Thứ Năm, 30 tháng 11, 2017

Mục tiêu của truyền thông hàn lâm

Nguồn: UNESCO xuất bản năm 2015
Truyền thông hàn lâm là quy trình chia sẻ, phổ biến và xuất bản các phát hiện nghiên cứu của các nhân viên hàn lâm và các nhà nghiên cứu sao cho các nội dung hàn lâm được sinh ra được làm cho sẵn sàng tới các cộng đồng hàn lâm toàn cầu. Tài liệu nghiên cứu là cách thức tiêu chuẩn để trình bày các phát hiện nghiên cứu của nhà nghiên cứu đối với các câu hỏi nghiên cứu nhất định, dựa vào các phương pháp khoa học của các thí nghiệm, các quan sát và phân tích dữ liệu. Vì thế, tác giả, hoặc nhóm các tác giả, chuẩn bị bản thảo để đệ trình tới tạp chí hàn lâm, nơi mà anh/chị ta mạch lạc thuật lại các thí nghiệm khoa học của anh/chị ta, các phương pháp luận, các phát hiện chính và các kết luận để truyền thông cách mà vài đóng góp đáng kể đã được thực hiện trong cơ thể tri thức. Tài liệu được đệ trình trên tạp chí hàn lâm thường đi qua quy trình rà soát lại ngang hàng khắt khe trước khi nó được chấp nhận. Những người rà soát lại ngang hàng tài liệu được rút ra từ các chuyên gia và những người thực hành theo chủ đề theo lĩnh vực chuyên ngành phù hợp với tài liệu được đệ trình. Việc rà soát lại ngang hàng được coi như là cơ chế kiểm soát chất lượng chính cho tạp chí có uy tín để giữ cho nó là tốt nhất trong lĩnh vực chủ đề của nó. Vì thế, nhiều tạp chí có uy tín có tỷ lệ từ chối rất cao để dành chỗ cho các tài liệu tốt với các ý tưởng sáng láng và mới lạ.


Blogger: Lê Trung Nghĩa

Thứ Tư, 29 tháng 11, 2017

Giới thiệu truyền thông hàn lâm


Nguồn: UNESCO xuất bản năm 2015
Trong môi trường nghiên cứu hàn lâm, truyền thông hàn lâm đã trở thành phần trung tâm của quá trình đàm luận. Truyền thông hàn lâm được triển khai bằng việc sử dụng các kênh truyền thông nhất định bởi các học giả và các nhân viên hàn lâm. Các kênh quan trọng nhất là các tạp chí, các kỷ yếu hội nghị, các chuyên khảo nghiên cứu, các luận án, các báo cáo nghiên cứu và các hồi ký cá nhân. Internet bây giờ cung cấp phương tiện kết nối tức thì và dễ dàng hơn nhiều. Phương tiện xã hội là có lợi cho bất kỳ dạng truyền thông nào.
Các xã hội học tập - các cơ sở chính quy đại diện cho các cộng đồng khoa học và nghiên cứu chiến lược - có tránh nhiệm trước nhất cho việc khởi xướng các tạp chí hàn lâm trong các lĩnh vực chủ đề tương ứng của họ, nơi các thành viên có thể truyền thông các kết quả nghiên cứu khoa học của họ và có được phản hồi có giá trị từ các độc giả của các tạp chí đó hoặc các thành viên bạn bè của các xã hội học tập đó. Kể từ giữa thế kỷ 20 và sau này, các xã hội học tập đã bắt đầu cộng tác với các nhà xuất bản vì lợi nhuận - để đạt được sự vươn ra toàn cầu, độc giả toàn cầu và tác giả toàn cầu. Môi trường được CNTT-TT xúc tác giúp cho tư liệu hàn lâm vươn tới toàn cầu nhanh hơn so với kỷ nguyên chỉ in ấn trước đó. Các truyền thông hàn lâm có được xung lượng lớn khi tư liệu hàn lâm trở thành truy cập được toàn cầu và tức thì thông qua chế độ trên trực tuyến trong các xã hội toàn cầu hóa.


Blogger: Lê Trung Nghĩa

Thứ Ba, 28 tháng 11, 2017

Vài slide tiếng Việt về Dữ liệu Mở được chuẩn bị cho Vietnam Internet Forum 2017 (VIF17)


Để tiếp cận CMCN4.0 và phát triển phong trào khởi nghiệp, đều cần tới Dữ liệu Mở!


