Thứ Ba, 31 tháng 8, 2021

‘Biến Truy cập Mở đầy đủ & tức thì thành hiện thực’ - bản dịch sang tiếng Việt


Là tài liệu của Liên minh S xuất bản vào tháng 3/2021 giới thiệu bản thân Liên minh S, 27 thành viên là các nhà cấp vốn nghiên cứu của nó cho tới thời điểm xuất bản tài liệu này, và quan trọng hơn, 10 nguyên tắc của Kế hoạch S đã có hiệu lực từ 01/01/2021 mà các bên hưởng lợi / các bên nhận tiền từ các thành viên của nó để nghiên cứu phải tuân thủ.


Tự do tải về bản dịch sang tiếng Việt có 5 trang của tài liệu ở địa chỉ: https://www.dropbox.com/s/33et1lde5qxegb3/Plan-S_profile_March2021_Vi-30082021.pdf?dl=0


Blogger: Lê Trung Nghĩa

letrungnghia.foss@gmail.com

Thứ Hai, 30 tháng 8, 2021

Phần cứng nguồn mở: Đổi mới sáng tạo tốc độ cao

(Bài đăng trên tạp chí Tia Sáng, xuất bản tháng 8/2021. Phiên bản điện tử có tại địa chỉ: https://tiasang.com.vn/-doi-moi-sang-tao/Phan-cung-nguon-mo-Doi-moi-sang-tao-toc-do-cao-28439)


Không chỉ có phần mềm nguồn mở (PMNM), mà còn có cả phần cứng nguồn mở (PCNM) hay phần cứng mở (PCM), và trên thực tế, PCNM/PCM được khởi nguồn và phát triển nhờ vào cảm hứng được truyền từ chính PMNM. PCNM có thể là một cách để thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong sản xuất và chế tạo phần cứng nhanh nhất và rẻ nhất.


A. Định nghĩa và nguyên tắc của phần cứng nguồn mở (PCNM)[1]

Phần cứng nguồn mở là phần cứng mà thiết kế của nó được làm cho sẵn sàng công khai sao cho bất kỳ ai cũng có thể nghiên cứu, sửa đổi, phân phối, chế tạo, và bán thiết kế hoặc phần cứng dựa vào thiết kế đó. Nguồn phần cứng, thiết kế từ đó nó được làm, là sẵn sàng ở định dạng được ưu tiên để sửa đổi được nó. Lý tưởng, phần cứng nguồn mở sử dụng những thứ có sẵn rồi như các thành phần và tư liệu, các quy trình tiêu chuẩn, hạ tầng mở, nội dung không bị hạn chế, và các công cụ thiết kế nguồn mở để tối đa hóa khả năng của các cá nhân để chế tạo và sử dụng phần cứng. Phần cứng nguồn mở trao cho mọi người quyền tự do để kiểm soát công nghệ của họ trong khi chia sẻ kiến thức và khuyến khích thương mại thông qua trao đổi mở các thiết kế.

Nguyên tắc 1.0 của Phần cứng Nguồn Mở – OSHW (Open Source Hardware) được Hiệp hội Phần cứng Nguồn Mở – OSHWA (Open Source Hardware Association) nêu rõ:

Định nghĩa phần cứng nguồn mở (OSHW) 1.0 dựa vào Định nghĩa Nguồn Mở cho Phần mềm Nguồn Mở.

Trong khi định nghĩa PMNM tuân thủ nguyên tắc với 10 tiêu chí[2], thì định nghĩa PCNM tuân thủ nguyên tắc tương tự với 12 tiêu chí[1], được liệt kê và so sánh với nhau như bảng bên dưới.

So sánh các tiêu chí các điều khoản phân phối phải tuân thủ của PCNM và PMNM


B. Cấp phép mở cho PCNM

Cũng giống như bất kỳ tài nguyên mở nào khác, để phần cứng được gọi là MỞ, chúng cần phải được cấp phép mở.

Định nghĩa PCNM ở trên theo nguyên tắc tuân thủ với 12 tiêu chí thể hiện ý định giúp cung cấp các hướng dẫn để phát triển và đánh giá các giấy phép cho PCNM.

Trong khi PMNM dành cho các sản phẩm vô hình, thì PCNM là khái niệm dành cho các chế tác hữu hình - máy móc, thiết bị, hoặc những đồ vật khác, với thiết kế của nó được phát hành cho công chúng theo cách thức mà bất kỳ ai cũng có thể chế tạo, sửa đổi, phân phối, và sử dụng chúng. Chính vì điều này, việc cấp phép mở cho PCNM, một mặt cũng giống như với PMNM, mặt khác là phức tạp hơn.

Phần cứng là khác với phần mềm ở chỗ các tài nguyên vật lý phải luôn có cam kết để chế tạo ra các hàng hóa vật lý. Theo đó, những người hoặc công ty nào sản xuất các mặt hàng (“sản phẩm”) theo giấy phép PCNM có nghĩa vụ phải làm rõ:

  1. các sản phẩm đó không phải do nhà thiết kế ban đầu sản xuất, bán, bảo hành hoặc sẽ bị xử phạt nếu làm khác; và

  2. không được phép sử dụng bất kỳ nhãn hiệu nào thuộc sở hữu của nhà thiết kế gốc ban đầu.

B1. Các loại giấy phép mở thường gặp trong PCNM

Với một dự án PMNM, các giấy phép mở được cấp cho phần mềm và tài liệu đi kèm với nó, còn với một dự án PCNM, có thể có các khả năng sau:

  1. PCNM không đi kèm phần mềm. Khi này sẽ có việc cấp phép mở cho PCNM và các tài liệu đi kèm với nó;

  2. PCNM có đi kèm PMNM. Khi này sẽ có việc cấp phép mở cho cả PCNM, PMNM và các tài liệu đi kèm với cả PCNM lẫn PMNM;

Hình 1 cho thấy các loại giấy phép thường được sử dụng trong một dự án PCNM có đủ các yếu tố phần cứng, phần mềm và tài liệu, gồm:


Hình 1. Các loại giấy phép thường được sử dụng trong các dự án PCNM


  • cho PCNM: các loại giấy phép như CERN[3], Solderpad[4] và TAPR[5],

  • cho tài liệu: các loại giấy phép như CC0, CC BY, và CC BY-SA,

  • cho PMNM: các loại giấy phép như Apache, GPL, LGPL, MIT, Mozilla, .v.v.


