Thứ Năm, 31 tháng 5, 2018

‘Cách mạng sản xuất tiếp sau’ - bản dịch sang tiếng Việt



Là tài liệu của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế - OECD (Organization for Economic Co-operation and Development) được chuẩn bị theo yêu cầu của Đội đặc nhiệm về Cách mạng Công nghiệp Mới của G20 (G20 New Industrial Revolution Task Force), như được phản ánh trong Thông cáo của Hội nghị thượng đỉnh Hangzhou, trong nhiệm kỳ chức Chủ tịch G20 năm 2016 của Trung Quốc.
Báo cáo này trình bày tư liệu từ công việc của OECD về Cách mạng Sản xuất Tiếp sau (NPR) - dự án 2 năm nhằm thông báo cho các chính phủ cách thức các công nghệ đó có thể phát triển trong tương lai và để cung cấp tư vấn về cách thức các quốc gia có thể chủ động tích cực lên kế hoạch để đạt được các lợi ích”.
Liên quan tới Khoa học Mở và Dữ liệu Mở, tài liệu nhắc đi nhắc lại rằng: ‘Các chính sách là cần thiết để tạo thuận lợi cho dữ liệu mởkhoa học mở.
Nói vậy để thấy, không chỉ các quốc gia G7, các quốc gia của Liên minh châu Âu, mà cả các quốc gia OECD và G20 đều quan tâm tới Khoa học Mở và Dữ liệu Mở trong thời gian tới, khẳng định xu thế tất yếu của thế giới.
Nói vậy cũng để thấy, việc Việt Nam chưa có tầm nhìn và chính sách rõ ràng về Khoa học Mở và Dữ liệu Mở cho tới nay sẽ là lực cản lớn cho quốc gia để phát triển trong thời gian tới.


Bạn có thể tải về tài liệu dịch sang tiếng Việt có 91 trang tại địa chỉ:




Blogger: Lê Trung Nghĩa

Thứ Ba, 22 tháng 5, 2018

Hướng tới kỷ niệm ngày Blog tròn 11 tuổi


Nhân kỷ niệm Blog ‘Phần mềm tự do nguồn mở cho Việt Nam’ tròn 11 tuổi, 09/06/2007 – 09/06/2018, kể từ ngày 01/06/2018 sẽ có loạt bài mới 'Tất cả là về Khoa học Mở', mời các anh chị và các bạn đón xem.

