Thứ Năm, 28 tháng 4, 2022

‘Khung Ra quyết định Ẩn danh’ - bản dịch sang tiếng Việt



Là tài liệu của các tác giả Elaine Mackey, Mark Elliot, Kieron O’Hara, do Viện Dữ liệu Mở - ODI (Open Data Institute) xuất bản năm 2016.

Ẩn danh không chỉ là vấn đề của kỹ thuật và công nghệ. Khung Ra quyết định Ẩn danh – ADF (Anonimization Decision - making Framework) có ý định thống nhất các khía cạnh kỹ thuật, pháp lý, xã hội và đạo đức của ẩn danh để cung cấp hướng dẫn toàn diện việc tiến hành ẩn danh trong thực tế.


Tự do tải về bản dịch sang tiếng Việt của tài liệu có 15 trang tại địa chỉ: https://www.dropbox.com/s/tc6jemt79ozr0x8/Mackey-Elliot-and-OHara-Anonymisation-Decision-making-Framework-v1-Oct-2016_Vi-26042022.pdf?dl=0



Lưu ý:


Xem thêm:


Blogger: Lê Trung Nghĩa

letrungnghia.foss@gmail.com

Thứ Tư, 27 tháng 4, 2022

‘Tóm tắt các Khái niệm GDPR cho các Dự án Phần mềm Tự do Nguồn Mở’ - bản dịch sang tiếng Việt



Là tài liệu do Quỹ Linux (Linux Foundation) xuất bản ngày 24/05/2018, nó “cung cấp các chi tiết cơ bản về Quy định Bảo vệ Dữ liệu Chung - GDPR (General Data Protection Regulation). Nó có ý định đề cập vài khái niệm mức cao và chủ đề liên quan tới tuân thủ GDPRcho các dự án phần mềm tự do nguồn mở.


Tự do tải về bản dịch sang tiếng Việt của tài liệu có 11 trang tại địa chỉ: https://www.dropbox.com/s/vxy7fzwgfukl2y5/lf_gdpr_052418_Vi-12042022.pdf?dl=0


Xem thêm:

Blogger: Lê Trung Nghĩa

letrungnghia.foss@gmail.com

Thứ Ba, 26 tháng 4, 2022

‘Ẩn danh và dữ liệu mở: Giới thiệu việc quản lý rủi ro tái nhận dạng’ - bản dịch sang tiếng Việt



Là tài liệu của Viện Dữ liệu Mở - ODI (Open Data Institute) xuất bản năm 2019 với giấy phép mở Creative Commons Ghi công - Chia sẻ tương tự (CC BY-SA).

Tài liệu này bám theo sự triển khai gần đây Quy định Bảo vệ Dữ liệu Chung - GDPR (General Data Protection Regulation) của Liên minh châu Âu vào tháng 5/2018. Đây là một trong những quy định toàn diện nhất làm việc với dữ liệu cá nhân, và đang thay đổi cách các tổ chức thu thập và sử dụng dữ liệu.


Tự do tải về bản dịch sang tiếng Việt của tài liệu có 24 trang tại địa chỉ:

https://www.dropbox.com/s/qmc5gbcmdci1et2/%23OPEN%20RDP8%20Anonymisation%20and%20open%20data%20An%20introduction%20to%20managing%20the%20risk%20of%20re-identification_Vi-11042022.pdf?dl=0


Xem thêm:

Blogger: Lê Trung Nghĩa

letrungnghia.foss@gmail.com

Thứ Hai, 25 tháng 4, 2022

Phần mềm nguồn mở: Trên đường bảo vệ dữ liệu cá nhân

(Bài đăng trên Tạp chí Tia Sáng, số 8 năm 2022, xuất bản ngày 20/04/2022, các trang 22-24. Phiên bản điện tử có tại địa chỉ: https://drive.google.com/file/d/13njQeJMwGag30dEObkmOfWqjmR9nV3kq/view?usp=sharing hoặc https://tiasang.com.vn/khoa-hoc-cong-nghe/100365-autosave-v1/)

Sự ra đời của GDPR - Quy định Bảo vệ Dữ liệu Chung (General Data Protection Regulation) của Liên minh châu Âu (EU) vào năm 2016 đã thay đổi to lớn cách xử lý các dữ liệu cá nhân của các công ty công nghệ. Thay vì lạm dụng dữ liệu của những người dùng, các công ty này phải trao cho họ gần như toàn quyền kiểm soát dữ liệu của họ mà các công ty thu thập, lưu giữ và xử lý. Nguồn mở có thể là một trong những giải pháp giúp các công ty tuân thủ được các yêu cầu của GDPR và tránh những hình phạt đáng tiếc khi không tuân thủ.


Các nguyên tắc xử lý dữ liệu của GDPR

GDPR là Quy định Bảo vệ Dữ liệu Chung (General Data Protection Regulation) của Liên minh châu Âu (EU). Đây được cho là một trong những quy định toàn diện nhất và tiên tiến nhất trong việc xử lý dữ liệu cá nhân, và đang thay đổi cách các tổ chức thu thập và sử dụng dữ liệu không chỉ ở các nước trong EU mà còn trên toàn thế giới. Quy định này được mô tả trong một tài liệu 88 trang bao gồm các nguyên tắc và bổn phận phải tuân thủ khi thu thập và xử lý dữ liệu cá nhân của các công dân của Liên minh châu Âu. Toàn văn đầy đủ của GDPR có thể đọc ở đây[1]. Nghị viện Châu Âu ban hành GDPR vào tháng 4 năm 2016 và quy định này có hiệu lực kể từ ngày 25/05/2018. Mặc dù quy định này chỉ áp dụng đối với những việc xử lý dữ liệu liên quan đến các công dân EU nhưng nó đã và đang thay đổi cách vận hành của nhiều công ty công nghệ - vốn là các công ty toàn cầu.

Dữ liệu cá nhân (personal data) trong GDPR được định nghĩa như là bất kỳ thông tin nào liên quan tới thể nhân được nhận dạng hoặc có khả năng nhận dạng được, bao gồm:

  • thông tin có thể nhận dạng trực tiếp ai đó, cần hoặc không cần theo ngữ cảnh - đôi khi được gọi là “thông tin có khả năng nhận dạng được cá nhân” (ví dụ, mã số định danh quốc gia như số chứng minh thư, số hộ chiếu; tên; ngày sinh; địa chỉ thư điện tử)

  • thông tin có thể gián tiếp nhận dạng được ai đó (ví dụ, tên công việc + công ty - “Giám đốc về Vật tư tại Công ty ABC”)

  • thông tin có thể kết nối được tới một cá nhân xác định (ví dụ, các bài đăng trên mạng xã hội, các chi tiết đơn hàng, các chi tiết ngân hàng, thông tin y tế, các địa chỉ IP…)

GDPR hết sức khắt khe với các hoạt động xử lý dữ liệu cá nhân. Theo đó định nghĩa về “xử lý” bao trùm gần như tất cả các hoạt động, ở bất kì thời điểm nào thực hiện liên quan đến dữ liệu. Điều này bao gồm thu thập, lưu giữ, truyền, xóa dữ liệu cá nhân và thậm chí cả truyền và xem dữ liệu, dù sử dụng hay không sử dụng các công cụ tự động.

Để hạn chế tối đa việc lợi dụng dữ liệu cá nhân. GDPR xác định bảy nguyên tắc chính về xử lý dữ liệu cá nhân. Trong đó, xử lý dữ liệu cá nhân phải hợp pháp, công bằng và minh bạch đối với chủ thể dữ liệu. Dữ liệu cá nhân cũng chỉ được thu thập ở mức tối thiểu, xử lý dữ liệu và lưu trữ dữ liệu trong khoảng thời gian phù hợp với các mục đích hợp pháp mà dữ liệu đó được thu thập. Hơn nữa, các dữ liệu thu thập phải được duy trì chính xác và cập nhật, đồng thời thực hiện mọi bước hợp lý để xóa hoặc sửa dữ liệu không chính xác. Việc xử lý dữ liệu phải đảm bảo tính bảo mật thích hợp. Người kiểm soát dữ liệu cá nhân phải có trách nhiệm giải trình trong việc chứng minh mình tuân thủ tất cả các nguyên tắc trên.

Đặc biệt, GDPR đề cập đến tính mở trong nguyên tắc đối với các tổ chức xử lý dữ liệu cá nhân [2]. Trong đó, các tổ chức này phải: Mở với mọi người về dữ liệu cá nhân nào họ đang thu thập; Mở với mọi người về cách thức họ sử dụng, chia sẻ và bảo vệ dữ liệu cá nhân; Mở về các cơ chế trách nhiệm giải trình đối với việc sử dụng sai các dữ liệu cá nhân; Giải thích cho mọi người hiểu cách dữ liệu của họ được thu thập và sử dũng cũng cách thức mà các tổ chức đưa ra quyết định sau khi phân tích và xử lý dữ liệu cá nhân của họ; Kết quả của quá trình thu thập, sử dụng và xử lý dữ liệu cũng cần phải càng mở càng tốt.

Dữ liệu cá nhân và dữ liệu mở là hai khái niệm không loại trừ lẫn nhau. Khi xử lý dữ liệu cá nhân là các dữ liệu mở, phương pháp ẩn danh (Anonymisation) thường được sử dụng để không thể nhận dạng hoặc tái nhận dạng được các thể nhân từ các dữ liệu mở đó. Tuy nhiên, đây không phải là trọng tâm của bài viết này.


Tại sao phần mềm nguồn mở lại phù hợp với các quy định của GDPR?

Phần mềm nguồn mở và mã nguồn mở được định nghĩa là phần mềm với mã nguồn của nó được công khai sẵn sàng, theo cách thức kịp thời và thân thiện với người sử dụng, ở định dạng người và máy đọc được và sửa được, theo một giấy phép mở trao cho những người khác quyền để sử dụng, truy cập, sửa đổi, mở rộng, nghiên cứu học tập, tạo ra các tác phẩm phái sinh và chia sẻ phần mềm đó và mã nguồn, thiết kế và kế hoạch chi tiết của nó. Mã nguồn phải được đưa vào nội dung phát hành phần mềm đó và được lưu trong các kho truy cập mở và giấy phép được chọn phải cho phép các sửa đổi, các tác phẩm phái sinh và chia sẻ theo các điều khoản và điều kiện mở bình đẳng và tương thích.

Phần mềm nguồn mở đã trở thành một “bảo chứng” cho tính bảo mật của phần mềm. Đến năm 2022, 97% mã phần mềm thương mại có chứa nguồn mở. Sự hiện diện của thành phần nguồn mở trong một ứng dụng được coi là yêu cầu tối thiểu và bắt buộc đối với bất kì nỗ lực DevSecOps và AppSec nào[3]. Trong đó, DevSecOps là viết tắt của Phát triển (Development), Bảo mật (Security) và Vận hành (Operation), AppSec (App Security) là các quá trình kiểm soát nguy cơ về bảo mật trong suốt vòng đời của ứng dụng – từ khi thiết kế đến lúc kết thúc một sản phẩm.

Bảo mật dữ liệu, nhất là bảo mật dữ liệu cá nhân, là một trong những vấn đề quan trọng của bảo mật trong DevSecOps và AppSec. Vì rất nhiều ứng dụng được sử dụng để thu thập/phân tích/xử lý dữ liệu cá nhân của các công dân, bảo mật dữ liệu chắc chắn cũng là mối quan tâm của tất cả các bên liên quan tới các dự án Phần mềm nguồn mở trên thế giới, bao gồm cả những người làm chính sách về nó ở tất cả các mức quản lý.

Phần mềm nguồn mở còn là một xu thế tất yếu, là điều kiện tiên quyết để phát triển Khoa học mở - phong trào nhằm giúp cho bất cứ ai có điều kiện kết nối internet đều có thể tiếp cận tri thức một cách bình đẳng, dễ dàng và miễn phí. Khuyến nghị Khoa học Mở của UNESCO đã được 193 quốc gia thành viên của nó thông qua vào ngày 23/11/2021[4], khẳng định Khoa học Mở là xu thế không thể đảo ngược của thế giới ngày nay. Trong đó, phần mềm nguồn mở và mã nguồn mở là một trong năm thành phần của Kiến thức Khoa học Mở, điều được khuyến nghị cho các quốc gia trên thế giới ưu tiên đầu tư để ứng dụng và phát triển.