B2. Các tiếp cận cấp phép mở cho một dự án PCNM

Hiện có 2 cách tiếp cận về cấp phép mở cho một dự án PCNM[6]:

  • Một cách tiếp cận được Javier Serrano của CERN đưa ra là để tận dụng được kho các giấy phép PMNM đã chín muồi và được kiểm thử tốt đang có sẵn rồi và sau đó dịch các khái niệm của phần mềm cho phù hợp với ngữ cảnh của phần cứng. Lý tưởng, điều này có thể thông qua thứ gì đó được nhà quản lý các giấy phép sẵn có đó phát hành, làm việc về khả năng áp dụng được các giấy phép phần mềm có sẵn của họ cho các thiết kế theo ngôn ngữ mô tả phần cứng - HDL (Hardware Description Languages). Là phổ biến trong thập kỷ trước để cấp phép cho mã HDL theo các giấy phép Copyleft như GNU GPL và LGPL, và theo các giấy phép dễ dãi cho PMNM như BSD và MIT, với ý tưởng là ý định chung của giấy phép được sử dụng đó. Với số lượng lớn các tác phẩm HDL đã được gắn giấy phép như của phần mềm, việc cung cấp cơ sở pháp lý vững chắc hơn cho chúng thông qua bản dịch một số khái niệm kỹ thuật được sử dụng sẵn rồi trong giấy phép phần mềm như GNU GPL sẽ rất có lợi.

  • Một cách tiếp cận khác là tùy chỉnh các giấy phép phần mềm đang có và thay thế các khái niệm phần mềm không tương thích bằng các khái niệm áp dụng được để sử dụng trong các bán dẫn và các mảng logic lập trình được – FPGA (Field Programmable Gate Array). Các giấy phép dạng này gồm giấy phép Solderpad dựa vào giấy phép phần mềm Apache, và giấy phép mô tả phần cứng mở OHDL (Open Hardware Description License) dựa vào giấy phép công cộng Mozilla – MPL (Mozilla Public License). Giấy phép phần cứng mở của CERN (CERN OHL) dựa vào việc tùy chỉnh giấy phép GNU GPL để sử dụng cho PCNM.

B3. Lướt qua khía cạnh sở hữu trí tuệ của PCNM

Với việc cấp phép mở cho PCNM như được nêu ở trên, có thể thấy, giống như các dự án PMNM, các dự án PCNM cũng rất quan tâm tới vấn đề sở hữu trí tuệ, cả bản quyền và các quyền tác giả[7] đối với các sản phẩm của chúng.

Còn ở khía cạnh bằng sáng chế thì sao?

Trong thế giới nguồn đóng có không ít các công ty, ví dụ cụ thể như trong lĩnh vực phần mềm, không tạo ra bất kỳ sản phẩm phần mềm nào cho xã hội, ngoài việc buôn bán các bằng sáng chế có liên quan tới phần mềm bằng bất kỳ phương thức nào, kể cả phương thức sử dụng các bằng sáng chế để tống tiền các công ty khởi nghiệp thông qua các vụ kiện, họ thường được biết tới bằng cái tên - các quỷ lùn bằng sáng chế (Patent trolls) hoặc các ‘thực thể đòi quyền lợi bằng sáng chế’ – PAE (Patent Assertion Entities) hay các ‘thực thể không hoạt động thực tiễn’ - NPE (Non-Practicing Entities). Các thực thể đó thường cản trở sự phát triển của cả phần cứng và phần mềm, làm gia tăng giá thành sản phẩm, tạo ra gánh nặng lên người tiêu dùng và xã hội, và làm xói mòn ý nghĩa cũng như mục đích của Luật về bằng sáng chế[8].

Còn trong thế giới nguồn mở, bao gồm cả phần cứng và phần mềm, Mạng Phát minh Mở - OIN (Open Invention Network)[9] là tổ chức quản lý hơn 1.100 bằng sáng chế và đơn xin cấp bằng sáng chế toàn cầu để xúc tác cho ứng dụng và phát triển nguồn mở, bảo vệ nguồn mở và giúp cho các cộng đồng nguồn mở giảm thiểu các rủi ro về bằng sáng chế trong Linux và các công nghệ nguồn mở có liên quan, nhất là trong các vụ kiện liên quan tới bằng sáng chế. Bên cạnh đó, cũng cần nêu một thực tế khác, là thế giới PMNM có phong trào ‘Chấm dứt bằng sáng chế phần mềm’ (End Software Patents), nó đấu tranh chống lại việc cấp bằng sáng chế cho phần mềm, một câu chuyện dài và không nằm trong phạm vi của bài viết này.

Các ví dụ dưới đây là về các dự án PCNM từ chối và/hoặc không muốn làm các bằng sáng chế cho sản phẩm của họ, chỉ vì họ muốn phát triển chúng nhanh hơn nhiều và với giá thành ít hơn nhiều, nhờ vào công nghệ mở.

  • Dự án máy in Lulzbot 3D (https://www.lulzbot.com/), giám đốc điều hành của dự án nói: “Chiến lược của riêng chúng tôi là không làm bằng sáng chế cho bất kỳ điều gì, mà để thiết lập sự tinh xảo trước nhất càng sớm càng tốt nếu chúng tôi có thể. Vì thế khi chúng tôi phát triển mọi điều, chúng tôi cố gắng đẩy nó ra ngoài càng sớm có thể càng tốt và hy vọng thiết lập được sự tinh xảo trước nhất nếu còn chưa có sự tinh xảo sớm hơn”, “Điều đó cho phép chúng tôi phát triển nhanh hơn nhiều”[10]. Điều này là rất giống với những gì được Eric Raymond nêu trong tiểu luận nổi tiếng của ông “Nhà thờ lớn và cái chợ” khi nói về triết lý phát triển của PMNM: “Phát hành sớm, phát hành thường xuyên. Và hãy lắng nghe các khách hàng của bạn.” (Release early, release often. And listen to your customers.)[11]


Hình 2. Các loại máy in 3D của dự án PCNM Lulzbot 3D

  • Tương tự, cộng đồng e-NABLE (http://enablingthefuture.org/), nơi có dự án sản xuất các bàn tay cơ khí giúp cho những người có khuyết tật bàn tay, ví dụ như, mất ngón tay, cũng có quyết định, “không làm bằng sáng chế cho thiết kế và không bán thiết kế cho các công ty chỉ muốn bán nó cho những người cần nó với giá hàng trăm và có thể hàng ngàn USD. Họ đã muốn xuất bản thiết kế theo cách mở, và hy vọng mọi người có thể làm được bàn tay làm việc được với giá thành ít hơn 100 USD.


Hình 3. Các loại bàn tay cơ khí cho người khuyết tật của cộng đồng PCNM e-NABLE

Ngày nay, công nghệ in 3D đang phát triển rất nhanh, nó có thể tạo ra nhiều sản phẩm khó có thể tưởng tượng ra được trước đó, ví dụ như, xây nhà 130 mét vuông để ở[12], xây lõi lò phản ứng hạt nhân[13], hay thậm chí làm món bò bít tết nhân tạo[14], .v.v.


C. Cộng đồng PCNM trong một số lĩnh vực

Cũng giống như với việc phát triển PMNM, các cộng đồng, chứ không phải các công ty hay các tập đoàn, đóng vai trò chính trong phát triển PCNM. Vì số lượng các cộng đồng PCNM là nhiều, bạn có thể tham khảo thêm về chúng trong 2 tài liệu: (1) Bit và Bu lông[15]; và (2) Làm bằng Creative Commons[16]. Bên dưới đây chỉ nêu ví dụ vắn tắt vài trong số các cộng đồng đó.