Blogger: Lê Trung Nghĩa

Chủ Nhật, 20 tháng 5, 2018

Cách tân mở trong nghiên cứu giáo dục: các khái niệm và các mô hình kinh doanh

Open Innovation in Education Study: Concepts and Business Models
Cable Green and Priscila Gonsales
November 6, 2017
Bài được đưa lên Internet ngày: 06/11/2017
Cộng đồng Creative Commons (CC) có quan tâm liên tục về cách các mô hình kinh doanh truyền thống và mới tương tác với, tận dụng, và trao ngược về những cái chung. Để đề cập tới chủ đề này, CC đã xuất bản cuốn sách của nó “Tạo ra với Creative Commons” để chỉ ra phổ đầy đủ các mô hình kinh doanh mở bằng việc sử dụng các giấy phép CC. Mục tiêu của các tác giả là để trả lời cho những gì nhiều nhà sáng chế xem xét một trong những câu hỏi quan trọng nhất của kỷ nguyên số: các nhà sáng chế kiếm tiền như thế nào để duy trì bền vững những gì họ làm khi họ cho phép thế giới tự do sử dụng lại tác phẩm của họ?
Dóng theo với tác phẩm này, Instituto Educadigital, đối tác với CC Brazil, gần đây đã xuất bản“ Cách tân mở trong giáo dục - các khái niệm và các mô hình kinh doanh (Open Innovation in Education- Concepts and Business Models) (tiếng Bồ Đào Nha / tiếng Anh)”, nghiên cứu của các tác giả Priscila Gonsales và Débora Sebriam khai thác cách thức phong trào cách tân mở có thể tác động tới thị trường giáo dục. Nghiên cứu khai thác và đề cập tới các chính sách của nhà nước cung cấp các ưu đãi cho các tài nguyên số được nhà nước cấp vốn, các con đường cho các công ty trở nên bền vững về tài chính, vai trò của đầu tư tư nhân, và các thách thức cho cách tân mở trong giáo dục.
Cách tân mở trong giáo dục khai thác cách thức xã hội hiện đại - bị ảnh hưởng bởi cách mạng số và sự truy cập rộng khắp tới thông tin - thường đặt câu hỏi về mô hình kinh tế đang hiện diện. Ngược lại với kinh tế tư bản được tập trung vào sự cạnh tranh vì mục đích duy nhất là lợi nhuận, khái niệm “nền kinh tế hàng hóa chung” dựa vào sự cộng tác, chia sẻ và số đông. Khái niệm “cách tân mở” lần đầu được tung ra vào đầu những năm 2000 từ Giáo sư Henry Chesbrough ở Berkeley. Ý tưởng trung tâm đằng sau cách tân mở là cách tân ngừng trở thành thứ gì đó bị hạn chế tới khu vực tư nhân của các tập đoàn lớn. Thay vào đó, nó nên được xem như là hành động được thúc đẩy bởi sự cam kết tham gia của nhiều tác nhân xã hội, minh bạch và cùng sáng tạo.
Giáo dục mở chia sẻ các mục tiêu chung với cách tân mở. Nó đã trao quyền cho các nhà giáo dục và những người học bằng sự truy cập gia tăng tới tri thức, cách tân các thực hành sư phạm, và văn hóa chia sẻ. Để giáo dục mở áp dụng được rộng rãi trong các cơ sở giáo dục công lập, có nhu cầu cam kết tham gia và đối thoại giữa nhà nước, khu vực tư nhân, và xã hội dân sự. Để tiến bộ sứ mệnh này, các lãnh đạo các bộ giáo dục và xã hội dân sự trên thế giới gần đây đã gặp nhau tại Hội nghị OER thế giới lần 2 (2nd World OER Congress) ở Slovenia với mục tiêu hướng cho giáo dục mở đáp ứng được các mục tiêu giáo dục trong Mục tiêu Phát triển Bền vững số 4 (SDG4) của Liên hiệp quốc. Kết quả đầu ra chính của Hội nghị - Kế hoạch Hành động OER Ljubljana 2017 (tiếng Anh / tiếng Pháp) đã kêu gọi các chính phủ tập trung vào 5 lĩnh vực hành động. #4 là “Phát triển các mô hình bền vững” - lời kêu gọi các chính phủ:
… phân tích các mục tiêu và các nhu cầu trong giáo dục để hỗ trợ phát triển, áp dụng, duy trì, phân phối, và đánh giá OER. Điều này có thể gồm các cơ chế hỗ trợ làm việc về tài chính và làm lại các cấu trúc để đưa OER thành dòng chính, có khả năng gồm cả việc tinh chỉnh các mô hình mua sắm hoặc cách thức các giảng viên được ưu đãi để làm việc về OER. Hỗ trợ và hành động, đặc biệt từ các chính phủ và các cơ sở giáo dục là quan trọng để hiện thực hóa các hành động đó.
Thách thức trong trường hợp của khu vực tư nhân là tìm ra các mô hình kinh doanh trụ vững được khi làm việc với giáo dục mở. Sử dụng các trường hợp tham chiếu của các công ty điều chỉnh phù hợp với nền kinh tế có tính cộng tác, nghiên cứu trình bày mô hình trụ vững được để đánh giá tình bền vững về tài chính theo các lăng kính khác nhau trong khi xem xét các sản phẩm và dịch vụ mềm dẻo và tùy biến được mà sinh ra doanh thu. Kết quả là, nhiều sự tự quản hơn có thể được đưa ra cho các giảng viên khi có hội thoại tốt hơn giữa các chính sách của nhà nước và các sáng kiến kinh doanh của xã hội gây ra các kết quả có tính cách tân.
Nghiên cứu này chỉ ra tầm quan trọng không chỉ tư duy về các hệ thống giáo dục có tính cách tân, mà còn coi cách tân như thứ gì đó đi vượt ra khỏi thiết bị công nghệ và phải được xây dựng để trao quyền cho tất cả các tác nhân trong hệ sinh thái giáo dục.
The Creative Commons (CC) community has an ongoing interest in how traditional and new business models interact with, leverage, and give back to the commons. To address this topic, CC published its book “Made with Creative Commons” to show the full spectrum of open business models using CC licenses. The authors’ goal was to answer what many creators consider one of the most important questions of the digital age: how do creators make money to sustain what they do when they allow the world to freely reuse their work?
Aligned with this work, Instituto Educadigital, a partner with CC Brazil, recently published “Open Innovation in Education- Concepts and Business Models (Portuguese / English)”, a study authored by Priscila Gonsales and Débora Sebriam that explores how the open innovation movement can impact the educational marketplace. The study explores and addresses public policies that provide incentives for publicly funded digital resources, paths for companies to be financially sustainable, the role of private investment, and challenges for open innovation in education.
Open Innovation in Education explores how modern society – influenced by the digital revolution and widespread access to information – has often questioned the existing economic model. As opposed to the capitalist economy focused on competition for the sole purpose of profit, the concept of “economy of the common good” is based on collaboration, sharing and plurality. The term “open innovation” was first coined in the early 2000s by Professor Henry Chesbrough at Berkeley. The central idea behind open innovation is that innovation ceases to be something restricted to the private sphere of large corporations. Instead, it should be viewed as an action promoted by the engagement of multiple social actors, transparency and co-creation.
Open education shares common goals with open innovation. It has empowered educators and learners with increased access to knowledge, innovating pedagogical practices, and a culture of sharing. In order for open education to be adopted broadly in public education institutions, there needs to be engagement and dialogue between the State, the private sector, and civil society. To advance this mission, the world’s ministries of education and civil society education leaders recently met at the 2nd World OER Congress in Slovenia with the goal of mainstreaming open education to meet the education targets in the United Nations SDG4. The main output of the Congress – the 2017 Ljubljana OER Action Plan (English / French) called on governments to focus on five areas of action. #4 is “Developing sustainability models” – a call for governments to:
… analyse their goals and needs in education to support the development, adoption, maintenance, distribution, and evaluation of OER. This may include mechanisms to support that work financially and revisiting structures for mainstreaming OER, possibly including adjusting procurement models or the way teachers are incentivised to work on OER. Support and action in particular from governments and educational institutions, is important for the realization of these actions.
The challenge in the case of the private sector is to find viable business models that work with open education. Using reference cases of companies aligned with a collaborative economy, the study presents a viable model to evaluate financial sustainability under a different lens while examining more flexible and customizable products and services that generate value. As a result, more autonomy can be given to teachers when there is a better dialogue between public policies and social business initiatives resulting in innovative results.
This study shows the importance not only of thinking about innovative educational systems but also of considering innovation as something that goes beyond the technological device and that must be constructed in order to empower all actors in the education ecosystem.
Dịch: Lê Trung Nghĩa

