên tiếp tục nằm trong PVCC, như của Europeana[2], một kho di sản văn hóa nổi tiếng của châu Âu.


C. Lợi ích của cấp phép mở, đặc biệt khi được số hóa/chuyển đổi số

Nếu bạn có một cuốn sách in là kết quả của một nghiên cứu khoa học của bạn, bạn không thể cùng một lúc cho 2 người mượn cùng cuốn sách in đó để họ đọc nó. Nhưng nếu nó được số hóa và được đặt, ví dụ, trong thư viện số của cơ sở nghiên cứu của bạn trên Internet, thì cùng một lúc hàng triệu người có thể tải nó về và đọc nó. Đây chính là sức mạnh của số hóa và chuyển đổi số.

Tuy nhiên, để hàng triệu người yên tâm tải về và đọc cuốn sách mà bạn là tác giả mà không sợ vi phạm bản quyền và các quyền liên quan của bạn, bạn cần cấp phép mở cho cuốn sách đó, ví dụ, bằng một giấy phép Creative Commons. Bằng cách này, bạn sẽ biến cuốn sách từ dạng ‘Tất cả các quyền được giữ lại’ (All Rights Reserved) thành dạng ‘Một số quyền được giữ lại’ (Some Rights Reserved) và cho phép trước các độc giả của bạn để tải về/sao chép/chia sẻ và đọc nó, mà họ không cần phải xin phép bạn thêm nữa, vì khi họ có được nó, họ biết chính xác bạn giữ lại (các) quyền gì, và cho phép họ trước rồi (các) quyền gì thông qua giấy phép mở được gắn với cuốn sách đó.

Là tác giả của cuốn sách, bạn có quyền chọn bất kỳ giấy phép mở nào bạn muốn để gắn vào cuốn sách đó. Ví dụ, nếu bạn muốn càng nhiều người đọc cuốn sách của bạn càng tốt, bạn có thể gắn giấy phép Creative Commons Attribution (CC BY). Giấy phép này sẽ cho phép các độc giả các quyền tự do không mất tiền để truy cập, sử dụng lại, tái mục đích, tùy chỉnh, phân phối lại cuốn sách của bạn, nhưng họ phải thừa nhận ghi công cho bạn vì bạn chính là tác giả của cuốn sách đó, nếu không thì họ có thể bị cả thế giới coi là ‘ăn cắp’, là vi phạm bản quyền tác giả của bạn.

Có vài điểm lưu ý ở đây, đó là:

  1. Như trên Hình 2, hai giấy phép Creative Commons (CC) nằm dưới cùng không phù hợp để cấp phép mở cho tài nguyên/tác phẩm/dữ liệu hay bất kỳ kiến thức khoa học nào để nó được gọi là KTKHM, vì CC BY-ND và CC BY-NC-ND là 2 giấy phép không cho phép người sử dụng tùy chỉnh và/hoặc sửa đổi tài nguyên/tác phẩm/dữ liệu hay bất kỳ kiến thức khoa học nào (có yếu tố ND - không phái sinh), và điều này là trái với định nghĩa KTKHM được nêu ở trên. Xem Hình 3 để dễ hình dung.


Hình 3: Các giấy phép mở Creative Commons nào là phù hợp với KTKHM


  1. Một lưu ý khác nữa, là các giấy phép mở Creative Commons thường không được sử dụng để cấp phép mở cho phần mềm và phần cứng để chúng được gọi là phần mềm nguồn mở và phần cứng nguồn mở/phần cứng mở một cách tương ứng. Để có thêm thông tin về cấp phép mở cho phần mềm và phần cứng, vui lòng xem các bài: Những điều cơ bản về nguồn mở (Phần 2)[3] và Phần cứng nguồn mở: Đổi mới sáng tạo tốc độ cao[4].

  2. Các giấy phép mở Creative Commons phù hợp với KTKHM cũng là các giấy phép y hệt phù hợp với Tài nguyên Giáo dục Mở (TNGDM).


D. Khuyến khích các tác giả cấp phép mở cho kiến thức khoa học?

Vậy làm thế nào để khuyến khích các tác giả cấp phép mở cho các kiến thức khoa học là kết quả từ các nghiên cứu khoa học của họ?

Câu hỏi này có thể trả lời bằng một câu hỏi như sau: Bạn lấy tiền ở đâu để tiến hành nghiên cứu khoa học và để tạo ra các kiến thức khoa học đó?