Mặc dù “phần mềm nguồn mở không tự nhiên bảo mật hơn so với phần mềm nguồn đóng sở hữu độc quyền. GDPR sẽ có tác động lớn tới cộng đồng phần mềm nguồn mở. Để tuân thủ quy định này, những người phát triển - các lập trình viên, hay những người sử dụng phần mềm nguồn mở, đặc biệt là các doanh nghiệp cần phải ý thức và khắc phục các lỗ hổng, rủi ro bảo mật liên quan đến rò rỉ thông tin cá nhân. Trên thực tế một trên 18 thành phần nguồn mở chứa những rủi ro bảo mật và 84% các dự án sử dụng nó không vá lỗi.[5]

Tuy nhiên, phần mềm nguồn mở có nhiều cơ hội hơn trong việc đáp ứng các yêu cầu khắt khe của GDPR, bởi chúng đều chia sẻ các quan điểm về hợp pháp, công bằng, bình đẳng và tự do. Phần lớn các triết lý mà cộng đồng nguồn mở theo đuổi đều gắn liền với nguyên tắc của quy định này. Nếu phải thu thập dữ liệu cá nhân, đại đa số dự án nguồn mở cũng chỉ giới hạn trong mục đích hợp lí và chỉ ở mức tối thiểu. Mục đích của các dự án nguồn mở là để sửa chữa các lỗi lập trình chứ không phải để thu thập dữ liệu cá nhân. Hơn nữa, mọi dữ liệu các nhân thu thập được cũng như toàn bộ mã nguồn đều cập nhật và công khai về mục đích của chúng[6].

Mặc dù phần mềm nguồn mở không hoàn hảo và không tránh khỏi việc có lỗi “nhưng các hệ thống sẵn có để sửa lỗi cho phần mềm nguồn mở được lên kế hoạch, được triển khai, và được phân bổ nhân sự, tốt hơn nhiều” phần mềm nguồn đóng. Vì thế, “nếu bạn phải tin tưởng phần mềm bạn đã không kiểm tra, thì hãy chọn tin tưởng mã nguồn được phơi ra cho nhiều lập trình viên, những người có khả năng độc lập nói ra về các lỗi”[7], vì theo Luật Linus, ‘Nhiều con mắt soi vào thì lỗi sẽ cạn’ (given enough eyeballs, all bugs are shallow)[8].

Đối với mỗi phần mềm nguồn mở, hay nói chính xác hơn, đối với mỗi dự án phần mềm nguồn mở đúng nghĩa, thuộc sở hữu của cộng đồng dự án phần mềm nguồn mở đó, tất cả các hoạt động phát triển của nó đều là minh bạch sao cho bất kỳ ai cũng có thể soi xét được từng dòng mã lệnh của nó, và vì thế, bất kỳ ai cũng có thể kiểm tra được mục đích của từng dòng mã lệnh của nó được viết ra để làm gì.

Khác với phần mềm nguồn mở, bản chất của các phần mềm nguồn đóng cùng mã nguồn của nó là thường phụ thuộc vào chỉ một công ty sở hữu độc quyền. Vì vậy, việc sử dụng các phần mềm và mã nguồn đóng là không dễ đưa ra sự minh bạch đủ để tuân thủ “Các nguyên tắc của tính mở đối với các tổ chức xử lý dữ liệu cá nhân” của GDPR như được nêu ở trên. Ví dụ, làm thế nào có thể biết mã nguồn của phần mềm nguồn đóng thực sự không làm những gì được coi là bất hợp pháp đối với các dữ liệu cá nhân, khi không ai có thể nhìn thấy mã nguồn của nó ngoài các lập trình viên của chính công ty phần mềm nguồn đóng đó?

Hiện nay, các doanh nghiệp, các tổ chức phi lợi nhuận và các tổ chức nhà nước ngày càng có nhu cầu sử dụng các phần mềm, giải pháp phần mềm tuân thủ GDPR để tránh bị phạt, nhiều trong số chúng là các PMNM. Nếu vi phạm GDPR, số tiền phạt là 2% của doanh thu trên toàn cầu của công ty đó, bất luận công ty đó đặt trụ sở ở đâu.

Hơn nữa, việc sử dụng các phần mềm nguồn đóng và mã nguồn đóng, chắc chắn là đi ngược với xu thế không thể đảo ngược của thế giới trong phát triển Khoa học mở của UNESCO mà đã có 193 nước cam kết theo đuổi.


Các chú giải

[1] EU, 27 April 2016: General Data Protection Regulation: http://eur-lex.europa.eu/legal-content/EN/TXT/?uri=CELEX:32016R0679

[2] Open Data Institute, 2018: Openness principles for organisations handling personal data: https://theodi.org/article/openness-principles-for-organisations-handling-personal-data/. Bản dịch sang tiếng Việt: https://vnfoss.blogspot.com/2018/02/cac-nguyen-tac-cua-tinh-mo-oi-voi-cac.html

[3] Synopsys: 2022 Open Source Security and Risk Analysis Report: https://www.synopsys.com/content/dam/synopsys/sig-assets/reports/rep-ossra-2022.pdf, p.22

[4] UNESCO, 2021: UNESCO Recommendation on Open Science: https://unesdoc.unesco.org/ark:/48223/pf0000379949. Bản dịch sang tiếng Việt: https://www.dropbox.com/s/l3q04t99nil5mgo/379949eng_Vi-25112021.pdf?dl=0

[5] Glyn Moody, 2/5/2018, https://www.linuxjournal.com/content/gdpr-takes-open-source-next-level

[6] Amye Scavarda Perrin 2021, https://open.mitchellhamline.edu/cgi/viewcontent.cgi?article=1101&context=cybaris

[7] Seth Kenlon (Red Hat), 09/02/2021: Understanding Linus's Law for open source security: https://opensource.com/article/21/2/open-source-security. Bản dịch sang tiếng Việt: https://giaoducmo.avnuc.vn/phan-mem-tu-do-nguon-mo/hieu-luat-linus-ve-bao-mat-cua-nguon-mo-431.html

[8] Lê Trung Nghĩa, 2021: Những điều cơ bản về nguồn mở (Phần 1): https://giaoducmo.avnuc.vn/bai-viet-toan-van/nhung-dieu-co-ban-ve-nguon-mo-phan-1-448.html, phần C. Mô hình phát triển của phần mềm nguồn mở.

[9] Hamza Musa, 10/03/2019: 17 GDPR-Ready Open source Projects for the Enterprise (ERP, CRM, CMS, CHAT, Cloud, Analytics): https://medevel.com/gdpr-opensource/

[10] Posthog: The 5 best GDPR-compliant analytics tools: https://posthog.com/blog/best-gdpr-compliant-analytics-tools




Giấy phép nội dung: CC BY 4.0 Quốc tế

Lê Trung Nghĩa

Chủ Nhật, 24 tháng 4, 2022

Bảo vệ dữ liệu và mở dữ liệu

Quy định Bảo vệ Dữ liệu Chung - GDPR (General Data Protection Regulation) là người bảo vệ cho Dữ liệu Mở

Protecting data and opening data

General Data Protection Regulation (GDPR) as a supporter for Open Data

06/06/2018

Theo: https://data.europa.eu/en/datastories/protecting-data-and-opening-data

Bài được đưa lên Internet ngày: 06/06/2018

Nền tảng của GDPR là gì?

Khi các công nghệ phát triển và ngày càng nhiều dữ liệu được sản xuất và thu thập, vài sáng kiến nắm bắt tiềm năng của dữ liệu bằng việc sử dụng lại nó để giành được sự thấu hiểu hoặc cung cấp các sản phẩm và dịch vụ mới. Các ứng dụng di động có thể, ví dụ, nói cho người sử dụng khi nào sẽ có mưa ở vùng nào bằng việc kết nối dữ liệu thời tiết và địa lý. Các trang web về mua sắm công cung cấp nội dung về chi tiêu công và ra quyết định. Những trang khác kết hợp lịch trình và các tuyến xe buýt và tàu hỏa để cải thiện giao thông công cộng và các sáng kiến thành phố thông minh. Hầu hết các dữ liệu được sử dụng lại là Dữ liệu Mở không bao gồm dữ liệu cá nhân.

Việc sử dụng lại dữ liệu cá nhân, có thể giúp các tổ chức hiểu hành vi của người sử dụng và nhằm vào các hoạt động tiếp thị hiệu quả hơn. Vì dữ liệu cá nhân là thông tin liên quan tới một cá nhân có thể được nhận dạng, trực tiếp hoặc gián tiếp bằng dữ liệu, quyền riêng tư được quan tâm. Quyền riêng tư là quyền con người nằm trong hầu hết các nền dân chủ đương thời. Theo Điều 8 của Công ước châu Âu về Quyền Con người, nó nêu rằng “Mọi người có quyền tôn trọng cuộc sống riêng tư và gia đình của mình, ngôi nhà của mình và thư từ của mình”. Vì việc xử lý dữ liệu cá nhân liên quan tới quyền riêng tư của các cá nhân, sử dụng dữ liệu cá nhân được quy định.

Mục tiêu của GDPR là gì?

Để thiết lập một khung pháp lý cho quyền riêng tư dữ liệu vào giữa những năm 1990, Chỉ thị 95/46/EC đã được viết. Khi đó Internet vẫn còn là sự đổi mới sáng tạo và phương tiện xã hội mới có còn chưa phổ biến. Kể từ đó, công nghệ và sử dụng lại dữ liệu đã vượt trội hơn Chỉ thị đó, làm cho việc cập nhật trở nên cần thiết. Để đảm bảo quyền riêng tư, các quy định đã phải mở rộng cho các nhánh quyền riêng tư kỹ thuật số. Quy định (EU) 2016/679 (Quy định Bảo về Dữ liệu Chung, hay "GDPR"), thay thế cho Chỉ thị 95/46/EC với mục đích nâng cao nhận thức, minh bạch và tuân thủ. Nó tác động tới hầu hết mọi tổ chức nằm ở Liên minh châu Âu, cũng như mọi tổ chức làm kinh doanh ở Liên minh châu Âu, thậm chí nếu có trụ sở ở nước ngoài. Để nâng cao nhận thức ở mức các lãnh đạo cao cấp của công ty, các hình phạt trong trường hợp không tuân thủ được nâng cao tới 20 triệu euro hoặc 4% doanh số toàn cầu.

GDPR làm gia tăng hiểu biết và tin cậy trong chia sẻ dữ liệu như thế nào?

Tuy nhiên, mục tiêu của GDPR không phải là phạt những người sử dụng dữ liệu mà là để hướng dẫn cho việc xử lý dữ liệu, nâng cao sự tin cậy và khuyến khích chia sẻ và sử dụng lại dữ liệu. Động lực đối với GDPR là để nâng cao hiểu biết về cách thức dữ liệu cá nhân được đối xử và xử lý. Vì dữ liệu số hầu hết không là hữu hình, nó làm cho khó khăn hơn để hiểu cũng vì các thuật ngữ kỹ thuật hoặc pháp lý thường được sử dụng. GDPR nhằm trao lại cho các công dân sự kiểm soát đối với các dữ liệu cá nhân của họ, để đơn giản hóa môi trường pháp lý và nhấn mạnh lợi ích của sử dụng lại dữ liệu tuân thủ với các quy định về quyền riêng tư dữ liệu.

Trong trường hợp không có sự hiểu biết rõ ràng về các quy định về quyền riêng tư của dữ liệu, việc né tránh, lo lắng và hiểu lầm sẽ cản trở sự tin tưởng và xử lý dữ liệu an toàn. Bằng việc thiết lập khung pháp lý vững chắc và thức thời để bảo vệ dữ liệu cá nhân, nó làm giảm rủi ro sử dụng sai và những lỗ hổng về quyền riêng tư (có chủ ý hoặc vì thiếu hiểu biết hoặc nhận thức). GDPR xác định các điều kiện đồng thuận:

“… các công ty sẽ không còn có thể sử dụng các điều khoản và điều kiện dài dòng đầy tính pháp lý, vì yêu cầu đồng ý phải được đưa ra dưới dạng dễ hiểu và dễ tiếp cận, với mục đích xử lý dữ liệu kèm theo sự đồng ý đó. Sự đồng ý phải là rõ ràng và có khả năng phân biệt được với các vấn đề khác và được cung cấp ở dạng truy cập được dễ hiểu và dễ dàng, sử dụng ngôn ngữ rõ ràng và giản dị. Việc rút lại sự đồng ý phải dễ dàng như việc cho phép.