Thách thức lớn: tính sẵn sàng của chính phủ về tiếp cận đa chiều với hệ sinh thái Dữ liệu Mở

Nhân Diễn đàn Internet Vietnam 2017 do Bộ Thông tin và Truyền thông, Đại sứ quán Thụy Điển tại Việt Nam đồng tổ chức cùng với các nhà đồng tổ chức và đối tác khác là Chương trình Internet và Xã hội Việt Nam (VPIS), Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Viện Internet của Đại học Lund (Luii), Hiệp hội Internet Việt Nam (VIA), UNDP và UNESCO, lần đầu tiên đã có phiên làm việc về Dữ liệu Mở (Open Data), diễn ra vào 13h30-15h00 chiều ngày 27/11/2017.
“Dữ liệu mở là thông tin từ các tổ chức nhà nước sẵn sàng cho bất kỳ ai để sử dụng, tái tạo hoặc phân phối - yêu cầu duy nhất là bạn trình bày nguồn. Dữ liệu mở là tài sản đóng góp cho sự minh bạch và khả năng truy cập cho những người sử dụng nó. Trong xã hội số chúng ta cần các giải pháp mới có tính sáng tạo để sản xuất, điều hành và phân phối dữ liệu mở.
Trong phiên này chúng ta sẽ thảo luận vài ví dụ về cách dữ liệu mở có thể được tạo ra và được sử dụng tự do. “
Trích thông báo của Ban tổ chức VIF17 về phiên làm việc về Dữ liệu Mở.




Blogger: Lê Trung Nghĩa




Thứ Hai, 27 tháng 11, 2017

Trao đổi về Dữ liệu Mở tại Vietnam Internet Forum 2017 (VIF17)


Để tiếp cận CMCN4.0 và phát triển phong trào khởi nghiệp, đều cần tới Dữ liệu Mở!

Thách thức lớn: tính sẵn sàng của chính phủ về tiếp cận đa chiều với hệ sinh thái Dữ liệu Mở

Nhân Diễn đàn Internet Vietnam 2017 do Bộ Thông tin và Truyền thông, Đại sứ quán Thụy Điển tại Việt Nam đồng tổ chức cùng với các nhà đồng tổ chức và đối tác khác là Chương trình Internet và Xã hội Việt Nam (VPIS), Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Viện Internet của Đại học Lund (Luii), Hiệp hội Internet Việt Nam (VIA), UNDP và UNESCO, lần đầu tiên đã có phiên làm việc về Dữ liệu Mở (Open Data), diễn ra vào 13h30-15h00 chiều ngày 27/11/2017.
“Dữ liệu mở là thông tin từ các tổ chức nhà nước sẵn sàng cho bất kỳ ai để sử dụng, tái tạo hoặc phân phối - yêu cầu duy nhất là bạn trình bày nguồn. Dữ liệu mở là tài sản đóng góp cho sự minh bạch và khả năng truy cập cho những người sử dụng nó. Trong xã hội số chúng ta cần các giải pháp mới có tính sáng tạo để sản xuất, điều hành và phân phối dữ liệu mở.
Trong phiên này chúng ta sẽ thảo luận vài ví dụ về cách dữ liệu mở có thể được tạo ra và được sử dụng tự do. “
Trích thông báo của Ban tổ chức VIF17 về phiên làm việc về Dữ liệu Mở.




Blogger: Lê Trung Nghĩa

Chủ Nhật, 26 tháng 11, 2017

Tính toán về dữ liệu mở



Đây là các hình ảnh được lấy ra và tùy biến từ bài giảng có tên ‘Open Data for Startups Webinar’ (Webinar về Dữ liệu Mở cho các doanh nghiệp khởi nghiệp), được đăng trên Internet ngày 20/06/2016 của các tác giả Maurizio Napolitano và Francesca De Chiara, sẵn sàng để tải về từ: https://www.youtube.com/watch?v=nJEdb7g90AM


Hình ảnh sẽ cho chúng ta mường tượng được làm thế nào để mở ra dữ liệu có lợi nhất, dựa vào 4 yếu tố:
  1. P = Probability - Xác xuất: xác xuất mở dữ liệu ra có thể có vài hiệu ứng
  2. B = Benefit - Lợi ích: lợi ích riêng rẽ của việc mở dữ liệu ra
  3. D = Duty - Bổn phận: tác động của hệ sinh thái
  4. C = Cost - Chi phí