C1. Cộng đồng máy bay không người lái - UAV (Unmanned Aerial Vehicle)

Trên trang chủ của cộng đồng này (https://diydrones.com/) có đoạn giới thiệu: Cộng đồng này là nơi sinh ra ArduPilot, nền tảng lái tự động vạn năng đầu tiên trên thế giới (máy bay, máy bay trực thăng đa năng và tất cả các loại tàu lượn trên mặt đất). Ngày nay máy lái tự động Pixhawk chạy với một loạt các hệ thống phần mềm mạnh chuyên dành cho máy bay không người lái (UAV) đủ mọi loại dạng, tự do không mất tiền và mở. Đây là cộng đồng với hơn 92.000 thành viên. Một doanh nhân và là thành viên của cộng đồng này đã từng nói trong một bài báo xuất bản năm 2012[17]: “Trong vòng 2 năm, chúng tôi đã bắt đầu phá vỡ một nền công nghiệp nhiều triệu USD với mô hình nguồn mở... Chúng tôi có thể đưa ra 90% hiệu năng của các máy bay không người lái quân sự chỉ với 1% giá thành”. Cộng đồng này được chia thành hàng chục nhóm khác nhau, mỗi nhóm có hàng trăm hoặc hàng ngàn thành viên với nhiều sản phẩm/bộ sản phẩm tương ứng của từng nhóm[18].

C2. Cộng đồng Arduino (https://www.arduino.cc/)

Arduino là nền tảng điện tử nguồn mở vì lợi nhuận và là công ty phần cứng và phần mềm máy tính. Được thành lập vào năm 2005 ở Ý. Mô hình doanh thu của nó là lấy tiền đối với các bản sao vật lý (bán các bo mạch, module, bảng mạch, và các bộ công cụ), cấp phép cho nhãn hiệu (các khoản phí những ai muốn bán các sản phẩm Arduino phải trả khi sử dụng tên của họ). Nền tảng này đã tích hợp các phần mềm, phần cứng, các bộ kiểm soát nhỏ, và các đồ điện tử. Tất cả các khía cạnh của nền tảng đó đã được cấp phép mở: các bản thiết kế và tài liệu phần cứng với giấy phép Creative Commons Ghi công - Chia sẻ Tương tự – CC BY-SA (Attribution-Share-Alike), và phần mềm với giấy phép GNU General Public License (GPL). Tới tháng 1/2017, cộng đồng này đã có 324.928 thành viên khắp trên thế giới với vô số các sản phẩm và các sách hướng dẫn mọi cấp độ cho người sử dụng, từ những người mới bắt đầu cho tới những người chuyên nghiệp[19].

C3. Cộng đồng Sparkfun (https://www.sparkfun.com/)

SparkFun là nhà bán lẻ đồ điện tử trên trực tuyến chuyên về PCNM. Được thành lập vào năm 2003 ở nước Mỹ. Mô hình doanh thu của nó là lấy tiền đối với các bản sao vật lý (bán đồ điện tử). Công ty đã tăng trưởng từ một dự án tự làm thành một tập đoàn với 140 nhân viên. Vào năm 2015, SparkFun đã kiếm được 33 triệu USD doanh thu.

Theo CEO SparkFun Nathan Seidle:

Chúng tôi có hàng đống cơ hội để giáo dục cho thế hệ tiếp sau các công dân kỹ thuật. Mục tiêu của chúng tôi là tác động tới cuộc sống của 350.000 học sinh trung học tới năm 2020”.

Giấy phép Creative Commons nằm bên dưới tất cả các sản phẩm của SparkFun là trung tâm cho sứ mệnh này. Giấy phép đó không chỉ là dấu hiệu thiện chí để chia sẻ, mà nó còn thể hiện mong muốn để những người khác tham gia vào và sửa đổi các sản phẩm của họ, vừa để học và để làm cho các sản phẩm của họ tốt hơn. SparkFun sử dụng giấy phép Ghi công - Chia sẻ Tương tự (CC BY-SA), nó là giấy phép copyleft”, cho phép mọi người làm bất kỳ điều gì với nội dung miễn là họ thừa nhận ghi công và làm cho bất kỳ tùy biến thích nghi nào cũng sẵn sàng theo các điều khoản cấp phép y hệt.


Hình 4. Trang tài liệu hướng dẫn PCNM của Sparkfun mang giấy phép CC BY-SA 3.0


C4. Các cộng đồng PCNM hiện nay thường có trong các lĩnh vực nào?

Không dễ để hình dung PCNM hiện nay đang được ứng dụng và phát triển trong các lĩnh vực nào. Mẫu tờ khai đề nghị cấp chứng chỉ cho một dự án PCNM của Hiệp hội PCNM (Open Source Hardware Association)[20] có lẽ gợi ý cho chúng ta về điều này. Như được minh họa trên Hình 5, PCNM hiện có mặt trong nhiều lĩnh vực như: in 3D, điện tử, Internet của Vạn vật (IoT), âm thanh, nông nghiệp, chế tạo, hàng không, nghệ thuật, môi trường, người máy, công cụ, giáo dục, kết nối trong gia đình, khoa học, các đồ vật đeo trên người, .v.v.


Hình 5. Danh sách chọn các lĩnh vực của một dự án PCNM


D. COVID-19 và sự nổi lên mạnh mẽ của PCNM về PPE và vật tư y tế

Có lẽ trong lịch sử nhân loại, không có bất kỳ một cộng đồng chế tạo nào được hình thành một cách nhanh chóng chỉ trong vài tuần như cộng đồng PCNM cung ứng các thiết bị bảo vệ cá nhân - PPE (Personal Protective Equipment) và các vật tư y tế bị thiếu hụt nghiêm trọng vì sự đứt gẫy của chuỗi cung ứng toàn cầu của nó khi xuất hiện đại dịch COVID-19. Đoạn dưới đây mô tả về sự kiện lịch sử có một không hai này vào những ngày đầu của đại dịch:

Trích dẫn[21]

Vào ngày 07/02/2020, với chỉ 270 trường hợp COVID-19 được ghi nhận và 1 trường hợp được báo chết ngoài Trung Quốc lục địa, Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) TS. Tedros Adhanom Ghebreyesus đã đưa ra cảnh báo: “Thế giới đang đối mặt sự thiếu hụt lâu dài trang thiết bị bảo vệ cá nhân - PPE (Personal Protective Equipment)”… Bất chấp cảnh báo, các hệ thống đã thất bại để đáp ứng các nhu cầu do khủng hoảng bùng nổ tạo ra. Các lãnh đạo doanh nghiệp trong giới công nghiệp sản xuất đã gióng lên hồi chuông cảnh báo rằng họ sẽ không thể tăng cường sản xuất trang thiết bị nếu không có sự hỗ trợ và phối hợp của chính phủ... Đã rõ ràng là cần nhiều hơn các trang thiết bị và các chuỗi cung ứng truyền thống đã không đáp ứng được nhiệm vụ đó… Hàng ngàn cá nhân - khắp đất nước, và khắp trên thế giới - đã ứng phó tại thời điểm cần thiết này một cách khéo léo. Họ đã hình thành các mạng ảo - nhỏ và phi chính quy trước hết, nhanh chóng trở nên lớn hơn - để thiết kế, sản xuất, và phân phối các vật tư y tế. Các mạng đó đã kích hoạt các kỹ sư, những người chuyên môn về y tế, chuyên gia hậu cần, và các chuyên gia điều chỉnh pháp luật để thiết kế trang thiết bị mới có thể được tạo ra bằng các vật liệu và trang thiết bị có trong tay. Họ khai thác năng lực sản xuất len lỏi trong các ngõ ngách của các cộng đồng để sản xuất nó và tìm cách phân phối thiết bị đến những nơi có nhu cầu cấp thiết.