Bằng cách này, việc xử lý dữ liệu cá nhân sẽ minh bạch và toàn diện hơn, được các hướng dẫn và các rào cản pháp lý hạn chế. Điều đó cũng làm cho nó dễ dàng hơn và có lợi hơn cho những người sử dụng (lại) dữ liệu để xử lý và tạo ra giá trị từ dữ liệu và Dữ liệu Mở. Ngoài ra, nó cho phép nâng cao hiểu biết về lợi ích của việc chia sẻ dữ liệu vì nó không bị lu mờ bởi sự bất an và lo lắng về việc sử dụng sai mục đích. Điều này nhấn mạnh GDPR hỗ trợ việc chia sẻ và sử dụng lại dữ liệu bằng việc gia tăng minh bạch và hiểu biết về cách để xử lý dữ liệu như thế nào theo một cách thức an toàn và hợp pháp. Với việc các tổ chức buộc phải xử lý dữ liệu một cách cẩn thận hơn, người tiêu dùng có thể có xu hướng không chỉ chia sẻ dữ liệu của họ mà còn hiểu được lợi ích của việc chia sẻ và sử dụng lại dữ liệu. Vì thế, GDPR trên thực tế ủng hộ khái niệm Dữ liệu Mở.

Dạng dữ liệu nào GDPR quan tâm?

EUgdpr.org đưa ra một cái nhìn tổng quan toàn diện và đầy đủ về GDPR và nó có nghĩa gì. Để giúp hiểu GDPR có liên quan tới Dữ liệu Mở, 2 định nghĩa dữ liệu có thể giúp.

Dữ liệu cá nhân là “bất kỳ thông tin nào có liên quan tới một thể nhân nhận dạng được hoặc có thể nhận dạng được (‘chủ thể dữ liệu ’); một thể nhân có thể nhận dạng được là một thể nhân có thể nhận dạng được, trực tiếp hoặc gián tiếp, đặc biệt bằng sự tham chiếu tới một mã nhận dạng như tên, số nhận dạng, dữ liệu vị trí, mã nhận dạng trên trực tuyến hoặc một hoặc nhiều yếu tố đặc thù về xác thức vật ý, tâm lý, gen, tinh thần, kinh tế, văn hóa hoặc xã hội của thể nhân đó.” GDPR làm việc riêng với dữ liệu cá nhân.

Dữ liệu Mở tham chiếu tới dữ liệu là mở để tự do không mất tiền truy cập, sử dụng và sửa đổi sẽ được chia sẻ vì bất kỳ mục đích gì. Các nguyên tắc cho Dữ liệu Mở được mô tả chi tiết trong Định nghĩa Mở (bản dịch sang tiếng Việt). Dữ liệu Mở không thể được coi là mở nếu nó không đi với một giấy phép đảm bảo tự do không mất tiền để sử dụng lại nó.

Ý nghĩa của GDPR đối với Dữ liệu mở là gì?

Vẫn có sự hiểu nhầm về cách để bảo vệ dữ liệu và mở dữ liệu có thể tuân thủ cùng một mục đích. Vài người thậm chí nói GDPR là xung đột với khái niệm Dữ liệu Mở. GDPR làm việc riêng với dữ liệu cá nhân. Tình huống duy nhất khi GDPR trực tiếp ảnh hưởng tới Dữ liệu Mở là khi Dữ liệu Mở bao gồm dữ liệu cá nhân. Theo GDPR, các công dân châu Âu phải đưa ra sự đồng ý rõ ràng và kiên quyết của họ về việc xử lý dữ liệu của họ. Vì thế, không dữ liệu cá nhân nào có thể được xuất bản để sử dụng lại mà không có sự đồng ý của bên bị ảnh hưởng.

Có vài ngoại lệ, khi dữ liệu cá nhân có thể được xuất bản:

  1. Nếu có các lý do hợp pháp để xuất bản dữ liệu. Ví dụ, trong trường hợp quyết định của tòa án. Quy định này hạn chế các quyền riêng tư nói chung.

  2. Nếu dữ liệu đó đã được ẩn danh (Anonymized).

Ẩn danh là quá trình loại bỏ thông tin cá nhân có thể nhận dạng được khỏi dữ liệu. Vì thế, dữ liệu đó không còn được tham chiếu tới như là “dữ liệu cá nhân” và không còn phải tuân thủ với GDPR. Bằng việc đảm bảo rằng dữ liệu cá nhân được xử lý minh bạch, nghiêm ngặt tuân theo GDPR, nó có thể làm giảm rào cản xuất bản và sử dụng lại Dữ liệu Mở. Vì thế, GDPR có thể tạo thuận lợi cho nền kinh tế do dữ liệu dẫn dắt, sinh ra các sản phẩm và dịch vụ mới để tạo ra giá trị cho xã hội, trong khi vẫn tôn trọng các quyền của công dân.

What is the background of the GDPR?

As technologies develop and more and more data are produced and collected, several initiatives seize the potential of the data by re-using it to gain insight or provide new products and services. Mobile applications can, for example, tell users when it will rain in which area by linked weather and geo data. Websites on public procurement provide inside on public spending and decision making. Others combine bus and train schedules and routes to improve public transport and smart city initiatives. Most of the data that is re-used is Open Data not including personal data.

Re-using personal data, can help organisations understand user behaviour and target their marketing activities more effectively. Because personal data is information relating to a person who can be identified, directly or indirectly by the data, the right of privacy is concerned. The right of privacy is a human right anchored in most modern democracies. In Article 8 of the European Convention on Human Rights, Link opens in a new window, it states that "Everyone has the right to respect for his private and family life, his home and his correspondence." Because processing personal data concerns the privacy of individuals, the use of personal data is regulated.

What is the aim of GDPR?

In order to set a legal framework for data privacy in the mid-1990s, the Directive 95/46/EC was written. In that time the internet was still a recent innovation and social media was not spread yet. Since then, the technology and the re-use of data outgrew the Directive, making an update necessary. To ensure data privacy, regulations had to expand to digital privacy breaches. Regulation (EU) 2016/679 (the General Data Protection Regulation, or "GDPR"), Link opens in a new window replaces the Directive 95/46/EC with the aim to raise awareness, transparency and compliance. It impacts almost every organisation that is based in the EU, as well as every organisation that does business in the EU, even if based abroad. To increase awareness at the level of company's senior executives, penalties in case of non-compliance are increased to up to 20 million Euro or 4% of the worldwide turnover.

How can GDPR increase understanding and trust in sharing data?

However, the aim of GDPR is not to penalise data users but to guide data processing, increase trust and encourage sharing and re-using data. A driver for GDPR is to increase understanding of how personal data is treated and processed. Since digital data is mostly not tangible, it makes it more difficult to understand also because often technical or legal jargon is used. GDPR aims to give citizens back the control on their personal data, to simplify the regulatory environment and to highlight the benefit of data re-use in compliance with data privacy regulations.

In the absence of a clear understanding of data privacy regulations, avoidance, anxiety and misunderstanding hinder trust and literate safe data handling. By setting a solid and current legal framework that protects personal data, it reduces the risk of misuse and privacy breaches (attentionally or due to a lack of knowledge or awareness). GDPR determines the conditions for consent:, Link opens in a new window

"... companies will no longer be able to use long illegible terms and conditions full of legalese, as the request for consent must be given in an intelligible and easily accessible form, with the purpose for data processing attached to that consent. Consent must be clear and distinguishable from other matters and provided in an intelligible and easily accessible form, using clear and plain language. It must be as easy to withdraw consent as it is to give it.

This way, processing personal data will be more transparent and comprehensible restricted by guidelines and legal barriers. That makes it also easier and more favourable for data (re-)users to process and create value out of data and Open Data. Additionally, it enables to rise understanding for the benefit of sharing data because it is not overshadowed by the insecurity and anxiety of misuse. This highlights that the GDPR supports sharing and re-using data by increasing transparency and knowledge about how to process data in a safe and legal way. With organisations compelled to handle data with greater care, consumers can be more inclined to not only share their data but understand the benefits of sharing and re-using data. Therefore, GDPR in fact supports the concept of Open Data.

What kind of data is concerned by the GDPR?

EUgdpr.org, Link opens in a new window provides a highly exhaustive and comprehensible overview on GDPR and what is means. To help understand GDPR related to Open Data, two definitions of data can help.

Personal data is "any information relating to an identified or identifiable natural person ('data subject'); an identifiable natural person is one who can be identified, directly or indirectly, in particular by reference to an identifier such as a name, an identification number, location data, an online identifier or to one or more factors specific to the physical, physiological, genetic, mental, economic, cultural or social identity of that natural person". GDPR deals exclusively with personal data.

Open Data refers to data which is open for free access, use and modification to be shared for any purpose. The principles for Open Data are described in detail in the Open Definition, Link opens in a new window. Open Data cannot be considered open if it is not accompanied by a licence that ensures its free re-use.

What are the implications of GDPR for Open Data?

There is still a misunderstanding about how protecting data and opening data can pursue the same goal. Some even claim GDPR is controversial to the concept of Open Data. GDPR deals exclusively with personal data. The only situation when GDPR directly affects Open Data is when Open Data includes personal data. According to GDPR, European citizens must give their clear and explicit consent to the processing of their data. Therefore, no personal data can be published for re-use without the consent of the affected party.

There are a few exceptions, when personal data can be published:

  1. If there are legitimate reasons to publish data. For example, in the case of a court decision. This rule restricts privacy rights in general.

  2. If the data has been anonymized.

Anonymization is the process of removing personally identifiable information from data. Therefore, these data can no longer be referred to as "personal data" and is no longer subject to GDPR. By ensuring that personal data is processed transparent, strictly following GDPR, it can lower the barrier to publish and re-use Open data. Therefore, GDPR can facilitate the data-driven economy, generating new products and services that create value to society, while respecting the rights of citizens.

Dịch: Lê Trung Nghĩa

letrungnghia.foss@gmail.com

Thứ Năm, 21 tháng 4, 2022

Tập huấn ‘Khai thác Tài nguyên Giáo dục Mở’ với Trường Đại học Lạc Hồng

Trong các ngày 21 22/04/2022, Hiệp hội các trường đại học cao đẳng Việt Nam Trường Đại học Lạc Hồng cùng phối hợp tổ chức khóa tập huấn Khai thác tài nguyên giáo dục mở’, phần thực hành, cho các cán bộ và giảng viên của nhà trường tham gia. Phần lý thuyết đã được triển khai ngày 09/04/2022 vừa qua.


Tự do tải về các bài trình bày tại khóa tập huấn (lý thuyết và thực hành) tại địa chỉ:

Tweet: https://twitter.com/nghiafoss/status/1517118975871971329

Thứ Ba, 19 tháng 4, 2022

Làm thế nào để nó đúng: Một thí điểm Giữ lại các Quyền của Đại học Cambridge trước khi định hình một chính sách đầy đủ của cơ sở

How to make it right: a Rights Retention Pilot by the University of Cambridge ahead of shaping a full institutional policy

14/04/2022

Theo: https://www.coalition-s.org/blog/how-to-make-it-right-a-rights-retention-pilot-by-the-university-of-cambridge-ahead-of-shaping-a-full-institutional-policy/

Bài được đưa lên Internet ngày: 14/04/2022

Vào năm 2008, Khoa Nghệ thuật & các Dịch vụ của Harvard đã biểu quyền nhất trí áp dụng chính sách truy cập mở mang tính đột phá. Kể từ đó, hơn 70 cơ sở khác, bao gồm các khoa của Harvard, Stanford và MIT, đã áp dụng các chính sách tương tự dựa vào mô hình của Harvard. Ở châu Âu các chính sách như vậy của cơ sở, cho tới nay, đã cất cánh chậm chạp.

Chúng tôi đang bắt đầu thấy tình huống đó đang thay đổi.

Đại học Cambridge gần đây đã thiết lập chương trình thí điểm giữ lại các quyền trên cơ sở chọn tham gia, với quan điểm thông tin cho sự xem xét lại tiếp sau chính sách Truy cập Mở của trường đại học. Trong cuộc phỏng vấn sau đây, Niamh Tumelty, Lãnh đạo các Dịch vụ Nghiên cứu Mở ở Đại học Cambridge, mô tả mục đích của thí điểm, cách thức các nhà nghiên cứu có thể hưởng lợi từ nó và chia sẻ các mẹo của cô cho bất kỳ cơ sở nào khác có thể cân nhắc áp dụng chính sách tương tự.