Blogger: Lê Trung Nghĩa

Thứ Năm, 23 tháng 11, 2017

‘PHẦN B: PHƯƠNG PHÁP LUẬN ĐÁNH GIÁ TÍNH SẴN SÀNG CỦA DỮ LIỆU MỞ’ - bản dịch sang tiếng Việt


Là tài liệu phần tiếp sau trong bộ công cụ đánh giá tính sẵn sàng dữ liệu mở của Nhóm làm việc về dữ liệu chính phủ mở của Ngân hàng Thế giới - WB (World Bank) nhằm giúp cho các quốc gia xây dựng chính sách dữ liệu mở dựa vào phương pháp luận với 8 chiều để đánh giá tính sẵn sàng dữ liệu mở ở quốc gia mình.
8 chiều đó gồm: (1) Lãnh đạo; (2) Khung chính sách/Pháp lý; (3) Các cấu trúc tổ chức, các trách nhiệm và năng lực trong chính phủ; (4) Các chính sách, thủ tục quản lý dữ liệu chính phủ và tính sẵn sàng của dữ liệu; (5) Nhu cầu về dữ liệu; (6) Sự tham gia dân sự và các năng lực về dữ liệu mở; (7) Cấp vốn cho chương trình dữ liệu mở; (8) Hạ tầng công nghệ và các kỹ năng của quốc gia.
Như 8 chiều trên chỉ ra: cũng giống như với phần mềm tự do nguồn mở, chiều/khía cạnh kỹ thuật công nghệ là quan trọng, nhưng không là yếu tố quyết định thắng lợi của ‘hệ sinh thái’ dữ liệu mở!!!
Bạn có thể tải về tải về bản dịch sang tiếng Việt có 49 trang tại địa chỉ:




Blogger: Lê Trung Nghĩa

Thứ Tư, 22 tháng 11, 2017

‘PHẦN A: CHỈ DẪN CHO NGƯỜI SỬ DỤNG ĐÁNH GIÁ TÍNH SẴN SÀNG DỮ LIỆU MỞ’ - bản dịch sang tiếng Việt


Là tài liệu phần đầu trong bộ công cụ đánh giá tính sẵn sàng dữ liệu mở của Nhóm làm việc về dữ liệu chính phủ mở của Ngân hàng Thế giới - WB (World Bank) nhằm chỉ dẫn cho các quốc gia xây dựng chính sách dữ liệu mở dựa vào phương pháp luận với 8 chiều để đánh giá tính sẵn sàng dữ liệu mở ở quốc gia mình.
Cũng giống như với phần mềm tự do nguồn mở, chiều/khía cạnh kỹ thuật công nghệ là quan trọng, nhưng không là yếu tố quyết định thắng lợi của ‘hệ sinh thái’ dữ liệu mở!!!
Bạn có thể tải về tải về bản dịch sang tiếng Việt có 31 trang tại địa chỉ:




Blogger: Lê Trung Nghĩa

Thứ Ba, 21 tháng 11, 2017

Hãy biết các quyền của bạn như là Tác giả


Nguồn: UNESCO xuất bản năm 2015


  • Tác giả là người nắm giữ bản quyền. Như là tác giả của tác phẩm, bạn là người nắm giữ bản quyền trừ phi và cho tới khi bạn chuyển giao bản quyền sang cho ai khác trong một thỏa thuận được ký kết.
  • Việc chỉ định các quyền của bạn là quan trọng. Thông thường, người nắm giữ bản quyền sở hữu các quyền độc quyền để tái sản xuất, phân phối, trình bày công khai, dịch, hiển thị công khai, và sửa đổi tác phẩm gốc ban đầu. Tác giả mà đã chuyển giao bản quyền và không giữ lại các quyền đó phải yêu cầu sự cho phép trừ phi sự sử dụng là một trong những ngoại lệ theo luật định trong luật bản quyền.
  • Người nắm giữ bản quyền kiểm soát tác phẩm. Các quyết định có liên quan tới sử dụng các hạn chế thuộc về người nắm giữ bản quyền. Các tác giả đã chuyển giao bản quyền của họ mà không giữ lại bất kỳ quyền nào có thể không có khả năng để đặt tác phẩm đó lên các website khóa học, sao chép nó cho các sinh viên hoặc các đồng nghiệp, ký gửi tác phẩm đó vào kho lưu trữ công khai trên trực tuyến, hoặc sử dụng lại các phần trong tác phẩm đó sau này. Điều đó giải thích vì sao là quan trọng để giữ lại các quyền bạn cần.
  • Việc chuyển giao bản quyền không phải là tất cả, cũng không phải là không có gì cả. Luật cho phép bạn chuyển giao bản quyền trong khi giữ lại các quyền cho bản thân bạn và những người khác. Đây là sự thỏa hiệp mà Phụ lục Tác giả của SPARC (SPARC Author Addendum) giúp bạn đạt được.
Xem: http://www.sparc.arl.org/resources/authors/addendum