Trong thực tế, một mặt, có không ít các nhà nghiên cứu khoa học có tư duy mở và/hoặc có mong muốn tác phẩm của mình tạo ra được càng nhiều người đọc càng tốt, nhất là các nhà nghiên cứu khoa học trẻ, những người bắt đầu sự nghiệp nghiên cứu khoa học của mình, bất kể họ sử dụng nguồn tiền nào để tiến hành các nghiên cứu khoa học đó. Mặt khác, cũng có không ít các nhà nghiên cứu khoa học chưa/không muốn chia sẻ mở các kết quả nghiên cứu khoa học của mình vì nhiều lý do khác nhau, dù các dự án và các kết quả nghiên cứu khoa học đó không có liên quan gì tới các vấn đề cấm kỵ như an ninh quốc gia hay quyền riêng tư của công dân, ngay cả khi tiền để họ tiến hành nghiên cứu khoa học đó là từ tiền của người đóng thuế thông qua cấp vốn nhà nước.

Theo đoạn 12 KNKHM của UNESCO, có rất nhiều bên liên quan tới Khoa học Mở, gồm: các nhà nghiên cứu, nhà khoa học và học giả, các nhà lãnh đạo ở các cơ sở nghiên cứu, các nhà giáo dục, nhân viên hàn lâm, các thành viên của các hội nghề nghiệp, sinh viên, các tổ chức của các nhà nghiên cứu trẻ, các chuyên gia thông tin, các thủ thư, những người sử dụng và công chúng nói chung, bao gồm các cộng đồng, những người nắm giữ kiến thức bản địa, và các tổ chức xã hội dân sự, các nhà khoa học máy tính, các lập trình viên phần mềm, những người viết mã, các nhà sáng tạo, các nhà đổi mới, các kỹ sư, các nhà khoa học công dân, các học giả pháp lý, các luật sư, các thẩm phán và nhân viên dân sự, các nhà xuất bản, các ban biên tập và các thành viên của các hiệp hội nghề nghiệp, các nhân viên kỹ thuật, các nhà cấp vốn nghiên cứu và các nhà hảo tâm, những người làm chính sách, các hiệp hội học tập, các nhà thực hành từ các lĩnh vực nghề nghiệp, các đại diện của khu vực tư nhân có liên quan tới khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo.

D1. Hài hòa hóa lợi ích các bên liên quan tới KHM vượt ra khỏi cộng đồng khoa học truyền thống và mở rộng tới Khoa học Công dân

Các nhà nghiên cứu, các nhà khoa học và học giả, dù được thừa nhận có vai trò rất quan trọng trong việc sản xuất ra các kiến thức khoa học từ các nghiên cứu của họ, thì họ chỉ đại diện cho vài trong số rất nhiều bên liên quan của Khoa học Mở như được nêu ở trên. Lợi ích mà họ mang lại cho quốc gia và xã hội Việt Nam, cần phải được cân đo đong đếm và so sánh với lợi ích của các bên liên quan khác, và trong tổng thể nghiên cứu bức tranh chi phí/lợi ích ứng dụng và phát triển Khoa học Mở ở Việt Nam, hài hòa với lợi ích của các bên liên quan khác, đặc biệt khi tiền để họ nghiên cứu khoa học là lấy từ tiền của người dân đóng thuế thông qua việc nhà nước cấp vốn, những người đã trả tiền rồi để họ nghiên cứu, và vì thế cũng trả tiền rồi cho các kết quả nghiên cứu của các dự án nghiên cứu của họ - các xuất bản phẩm nghiên cứu, các dữ liệu nghiên cứu và các thành phần khác của kiến thức khoa học.