Một chuỗi cung ứng mới được phân phối, được sản xuất ở địa phương rộng khắp quốc gia và khắp trên thế giới đã xuất hiện từ con số không chỉ trong vài tuần.

Hết trích dẫn

Trên trang cộng đồng Vật tư Y tế Nguồn Mở - OSMS (Open Source Medical Suppliers) ghi nhận tác động của cộng đồng PCNM này lên xã hội như được minh họa trên Hình 6, cụ thể với: hơn 42.000 thành viên tham gia; với các nỗ lực ứng phó tích cực của 1.878 cá nhân và nhóm ở các địa phương tại 86 quốc gia trên thế giới, trong đó có 1 nhóm ở thành phố Hồ Chí Minh của Việt Nam - nhóm Fab Lab (xem Hình 7); với hơn 48 triệu vật tư y tế và PPE với hàng loạt các sản phẩm khác nhau (xem Hình 8) được cộng đồng toàn cầu phân phối có giá trị ước tính khoảng 271 triệu USD.


Hình 6. Tác động toàn cầu của cộng đồng Vật tư Y tế Nguồn Mở (OSMS)[22]


Hình 7. Fab Lab, nhóm duy nhất của Việt Nam được ghi nhận trên bản đồ thế giới[23]


Hình 8. Nhiều sản phẩm trong các dự án PCNM của OSMS[24]

E. So sánh mô hình phát triển PCNM và phần cứng nguồn đóng

Thực tế ngày nay, đặc biệt trong giai đoạn đại dịch COVID-19[25], đã rõ ràng cho thấy:

Các quy trình thiết kế kỹ thuật truyền thống là “nguồn đóng” - các kết quả đầu ra của chúng được coi là sở hữu trí tuệ của các công ty trả tiền cho các nhóm những người thiết kế và các kỹ sư. Trong khi có hiệu quả và lợi nhuận qua thời gian dài, dạng phát triển này có thể là chậm và có hạn chế, khi từng nhóm làm việc trong một giải pháp phải tiến hành nghiên cứu người sử dụng của riêng nó, phát triển các yêu cầu dự án của riêng nó, lặp đi lặp lại trong thiết kế và nguyên mẫu, và phát triển các thiết kế của riêng nó cho các quy trình chế tạo cụ thể.

Ngược lại, các quy trình thiết kế và kỹ thuật nguồn mở có thể diễn ra cực kỳ nhanh chóng, khi toàn bộ các cộng đồng của hàng trăm ngàn người có thể đóng góp cho sự hiểu biết được chia sẻ của nghiên cứu, các yêu cầu của dự án, các thiết kế, và các quy trình chế tạo. Do tất cả thông tin và thiết kế nguồn mở đều được công khai, bất kỳ ai trên thế giới (chứ không chỉ là bất kỳ ai ở Việt Nam) đều có thể bổ sung vào khối kiến thức này, phát triển các thiết kế phái sinh, hoặc sản xuất các vật tư từ các kế hoạch hiện có mà không cần phải thiết kế cho riêng họ.


F. Kết luận và vài gợi ý

Được truyền cảm hứng từ PMNM, các dự án PCNM cũng được phát triển dựa vào cộng đồng. Để một phần cứng được gọi là PCNM thì bản thân phần cứng đó PHẢI được cấp phép mở; cùng với nó, các tài liệu hướng dẫn sử dụng và các tài liệu liên quan khác cũng được cấp phép mở, bao gồm các bản vẽ thiết kế, vì vậy cho phép bất kỳ ai trên thế giới cũng có thể tải về và sửa đổi các thiết kế cho phù hợp với mục đích của mình/địa phương/quốc gia mình. Trong các trường hợp, nơi dự án PCNM đi kèm với cả phần mềm, thì các phần mềm cùng với các tài liệu đi kèm với nó cũng được cấp phép mở một cách tương ứng.

Thực tế đã chỉ ra, nhờ có đặc thù được cấp phép mở, PCNM thường được phát triển nhanh hơn, với sản phẩm có giá thành rẻ hơn hoặc rẻ hơn nhiều/rất nhiều so với phần cứng nguồn đóng có cùng chất lượng. Giá trị mang lại của nguồn mở nói chung, PCNM nói riêng, không chỉ thuần túy là giá trị kinh tế, mà còn cả giá trị xã hội và văn hóa.

Sự hình thành và phát triển của các cộng đồng PCNM trong đại dịch COVID-19 để ứng phó với sự thiếu hụt nghiêm trọng, thậm chí sự đứt gẫy hoàn toàn các chuỗi cung ứng các thiết bị bảo vệ cá nhân (PPE) và vật tư y tế ở nước Mỹ và trên toàn cầu đã minh chứng cho khả năng và sức mạnh vô song của các cộng đồng PCNM, khi mà cả các cơ quan chức trách của chính phủ cũng như các nhà cung cấp vật tư y tế của giới công nghiệp “nguồn đóng” truyền thống đã hoàn toàn thất bại trong việc ứng cứu khẩn cấp trong đại dịch COVID-19, vì vậy nó đã góp phần định hướng cho không chỉ chính phủ Mỹ, mà có thể còn cho cả chính phủ nhiều quốc gia khác, trong việc xây dựng các hệ thống dự phòng và ứng cứu khẩn cấp trong tương lai dựa vào các cộng đồng thiết kế/chế tạo và cung ứng PCNM để đối phó với các thảm họa và/hoặc đại dịch tương tự như với COVID-19, để điều chỉnh các chính sách hiện hành nhằm tạo thuận lợi cho việc phát triển các cộng đồng PCNM ở mức quốc gia và quốc tế.

Không phải ngẫu nhiên, nước Mỹ, quốc gia chịu tổn thất lớn nhất thế giới vì đại dịch COVID-19, với hơn 600.000 người chết, cũng là nơi mà cộng đồng Vật tư Y tế Nguồn Mở (OSMS) được hình thành và phát triển vượt bậc trong thời gian hơn một năm qua, đã đưa ra hàng loạt các khuyến cáo dựa trên 3 khía cạnh nhằm đảm bảo những thiệt hại như đại dịch COVID-19 sẽ không bao giờ được lặp lại trong tương lai, chúng gồm:

  1. Cộng đồng và sự phối hợp. Cải thiện sự phối hợp giữa các cộng đồng PCNM và chính phủ. Một trong những việc quan trọng là xây dựng thư viện kỹ thuật số các thiết kế PCNM; và hỗ trợ liên tục về tài chính và hoạt động cho dự phòng chế tạo số quốc gia.