Blogger: Lê Trung Nghĩa

Thứ Hai, 20 tháng 11, 2017

Các chế độ bản quyền


Nguồn: UNESCO xuất bản năm 2015
Giới thiệu truy cập mở, các trang 54-55-56


Như trong hình, có 2 lựa chọn thay thế cho chế độ bản quyền - Copyright để bảo vệ các quyền của tác giả cũng như quyền tự do của những người sử dụng để sử dụng, sử dụng lại, chia sẻ, phân phối và sửa đổi tác phẩm gốc ban đầu. Copyleft và các giấy phép Creative Commons đã trở nên rất hữu dụng cho các cộng đồng tri thức có ý định đảm bảo quyền tự do của bạn để chia sẻ, sử dụng, sử dụng lại, và thay đổi.

Copyleft
Copyleft là phương pháp chung làm cho tác phẩm sáng tạo sẵn sàng tự do để sửa đổi được, và yêu cầu tất cả các phiên bản được sửa đổi và được mở rộng của tác phẩm sáng tạo đó cũng sẽ phải là tự do. Những người tin tưởng vào phong trào Copyleft có quan tâm đối với các tập đoàn được cấp vốn tốt với các chiến lược tư nhân hóa và hàng hóa hóa tất cả tri thức, tính sáng tạo, và ý nghĩa của loài người. Phong trào này đấu tranh để xây dựng lựa chọn thay thế cho chế độ hà khắc hiện hành về kiểm soát sở hữu trí tuệ.
Phong trào này giữ khẩu hiệu châm biếm của mình “Giữ lại tất cả những sai trái - All wrongs reserved”. Giấy phép Công cộng Chung GNU – GPL (GNU General Public License) của dự án GNU, được Quỹ Phần mềm Tự do – FSF (Free Software Foundation) hỗ trợ, tuân theo các nguyên tắc của Copyleft. Copyleft là đặc tính của hầu hết các giấy phép của phần mềm nguồn mở - OSS (Open Source Software).

Creative Commons - Những cái chung có tính sáng tạo
Trong khi các giấy phép Copyleft, GNU-GPL và OPL chủ yếu cung cấp cho các mục đích của phần mềm máy tính và các tài liệu kỹ thuật, thì các giấy phép Creative Commons (CC) được ưu tiên trong truyền thông hàn lâm cũng như trong truyền thông nghe - nhìn có tính sáng tạo. Creative Commons, được khởi xướng vào năm 2001 như một tổ chức phi lợi nhuận, là kết quả của các phong trào cộng đồng lớn hơn, đang ôm lấy các khái niệm về quyền tự do của việc chia sẻ, sử dụng lại và sửa đổi các nội dung hàn lâm và nghệ thuật để tái tạo lại tri thức và tối ưu hóa sử dụng. Creative Commons trong môi trường truyền thông hàn lâm trở thành những cái chung của khoa học (Science Commons) đảm bảo truy cập mở tới tư liệu nghiên cứu và dữ liệu nghiên cứu. Điều khoản tự do nhất là CC BY, nơi mà những người sử dụng có thể sao chép, phân phối, hiển thị, thực thi và pha trộn tác phẩm của tác giả nếu họ thừa nhận tên tác giả như được tác giả yêu cầu. Điều khoản hạn chế nhất là CC BY-NC-ND, nơi mà những người sử dụng có thể sao chép, phân phối, hiển thị, và thực thi các bản sao y hệt tác phẩm của tác giả nhưng chỉ không cho các mục đích thương mại.