Liên minh S: Cô có thể mô tả chính sách bản quyền tác giả cô đã áp dụng ở đại học của cô?

Niamh Tumelty: Chúng tôi đang mời các nhà nghiên cứu tham gia vào Thí điểm Giữ lại các Quyền, nó sẽ được tổ chức cho 1 năm bắt đầu từ tháng 4/2022. Các nhà nghiên cứu tham gia sẽ trao cho trường Đại học một giấy phép không độc quyền đối với các bản thảo được chấp nhận của bất kỳ bài báo nào được đệ trình trong thí điểm đó, làm cho nó dễ dàng hơn cho chúng tôi để hỗ trợ cho họ đáp ứng được các yêu cầu cấp vốn của họ bằng việc tải lệ các bản thảo của họ vào kho cơ sở của chúng tôi, Apollo, mà không cần áp dụng cấm vận nào. Thí điểm đã khởi xướng bằng việc sử dụng tiếp cận CC BY như được hầu hết các nhà cấp vốn của Liên minh S yêu cầu, và chúng tôi đang khai phá cung cấp một lựa chọn cho các giấy phép lựa chọn thay thế cho các nhà nghiên cứu không có yêu cầu đặc thù đó.

Nhà nghiên cứu sẽ thông báo cho tạp chí bằng việc đưa vào tuyên bố giữ lại các quyền khi đệ trình (gửi bài). Khi tài liệu đã được chấp nhận, nhà nghiên cứu sẽ tải lên bản thảo được chấp nhận như là bình thường qua các Yếu tố Tổng hợp (Symplectic Elements), chỉ ra trong quá trình tải lên rằng họ đã giữ lại các quyền của họ. Nhóm Truy cập Mở sẽ tiến hành các kiểm tra thông thường của họ, tư vấn cho nhà nghiên cứu về những gì sẽ diễn ra tiếp sau và dàn xếp để bài báo được làm sẵn sàng trên Apollo.

Chúng tôi sẽ giám sát chặt chẽ những gì xảy ra trong thí điểm và tất cả các nhà nghiên cứu tham gia sẽ có khả năng bình luận về các kinh nghiệm của họ. Chúng tôi sẽ rà soát lại tất cả các phản hồi và sử dụng để thông báo cho rà soát lại tiếp sau của chúng tôi về chính sách truy cập mở của cơ sở chúng tôi.

Liên minh S: Vì sao ý tưởng áp dụng một chính sách giữ lại các quyền của cơ sở đã nổi lên?

Niamh Tumelty: Sự giới thiệu yêu cầu về truy cập mở tức thì tới nghiên cứu được các nhà cấp vốn của Liên minh S ủng hộ đã chứng minh là thách thức trong thực tế, với vài nhà xuất bản chào lộ trình xuất bản không tuân thủ và các nhà xuất bản khác lấy các khoản phí không bền vững cho truy cập mở tức thì đối với phiên bản được xuất bản lần cuối. Trừ phi các nhà nghiên cứu muốn dịch chuyển rõ ràng sang xuất bản trên các tạp chí là kim cương, vàng đầy đủ hoặc bao gồm trong các thỏa thuận đọc & xuất bản, họ cần một cách thức để giữ lại đủ các quyền, sao cho họ luôn có lựa chọn đăng tài liệu được chấp nhận của họ trên trực tuyến để lưu trữ việc chia sẻ mở sự uyên thâm của họ. Một số ngành đã bị bỏ lại rất ít hoặc không có sự lựa chọn về nơi họ có thể xuất bản nghiên cứu của mình trong khi đáp ứng các yêu cầu của nhà cấp vốn và mục tiêu về nghiên cứu mở của riêng họ.

Chiến lược giữ lại các quyền là công cụ chính để xúc tác cho các nhà nghiên cứu xuất bản mở trên bất kỳ tạp chí nào sẽ với tới được khán thính phòng thích hợp nhất”.

Liên minh S: Sự đồng thuận đạt được khắp các cơ sở từng như thế nào?

Niamh Tumelty: Thực tế là Truy cập Mở tức thì bây giờ là yêu cầu của nhà cấp vốn đối với đa số các nhà nghiên cứu của chúng tôi đã làm cho thảo luận đó khá dễ dàng. Chúng tôi tổ chức một số thảo luận ở Ủy ban Chỉ đạo Nghiên cứu Mở để đảm bảo rằng chúng tôi đã có sự hiểu biết càng đầy đủ càng tốt, cung cấp các ví dụ về các vấn đề đã nảy sinh trong năm đầu có yêu cầu giữ lại các quyền của Wellcome Trust khi thiếu chính sách của cơ sở.

Chúng tôi đã cân nhắc việc phát triển chính sách chọn không tham gia của cơ sở như những cơ sở khác đã làm nhưng kết luận rằng bản chất cống hiến cao của Đại học Cambridge sẽ gây khó khăn cho việc tiến hành tham vấn kỹ lưỡng và đạt được sự đồng thuận trước hạn chót là ngày 1 tháng 4 năm 2022. Chúng tôi đã đồng ý rằng bước tiếp sau phù hợp nhất ở Cambridge từng là tổ chức một thí điểm trên cơ sở chọn tham gia. Một nhóm làm việc đã được thành lập để thiết kế thí điểm này và đã bao gồm các nhà nghiên cứu từ khắp các ngành cùng với các chuyên gia truy cập mở và truyền thông học thuật từ các thư viện Đại học Cambridge. Nhóm làm việc này đã gặp nhau mỗi 2 tuần một lần từ giữa tháng 1 tới cuối tháng 3 để cân nhắc vấn đề từ các quan điểm của các ngành khác nhau và để phát triển tiếp cận cho thí điểm. Chúng tôi đã tập trung vào chính sách đã được đưa ra tại Đại học Edinburgh vào đầu năm nay, đồng thời học hỏi Chính sách Mẫu và Giấy phép Truyền thông Học thuật của Vương quốc Anh và các khuyến nghị đã được Đại học Harvard chia sẻ công khai. Chúng tôi đã mang thí điểm được đề xuất tới Ủy ban Chính sách Nghiên cứu của Đại học ra để lấy bình luận và nhận tư vấn pháp lý về chi tiết cách để chúng tôi có thể tiếp cận điều này trước khi khởi xướng.

Cái hay của cách tiếp cận thí điểm là không có nhà nghiên cứu nào phải tham gia - họ có quyền lựa chọn có chọn tham gia hay không và sẽ có cơ hội tác động đến bất kỳ chính sách nào cuối cùng được đưa ra trong trường đại học. Chúng tôi có thể dành năm nay để thực sự hiểu các vấn đề một cách chi tiết và xây dựng sự đồng thuận về cách tiếp cận tốt nhất cho Cambridge.

Liên minh S: Các thách thức nào đã vượt qua được trước khi nó đã được đồng thuận để áp dụng chính sách đó?

Niamh Tumelty: Thách thức lớn nhất dẫn tới thí điểm này từng là việc hiểu biết và phát triển lòng tin trong chiến lược giữ lại các quyền. Tư vấn pháp lý của các chuyên gia chúng tôi đã nhận được theo sau tuyên bố về các yêu cầu của Wellcome Trust và một lần nữa chúng tôi đã thiết kế chi tiết tiếp cận của chúng tôi từng là quan trọng trong việc xúc tác cho chúng tôi để phát triển thí điểm. Bây giờ, thách thức của chúng tôi là truyền đạt và giải thích rõ ràng giữ lại các quyền cho nhiều nhà nghiên cứu của chúng tôi như một lộ trình họ có thể chọn khi xuất bản và để đối mặt với bất kỳ vấn đề nào phát sinh trong năm thí điểm trước khi phát triển bất kỳ chính sách đầy đủ nào của cơ sở.

Liên minh S: Các ưu điểm nào của việc áp dụng chính sách đó cho các nhà nghiên cứu các cô và cơ sở của cô?

Niamh Tumelty: chiến lược giữ lại các quyền là công cụ chính để xúc tác cho các nhà nghiên cứu để xuất bản mở trên bất kỳ tạp chí nào sẽ với tới được khán thính phòng phù hợp nhất. Có thể có vài nhà xuất bản quyết định từ chối bất kỳ tài liệu nào ở đó tác giả đã giữ lại các quyền của họ, nhưng điều này dường như là vị thế không bền vững biết rằng số lượng ngày một gia tăng các tác giả mà các nhà cấp vốn của họ yêu cầu truy cập mở tức thì đối với tất cả các kết quả đầu ra.

Ưu điểm của tiếp cận thí điểm thay vì chính sách đầy đủ của một cơ sở là ở chỗ nó cung cấp không gian và thời gian cho sự tham gia sâu khắp trường đại học phát triển cao của chúng tôi. Nó tạo ra một khung cho các nhà nghiên cứu mong muốn có lộ trình sớm để hỗ trợ cho họ trong việc giữ lại các quyền của họ và cho nhóm truy cập mở tư vấn và hỗ trợ cho họ. Nó xúc tác cho chúng tôi để tạo ra bằng chứng từ các nhà nghiên cứu của riêng chúng tôi, để xây dựng lòng tin và sự tin cậy và để tinh chỉnh tiếp cận đó trước khi định hình chính sách đầy đủ của một cơ sở.

“Các nhà nghiên cứu đang ở một vị thế mạnh mẽ hơn những gì họ nhận thấy - nếu các nhà xuất bản muốn tiếp tục nhận nội dung miễn phí này từ các nhà nghiên cứu của chúng tôi, họ sẽ cần phát triển các lộ trình xuất bản đáp ứng nhu cầu của cộng đồng học thuật của họ.”

Liên minh S: Như là kết luận, đâu là 3 gợi ý hàng đầu của cô cho bất kỳ trường đại học nào đang cân nhắc áp dụng chính sách Truy cập Mở dựa vào các quyền tương tự như với của cô?

Niamh Tumelty: (1) Bao gồm một dải các quan điểm ngành từ các giai đoạn lên kế hoạch sớm nhất. Sự cân nhắc sớm này sẽ làm cho dễ dàng hơn để sửa đổi thông điệp tới các phần khác nhau của trường đại học, tính tới các động lực và các mối quan tâm khác nhau phát sinh. Đảm bảo rằng quan điểm nhân văn được đưa vào - quá thường xuyên trong các sáng kiến nghiên cứu mở khoa học nhân văn dường như là một suy nghĩ sau, nếu được xem xét ở tất cả.

(2) Biết trước các câu hỏi sẽ được đặt ra và đảm bảo rằng bạn có các câu trả lời rõ ràng và trung thực cho các câu hỏi đó. Hãy trung thực và cởi mở về thực tế mà chúng tôi đang học tập qua quá trình đó (trong khi xây dựng dựa vào các kinh nghiệm của những người đã đi trước và sẽ có những thách thức. Điều này nâng cao uy tín và quản lý các kỳ vọng khi chính sách đi vào hoạt động.

3) Có niềm tin vào tiếp cận này! Điều này không là mới - các nhà nghiên cứu đã và đang giữ lại các quyền của họ theo cách này một thập kỷ qua và nó đang ngày càng trở thành thực hành phổ biến khắp một dải các cơ sở. Các nhà nghiên cứu đang ở một vị thế mạnh mẽ hơn những gì họ nhận thấy - nếu các nhà xuất bản muốn tiếp tục nhận nội dung miễn phí này từ các nhà nghiên cứu của chúng tôi, họ sẽ cần phát triển các lộ trình xuất bản đáp ứng nhu cầu của cộng đồng học thuật của họ.

In 2008 Harvard’s Faculty of Arts & Sciences voted unanimously to adopt a ground-breaking open access policy. Since then, over 70 other institutions, including other Harvard faculties, Stanford and MIT, have adopted similar policies based on the Harvard model. In Europe such institutional policies have, so far, been slow to get off the ground.

We are beginning to see that situation change.

The University of Cambridge has recently established a pilot rights retention scheme on an opt-in basis, with a view to informing the next revision of the University’s Open Access policy. In the following interview, Niamh Tumelty, Head of Open Research Services at the University of Cambridge, describes the purpose of the pilot, how researchers can benefit from it and shares her tips for any other institution that might consider adopting a similar policy.

cOAlition S: Could you, please, describe the author copyright policy you have adopted at your university?