  2. Xây dựng quy mô và năng lực. Tìm kiếm các cách thức nhằm đảm bảo tính bền vững và tính minh bạch trong hoạt động của các cộng đồng PCNM.

  3. Các tiêu chuẩn và quy định. Hệ thống các tiêu chuẩn và quy định hiện hành chỉ phục vụ cho phát triển phần cứng truyền thống “nguồn đóng” và cần phải thay đổi để bao gồm cả dạng thiết kế sáng tạo của PCNM.

Chi tiết các khuyến cáo theo 3 khía cạnh nêu trên được chi tiết hóa trong tài liệu: “Kết hợp lại thành một giải pháp: Những bài học từ phần cứng nguồn mở đối phó với COVID-19[26]” có lẽ là rất đáng để Việt Nam tham khảo.

Cũng cần lưu ý là, PCNM là một trong những thành phần chính của Khoa học Mở, một xu thế hầu như không thể đảo ngược của thế giới ngày nay, trong khi ở Việt Nam cho tới thời điểm này, khó có thể nhận ra các dấu hiệu rõ ràng nào về sự hiện diện của nó.


G. Các chú giải

[1] Open Source Hardware Association: Definition: https://www.oshwa.org/definition/. Bản dịch sang tiếng Việt: https://giaoducmo.avnuc.vn/phan-cung/dinh-nghia-phan-cung-nguon-mo-438.html

[2] Open Source Initiative: The Open Source Definition: https://opensource.org/docs/osd

[3] Giấy phép PCNM CERN: https://ohwr.org/project/cernohl/wikis/home

[4] Giấy phép PCNM Solderpad: http://solderpad.org/licenses/

[5] Giấy phép PCNM TAPR: https://tapr.org/the-tapr-open-hardware-license/

[6] FOSSi Foundation: Free and Open Source Silicon Licensing: https://www.fossi-foundation.org/licensing

[7] Lê Trung Nghĩa, 2021: Những điều cơ bản về nguồn mở (Phần 1). Xem phần: Mô hình cấp phép của PMNM. https://tiasang.com.vn/-doi-moi-sang-tao/Nhung-dieu-co-ban-ve-nguon-mo-Phan-1-28248.

[8] Brian T. Yeh, 2012: An Overview of the "Patent Trolls" Debate. Bản dịch sang tiếng Việt: https://www.dropbox.com/s/hoxw918wdxu31bi/Overview-of-the-%27Patent-Trolls%27-Debate-Vi-05112012.pdf?dl=0

[9] Open Invention Network: https://openinventionnetwork.com/

[10] Open Voices, Issue 14, 2014: Bits and Bolts. Bản dịch sang tiếng Việt: https://www.dropbox.com/s/a3wvx5bxlgikuar/open_hardware_source-Vi-05022017.pdf?dl=0, tr. 45

[11] AZ Quotes: Eric S. Raymond Quotes - Page 2: https://www.azquotes.com/author/22230-Eric_S_Raymond?p=2

[12] Mỹ: Nhà đúc bằng máy in 3D (VOA): https://www.youtube.com/watch?v=K0gty7UV81M

[13] Jason K Ellis, May 11, 2020: 3D-printed nuclear reactor promises faster, more economical path to nuclear energy :https://www.ornl.gov/news/3d-printed-nuclear-reactor-promises-faster-more-economical-path-nuclear-energy

[14] VnExpress: Bò bít tết in 3D đầu tiên trên thế giới: https://vnexpress.net/bo-bit-tet-in-3d-dau-tien-tren-the-gioi-4126716.html

[15] Open Voices, issue 14, 2014, CC BY-SA 4.0: Bit and Bolts. Bản dịch sang tiếng Việt: https://www.dropbox.com/s/6uwmie5mgwf4i23/open_hardware_source-Vi-05022017.odt?dl=0

[16] Paul Stacey and Sarah Hinchliff Pearson, 2017: Made with Creative Commons. Bản dịch sang tiếng Việt: https://www.dropbox.com/s/a6n50my7owufi6w/Made%20with%20Creative%20Commons_Vi-10022020.pdf?dl=0, CC BY-SA 4.0.

[17] Dean Takahashi, 2012: Open source model disrupts the commercial drone business. Bản dịch sang tiếng Việt: https://vnfoss.blogspot.com/2012/08/mo-hinh-nguon-mo-pha-vo-kinh-doanh-may.html

[18] DIY Drones: GROUPS: https://diydrones.com/group?page=1

[19] Arduino: Arduino Products: https://www.arduino.cc/en/Main/Products

[20] OSHWA: Certify a project: https://application.oshwa.org/apply

[21] Anne Bowser, Alex Long, Alexandra Novak, Alison Parker, Michael Weinberg, 2021: Stitching together a solution: Lessons from the open source hardware response to Covid-19. Bản dịch sang tiếng Việt: https://www.dropbox.com/s/7vnlqayb0l153us/stitching-together-a-solution-202102_Vi-24062021.pdf?dl=0, tr. 4-5.

[22] OSMS: Collective Global Impact: https://opensourcemedicalsupplies.org/impact/

[23] OSMS: LOCAL RESPONSE WORLD MAP: https://opensourcemedicalsupplies.org/local-response/map/

[24] OSMS: Search Our Open Source Library: https://opensourcemedicalsupplies.org/library/?library=category&filterState=%7B%22nodeFilters%22%3A%7B%7D%2C%22categoriesFilters%22%3A%7B%7D%2C%22searchBar%22%3A%22%22%7D

[25] Open Source Medical Suppliers (OSMS) and Nation of Makers, 2021: DESIGN | MAKE | PROTECT: https://opensourcemedicalsupplies.org/wp-content/uploads/2021/01/Design-Make-Protect_21.01.27.pdf, CC BY-SA 4.0, p. 25-26.

[26] Anne Bowser, Alex Long, Alexandra Novak, Alison Parker, Michael Weinberg, 2021: Stitching together a solution: Lessons from the open source hardware response to Covid-19. Bản dịch sang tiếng Việt: https://www.dropbox.com/s/7vnlqayb0l153us/stitching-together-a-solution-202102_Vi-24062021.pdf?dl=0, tr. 34-39.



 

Giấy phép nội dung: CC BY-SA 4.0 Quốc tế.