Blogger: Lê Trung Nghĩa




Chủ Nhật, 19 tháng 11, 2017

Chính sách truy cập mở nên đi trước/đi cùng với chính sách về dữ liệu mở và OER


Truy cập mở (OA) tới các kết quả đầu ra nghiên cứu không phải là khái niệm bị cách ly. Nó nằm trong hệ sinh thái rộng lớn của các vấn đề ‘mở’ đang nắm lấy gốc rễ trong môi trường nghiên cứu khoa học và quả thực, trong xã hội rộng lớn hơn với các chương trình nghị sự mở của nó được tập trung vào thông tin của phạm vi công cộng mở. Cùng với OA trong lĩnh vực khoa học là những điều như vậy như Dữ liệu Mở, Sổ tay Mở (hoặc Khoa học Mở), Tài nguyên Giáo dục Mở - OER (các tư liệu dạy và học), Đổi mới Mở và Phần mềm Nguồn Mở.
Quan trọng, có sự phụ thuộc lẫn nhau giữa những thứ đó. Việc mở ra các tư liệu dạy và học có thể là chỉ một phần được lưu trữ nếu thông tin nghiên cứu không thể bao gồm vì nó vẫn còn bị khóa đằng sau các rào cản mất tiền sở hữu độc quyền: các kết quả nghiên cứu là các tư liệu dạy học trong nhiều trường hợp. Các sổ tay phòng thí nghiệm mở chỉ đi với vài cách thức hướng tới làm cho các kết quả thí nghiệm sẵn sàng cho tất cả mọi người: ngữ cảnh và sự tổng hợp các phát hiện trong lĩnh vực đó được thấy trong các bài báo nghiên cứu sẽ là OA cùng với các nội dung của sổ tay đó. Vì thế OA là bước đầu sớm quan trọng trong sự dịch chuyển hướng tới việc tạo ra tri thức chung và xây dựng các xã hội tri thức đúng đắn.
Open Access to research outputs is not an isolated concept. It sits within a broad ecosystem of ‘open’ issues that are taking root in the scientific research sphere and, indeed, in the wider society with its open agenda focused on open public domain information. Alongside Open Access in the scientific domain are such things as Open Data, Open Notebooks (or Open Science) 65 , Open Educational Resources (OER; teaching and learning materials) 66 , Open Innovation and Open Source Software.
Importantly, there is interdependency between these things. Opening up teaching and learning materials can be only partly achieved if research information cannot be included because it is still locked behind proprietary toll barriers: research results are teaching materials in many cases. Open laboratory notebooks only go some of the way towards making experimental results available to all: the context and synthesis of findings in that domain are found in research articles that should be Open Access alongside the notebooks’ content. So Open Access is an important early step in a move towards creating a knowledge commons and building true knowledge societies.
Nguồn: UNESCO, xuất bản năm 2012


Tuy nhiên, đang trở nên khó khăn hơn để tách bạch các lý lẽ cho OA tới tư liệu và Dữ liệu Mở, vì các mục tiêu là rất giống nhau và các kết quả đầu ra mong muốn về khía cạnh tiến bộ khoa học, thực tế, là không thể phân biệt được. Phát triển chính sách đang tiến hành theo các con đường y hệt cho cả 2 vấn đề, các hoạt động biện hộ là tương tự rộng hơn hiện nay, và sự phát triển hạ tầng xung quanh các nhu cầu để mở ra cả tư liệu nghiên cứu và dữ liệu nghiên cứu. Vì lý lẽ đang lên này, UNESCO sẽ thấy rằng việc xây dựng các chiến lược trong tương lai để hỗ trợ cho OA sẽ cần ôm lấy cả các chiến lược về Dữ liệu Mở.
Các chiến lược được theo đuổi ở các mức cơ sở, quốc gia và quốc tế.
It is, however, becoming harder to separate the arguments for Open Access to the literature and Open Data, since the aims are so alike and the desired outcomes in terms of scientific progress practically indistinguishable. Policy development is proceeding along the same lines for both issues, advocacy activities are similarly broader now, and infrastructural development is around the needs to open up both the research literature and research data. Because of this increasing alignment UNESCO will find that building strategies into the future to support Open Access will need to also embrace strategies for Open Data.
Strategies are pursued at institutional, national and international levels.
Nguồn: UNESCO, xuất bản năm 2012




Blogger: Lê Trung Nghĩa

Thứ Sáu, 17 tháng 11, 2017

Lớp thực hành tạo video truy cập mở & được cấp phép mở tại đại học Văn Lang


Quang cảnh đầu giờ lớp thực hành
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 17/11/2017, tại Đại học Văn Lang đã diễn ra lớp thực hành tạo video truy cập mở & được cấp phép mở từ các tài nguyên truy cập mở & được cấp phép mở có sẵn trên trực tuyến và/hoặc tự tạo.