Cùng lúc, các nhà nghiên cứu, các nhà khoa học và học giả cũng là những người sử dụng các kiến thức khoa học khác, rất nhiều trong số đó là KTKHM tới từ sự hào phóng của cộng đồng các nhà khoa học mở, các nhà thực hành khoa học mở và của toàn thể thế giới nguồn mở với các xuất bản phẩm và dữ liệu nghiên cứu được cấp phép mở, các TNGDM, phần mềm nguồn mở/mã nguồn mở, và phần cứng mở. thế, giả thiết bạn không tán thành với việc cấp phép mở cho các kiến thức khoa học là kết quả nghiên cứu khoa học của riêng bạn, thì điều đó có thể đồng nghĩa với việc bạn tự mình giới hạn khả năng tiếp cận KTKHM của thế giới không chỉ đối với bản thân bạn, mà còn gián tiếp ảnh hưởng tới việc tiếp cận tới các KTKHM của các bên liên quan khác, nhất là khi tiền để bạn nghiên cứu khoa học được lấy từ tiền của người đóng thuế và các nghiên cứu/kết quả của các nghiên cứu đó không liên quan tới an ninh quốc gia và quyền riêng tư của công dân. Giả thiết khác không dám bàn tới ở đây, vì nó rất không công bằng, là khi bạn không tán thành với việc cấp phép mở cho các kiến thức khoa học là kết quả nghiên cứu của riêng bạn, nhưng bạn lại vẫn muốn/thích sử dụng các KTKHM do những người khác tạo ra.

Hài hòa hóa quyền lợi của các bên liên quan tới KHM như được nêu ở trên, là vấn đề quan trọng cần được giải quyết, để không xảy ra trường hợp từng bên liên quan tới KHM chỉ muốn tối đa hóa lợi ích của mình mà không cần quan tâm tới và gây thiệt hại cho lợi ích của các bên liên quan khác, cũng như cho cả xã hội.

Một ví dụ tốt trong việc hài hòa hóa lợi ích của các bên liên quan tới KHM để chúng ta tham khảo là cách xử lý của nhóm nghiên cứu Finch[5] của Vương quốc Anh, khi chính phủ Anh đã tập hợp các bên liên quan chính trong một nghiên cứu khoa học nhằm mục đích tạo sự đồng thuận trong việc hài hòa hóa quyền lợi của các bên liên quan chính đó bằng việc đưa ra 10 điểm khuyến cáo cho việc xây dựng chính sách Truy cập Mở - nền tảng của chính sách Khoa học Mở - cho Vương quốc Anh vào năm 2012.

Ngoài ra, phải kể đến một trong bốn giá trị cốt lõi của Khoa học Mở là sự đa dạng và tính hòa nhập của nó, bao gồm những người bản địa và các cộng đồng địa phương, và các tác nhân xã hội, như các bên liên quan được nêu ở trên, để “phát triển các phương pháp tham gia và các kỹ thuật thẩm định mới để kết hợp và đánh giá các đầu vào từ các tác nhân xã hội vượt ra khỏi cộng đồng khoa học truyền thống, bao gồm thông qua khoa học công dân, các dự án khoa học dựa vào nguồn đám đông, sự tham gia của các công dân vào các cơ sở lưu trữ do cộng đồng sở hữu, và các dạng khoa học có sự tham gia khác.”

D2. Cấp phép mở cho kiến thức khoa học từ nghiên cứu được nhà nước cấp vốn - từ tiền của người đóng thuế với vai trò dẫn dắt của nhà nước

Quay lại với việc cấp phép mở cho kiến thức khoa học là kết quả của nghiên cứu khoa học được nhà nước cấp vốn, KN KHM của UNESCO có đoạn như sau:

    Đảm bảo rằng nghiên cứu được nhà nước cấp vốn được triển khai dựa vào các nguyên tắc của khoa học mở phù hợp với các điều khoản của Khuyến nghị này, đặc biệt đoạn 8, và rằng kiến thức khoa học từ nghiên cứu được nhà nước cấp vốn, bao gồm các xuất bản phẩm khoa học, dữ liệu nghiên cứu mở, phần mềm nguồn mở, mã nguồn và phần cứng mở, là được cấp phép mở hoặc được hiến tặng vào phạm vi công cộng.”

Đoạn 8 chính là đoạn nêu các trường hợp ngoại lệ, như các nghiên cứu và kết quả nghiên cứu khoa học thuộc về bí mật quốc gia hay quyền riêng tư của công dân và một số trường hợp đặc biệt khác.

Như vậy là câu hỏi ở trên đã có câu trả lời, đó là: một khi bạn sử dụng tiền do nhà nước cấp, tức là tiền của người dân đóng thuế, để nghiên cứu khoa học, thì có nghĩa là những người dân đóng thuế đã trả tiền rồi cho bạn để bạn được nghiên cứu và họ cũng trả tiền rồi cho bạn để các kết quả nghiên cứu của bạn cần phải được cấp phép mở và phục vụ trở lại cho những người đóng thuế và cho xã hội, một khi các nghiên cứu đó không có liên quan gì tới vấn đề an ninh quốc gia và quyền riêng tư của công dân.