Niamh Tumelty: We are inviting researchers to participate in a Rights Retention Pilot, which will run for one year starting April 2022. Participating researchers will grant the University a non-exclusive licence to the accepted manuscripts of any articles submitted during the pilot, making it easier for us to support them in meeting their funder requirements by uploading their manuscripts to our institutional repository, Apollo, without needing to apply an embargo. The pilot has launched using a CC BY approach as required by most cOAlition S funders, and we are exploring providing an option for alternative licences for researchers who do not have that specific requirement.

The researcher will notify the journal by including the rights retention statement on submission. When the paper has been accepted, the researcher will upload the accepted manuscript as normal via Symplectic Elements, indicating during the upload process that they have retained their rights. The Open Access team will do their usual checks, advise the researcher on what will happen next and arrange for the article to be made available on Apollo.

We will closely monitor what happens during the pilot and all participating researchers will be able to comment on their experiences. We will review all feedback and use it to inform our next review of our institutional open access policy.

cOAlition S: Why did the idea of adopting an institutional rights retention policy emerge?

Niamh Tumelty: The introduction of the requirement for immediate open access to research supported by cOAlition S funders has proven challenging in practice, with some publishers offering no compliant publishing route and others charging unsustainable prices for immediate open access to the final published version. Unless researchers want to move exclusively to publishing in journals that are diamond, fully gold or included within read & publish agreements, they need a way to retain sufficient rights, so that they always have the option to post their accepted paper online to achieve open sharing of their scholarship. Some disciplines have been left with little or no choice about where they can publish their research while meeting their funder requirements and their own goals for open research.

“The rights retention strategy is a key tool to enable researchers to openly publish in whatever journal will reach the most appropriate audience.”

cOAlition S: How was consensus reached across the institution?

Niamh Tumelty: The fact that immediate OA is now a funder requirement for the majority of our researchers made the conversation relatively easy. We held a number of discussions at the Open Research Steering Committee to ensure that we had as full an understanding as possible, providing examples of issues that were arising in the first year of the Wellcome Trust rights retention requirement in the absence of an institutional policy.

We considered developing an institutional opt-out policy as others have done but concluded that the highly devolved nature of the University of Cambridge would have made it extremely difficult to conduct a thorough consultation and reach consensus by the deadline of 1 April 2022. We agreed that the most appropriate next step at Cambridge was to run a pilot on an opt-in basis. A working group was established to design this pilot and included researchers from across a range of disciplines along with open access and scholarly communication experts from Cambridge University Libraries. The working group met every two weeks from mid-January to the end of March to consider the issue from different disciplinary perspectives and to develop the approach for the pilot. We drew heavily on the policy that was introduced at the University of Edinburgh earlier this year, learning also from the UK Scholarly Communications Licence and Model Policy and recommendations that have been publicly shared by Harvard University. We brought the proposed pilot to the University’s Research Policy Committee for comment and took legal advice on the detail of how we would approach this before launching.

The beauty of a pilot approach is that no researcher has to participate – they have a choice about whether or not to opt in and will have the opportunity to influence whatever policy is ultimately introduced across the university. We can take this year to really understand the issues in detail and to build consensus about the best approach for Cambridge.

cOAlition S: What challenges had to be overcome before it was agreed to adopt the policy?

Niamh Tumelty: The biggest challenge in the lead up to the pilot has been understanding and developing confidence in the rights retention strategy. The expert legal advice we received following the announcement of the Wellcome Trust requirements and again as we designed the detail of our approach was critical in enabling us to develop the pilot. Now, our challenge is to clearly communicate and explain rights retention to our many researchers as a route they can choose when publishing and to grapple with any issues that arise during the pilot year before developing any full institutional policy.

cOAlition S: What are the advantages of adopting the policy for your researchers and your institution?

Niamh Tumelty: The rights retention strategy is a key tool to enable researchers to openly publish in whatever journal will reach the most appropriate audience. It may be that some publishers decide to reject any papers in which the author has retained their rights, but this seems an unsustainable position given the growing number of authors whose funders require immediate open access for all outputs.

The advantage of a pilot approach rather than a full institutional policy is that it provides space and time for deep engagement across our highly devolved university. It creates a framework for the researchers that wanted to have an early route to support them in retaining their rights and for the open access team that advises and supports them. It enables us to generate evidence from our own researchers, to build confidence and trust and to refine the approach ahead of shaping a full institutional policy.

Researchers are in a stronger position than they realise – if publishers want to continue getting this free content from our researchers, they will need to develop publishing routes that meet the needs of their academic communities.

cOAlition S: As a conclusion, what are your three top tips for any other university considering adopting a similar permissions-based Open Access policy to yours?

Niamh Tumelty: 1) Include a range of disciplinary perspectives from the earliest stages of planning. This early consideration will make it easier to tailor the messaging to different parts of the university, taking into account the different drivers and concerns that come into play. Make sure that the humanities perspective is included – too often in open research initiatives the humanities appear to be an afterthought, if considered at all.

2) Anticipate the questions that will be asked and make sure that you have clear and honest answers to those questions. Be honest and open about the fact that we are learning through the process (while building on the experiences of those who have gone before) and that there will be challenges. This enhances credibility and manages expectations as the policy beds in.

3) Have confidence in this approach! This is not new – researchers have been retaining their rights in this way for over a decade and it is becoming increasingly common practice across a range of institutions. Researchers are in a stronger position than they realise – if publishers want to continue getting this free content from our researchers, they will need to develop publishing routes that meet the needs of their academic communities.

Dịch: Lê Trung Nghĩa

letrungnghia.foss@gmail.com



Tọa đàm “Khai thác học liệu hiệu quả phục vụ đào tạo và nghiên cứu trong trường đại học”



Ngày 19/04/2022, Trung tâm Hỗ trợ giảng dạy, Viện Đảm bảo chất lượng giáo dục, ĐHQGHN tổ chức tọa đàm “Khai thác học liệu hiệu quả phục vụ đào tạo và nghiên cứu trong trường đại học” với các cán bộ quản lý, giảng viên, giáo viên, nghiên cứu viên tham gia giảng dạy tại ĐHQGHN, học viên sau đại học và sinh viên tại ĐHGQHN tại ĐHGQHN về 2 nội dung chính sau đây:

  • “Khai thác tài nguyên giáo dục mở phục vụ đào tạo và nghiên cứu trong trường đại học”.

  • “Hướng dẫn khai thác tài nguyên, sản phẩm và dịch vụ thông tin tại Trung tâm Thư viện và Tri thức số (VNU-LIC)”


Tự do tải về bài trình bày “Khai thác tài nguyên giáo dục mở/kiến thức khoa học mở phục vụ đào tạo và nghiên cứu trong trường đại học” tại tọa đàm tại địa chỉ:

https://www.dropbox.com/s/2skimi85hjt727x/Exploit_OS_Knowledge_2022.pdf?dl=0

Tweet: https://twitter.com/nghiafoss/status/1516347694545088513


Xem thêm:


Blogger: Lê Trung Nghĩa

letrungnghia.foss@gmail.com

Chủ Nhật, 17 tháng 4, 2022

Triển khai các nội dung Khuyến nghị Tài nguyên Giáo dục Mở của UNESCO năm 2019 vào thực tế cuộc sống - một cách thiết thực để nâng cao hiệu quả hoạt động thư viện trong giai đoạn hiện nay

(Bài viết cho Hội thảo:‘Nâng cao hiệu quả hoạt động thư viện trong giai đoạn hiện nay’ do trường Đại học Đồng Tháp tổ chức ngày 18/04/2022. Bài đăng trong Kỷ yếu Hội thảo các trang 48-61)


----------------------------------------------

Tóm tắt: Để trả lời cho câu hỏi ‘Làm gì để nâng cao hiệu quả hoạt động thư viện trong giai đoạn hiện nay’, bài viết này nêu bối cảnh các xu thế không thể đảo ngược của thế giới ngày nay về Tài nguyên Giáo dục Mở (TNGDM) và Khoa học Mở (KHM) và tương lai của giáo dục thời kỳ hậu COVID-19, cùng với nhiệm vụ triển khai các nội dung của Chương trình Chuyển đổi số của Chính phủ Việt Nam. Qua đó khẳng định việc các thư viện triển khai các nội dung Khuyến nghị TNGDM của UNESCO năm 2019 vào thực tế cuộc sống chính là một trong những cách thiết thực để nâng cao hiệu quả hoạt động của thư viện trong giai đoạn hiện nay.


A. Đặt vấn đề

Để các hoạt động của thư viện có hiệu quả trong giai đoạn hiện nay, thiết nghĩ, một mặt, các hoạt động đó cần phải góp phần thúc đẩy sự phát triển của Việt Nam hướng tới việc hoàn thành các mục tiêu phát triển bền vững (SDG) đến năm 2030 đã được Liên hiệp quốc thiết lập năm 2015, trong đó có SDG 4 về “Đảm bảo chất lượng giáo dục hòa nhập và bình đẳng và thúc đẩy cơ hội học tập suốt đời cho tất cả mọi người”. Mặt khác, các hoạt động đó cũng cần phải góp phần tạo ra nguồn nhân lực được giáo dục và đào tạo đủ các năng lực và các kỹ năng cần thiết để hướng tới việc hoàn thành các mục tiêu mà Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đặt ra, đặc biệt trong bối cảnh hậu COVID-19. Triển khai các nội dung Khuyến nghị TNGDM của UNESCO năm 2019 trong các hoạt động của thư viện có thể giúp đạt được các mục tiêu đó.


B. Bối cảnh thế giới

Việt Nam là một quốc gia thành viên của Liên hiệp quốc và vì vậy, tương tự như các quốc gia thành viên khác, nó có trách nhiệm thúc đẩy việc hoàn thành các mục tiêu phát triển bền vững – SDG (Sustainable Development Goals) đến năm 2030 của Liên hiệp quốc.

Ngày 25/11/2019, 193 quốc gia thành viên của UNESCO, mà Việt Nam cũng là một quốc gia thành viên của nó, đã thông qua Khuyến nghị Tài nguyên Giáo dục Mở của UNESCO, khẳng định TNGDM là một xu thế không thể đảo ngược của thế giới ngày nay[1]. Định nghĩa TNGDM được 193 quốc gia thành viên của UNESCO đồng thuận thông qua bằng 2 đoạn như sau:

  • Tài nguyên Giáo dục Mở là các tư liệu dạy, học và nghiên cứu ở bất kỳ định dạng và phương tiện nào mà nằm trong phạm vi công cộng hoặc có bản quyền đã được phát hành theo một giấy phép mở, cho phép những người khác không mất chi phí để truy cập, sử dụng lại, tái mục đích, tùy chỉnh và phân phối lại.

  • Giấy phép mở tham chiếu tới giấy phép tôn trọng các quyền sở hữu trí tuệ của người nắm giữ bản quyền và đưa ra sự cho phép trao cho công chúng các quyền để truy cập, sử dụng lại, tái mục đích, tùy chỉnh và phân phối lại các tư liệu giáo dục.