Thứ Năm, 17 tháng 5, 2018

Cấp phép mở Creative Commons cho các tài nguyên truy cập mở, tài nguyên giáo dục mở và dữ liệu mở


Là bài viết cho hội thảo “Hệ thống giáo dục mở trong bối cảnh Tự chủ giáo dục và Hội nhập quốc tế” do Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam tổ chức ngày 16/5/2018 Tại trường Đại học Bách Khoa Hà Nội. Bài được đăng trong kỷ yếu hội thảo, Tập 1, các trang 516-521.
Các tài liệu hội thảo



Tóm tắt:
Một trong những vấn đề quan trọng để một tài nguyên trở thành mở là cấp phép mở cho tài nguyên đó. Cách phổ biến nhất hiện nay là sử dụng hệ thống cấp phép mở Creative Commons để cấp phép cho các tài nguyên bạn muốn chia sẻ mở chúng. Tuy nhiên, có sự khác biệt về phổ các giấy phép Creative Commons được cấp cho các tài nguyên truy cập mở, tài nguyên giáo dục mở và dữ liệu mở.
--------------------------------------------------------------
Cấp phép mở là công việc không thể thiếu của (các) tác giả, (các) đồng tác giả cho các tác phẩm của họ để được chia sẻ mở và để cho phép những người khác sử dụng lại các tác phẩm đó một cách tự do, đặc biệt là trong môi trường làm việc trên trực tuyến, trong khi vẫn tuân thủ các điều khoản và điều kiện đi theo với (các) giấy phép đó.
Có vài hệ thống cấp phép mở hiện đang được (các) tác giả, (các) đồng tác giả sử dụng để cấp phép cho (các) tác phẩm của họ, nhưng phổ biến nhất là hệ thống cấp phép mở Creative Commons.
Tài nguyên bất kỳ được cấp phép mở Creative Commons sẽ trở thành tài nguyên truy cập mở. Trong số các tài nguyên truy cập mở có những tài nguyên với các mức độ tự do truy cập khác nhau, với các hạn chế khác nhau đối với những người sử dụng và sử dụng lại các tài nguyên đó, như tài nguyên giáo dục mở - OER (Open Educational Resources) hay dữ liệu mở (Open Data). Nói cách khác, phổ các giấy phép Creative Commons được cấp cho các tài nguyên truy cập mở, tài nguyên giáo dục mở và dữ liệu mở là khác nhau.
Trước khi đề cập tới phổ các giấy phép được cấp cho các dạng tài nguyên khác nhau được nêu ở trên, dưới đây đưa ra tóm tắt các giấy phép khác nhau của hệ thống cấp phép mở Creative Commons.
A. Các giấy phép của hệ thống cấp phép mở Creative Commons
Như được liệt kê trên trang về các giấy phép Creative Commons (gọi tắt là CC), hệ thống cấp phép này gồm 1 giấy phép đặc biệt 6 giấy phép tiêu chuẩn, xếp theo mức độ tự do giảm dần, gồm các giấy phép như trong Bảng 1:
Bảng 1. Các giấy phép của hệ thống cấp phép mở Creative Commons