Lê Trung Nghĩa

Chủ Nhật, 29 tháng 8, 2021

‘Đầu tư vào hướng nghiệp - Ẩn bản được làm lại 2021’ - bản dịch sang tiếng Việt


Là tài liệu do 6 tổ chức cùng xây dựng, gồm: EC, ETF, CEDEFOP, OECD, ILO, UNESCO. Tài liệu nêu:

Hướng nghiệp hiệu quả giúp cho các cá nhân đạt được tiềm năng của họ, các nền kinh tế trở nên hiệu quả hơn và các xã hội trở nên công bằng hơn… Thị trường lao động ngày nay là hỗn loạn hơn. COVID-19 đã phá hủy sâu nhu cầu đối với các nhân công và đã tăng tốc các nguyên mẫu của tự động hóa chuyển đổi số đang làm thay đổi triệt để đặc tính công việc và làm gia tăng rủi ro mất việc làm và việc làm bấp bênh hơn... Hướng nghiệp đóng vai trò cơ bản trong các kế hoạch phục hồi và giúp mọi người ở mọi độ tuổi và nền tảng điều hướng sự phá hủy như vậy.


Tự do tải về bản dịch sang tiếng Việt của tài liệu có 33 trang tại địa chỉ: https://www.dropbox.com/s/71r71ypf4h8r0zt/Investing%20in%20CG_booklet_EN_Vi-26082021.pdf?dl=0


Blogger: Lê Trung Nghĩa

letrungnghia.foss@gmail.com

Thứ Năm, 26 tháng 8, 2021

‘Mất việc làm và COVID-19: vấn đề làm việc từ xa, tự động hóa và các nhiệm vụ trong công việc?’ - bản dịch sang tiếng Việt

 


Là tài liệu của các tác giả Livanos, I. and Ravanos, P. (2021) do Văn phòng Xuất bản của Liên minh châu Âu ở Luxembourg xuất bản. Đây là tài liệu làm việc của Cedefop; No 4. http://data.europa.eu/doi/10.2801/00455; giấy phép mở CC BY 4.0 Quốc tế.


Tài liệu đưa ra dự báo ban đầu về khả năng mất việc làm từ sự tăng cường làm việc từ nhà - WFH (Work From Home) và rủi ro tự động hóa công việc vì đại dịch COVID-19 cho các quốc gia, các nền công nghiệp và nghề nghiệp khắp Liên minh châu Âu trong 3 giai đoạn: (1) giai đoạn sốc vì COVID-19 trong các năm 2020-2021; (2) giai đoạn phục hồi ngắn hạn 2023-2024; và giai đoạn trung hạn 2024-2030.


Tự do tải về bản dịch sang tiếng Việt có 48 trang tại địa chỉ: https://www.dropbox.com/s/iy8b3pkpikk795h/6204_en_Vi-22082021.pdf?dl=0


Xem thêm: Các tài liệu dịch

Blogger: Lê Trung Nghĩa

letrungnghia.foss@gmail.com

Thứ Tư, 25 tháng 8, 2021

‘Khoảng cách số trong COVID-19 đối với những người học VET có nguy cơ ở châu Âu’ - bản dịch sang tiếng Việt



Là tài liệu do Nhóm xử lý việc bỏ học sớm trong giáo dục và đào tạo nghề – VET (Vocational Education and Training) của Trung tâm Phát triển Đào tạo Nghề châu Âu - Cedefop (European Centre for the Development of Vocational Training) xuất bản ngày 04/06/2020, đề cập tới tác động của việc đóng cửa trường học VET và đóng cửa các công ty cung cấp chỗ học việc cho người học VET ảnh hưởng như thế nào tới việc bỏ học VET sớm và các biện pháp đối phó với tình trạng này ở 7 quốc gia của châu Âu.

Tự do tải về bản dịch sang tiếng Việt của tài liệu có 29 trang tại địa chỉ:

https://www.dropbox.com/s/d5q54u6et9b2xau/digital_gap_during_covid-19_Vi-18082021.pdf?dl=0



Xem thêm: Các tài liệu dịch

Blogger: Lê Trung Nghĩa

letrungnghia.foss@gmail.com

Thứ Ba, 24 tháng 8, 2021

Tọa đàm trên trực tuyến: Khoa học Mở - Cơ hội và thách thức với Việt Nam



Sáng ngày 25/08/2021, Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Tọa đàm với chủ đề ‘Khoa học Mở - Cơ hội và thách thức với Việt Nam


Một trong các bài trình bày tại tọa đàm là ‘Cơ hội và thách thức trong áp dụng Khoa học Mở tại Việt Nam’.

Tự do tải về bài trình bày này tại địa chỉ: https://www.dropbox.com/s/fdgda6cjwcsd5bv/OpenScience_Opportunities_And_Challenges.pdf?dl=0

Tweet: https://twitter.com/nghiafoss/status/1430582811220578304


Xem thêm:


Blogger: Lê Trung Nghĩa

letrungnghia.foss@gmail.com

Thứ Hai, 23 tháng 8, 2021

Liên minh S chào mừng chính sách Truy cập Mở phù hợp với Kế hoạch S từ UKRI

cOAlition S welcomes the Plan S-aligned Open Access policy from UKRI

Theo: https://www.coalition-s.org/coalition-s-welcomes-the-plan-s-aligned-open-access-policy-from-ukri/

Bài được đưa lên Internet ngày: 06/08/2021

Liên minh S (cOAlition S) - một nhóm quốc tế các tổ chức cấp vốn và thực thi nghiên cứu cam kết triển khai Kế hoạch S - nồng nhiệt chào mừng xuất bản chính sách Truy cập Mở - OA (Open Access) được cập nhật của tổ chức Nghiên cứu và Đổi mới sáng tạo của Vương quốc Anh - UKRI (UK Research and Innovation) và cam kết rõ ràng của nó về Truy cập Mở đầy đủ và tức thì.

Các khía cạnh chính trong chính sách được cập nhật của UKRI bao gồm:

  • Không có cấm vận. Tất cả các bài báo nghiên cứu được UKRI cấp vốn phải được làm thành Truy cập Mở vào thời điểm xuất bản;

  • Các giấy phép mở. Tất cả nghiên cứu được UKRI cấp vốn phải được cấp phép CC BY (với vài ngoại lệ nhỏ);

  • Không cấp tiền cho các khoản phí xử lý bài báo - APC (Article Processing Charges) trong các tạp chí lai, ngoài các thỏa thuận chuyển đổi quá độ;

  • Nhiều con đường hỗ trợ tuân thủ, bao gồm việc ký gửi Bản thảo Được chấp nhận của Tác giả – AAM (Author’s Accepted Manuscript) (Phiên bản của Hồ sơ - Version of Record, nơi nhà xuất bản cho phép) trong một kho của cơ sở hoặc theo chủ đề vào thời điểm xuất bản cuối cùng.