Để đi tới được sự đồng thuận này của thế giới, phong trào TNGDM đã trải qua một quãng đường dài gần 20 năm, ít nhất là kể từ năm 2002, khi lần đầu tiên UNESCO đưa ra khái niệm TNGDM tại Diễn đàn TNGDM toàn cầu lần thứ nhất[2]. Một trong những căn cứ để thông qua tài liệu Khuyến nghị TNGDM của UNESCO năm 2019 là việc tài liệu đó khẳng định TNGDM sẽ giúp cho các quốc gia đạt được vài trong số 17 SDG của Liên hiệp quốc đến năm 2030, bao gồm SDG 4 về giáo dục chất lượng:

Lồng ghép TNGDM vào để giúp cho tất cả các quốc gia thành viên tạo ra các xã hội tri thức bao hàm toàn diện và đạt được Chương trình nghị sự Phát triển Bền vững 2030, đó là SDG 4 (Giáo dục chất lượng), SDG 5 (Bình đẳng giới), SDG 9 (Công nghiệp, đổi mới sáng tạo và hạ tầng), SDG 10 (Giảm bất bình đẳng bên trong và xuyên khắp các quốc gia), SDG 16 (Hòa bình, các thể chế công bằng và mạnh mẽ) và SDG 17 (Quan hệ đối tác vì các mục tiêu)”

Một sự kiện khác diễn ra gần đây hơn, Hội nghị Giáo dục Mở toàn cầu[3] năm 2021 trên trực tuyến đã diễn ra trong 5 ngày từ 27/09/2021 tới 01/10/2021, với mỗi ngày tập trung vào 1 trong 5 lĩnh vực hành động được nêu trong Khuyến nghị TNGDM của UNESCO năm 2019: (1) xây dựng năng lực TNGDM; (2) phát triển chính sách hỗ trợ cho TNGDM; (3) khuyến khích TNGDM chất lượng hòa nhập toàn diện và công bằng; (4) nuôi dưỡng sự sáng tạo các mô hình bền vững cho TNGDM; và (5) thúc đẩy và tăng cường hợp tác quốc tế về TNGDM; với nhiều webinar và nhiều bài trình bày tham luận tới từ khắp nơi trên thế giới, để chuẩn bị cho Hội nghị Giáo dục Mở toàn cầu bằng hình thức trực tiếp dự kiến sẽ diễn ra trong các ngày 23-25/05/2022 tại Nantes, nước Pháp, nơi sẽ là một diễn đàn lớn cho cộng đồng giáo dục mở toàn cầu để trực tiếp tham gia cộng tác quốc tế để tiếp tục tiến hành triển khai Khuyến nghị TNGDM của UNESCO năm 2019. Điều này khẳng định thêm tính liên tục của xu thế không thể đảo ngược này của thế giới về ứng dụng và phát triển TNGDM.

Một sự kiện quan trọng khác, đó là sau gần 2 năm tham vấn toàn cầu[4] liên tục với các quốc gia thành viên của UNESCO theo vùng địa lý và theo chủ đề có liên quan tới Khoa học Mở, ngày 23/11/2021, 193 quốc gia thành viên UNESCO đã nhất trí thông qua[5] Khuyến nghị Khoa học Mở của UNESCO[6], khẳng định Khoa học Mở cũng là xu thế không thể đảo ngược của thế giới ngày nay, với TNGDM là 1 trong 5 thành phần không thể thiếu của kiến thức Khoa học Mở, và khuyến nghị các quốc gia tiếp tục ứng dụng và phát triển TNGDM để giành được nhiều lợi ích tiềm tàng từ việc đó:

Thúc đẩy sử dụng TNGDM như được định nghĩa trong Khuyến nghị Tài nguyên Giáo dục Mở của UNESCO năm 2019, như là công cụ cho việc xây dựng khả năng của khoa học mở. Tài nguyên Giáo dục Mở vì thế nên được sử dụng để gia tăng sự truy cập tới các tài nguyên nghiên cứu và giáo dục khoa học mở, cải thiện các kết quả đầu ra học tập, tối đa hóa tác động của việc cấp vốn nhà nước và trao quyền cho các nhà giáo dục và những người học để trở thành các nhà đồng sáng tạo kiến thức.”


Hình 1.
TNGDM là 1 trong 5 thành phần cơ bản của Kiến thức Khoa học Mở


Tóm tắt: Nói một cách khác, việc đặt các hoạt động của thư viện vào bối cảnh của cả 2 xu thế không thể đảo ngược của thế giới ngày nay, TNGDM và Khoa học Mở, và điều chỉnh các hoạt động đó cho phù hợp với nội dung của 2 tài liệu khuyến nghị đó, là tiếp cận hợp lý trong giai đoạn hiện nay, nó sẽ giúp cho ngành giáo dục nói riêng, Việt Nam nói chung có thể đạt được các SDG, bao gồm SDG 4 (Giáo dục chất lượng) và nhiều lợi ích tiềm tàng khác.

Sự xuất hiện của đại dịch COVID-19 vào đầu năm 2020 đã làm thay đổi nhiều điều trong đời sống kinh tế và xã hội của toàn thế giới, trong đó có Việt Nam, và giáo dục là một trong các lĩnh vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất cho tới tận bây giờ và có thể còn tiếp tục trong những năm tới. Đại dịch cũng làm bộc lộ ra những điểm yếu và dễ bị tổn thương trong các xã hội, đặc biệt là với các hệ thống chăm sóc sức khỏe và giáo dục, làm trầm trọng thêm các bất bình đẳng giữa các nhóm người khác nhau trong xã hội, ví dụ như, trong việc tiếp cận tới Internet và các thiết bị và/hoặc công nghệ thông tin và truyền thông, cũng như các tài nguyên giáo dục, nhất là các tài nguyên giáo dục ở dạng kỹ thuật số, cản trở lớn hoặc có thể làm thất bại kỳ vọng ‘không để ai bị bỏ lại phía sau’ của Liên hiệp quốc khi đặt ra các SDG vào năm 2015. Và một lần nữa, TNGDM (nhất là ở dạng kỹ thuật số), và kiến thức Khoa học Mở cùng với tiếp cận hướng tới học tập suốt đời như là định hướng tương lai của giáo dục đến năm 2050, có thể giúp giảm nhẹ các bất bình đẳng đó:

  • Tài liệu ‘Giáo dục trong thế giới hậu COVID: Chín ý tưởng cho hành động công’ do Ủy ban Quốc tế về Tương lai của Giáo dục, một đơn vị trực thuộc UNESCO, xuất bản năm 2020, đã gợi ý cho thế giới 9 ý tưởng cho hành động công, một trong số đó được nêu như sau[7]:

Làm cho các công nghệ tự do không mất tiền và nguồn mở sẵn sàng cho các giảng viên và học sinh. Các TNGDM và các công cụ số truy cập mở phải được hỗ trợ. Giáo dục không thể thịnh vượng với nội dung được làm sẵn rồi được xây dựng bên ngoài không gian sư phạm và bên ngoài các mối quan hệ của con người giữa các giảng viên và học sinh. Giáo dục không thể phụ thuộc vào các nền tảng kỹ thuật số do các công ty tư nhân kiểm soát.

  • Tài liệu ‘Ôm lấy văn hóa học tập suốt đời - Đóng góp cho sáng kiến Tương lai của Giáo dục’ do Viện Học tập Suốt đời của UNESCO xuất bản năm 2020 nhấn mạnh rằng học tập suốt đời cần phải là một quyền cơ bản của con người, và đưa ra 10 thông điệp chính hướng tới điều đó, một trong số đó là:

Làm cho việc học tập suốt đời trở thành hàng hóa công cộng. Quan điểm này bắt nguồn từ ý tưởng các hàng hóa chung (Common Goods), được định nghĩa như là các hàng hóa làm lợi cho xã hội như một tổng thể và là nền tảng cho cuộc sống của mọi người. Xây dựng những điều chung của giáo dục (Education Commons) - tính sẵn sàng tự do không mất tiền của các tài nguyên dạy và học - các bài học học được từ kinh nghiệm của các sáng kiến của chính phủ và xã hội dân sự xung quanh khái niệm những điều chung (như truy cập mở, nguồn mở, TNGDM, và các nền tảng tập thể trên trực tuyến) cần được áp dụng cho các sáng kiến học tập suốt đời.

Việc tóm tắt vừa nêu ở trên cũng phù hợp với định hướng tương lai giáo dục đến 2050 với học tập suốt đời trở thành một quyền cơ bản mới của con người; cũng phù hợp để giúp khắc phục hậu quả cũng như sự bất bình đẳng do đại dịch COVID-19 và các thảm họa tương tự có thể xảy ra trong tương lai, khi mà TNGDM sẽ trở thành hàng hóa chung hay những điều chung của giáo dục nhằm giúp lấp đi các bất bình đẳng đó, và tạo cơ hội cho bất kỳ ai cũng có khả năng học tập suốt đời và làm thỏa mãn quyền được giáo dục của mình.


C. Bối cảnh trong nước

Ngày 03/06/2020, Thủ tướng chính phủ đã ban hành Quyết định số 749/QĐ-TTg: Phê duyệt "Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030" với mục tiêu cơ bản xây dựng chính phủ số, nền kinh tế số và xã hội số. Tiếp theo Quyết định này, chính phủ đã ban hành một số quyết định khác có liên quan tới ngành thư viện nói chung, thư viện đại học nói riêng, như:

  • Ngày 24/08/2020, Thủ tướng chính phủ đã ban hành Quyết định số 1296/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình "Nghiên cứu, xây dựng cơ sở dữ liệu và công bố tác phẩm văn học nghệ thuật Việt Nam trên nền tảng cách mạng công nghiệp lần thứ tư";

  • Ngày 11/02/2021, Thủ tướng chính phủ đã ban hành Quyết định số 206/QĐ-TTg phê duyệt “Chương trình chuyển đổi số ngành thư viện đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”.

Lý tưởng là thông qua việc xây dựng các khung năng lực số cùng với việc giáo dục và đào tạo chúng để mọi công dân, mọi doanh nghiệp, mọi tổ chức và cá nhân thuộc mọi thành phần trong xã hội đều có đủ các năng lực số cần thiết để thực hành thành công việc xây dựng chính phủ số, nền kinh tế số và xã hội số, điều chúng ta có thể học hỏi được từ kinh nghiệm của các quốc gia đi trước, ví dụ như các quốc gia thuộc Liên minh châu Âu[8], khi họ, liên tục từ 2005 cho tới nay, đã có nhiều kinh nghiệm nghiên cứu, phát triển và triển khai vào thực tế một loạt các khung năng lực số cho nhiều thành phần trong xã hội, như các khung năng lực số cho công dân, tổ chức giáo dục, nhà giáo dục, khởi nghiệp, người tiêu dùng, bên cạnh các khung năng lực số khác cho trẻ em hay cho việc học tập suốt đời.

Một lưu ý quan trọng là, tính mở luôn được tích hợp vào trong tất cả các khung năng lực số được nêu ở trên[9], tối thiểu là dưới dạng các năng lực và/hoặc kỹ năng TNGDM và cấp phép mở (thường với các giấy phép Creative Commons) một cách trực tiếp hoặc gián tiếp, bên cạnh những điều mở khác có thể có. Bổ sung thêm cho điều này, trong tài liệu ‘Khung năng lực CNTT-TT của UNESCO cho các giảng viên, phiên bản 3’ được UNESCO xuất bản năm 2018[10] đã cho thấy TNGDM xếp hạng 1 trong số 9 hạng mục về công nghệ thông tin và truyền thông (CNTT-TT) mà bất kỳ giảng viên nào ngày nay cũng cần phải có để có thể biến các giảng viên thành các nhà đổi mới sáng tạo[11], bên cạnh năng lực về các công nghệ quan trọng khác như: mạng xã hội, các công nghệ di động, Internet của Vạn vật - IoT (Internet of Things), Trí tuệ nhân tạo - AI (Artificial Intelligence), Thực tế ảo – VR (Virtual Reality) và Thực tế tăng cường - AR (Augmented Reality), dữ liệu lớn, lập trình, và đạo đức và bảo vệ tính riêng tư. Điều này cho thấy, để chuyển đổi số thành công, bên cạnh những điều khác, năng lực và/hoặc các kỹ năng về TNGDM và cấp phép mở là không thể thiếu đối với bất kỳ các tổ chức hay cá nhân nào, đặc biệt đối với các nhà giáo dục/các giảng viên.


Hình
2. Tích hợp TNGDM trong Khung năng lực số cho các tổ chức giáo dục[12]


Hiện trạng ứng dụng và phát triển TNGDM ở Việt Nam cho tới nay đã được nêu khá chi tiết trong bài viết vào cuối tháng 11/2021 ‘Thực trạng tài nguyên giáo dục mở ở Việt Nam và gợi ý giải pháp cho học tập suốt đời’[13], khi nó cho thấy mức độ ứng dụng và phát triển TNGDM ở Việt Nam hiện nay là rất sơ khai khi so với 5 lĩnh vực hành động được nêu trong Khuyến nghị TNGDM của UNESCO năm 2019 dù vẫn có những tiến bộ nhất định. Bổ sung thêm vào hiện trạng đó của bài viết đó, dưới đây chỉ nêu lên vài ý chính và bổ sung thêm vài sự kiện mới nhất diễn ra rất gần đây, ví dụ:

  • Hầu hết tất cả các tài nguyên giáo dục của Việt Nam có sẵn trên trực tuyến ở thời điểm hiện tại đều không phải là TNGDM[14] khi đối chiếu với định nghĩa TNGDM được nêu trong tài liệu Khuyến nghị TNGDM của UNESCO năm 2019 (như được nêu ở phần đầu bài viết này), ngoại trừ một số lượng vô cùng nhỏ tuân thủ với định nghĩa đó. Rất ít hoặc chưa có hoạt động gì được triển khai theo 5 lĩnh vực hành động như được nêu trong Khuyến nghị TNGDM của UNESCO năm 2019. Điều tích cực là hiện một số Đề án có liên quan tới ứng dụng và phát triển TNGDM đang ở trong giai đoạn hoàn chỉnh để trình Thủ tướng chính phủ phê duyệt, dự kiến trong năm 2022 này.