Một khía cạnh quan trọng khác cần được nêu ở đây là (các) tác giả là những người nắm giữ các quyền bản quyền đối với các tài nguyên - các tác phẩm họ sáng tạo ra và vì vậy họ cũng luôn là người chủ động cấp phép cho các tài nguyên - tác phẩm đó.


B. Phổ các giấy phép Creative Commons cấp cho các tài nguyên khác nhau
Dưới đây là trình bày phổ các giấy phép Creative Commons cho các tài nguyên khác nhau dựa vào định nghĩa và vài tài liệu liên quan tới các tài nguyên đó.
B1. Phổ các giấy phép Creative Commons cấp cho tài nguyên truy cập mở
Truy cập mở tới tư liệu ngụ ý tính sẵn sàng tự do trên Internet công khai, cho phép bất kỳ người sử dụng nào để đọc, tải về, sao chép, phân phối, in, tìm kiếm, hoặc liên kết tới toàn văn các bài báo đó, đi sâu vào chúng để đánh chỉ mục, truyền chúng như là dữ liệu tới phần mềm, hoặc sử dụng chúng vì bất kỳ mục đích hợp pháp nào khác, mà không có các rào cản về tài chính, pháp lý hoặc kỹ thuật ngoại trừ những rào cản gắn liền với sự truy cập tới bản thân Internet”.
Truy cập mở - OA (Open Access) ngụ ý truy cập tự do tới thông tinsử dụng không có giới hạn các tài nguyên điện tử đối với bất kỳ ai. Bất kỳ dạng nội dung điện tử nào cũng có thể là truy cập mở, từ các văn bản và dữ liệu cho tới các phần mềm, audio, video, và đa phương tiện. Trong khi hầu hết chúng có liên quan chỉ tới các văn bản, thì số lượng ngày một gia tăng đang tích hợp văn bản với hình ảnh, dữ liệu, và mã thực thi được. Truy cập mở cũng có thể áp dụng cho các nội dung phi hàn lâm, như âm nhạc, phim ảnh, và các tiểu thuyết.
Một xuất bản phẩm được coi là truy cập mở nếu:
  • nội dung của nó truy cập được vạn năng và tự do, độc giả không mất chi phí, qua Internet hoặc khác;
  • tác giả hoặc chủ sở hữu bản quyền trao cho tất cả những người sử dụng một cách không thể hủy bỏ, qua một giai đoạn thời gian không có giới hạn, quyền để sử dụng, sao chép, hoặc phân phối bài báo, với điều kiện thừa nhận ghi công thích hợp được đưa ra;
  • nó được ký gửi, tức thì, đầy đủ và ở dạng điện tử phù hợp, ít nhất vào một kho truy cập mở được thừa nhận quốc tế và rộng rãi, cam kết truy cập mở”.
Từ định nghĩa và các giải thích ở đây có thể thấy, tất cả các giấy phép trong hệ thống cấp phép mở Creative Commons đều phù hợp để cấp phép cho tài nguyên truy cập mở, bao gồm cả CC0.
Trên thực tế, một vài chính sách truy cập mở của các tổ chức lớn trên thế giới cũng nêu rõ việc sử dụng các giấy phép của hệ thống cấp phép mở Creative Commons cho các xuất bản phẩm của họ, điển hình như của Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới - WIPO (World Intellectual Property Organization) hay Ngân hàng Thế giới - WB (World Bank).
B2. Phổ các giấy phép Creative Commons cấp cho tài nguyên giáo dục mở – OER (Open Educational Resources)
Tài nguyên giáo dục mở là bất kỳ dạng tư liệu giáo dục nào nằm trong phạm vi công cộng hoặc được giới thiệu với một giấy phép mở. Bản chất tự nhiên của các tư liệu mở đó ngụ ý bất kỳ ai cũng có thể hợp pháp và tự do để sao chép, sử dụng, tùy biến thích nghi và chia sẻ lại chúng. Các tài nguyên giáo dục mở trải từ các sách giáo khoa tới chương trình giảng dạy, đề cương bài giảng, ghi chép bài giảng, các bài tập, bài kiểm tra, các dự án, âm thanh, video, và hoạt hình”.
Từ định nghĩa và các giải thích ở đây có thể thấy, không phải tất cả các giấy phép trong hệ thống cấp phép mở Creative Commons đều phù hợp để cấp phép cho tài nguyên giáo dục mở. Cụ thể, để bất kỳ ai cũng có thể hợp pháp và tự do tùy biến thích nghi tài nguyên giáo dục mở thì không thể gắn các giấy phép CC BY-ND hoặc CC BY-NC-ND cho các tài nguyên đó được, vì các giấy phép này không cho phép tùy biến thích nghi các tài nguyên gốc ban đầu.
Trong thực tế, một số tác giả có thể cấp phép cho các tài nguyên họ sáng tạo ra với các giấy phép CC BY-ND và/hoặc CC BY-NC-ND, và các tài nguyên đó sẽ được gọi là các tài nguyên truy cập mở, không phải các tài nguyên giáo dục mở.
Cable Green, Giám đốc Giáo dục Mở, người đề xướng hàng đầu các chính sách cấp phép mở trong giáo dục ở tổ chức Creative Commons, trong bài trình bày của mình vào năm 2014 (slide số 26) đã đưa ra hình minh họa các giấy phép Creative Commons thích hợp để cấp phép cho tài nguyên để trở thành tài nguyên giáo dục mở như trong Hình 1 dưới đây:
Hình 1. Phổ các giấy phép Creative Commons cho tài nguyên giáo dục mở