Đây là lớp thực hành lần thứ 3 theo tiếp cận này, tiếp sau lớp thực hành lần đầu tại đại học Thăng Long - Hà Nội trong các ngày 21-22/09/2017 và lần thứ 2 tại đại học Hoa Sen – TP. Hồ Chí Minh đúng 2 tuần trước.


Bạn có thể xem và tải về bài chỉ dẫn tạo video truy cập mở, được cấp phép mở tại: https://www.dropbox.com/s/92fy9eeb5ryr7le/Create-OA-Video.pdf?dl=0




Blogger: Lê Trung Nghĩa

Thứ Năm, 16 tháng 11, 2017

Số lượng khổng lồ các tài nguyên được cấp phép mở trên thế giới


Hơn 1 tỷ 200 triệu tư liệu được cấp phép mở CC tới năm 2016
65% trong số 1 tỷ 200 triệu tư liệu được chia sẻ theo các giấy phép của "Văn hóa tự do"

Theo thống kê của Creative Commons (https://stateof.creativecommons.org/), năm 2016, trên thế giới có 1 tỷ 200 triệu tư liệu được cấp phép mở Creative Commons, nghĩa là từng công dân Việt Nam, nếu có đủ các kỹ năng và khả năng, đều có thể khai thác và sử dụng được hàng tỷ tư liệu được cấp phép mở nêu trên, mà không vi phạm các luật bản quyền.

Trong số hơn 1 tỷ 200 triệu tư liệu được cấp phép mở Creative Commons đó, có 65% các tư liệu được cấp phép theo "Văn hóa Tự do" (780 triệu tư liệu), là các tư liệu nằm trong phạm vi công cộng (Public Domain) hoặc mang các giấy phép như CC0, CC BY hoặc CC BY-SA. Đây là các tư liệu mà các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, sẽ rất quan tâm vì chúng cho phép tùy biến sửa đổi và, quan trọng hơn cả, cho phép sử dụng cho các mục đích thương mại. 


Ai có trách nhiệm đào tạo - huấn luyện cho người dân Việt Nam sử dụng các tài nguyên này nhỉ?




Blogger: Lê Trung Nghĩa

Thứ Tư, 15 tháng 11, 2017

Vài khoản đầu tư lớn được công khai của thế giới cho khoa học mở


Horizon 2020 là chương trình nghiên cứu và đổi mới lớn nhất của Liên minh châu Âu từ trước tới nay với gần 80 tỷ tiền vốn cấp sẵn sàng trong vòng 7 năm (2014-2020) - cộng thêm đầu tư của tư nhân do khoảng tiền này sẽ hấp dẫn được. Nó hứa hẹn nhiều đột phá, phát hiện và kỷ lục thế giới hơn bằng việc đưa các ý tưởng lớn từ phòng thí nghiệm tới thị trường.
Horizon 2020 is the biggest EU Research and Innovation programme ever with nearly €80 billion of funding available over 7 years (2014 to 2020) – in addition to the private investment that this money will attract. It promises more breakthroughs, discoveries and world-firsts by taking great ideas from the lab to the market.


Quy định cấp phép mở mới của Bộ Giáo dục Mỹ đã có hiệu lực. Bắt đầu từ năm tài chính 2018, các tài nguyên giáo dục được tạo ra với các trợ cấp có tính cạnh tranh được quyền tự do làm theo ý mình của Bộ Giáo dục (4,2 tỷ USD trong năm tài chính 2016) phải được cấp phép mở và được chia sẻ với công chúng. Creative Commons (CC) chúc mừng Bộ Giáo dục Mỹ vì đảm bảo công chúng có sự truy cập tới các tài nguyên giáo dục mà Bộ cấp tiền.
Tuyên bố này tới sau nhiều năm làm việc của các nhân viên Bộ Giáo dục, nhiều tổ chức xã hội dân sự, và cá nhân các lãnh đạo giáo dục mở.
The U.S. Department of Education’s new open licensing rule has gone into effect. Starting in FY 2018, education resources created with Department of Education discretionary competitive grants ($4.2 billion in FY 2016) must be openly licensed and shared with the public. Creative Commons (CC) congratulates the U.S. Department of Education for ensuring the public has access to the education resources it funds.


Lê Trung Nghĩa,