  • Từ cuối năm 2017 cho tới hết năm 2021, Hiệp hội các trường đại học cao đẳng Việt Nam đã tổ chức gần 60 khóa thực hành khai thác TNGDM cho hơn 1.200 học viên là các cán bộ, giảng viên của một số trường đại học, cao đẳng khắp cả nước, một con số rất khiêm tốn nếu so với số lượng toàn bộ các giảng viên trong ngành giáo dục ở Việt Nam cần phải có các năng lực và kỹ năng về TNGDM là khoảng 1,5 triệu người, chưa nói gì tới các bên liên quan chính khác với TNGDM. Tháng 2/2022, đã có thêm một khóa như vậy được tiến hành do Hội Điều dưỡng Việt Nam lần đầu tiên tổ chức cho một số cán bộ và giảng viên của các cơ sở thành viên của Hội[15].

  • Gần đây nhất, Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội đã ban hành quyết định số 558/QĐ-ĐHNN ngày 02/03/2022 về việc thành lập cộng đồng chuyên môn phát triển học liệu mở hỗ trợ học sinh lớp 12 trên toàn quốc[16], một dấu hiệu tích cực nữa cho ứng dụng và phát triển TNGDM ở Việt Nam.

  • Ngày 1/10/2021, Trung tâm Tri thức Số - Digital Knowledge Hub đã làm lễ ra mắt trực tuyến[17]. Đây là lần đầu tiên có một hệ thống giúp các thư viện số của các trường đại học ở Việt Nam kết nối và chia sẻ dữ liệu. Ở thời điểm ra mắt Trung tâm, đã có 6 đơn vị thành viên của Liên chi hội các Thư viện Đại học khu vực phía Bắc (NALA) đã kết nối với nhau. Được biết, vào thời điểm bài báo này được viết, đã có thêm 5 thư viện đại học tham gia kết nối với Trung tâm, nâng tổng số đơn vị tham gia kết nối lên con số 11. Đây là con số rất khiêm tốn, nếu đem ra so sánh với con số hàng chục ngàn nhà cung cấp nội dung, nhiều trong số họ là các thư viện số tại các trường đại học và các viện nghiên cứu khắp châu Âu, kết nối với nhau trong nền tảng truy cập mở OpenAIRE[18] của châu Âu. Sẽ còn rất nhiều công việc phải làm để biến Trung tâm Tri thức Số này thành một nền tảng truy cập mở như OpenAIRE, hay một nền tảng kỹ thuật số theo tiếp cận OpenGLAM (GLAM và chữ cái đầu trong tiếng Anh của: Phòng trưng bày – Galleries; Thư viện – Libraries; Kho lưu trữ – Archives; Viện bảo tàng – Museums) của Europeana, một hệ thống đã tập hợp được hơn 57 triệu đối tượng số từ các bộ sưu tập trên trực tuyến của hơn 3.500 phòng trưng bày, thư viện, viện bảo tàng, các bộ sưu tập nghe nhìn và các kho lưu trữ từ hầu hết các quốc gia Châu Âu[19], đa phần trong số đó được cấp phép mở bằng các giấy phép Creative Commons.

Tóm tắt: Việc xây dựng các khung năng lực số rất cần thiết và sau đó đưa chúng vào giáo dục và đào tạo cho các tổ chức và cá nhân liên quan để đánh giá tổ chức và cá nhân nào thực sự có năng lực số cũng như giúp họ giành được và không ngừng nâng cao các năng lực số/kỹ năng số để có khả năng hoàn thành các mục tiêu của Chương trình Chuyển đổi số quốc gia, ấy là xây dựng chính phủ số, nền kinh tế số và xã hội số. Việc các năng lực kỹ năng TNGDM và cấp phép mở luôn được tích hợp vào trong tất cả các khung năng lực số khẳng định tầm quan trọng không thể thiếu của TNGDM nhằm giúp cho các tổ chức và cá nhân có liên quan hoàn thành được các mục tiêu đó.


D. Kinh nghiệm từ các hoạt động hiện nay trong các thư viện đại học và mạng các thủ thư giáo dục mở châu Âu

Tháng 11/2021, Liên minh Xuất bản Học thuật và Tài nguyên Hàn lâm châu Âu (SPARC Europe) đã xuất bản tài liệu ‘Báo cáo: Giáo dục Mở trong các thư viện giáo dục đại học của châu Âu’[20]. Bám sát 5 lĩnh vực hành động được nêu trong tài liệu Khuyến nghị TNGDM của UNESCO năm 2019, báo cáo trình bày các kết quả khảo sát hàng loạt các thư viện ở các quốc gia thành viên của Liên minh châu Âu, sau đó đã đưa các khuyến nghị như được liệt kê bên dưới đây cho các thư viện hàn lâm với lưu ý là sự thích hợp của các khuyến nghị đó phụ thuộc vào bối cảnh thực tế của thư viện và cơ sở giáo dục của bạn:

  1. Nâng cao nhận thức về Giáo dục Mở Khuyến nghị Tài nguyên Giáo dục Mở của UNESCO trong các thư viện hàn lâm và các cơ sở của chúng.

  2. Giúp thay đổi nhẹ nhàng tư duy của cơ sở về Giáo dục Mở bằng việc khai phá, chia sẻ, áp dụng và tùy chỉnh các thực hành Giáo dục Mở để thể hiện giá trị của mở, và thay đổi văn hóa xung quanh mở.

  3. Giúp khởi xướng và phát triển các chính sách Giáo dục Mở đứng một mình hoặc tổng thể dựa vào các ví dụ chính sách tốt và kinh nghiệm làm chính sách thực tế từ các bạn đồng nghiệp.

  4. Cung cấp các hướng dẫn và đào tạo về các kỹ năng mở, sử dụng lại, tùy chỉnh, pha trộn, tạo lập TNGDM và thiết kế chỉ dẫn để phát triển các thực hành Giáo dục Mở cho các cán bộ thư viện sao cho họ có thể cộng tác hiệu quả hơn với các nhân viên giảng dạy.

  5. Tham gia trong việc sử dụng lại, áp dụng, tùy chỉnh, pha trộn và đồng tạo lập TNGDM cùng với các giảng viên như các sách giáo khoa mở, các sách hướng dẫn, các video, .v.v.

  6. Tạo lập các chương trình phát triển nghề nghiệp về Giáo dục Mở cho các nhân viên thư viện, bao gồm các module về sự đa dạng, công bằng và hòa nhập – DEI (Diversity, Equity, Inclusion) để giúp họ đề cập DEI trong TNGDM và các dịch vụ thư viện.

  7. Tạo lập các cộng đồng thực hành của các nhà thực hành khác nhau (các thư viện, các đơn vị hỗ trợ giảng dạy, các hiệp hội sinh viên và các dịch vụ CNTT-TT) để phát triển các giải pháp Giáo dục Mở làm việc cho nhiều bên liên quan và cho các quan hệ đối tác dài lâu.

  8. Khai phá các mô hình bền vững để sử dụng lại, tùy chỉnh và tạo lập TNGDM từ việc thiết lập chương trình trợ cấp tới việc cộng tác với các cộng đồng và các hiệp hội thành viên.

  9. Làm việc trong xây dựng và cấp vốn cho một hệ sinh thái Giáo dục Mở kỹ thuật tương hợp được hơn giữa các kho của cơ sở và các nền tảng giáo dục khác vì tính bền vững dài hạn.

  10. Khuyến khích các thủ thư tham gia vào các mạng và các dự án Giáo dục Mở quốc tế để giành được kiến thức mới và làm việc cùng nhau về các mục tiêu chung. Cộng tác về Giáo dục Mở sẽ đạt được nhiều hơn.

Tương tự, bám sát 5 lĩnh vực hành động được nêu trong Khuyến nghị TNGDM của UNESCO năm 2019, Liên minh Xuất bản Học thuật và Tài nguyên Hàn lâm châu Âu (SPARC Europe) và Mạng các Thủ thư Giáo dục Mở châu Âu (ENOEL) đã xuất bản trong năm 2021 tài liệu‘Các thủ thư trong Hành động về Giáo dục Mở: Triển khai Khuyến nghị Tài nguyên Giáo dục Mở của UNESCO’[21] khuyến nghị các thủ thư triển khai kế hoạch chiến lược trong các năm 2021-2023 với các hành động cụ thể:

Lĩnh vực 1 – xây dựng năng lực:

  • Nâng cao nhận thức về những lợi ích của Giáo dục Mở (với nền tảng cơ bản của nó là TNGDM), và Cấp phép Mở để gia tăng sử dụng lại, sao cho truy cập tới giáo dục công bằng xã hội thành hiện thực.

  • Liên hệ với các thư viện và các tổ chức Giáo dục Mở khác để hình thành các quan hệ đối tác nhằm xây dựng năng lực ở châu Âu, và xây dựng dựa vào các bài học học được về Khoa học Mở.

  • Giám sát sự tiến bộ về Giáo dục Mở bằng việc tiến hành khảo sát bức tranh thường niên chào hỗ trợ Giáo dục Mở trong các thư viện giáo dục đại học.

  • Hỗ trợ các thủ thư trong các hoạt động ngang hàng về nâng cao kỹ năng Giáo dục Mở để cải thiện phát triển tài năng trong cộng đồng ENOEL để duy trì và cải thiện Giáo dục Mở qua việc xây dựng quan hệ đối tác, trao đổi kiến thức và hướng dẫn.

  • Tham gia tích cực với những người học như là các bên liên quan chính để xây dựng các cách thức học tập của riêng họ.

Lĩnh vực 2 - Phát triển chính sách hỗ trợ cho TNGDM:

  • Khuyến khích phát triển chính sách Giáo dục Mở và TNGDM ở mức quốc tế, châu Âu dựa vào bằng chứng giành được từ khảo sát thường niên về Giáo dục Mở.

  • Thiết kế các hướng dẫn chính sách và các chiến lược triển khai hiệu quả ở các mức địa phương, quốc gia, quốc tế để hỗ trợ cho các nỗ lực của cơ sở.

Lĩnh vực 3 - khuyến khích TNGDM chất lượng hòa nhập toàn diện và công bằng:

  • Hỗ trợ cho sự tiến hóa các định nghĩa “chất lượng” sao cho các tài nguyên học tập là truy cập được, tùy chỉnh được và kham được và các tiếp cận có thể dễ dàng kết nối được tới, thích nghi được và truy cập được, cả với nhiều ngôn ngữ.

  • Khai phá với các bên liên quan khác cách để làm cho TNGDM hòa nhập toàn diện và công bằng hơn.

Lĩnh vực 4 - Nuôi dưỡng sự sáng tạo các mô hình bền vững cho TNGDM:

  • Nâng cao nhận thức về nhu cầu đảm bảo hạ tầng Giáo dục Mở, và hành động để tìm cách đảm bảo cho nó, như thông qua các nền tảng đặt chỗ cộng tác, bền vững, các dịch vụ siêu dữ liệu và các định dạng phân phối.

Lĩnh vực 5 - Thúc đẩy và tăng cường hợp tác quốc tế về TNGDM:

  • Tiếp tục làm việc với mạng quốc tế các cơ sở châu Âu và các tổ chức khác với các chương trình nghị sự Mở có liên kết ở châu Âu và ở nước ngoài.