Nói một cách khác, khi bạn dùng tiền thuế của người dân qua việc cấp vốn của nhà nước để tiến hành nghiên cứu khoa học, thì, như được chỉ ra trong KN KHM của UNESCO:

kiến thức khoa học từ nghiên cứu được nhà nước cấp vốn, bao gồm các xuất bản phẩm khoa học, dữ liệu nghiên cứu mở, phần mềm nguồn mở, mã nguồn và phần cứng mở, là được cấp phép mở hoặc được hiến tặng vào phạm vi công cộng”.

Việc cấp phép mở cho kiến thức khoa học từ nghiên cứu được nhà nước cấp vốn cũng sẽ giúp loại bỏ việc người đóng thuế có thể phải trả tiền hai lần (Double Dipping) hoặc thậm chí, như đã được chứng minh, tới bốn lần cho sản phẩm nghiên cứu khoa học[6].

Điều này cho thấy vai trò của nhà nước trong việc dẫn dắt ứng dụng và phát triển KHM là quan trọng như thế nào, đặc biệt là trong việc ưu tiên sử dụng tiền đóng thuế của người dân để ứng dụng và phát triển KHM vì lợi ích của người dân và của xã hội.

Không phải chỉ có các chính phủ, nhà nước dẫn dắt và hỗ trợ tích cực cho việc ứng dụng và phát triển KTKHM, mà thực tế của thế giới đã chứng minh, nhiều tổ chức phi lợi nhuận và thiện nguyện cấp tiền cho nghiên cứu khoa học cũng có yêu cầu các nhà nghiên cứu khoa học và các tổ chức nghiên cứu và triển khai nghiên cứu khoa học nhận tiền từ họ để nghiên cứu phải cấp phép mở cho các kết quả nghiên cứu để chúng được bất kỳ ai trên thế giới cũng có quyền tự do không mất tiền để truy cập tức thì tới chúng ở thời điểm xuất bản. Liên minh S (cOAlition S), một nhóm 27 nhà cấp vốn nghiên cứu quốc gia, các tổ chức quốc tế và châu Âu và các quỹ từ thiện đã đưa ra Kế hoạch S (Plan S)[7] vào tháng 9/2018, theo đó, từ năm 2021, tất cả các xuất bản phẩm khoa học là kết quả từ nghiên cứu được nhà nước và các tổ chức thành viên của Liên minh S trợ cấp phải được xuất bản trên các tạp chí hoặc các nền tảng tuân thủ truy cập mở, với ưu tiên cấp phép mở bằng giấy phép CC BY[8].

Một ví dụ khác về ứng dụng và phát triển KTKHM, góp phần cứu sống vô số mạng người trên khắp thế giới, là sáng kiến Cam kết COVID-19 Mở (Open COVID-19 Pledge)[9], một sáng kiến được khởi xướng vào tháng 4/2020, kêu gọi các tổ chức khắp trên thế giới làm cho các bằng sáng chế và bản quyền của họ sẵn sàng tự do không mất tiền để đấu tranh với đại dịch COVID-19 bằng việc cấp phép mở với 3 loại giấy phép COVID mở. Cho tới nay, ước tính có khoảng 500.000 bằng sáng chế và nhiều bản quyền đã cam kết mở công khai để đối phó với COVID-19 từ nhiều tổ chức và/hoặc các tập đoàn/công ty khắp trên thế giới, trong đó có các tập đoàn lớn như Amazon, Facebook, HP Enterprise, IBM, Intel, Microsoft .v.v.


E. Lời kết và vài gợi ý

Để khoa học và giáo dục của Việt Nam phát triển phù hợp với xu thế không thể đảo ngược của KHM và TNGDM, có rất nhiều việc phải làm, dưới đây gợi ý vài việc cần thiết và cấp bách nhất ở thời điểm hiện tại để có thể bắt đầu đi trên con đường rất dài nhằm hiện thực hóa KHM và TNGDM, trước hết qua việc đưa KTKHM đến được và làm lợi cho xã hội tất cả mọi người ở Việt Nam, với thứ tự ưu tiên như sau:

  1. Xây dựng chính sách cấp phép mở quốc gia như là ưu tiên số 1 vào lúc này.

  2. Xác định rõ và xây dựng danh sách kiến thức khoa học là kết quả của các nghiên cứu khoa học nào được nhà nước cấp tiền sẽ phải được cấp phép mở để trở thành các KTKHM để chia sẻ mở cho bất kỳ ai muốn sử dụng chúng.

