Thứ Tư, 1 tháng 11, 2017

Giới thiệu các khái niệm về tính mở và truy cập mở


Nguồn: UNESCO xuất bản năm 2015
CNTT-TT vào cuối thế kỷ 20 đã trở thành chất xúc tác trang bị cho các công dân toàn cầu ở tất cả các lĩnh vực. Tính mở trong việc giành lấy, xử lý, xuất bản và phổ biến thông tin nghiên cứu trở nên dễ dàng đạt được nhờ sự lan truyền của CNTT-TT và các dịch vụ được CNTT-TT xúc tác. Dân chủ hóa thông tin và tri thức có được nhiều xung lượng trong khi việc lấp đi các phân cách số và tri thức với sự can thiệp tích cực của các diễn đàn liên chính phủ. Vào đầu thế kỷ 21, chúng ta thấy lãnh đạo toàn cầu đã đạt được sự đồng thuận trong việc thúc đẩy các sáng kiến toàn cầu tạo thuận lợi cho sự trao quyền cho xã hội, tiến bộ về kinh tế, phát triển toàn diện và kinh tế xanh. Các chương trình liên chính phủ toàn cầu được giới thiệu vào đầu thế kỷ 21 gồm các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ của Liên hiệp quốc - UN-MDGs (United Nations Millennium Development Goals), Hội nghị thượng đỉnh Thế giới về Xã hội Thông tin - WSIS (World Summit on the Information Society), và Diễn đàn Điều hành Internet - IGF (Internet Governace Forum) - tất cả chúng có các kế hoạch hành động để lấp đi các phân cách số và tri thức. Phần mềm nguồn mở, tư liệu nghiên cứu truy cập mở, các tiêu chuẩn mở, đổi mới sáng tạo mở và dữ liệu nghiên cứu mở đã trở thành bạn thân đối với các nhà nghiên cứu ở các quốc gia đang phát triển và chúng hứa hẹn tính mở và sự truy cập không có hạn chế tới thông tin trong các lĩnh vực của các quốc gia đó.
Tính mở trong thế giới ngày nay được coi như là sự xây dựng xã hội, được yêu cầu nhiều trong quy trình trao quyền cho các công dân. Khái niệm tính mở mang sự thay đổi tới xã hội, cung cấp các giải pháp bền vững để lấp đi các phân cách số và tri thức trong xã hội, đặc biệt hơn trong sự hình thành các mô hình hợp tác gắn kết Bắc - Nam và Nam – Nam. Tính mở cũng dẫn tới sự phát triển thông qua các bộ xúc tác thay đổi và các nhà đổi mới sáng tạo ở địa phương, những người sẽ mang tới những đổi mới sáng tạo căn cơ, mềm dẻo và toàn diện vì những lợi ích của xã hội. Sự phát triển của phần mềm nguồn mở – PMNM (Open Source Software) là ví dụ về hệ thống đổi mới mở thành công, nó đã dẫn tới sự phát triển của một dải rộng lớn các ứng dụng phần mềm như được yêu cầu trong từng lĩnh vực của đời sống, bao gồm trong các phòng thí nghiệm, các cơ sở giáo dục, các trung tâm nghiên cứu và phát triển - R&D (Research & Development), và các doanh nghiệp kích cỡ nhỏ. Đa số các lập trình viên PMNM thuộc về những cá nhân người nhiệt thành, những người đang triển khai con đường đổi mới sáng tạo căn cơ để cung cấp các giải pháp thực tiễn cho các vấn đề ở địa phương mà họ gặp phải hàng ngày. Tương tự, truy cập mở tới tư liệu hàn lâm trước nhất nhằm lấp đi các phân cách tri thức đang tồn tại trong xã hội và cũng làm cho các kết quả nghiên cứu được nhà nước cấp vốn được tự do truy cập và sẵn sàng trong phạm vi công cộng thông qua các hệ thống trên trực tuyến. Có các phong trào toàn cầu để đạt được tính mở trong các lĩnh vực khác nhau các hoạt động của các lĩnh vực đó, bao gồm cả phần mềm, tư liệu nghiên cứu, các tiêu chuẩn kỹ thuật, chia sẻ dữ liệu nghiên cứu và đổi mới sáng tạo. Bắt đầu thế kỷ 21 từng đúng là lúc để khởi động lại toàn bộ quy trình truyền thông nghiên cứu với sự tự do từ sự phụ thuộc vào các sản phẩm và dịch vụ sở hữu độc quyền. Richard Stallman của Quỹ Phần mềm Tự do – FSF (Free Software Foundation) đã khởi xướng phong trào PMNM lan tỏa khắp những năm 1990 vì sự phát triển có tính cộng tác của các ứng dụng phần mềm. Mô hình đổi mới sáng tạo mở y hệt đang được nhân bản để mang các kết quả nghiên cứu được nhà nước cấp vốn vào phạm vi công cộng thông qua các chế độ truy cập mở tới tư liệu hàn lâm. Phong trào truy cập mở có được nhiều sự hỗ trợ từ các bên tham gia đóng góp khi các quốc gia trải nghiệm những căng thẳng lớn về tài nguyên hoặc sự thu hẹp lại trong thuê bao tạp chí hoặc ngân sách cho R&D. Sự suy giảm kinh tế trong những năm 2008-2009 ở các quốc gia phương Tây đã dẫn tới sự thu hẹp các thuê bao tạp chí hàn lâm cả ở các trường đại học và các cơ sở nghiên cứu. Tương tự, các quốc gia đang phát triển đối mặt với các hiệu ứng tồi tệ nhất về khả năng kham được trong khi giá thành thuê bao tăng phi mã.
Tính mở cũng mang theo vòng đời của tính sáng tạo, lôi kéo các tài năng địa phương vào việc cung cấp các giải pháp địa phương cũng như các tài năng toàn cầu trong việc thúc đẩy các giải pháp địa phương. Tính kết nối lẫn nhau trong các nền tảng dựa vào Internet công cộng làm cho dòng chảy tri thức thấu suốt hơn, có khả năng tiêu thụ được nhiều hơn và hướng tới sản xuất tri thức có chất lượng ở mức độ cao hơn. Các nhân viên tri thức trong thế kỷ 21 cũng ngày càng cộng tác nhiều hơn với các đối tác của họ nằm ở những phần khác của thế giới. Tất cả các khía cạnh có liên quan tới sự trao đổi chất của xã hội và sự xây dựng xã hội vì những lợi ích lớn hơn của các xã hội tri thức.
Phong trào truy cập mở, vì thế, hầu hết là có liên kết lẫn nhau với các triển vọng rộng lớn hơn về tính mở, nơi mà các phong trào xã hội khác cũng chia sẻ dạng tương tự các kinh nghiệm và sự trao đổi chất của xã hội. Nó không phải là phong trào bị cách ly, dù, vẫn giữ các đặc điểm độc nhất vô nhị để phục vụ cho mục đích vươn ra ngoài lớn hơn tới các tư liệu nghiên cứu được rà soát lại ngang hàng.


Blogger: Lê Trung Nghĩa

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.