Marc Schiltz, Chủ tịch của Nhóm các Lãnh đạo Liên minh S và Chủ tịch của Science Europe (Châu Âu Khoa học), đã bình luận: “Chúng tôi vui mừng rằn UKRI đã phát triển chính sách Truy cập Mở mạnh như vậy tuân theo các nguyên tắc của Kế hoạch S, thừa nhận rằng việc xuất bản ở dạng này tối đa hóa tác động của nghiên cứu. Sau Ủy ban châu Âu, một nhà cấp vốn hạng nặng nữa với nhiều tỷ USD đầu tư thường niên vào nghiên cứu và đổi mới sáng tạo bây giờ đang áp dụng chính sách Truy cập Mở mạnh. Không nghi ngờ chính sách Truy cập Mở của UKRI sẽ là hình mẫu và sự truyền cảm hứng cho các nhà cấp vốn khác khắp trên thế giới”.

Johan Rooryck, Giám đốc Điều hành của Liên minh S, bổ sung: “UKRI từng là người ủng hộ Kế hoạch S từ đầu, và chúng tôi hạnh phúc thấy chính sách của UKRI phù hợp chính sách của các thành viên khác của Liên minh S. Với sự xuất bản chính sách được cập nhật này, chúng ta hướng tới mối quan hệ liên tục và thịnh vượng với UKRI.”

Công bố có liên quan và chính sách được cập nhật của UKRI có thể truy cập tại: https://www.ukri.org/news/ukri-announces-new-open-access-policy

cOAlition S – an international consortium of research funding and performing organisations committed to implementing Plan S – warmly welcomes the publication of the updated UKRI Open Access (OA) policy and its explicit commitment to full and immediate Open Access.

Key aspects of the updated UKRI policy includes:

  • Zero embargoes. All UKRI funded research articles must be made OA at the time of publication;

  • Open licences. All UKRI funded research must be licensed CC BY (with some minor exceptions);

  • No funding of APCs in hybrid journals, outside of transformative arrangements;

  • Multiple routes to support compliance, including depositing the Author’s Accepted Manuscript (or Version of Record, where the publisher permits) in an institutional or subject repository at the time of final publication.

Marc Schiltz, Chair of the cOAlition S Leaders’ Group and President of Science Europe, commented: “We are delighted that UKRI have developed such a strong Open Access policy aligned with Plan S principles, recognising that publishing in this form maximises the impact of research.  After the European Commission, another heavy-weight funder with multi-billion dollar annual investments in research and innovation is now adopting a strong OA policy. No doubt the UKRI Open Access policy will be a model and inspiration for other funders worldwide”.

Johan Rooryck, Executive Director of cOAlition S, added: “UKRI have been a supporter of Plan S since its inception, and we are happy to see that the UKRI policy aligns with that of the other cOAlition S members.  With the publication of this updated policy, we look forward to an ongoing and fruitful relationship with UKRI”.

The related announcement and updated UKRI policy can be accessed at https://www.ukri.org/news/ukri-announces-new-open-access-policy

Dịch: Lê Trung Nghĩa

letrungnghia.foss@gmail.com

Chủ Nhật, 22 tháng 8, 2021

California phê chuẩn 115 triệu USD đầu tư vào chương trình sách giáo khoa chi phí bằng 0 và Tài nguyên Giáo dục Mở

California Approves $115 Million Investment in Zero Textbook Cost Degrees and OER

Wednesday, July 28, 2021 News

Theo: https://sparcopen.org/news/2021/california-approves-115-million-investment-in-zero-textbook-cost-degrees/

Bài được đưa lên Internet ngày: 28/07/2021

Thống đốc California Gavin Newsom đã ký thành luật khoản đầu tư chưa từng thấy 115 triệu USD để mở rộng chương trình sách giáo khoa chi phí bằng 0 (Zero Textbook Cost degrees) và Tài nguyên Giáo dục Mở (Open Educational Resources) ở các trường cao đẳng cộng đồng của bang. Việc xây dựng dựa vào thí điểm thành công đã kết thúc vào năm 2019, việc cấp vốn sẽ hỗ trợ cho phát triển các con đường bằng cấp và chứng chỉ các sinh viên có thể hoàn thành không phải bỏ ra đồng tiền nào vào các sách giáo khoa. Chương trình đó sẽ được quản lý qua Văn phòng Chủ tịch Cao đẳng Cộng đồng California và đánh dấu khoản đầu tư lớn nhất bang duy nhất vào tài nguyên giáo dục mở cho tới nay.

“Đầu tư có tính lịch sử của California vào chương trình sách giáo khoa chi phí bằng 0 là chính sách công tốt nhất. Nó mở rộng phạm vi mô hình thành công để đáp lại thách thức đầy áp lực, và nó đầu tư vào những thay đổi sẽ làm giảm chi phí các sách giáo khoa cho các sinh viên cao đẳng cộng đồng California những năm tới,” Nicole Allen, Giám đốc Giáo dục Mở cho SPARC, nói. “SPARC hoan nghênh Thống đốc Newsom vì sự lãnh đạo của ông trong đấu tranh chống việc tăng chi phí các sách giáo khoa”.

California đã khởi xưởng sáng kiến sách giáo khoa chi phí bằng 0 (ZTC) khắp bang vào năm 2016 với 5 triệu USD được phân bổ. Mô hình ZTC nhằm thay thế các sách giáo khoa truyền thống bằng tài nguyên giáo dục mở và các tư liệu không mất chi phí khác trong toàn bộ chương trình cấp bằng hoặc chứng chỉ, sao cho các sinh viên có con đường tốt nghiệp rõ ràng về chi phí sách giáo khoa. Thí điểm đó đã phát triển thành công 37 cách thức ZTC xoay quanh 404 khóa học khắp 19 trường cao đẳng, từng con đường chào tiềm năng tiết kiệm cho sinh viên tới 700 USD mỗi năm theo báo cáo năm 2019 của chủ tịch.

Các trường cao đẳng trong thí điểm đó ước tính các chương trình ZTC của họ sẽ tác động tới 23.373 sinh viên hàng năm, có thể đạt được tiết kiệm lũy tiến tới 42 triệu USD trong 3 năm - hơn 800% hoàn vốn đầu tư. Dựa vào dữ liệu này, khoản đầu tư mới 115 triệu USD có tiềm năng tiết kiệm cho các sinh viên gần 1 tỷ USD trong những năm tới.

“Vấn đề là không chỉ về giá thành phi mã của sách giáo khoa sẽ không còn nữa. Nền công nghiệp xuất bản đang phát minh ra các cách thức mới để lấy tiền từ sinh viên, từ các giao dịch nổi bật để tự động tính phí sách giáo khoa đối với sinh viên đến việc bán mã truy cập mà sinh viên cần để kiếm được một phần điểm số của mình, ”Allen nói. Đầu tư vào Tài nguyên Giáo dục Mở là chiến lược được chứng minh sẽ loại bỏ các chi phí sách giáo khoa như là rào cản trong khi trang bị cho các sinh viên, giảng viên, và các cơ sở quyền sở hữu đối với các tư liệu khóa học của họ.