  3. Chính phủ có biện pháp để hài hòa hóa lợi ích của các bên liên quan tới khoa học mở nhằm khuyến khích truy cập mở tới KTKHM là kết quả nghiên cứu được nhà nước cấp tiền.

  4. Xây dựng và ban hành chính sách KHM quốc gia dựa vào việc bám sát và tùy chỉnh 7 khía cạnh mục tiêu và lĩnh vực hành động được nêu chi tiết trong KN KHM của UNESCO, bao gồm việc yêu cầu các nhà nghiên cứu khoa học và các bên nhận tiền từ nhà nước để tiến hành nghiên cứu khoa học phải cấp phép mở cho kiến thức khoa học là kết quả của nghiên cứu khoa học đó, phù hợp với danh sách phân loại được xác định trước rồi ở mục 2 ở trên, cùng với việc thừa nhận, thưởng cùng với các ưu đãi khác có liên quan một cách xứng đáng để khuyến khích phát triển sự nghiệp nghiên cứu khoa học mở của họ.


F. Các chú giải:

[1] UNESCO, 2021: UNESCO Recommendation on Open Science: https://unesdoc.unesco.org/ark:/48223/pf0000379949. Bản dịch sang tiếng Việt: https://www.dropbox.com/s/l3q04t99nil5mgo/379949eng_Vi-25112021.pdf?dl=0

[2] Lê Trung Nghĩa, 2021: Công nghệ mở trong các cơ sở văn hóa và giáo dục: https://giaoducmo.avnuc.vn/bai-viet-toan-van/cong-nghe-mo-trong-cac-co-so-van-hoa-va-giao-duc-513.html

[3] Lê Trung Nghĩa, 2021: Những điều cơ bản về nguồn mở (Phần 2): https://giaoducmo.avnuc.vn/bai-viet-toan-van/nhung-dieu-co-ban-ve-nguon-mo-phan-2-471.html

[4] Lê Trung Nghĩa, 2021: Phần cứng nguồn mở: Đổi mới sáng tạo tốc độ cao: https://giaoducmo.avnuc.vn/bai-viet-toan-van/phan-cung-nguon-mo-doi-moi-sang-tao-toc-do-cao-487.html

[5] Dame Janet Finch CBE, 2012: Accessibility, sustainability, excellence: how to expand access to research publications - Report of the Working Group on Expanding Access to Published Research Findings. Bản dịch sang tiếng Việt: https://www.dropbox.com/s/a33nqbqxz31s3ck/finch-report-final-Vi-30082016.pdf?dl=0

[6] Lê Trung Nghĩa, 2021: Truy cập mở kim cương và cái đích của chuyển đổi số trong xuất bản học thuật: https://giaoducmo.avnuc.vn/bai-viet-toan-van/truy-cap-mo-kim-cuong-va-cai-dich-cua-chuyen-doi-so-trong-xuat-ban-hoc-thuat-426.html

[7] cOAlition S: Making full and immediate Open Access a reality: https://www.coalition-s.org/

[8] cOAlition S: cOAlition S develops “Rights Retention Strategy” to safeguard researchers’ intellectual ownership rights and suppress unreasonable embargo periods. Bản dịch sang tiếng Việt: https://giaoducmo.avnuc.vn/truy-cap-mo/lien-minh-s-phat-trien-chien-luoc-duy-tri-cac-quyen-de-bao-ve-cac-quyen-so-huu-tri-tue-cua-cac-nha-nghien-cuu-va-bai-bo-cac-giai-doan-cam-van-vo-ly-265.html

[9] Lê Trung Nghĩa, 2021: Khoa học Mở, Truy cập Mở và tác động của đại dịch COVID-19: https://tiasang.com.vn/-doi-moi-sang-tao/Khoa-hoc-Mo-Truy-cap-Mo-va-tac-dong-cua-dai-dich-COVID19-28215




 

Giấy phép nội dung: CC BY-SA 4.0 Quốc tế

Lê Trung Nghĩa