E. Kết luận và vài gợi ý một số việc thư viện nên làm để có thể nâng cao hiệu quả hoạt động của mình trong giai đoạn hiện nay

Từ quan điểm chung là giáo dục nước nhà nên có chiến lược phát triển phù hợp với các xu thế không thể đảo ngược của thế giới và Khoa học Mở và TNGDM, cũng như phù hợp với nhiệm vụ triển khai Chương trình chuyển đổi số quốc gia của chính phủ đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, bao gồm cả Chương trình chuyển đổi số ngành thư viện đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, nhất là trong bối cảnh trong và sau đại dịch COVID-19, gợi ý rằng các hoạt động của thư viện nói chung, thư viện đại học nói riêng, cũng nên được đặt trong bối cảnh chung đó. Biết rằng, TNGDM là một trong năm thành phần cơ bản của Kiến thức Khoa học Mở như được rõ ràng chỉ ra trong tài liệu Khuyến nghị Khoa học Mở của UNESCO năm 2021, gợi ý các hoạt động của thư viện trước mắt nên tập trung vào việc triển khai vào thực tế cuộc sống theo 5 lĩnh vực hành động cùng với những gợi ý chi tiết của chúng trong Khuyến nghị TNGDM của UNESCO năm 2019 và tùy chỉnh chúng cho phù hợp với bối cảnh cụ thể của ngành thư viện nói chung, của từng thư viện và cơ sở giáo dục của nó nói riêng.

TNGDM bản thân nó là xu thế không thể đảo ngược của thế giới ngày nay, thường được tích hợp trong các khung năng lực số, ví dụ như của Liên minh châu Âu hay trong ‘Khung năng lực CNTT-TT của UNESCO cho các giảng viên, phiên bản 3’ được UNESCO xuất bản năm 2018, gợi ý rằng TNGDM là một trong những năng lực và kỹ năng số cần thiết và không thể thiếu cho các thư viện, các cán bộ thư viện và các thủ thư, bên cạnh các năng lực và các kỹ năng khác. Các năng lực và kỹ năng về TNGDM, vì thế, chắc chắn góp phần thiết thực để nâng cao hiệu quả hoạt động thư viện trong giai đoạn hiện nay, phù hợp với nhiệm vụ triển khai Chương trình chuyển đổi số quốc gia nói chung và ngành thư viện nói riêng.

Đã có những gợi ý sâu sát hơn, cụ thể hơn bằng chiến lược cho các thư viện để triển khai các nội dung của Khuyến nghị TNGDM của UNESCO năm 2019 vào thực tế cuộc sống, như của Mạng các Thủ thư Giáo dục Mở châu Âu (ENOEL) hay của Liên minh Xuất bản Học thuật và Tài nguyên Hàn lâm châu Âu (SPARC Europe) như được nêu ở trên. Đây là những gợi ý cụ thể rất tốt để từng thư viện có thể cân nhắc, tùy chỉnh và/hoặc lựa chọn các hoạt động cho phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của mình.

Gợi ý các thư viện đại học tạo các điều kiện thuận lợi để tham gia kết nối với Trung tâm Tri thức Số để chia sẻ các tài nguyên giáo dục giữa các hệ thống thư viện điện tử của các cơ sở giáo dục đại học với nhau. thời điểm hiện tại, Trung tâm Tri thức S giải quyết được vấn đề liên thông giữa các thư viện số dựa vào tiêu chuẩn mở của Giao thức Sáng kiến Lưu trữ Mở cho việc Thu thập Siêu dữ liệu – OAI-PMH (Open Archives Initiative Protocol for Metadata Harvesting). Đây là cơ sở công nghệ cần thiết để hy vọng các bước tiếp sau hệ thống sẽ hướng tới việc chia sẻ các TNGDM và kiến thức Khoa học Mở gắn với việc cấp phép mở (như với các giấy phép Creative Commons) cho các tài nguyên được các cơ sở thành viên tham gia cùng đóng góp.

Cuối cùng, như một cách thức để nâng cao năng lực TNGDM một cách cụ thể và thực tế, gợi ý các thư viện tổ chức và/hoặc tham gia các khóa huấn luyện huấn luyện viên thực hành khai thác TNGDM hiện đang được Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam tổ chức để có được một số kỹ năng và năng lực TNGDM không thể thiếu như việc cấp phép mở, tìm kiếm, tải về để sử dụng, tùy chỉnh, pha trộn, tạo lập, phân phối và phân phối lại TNGDM, cũng như tạo lập các video truy cập mở sạch bản quyền và các kỹ năng thực hành và/hoặc các thông tin cần thiết liên quan khác[22].


F. Các chú giải

[1] UNESCO, 2019: Recommendation on Open Educational Resources (OER): https://unesdoc.unesco.org/ark:/48223/pf0000373755/PDF/373755eng.pdf.multi.page=3. Bản dịch từ tiếng Anh sang tiếng Việt: https://www.dropbox.com/s/o6lml26uw88ear2/DCPMS_U1911920_Vi-04122019.pdf?dl=0

[2] Lê Trung Nghĩa, 29/12/2015: Tổng quan về tài nguyên giáo dục mở - OER (Open Educational Resources) và một kịch bản giả tưởng về tương lai của giáo dục Việt Nam: http://vnfoss.blogspot.com/2015/12/tong-quan-ve-tai-nguyen-giao-duc-mo-oer_26.html

[3] OE Global, 2021: OE Global Conference: https://conference.oeglobal.org/2021/. Bản dịch sang tiếng Việt: https://giaoducmo.avnuc.vn/giao-duc/hoi-nghi-giao-duc-mo-toan-cau-2021-503.html

[4] UNESCO: Towards a UNESCO Recommendationon Open ScienceBuilding a Global Consensus on Open Science: https://en.unesco.org/sites/default/files/open_science_brochure_en.pdf. Bản dịch sang tiếng Việt: https://www.dropbox.com/s/yyv5vhd54m2mp0i/open_science_brochure_en_Vi-15082020.pdf?dl=0

[5] UNESCO, 26/11/2021: UNESCO sets ambitious international standards for open science: https://www.unesco.org/en/articles/unesco-sets-ambitious-international-standards-open-science. Bản dịch sang tiếng Việt: https://giaoducmo.avnuc.vn/khoa-hoc-mo/unesco-thiet-lap-cac-tieu-chuan-quoc-te-day-tham-vong-cho-khoa-hoc-mo-555.html

[6] UNESCO, 23/11/2021: UNESCO Recommendation on Open Science: https://unesdoc.unesco.org/ark:/48223/pf0000379949. Bản dịch sang tiếng Việt: https://www.dropbox.com/s/l3q04t99nil5mgo/379949eng_Vi-25112021.pdf?dl=0

[7] Ủy ban Quốc tế về Tương lai Giáo dục, UNESCO, 2020: Education in a post-COVID world: Nine ideas for public action: https://unesdoc.unesco.org/ark:/48223/pf0000373717/PDF/373717eng.pdf.multi. Bản dịch sang tiếng Việt: https://www.dropbox.com/s/3mko7h0x20g7q3w/373717eng_Vi-08032022.pdf?dl=0

[8] Lê Trung Nghĩa, 2021: Các khung năng lực số của Liên minh châu Âu và vài gợi ý cho Việt Nam để chuyển đổi số thành công: https://giaoducmo.avnuc.vn/bai-viet-toan-van/cac-khung-nang-luc-so-cua-lien-minh-chau-au-va-vai-goi-y-cho-viet-nam-de-chuyen-doi-so-thanh-cong-534.html

[9] Lê Trung Nghĩa, 2021: Tính mở trong các khung năng lực số của châu Âu và vài gợi ý triển khai chương trình “Chuyển đổi số ngành thư viện đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”: https://giaoducmo.avnuc.vn/bai-viet-toan-van/tinh-mo-trong-cac-khung-nang-luc-so-cua-chau-au-va-vai-goi-y-trien-khai-chuong-trinh-chuyen-doi-so-nganh-thu-vien-den-nam-2025-dinh-huong-den-nam-2030-532.html

[10] UNESCO, 2018: UNESCO ICT Competency Framework for Teachers, version 3: https://unesdoc.unesco.org/ark:/48223/pf0000265721. Bản dịch sang tiếng Việt: https://www.dropbox.com/s/xgnx8ji27w48fuc/265721e_Vi-27112018.pdf?dl=0

[11] Lê Trung Nghĩa, 2019: Xây dựng Khung năng lực CNTT-TT và năng lực Tài nguyên Giáo dục Mở cho các giảng viên đáp ứng các yêu cầu của CMCN4 ở Việt Nam: https://vnfoss.blogspot.com/2019/08/xay-dung-khung-nang-luc-cntt-tt-va-nang.html

[12] Ảnh được tùy chỉnh từ tài liệu của Panagiotis Kampylis, Yves Punie, Jim Devine, EC, 2015: Promoting Effective Digital-Age Learning - A European Framework for Digitally-Competent Educational Organisations: https://publications.jrc.ec.europa.eu/repository/bitstream/JRC98209/jrc98209_r_digcomporg_final.pdf. Bản dịch sang tiếng Việt của Lê Trung Nghĩa: https://www.dropbox.com/s/6o09lzdmcqomo4q/jrc98209_r_digcomporg_final_Vi-18032021.pdf?dl=0

[13] Lê Trung Nghĩa, 2021: Thực trạng tài nguyên giáo dục mở ở Việt Nam và gợi ý giải pháp cho học tập suốt đời: https://giaoducmo.avnuc.vn/bai-viet-toan-van/thuc-trang-tai-nguyen-giao-duc-mo-o-viet-nam-va-goi-y-giai-phap-cho-hoc-tap-suot-doi-554.html

[14] Lê Trung Nghĩa, 2021: Giải pháp chính sách nào để phát triển tài nguyên giáo dục mở trong giáo dục đại học ở Việt Nam: https://giaoducmo.avnuc.vn/bai-viet-toan-van/giai-phap-chinh-sach-nao-de-phat-trien-tai-nguyen-giao-duc-mo-trong-giao-duc-dai-hoc-o-viet-nam-562.html

[15] Giáo dục Mở - Tài nguyên Giáo dục Mở, AVU&C: Tập huấn trực tuyến ‘Khai thác Tài nguyên Giáo dục Mở’ với Hội Điều dưỡng Việt Nam: https://giaoducmo.avnuc.vn/tap-huan/tap-huan-truc-tuyen-khai-thac-tai-nguyen-giao-duc-mo-voi-hoi-dieu-duong-viet-nam-588.html

[16] https://www.facebook.com/vnu.ulis/posts/4925055520914871

[17] Tạp chí Khoa học và Phát triển: Thư viện số của các đại học đã được kết nối: https://khoahocphattrien.vn/tin-tuc/thu-vien-so-cua-cac-dai-hoc-da-duoc-ket-noi/20211001034434549p1c882.htm

[18] https://explore.openaire.eu/

[19] Lê Trung Nghĩa, 2021: Công nghệ mở trong các cơ sở văn hóa và giáo dục: https://giaoducmo.avnuc.vn/bai-viet-toan-van/cong-nghe-mo-trong-cac-co-so-van-hoa-va-giao-duc-513.html

[20] SPARC Europe, November 2021: Report - Open Education in European Libraries of Higher Education: https://zenodo.org/record/5734980#.YirDwjwxVsB. Bản dịch sang tiếng Việt: https://www.dropbox.com/s/tx22dcpb0x7s5jw/Open%20Education%20in%20European%20Libraries%20of%20Higher%20Education_2021_Vi-08022022.pdf?dl=0

[21] SPARC Europe and ENOEL, 2021: Librarians in Action for Open Education - Implementing the UNESCO OER Recommendation: https://sparceurope.org/download/9718/. Bản dịch sang tiếng Việt: https://www.dropbox.com/s/rjogzpb166yyo68/ENOEL-Strategic-Plan-2021-2023_Vi-12022022.pdf?dl=0

[22] Trang Giáo dục Mở - Tài nguyên Giáo dục Mở: Nội dung Chương trình đào tạo huấn luyện huấn luyện viên về Tài nguyên Giáo dục Mở - OER (Open Educational Resources) hỗ trợ chuyển đổi số quốc gia: https://giaoducmo.avnuc.vn/tap-huan/noi-dung-chuong-trinh-dao-tao-huan-luyen-huan-luyen-vien-ve-tai-nguyen-giao-duc-mo-oer-open-educational-resources-ho-tro-chuyen-doi-so-quoc-gia-387.html




 

Giấy phép nội dung: CC BY 4.0 Quốc tế

Lê Trung Nghĩa


PS: Tự do tải về bài trình chiếu tại địa chỉ:

https://www.dropbox.com/s/g4unjigkntu7snn/Implement_OER_Recommend.pdf?dl=0