Các trường Cao đẳng Cộng đồng California là hệ thống giáo dục đại học lớn nhất quốc gia, phục vụ cho 2,1 triệu sinh viên khắp 116 trường cộng đồng theo website của nó. Ngoài ra để loại bỏ học phí hoàn toàn đối với gần nửa các sinh viên của nó qua Trợ cấp Hứa hẹn của Cao đẳng California, hệ thống này cũng có mức học phí cao đẳng cộng đồng thấp nhất trên toàn quốc ở mức 46 USD cho mỗi đơn vị. Kết quả là, chi phí sách giáo khoa chiếm một số tiền cao không tương xứng trong tổng chi phí của sinh viên cao đẳng cộng đồng California — và thường xuyên có thể vượt quá bản thân chi phí học phí (một khóa học ba đơn vị điển hình sẽ có giá 138 USD cho học phí, nhưng sách giáo khoa vẫn có thể có giá 200 USD hoặc hơn).

“Ý tưởng cao đẳng cộng đồng tự do không mất tiền là trước hết và trung tâm trong chính sách giáo dục đại học ngay bây giờ, và chi phí sách giáo khoa phải là trọng tâm lớn hơn. Với 7/10 sinh viên cao đẳng cộng đồng nêu rằng họ không có sự an toàn về ăn và ở, chi phí các tư liệu khóa học có thể tạo ra hoặc phá bỏ khả năng của sinh viên bám theo các mục tiêu giáo dục,” Allen nói. “Thậm chí nếu học phí là tự do không mất tiền, các sinh viên vẫn không thể học từ các sách giáo khoa học không kham được”.

SPARC đã ra nhập cùng hơn một tá các tổ chức kêu gọi các nhà làm luật của California phê chuẩn việc cấp vốn cho ZTC được đề xuất của Thống đốc Newsom. Hàng ngàn sinh viên, thủ thư, giảng viên, và các nhà biện hộ khắp bang đã tham gia trong một hành động cơ sở để kêu gọi các nhà làm luật ủng hộ cấp vốn cho đề xuất này. SPARC đánh giá cao lãnh đạo Trung tâm Michelson về Chính sách Công, nó đã được TS. Gary K. Michelson thành lập, tổ chức nỗ lực này.

Trong khi 115 triệu USD đầy tưu của California đứng đầu biểu đồ, nhiều bang khác đã thông qua các sáng kiến giáo dục mở đáng chú ý năm nay. Idaho đã phê chuẩn 1 triệu USD cho nỗ lực mới để phát triển chương trình sách giáo khoa chi phí bằng 0, trong khi New York và Colorado mỗi nơi đã cấp vốn mới cho các chương trình Tài nguyên Giáo dục Mở thành công khắp bang. Các khoản đầu tư mức bang đó được bổ sung bằng vốn cấp tiếp tục cho chương trình trợ cấp Thí điểm Sách giáo khoa Mở của chính phủ liên bang, nó cung cấp hỗ trợ sống còn cho cho các nỗ lực của các nhóm và nhiều bang để phát triển và phổ biến sách giáo khoa mở.

SPARC là tổ chức biện hộ toàn cầu làm việc để làm cho nghiên cứu và giáo dục là mở và công bằng từ thiết kế - cho tất cả mọi người. Về khuyến cáo chính sách bang bổ sung để nâng cao khả năng kham được, và bình đẳng về các tư liệu khóa học, hãy tải về Sổ tay Chính sách Bang về OER của SPARC. Để có các bình luận thêm, hãy liên hệ với Nicole Allen tại nicole@sparcopen.org hoặc 202-750-1637.

California Governor Gavin Newsom signed into law an unprecedented $115 million investment in the expansion of Zero Textbook Cost degrees and open educational resources at the state’s community colleges. Building on a successful pilot that concluded in 2019, the funding will support the development of degree and certificate pathways that students can complete without spending a single dollar on textbooks. The program will be administered through the California Community College Chancellor’s Office and marks the single largest state investment in open educational resources to date. 

California’s historic investment in Zero Textbook Cost degrees is public policy at its best. It scales up a successful model in response to a pressing challenge, and it invests in changes that will reduce the cost of textbooks for California’s community college students for years to come,” said Nicole Allen, Director of Open Education for SPARC. “SPARC applauds Governor Newsom for his leadership in fighting the rising cost of textbooks.”

California launched its statewide Zero Textbook Cost (ZTC) degree initiative in 2016 with a $5 million appropriation. The ZTC model aims to replace conventional textbooks with open educational resources and other no-cost materials in an entire degree or certificate program, so that students have a path to graduation clear of textbook costs. The pilot successfully developed 37 ZTC pathways encompassing 404 courses across 19 colleges, each pathway offering the potential to save students up to $700 per year according to the chancellor’s 2019 report.

Colleges involved in the pilot estimate that their ZTC programs will impact 23,373 students annually, which would achieve a cumulative savings of up to $42 million within three years—a more than 800% return on investment. Based on this data, the new $115 million investment has the potential to save students nearly a billion dollars in the coming years.

The problem is not just about skyrocketing textbook prices anymore. The publishing industry is inventing new ways to extract money from students, from striking deals to automatically bill students for textbook fees to selling access codes that students need to earn a portion of their grade,” said Allen. “Investment in open educational resources is a proven strategy to eliminate textbook costs as a barrier while empowering students, faculty, and institutions with ownership over their course materials.”

The California Community Colleges is the largest higher education system in the nation, serving 2.1 million students across 116 colleges according to its website. In addition to waiving tuition entirely for nearly half of its students through the California College Promise Grant, the system also has the nation’s lowest community college tuition rates at $46 per unit. As a result, the cost of textbooks represents a disproportionately high amount of California community college students’ overall expenses—and can regularly exceed the cost of tuition itself (a typical three-unit course would cost $138 for tuition, but textbooks can still cost $200 or more).

The idea of free community college is front and center in higher education policy right now, and the cost of textbooks must be a greater focus. With 7 in 10 community college students reporting that they are food or housing insecure, the cost of course materials can make or break a student’s ability to pursue their educational goals,” said Allen. “Even if tuition is free, students still can’t learn from textbooks they can’t afford.”

SPARC joined more than a dozen organizations in calling on California lawmakers to approve Governor Newsom’s proposed ZTC funding. Thousands of students, librarians, faculty, and advocates across the state engaged in grassroots action to call on legislators to support funding for the proposal. SPARC appreciates the leadership of the Michelson Center for Public Policy, which was founded by ​​Dr. Gary K. Michelson, in organizing this effort.

While California’s $115 million investment tops the charts, multiple other states have passed notable open education initiatives this year. Idaho approved $1 million for a new effort to develop Zero Textbook Cost degrees, while New York and Colorado each renewed funding for their successful statewide OER programs. These state-level investments are complemented by continued funding for the federal government’s Open Textbook Pilot grant program, which provides vital support for consortial and multi-state efforts to develop and disseminate open textbooks.

SPARC is a global advocacy organization working to make research and education open and equitable by design—for everyone. For additional state policy recommendations to increase affordability, access, and equity for course materials, download the SPARC OER State Policy Playbook. For further comments, contact Nicole Allen at nicole@sparcopen.org or 202-750-1637.

Dịch: Lê Trung Nghĩa

letrungnghia.foss@gmail.com