Hình 1 cho thấy rõ các giấy phép CC BY-ND và CC BY-NC-ND là không phù hợp để cấp phép mở cho tài nguyên để trở thành tài nguyên giáo dục mở.


B3. Phổ các giấy phép Creative Commons cấp cho dữ liệu mở
Trên trang của tổ chức Tri thức Mở Quốc tế (Open Knowledge International), dữ liệu mở được định nghĩa như sau:
Dữ liệu mở là dữ liệu bất kỳ ai cũng có thể tự do sử dụng, sử dụng lại và phân phối lại - chỉ phải tuân thủ, nhiều nhất, yêu cầu thừa nhận ghi công và chia sẻ tương tự”.
Định nghĩa này cho thấy, chỉ 3 giấy phép Creative Commons là đáp ứng được các yêu cầu của định nghĩa này và chiểu theo nội dung các giấy phép tương ứng ở Bảng 1 bên trên, chúng gồm: CC0, CC BY và CC BY-SA.
Điều này cũng là tương tự với các nội dung được trình bày trong các bài có nguồn gốc từ Viện Dữ liệu Mở - ODI (Open Data Institute):
Trong cả 2 bài được nêu ở đây, nếu bạn sử dụng hệ thống cấp phép mở Creative Commons, dù bạn là người cấp phép cho dữ liệu mở hay là người sử dụng lại dữ liệu mở, bạn chỉ có 3 lựa chọn cấp phép và cấp phép lại cho các tài nguyên sẽ trở thành và/hoặc tiếp tục vẫn sẽ là dữ liệu mở, đó là CC0, CC BY và CC BY-SA.


KẾT LUẬN
Từ những phân tích ở trên, có thể đưa ra các kết luận sau:
  • Có thể sử dụng các giấy phép trong hệ thống cấp phép mở Creative Commons để cấp phép cho các tài nguyên truy cập mở, tài nguyên giáo dục mở và dữ liệu mở.
  • Phổ các giấy phép Creative Commons được sử dụng cho các tài nguyên truy cập mở, tài nguyên giáo dục mở và dữ liệu mở là khác nhau. Trong khi các tài nguyên truy cập mở có thể được trao bất kỳ giấy phép nào, thì các giấy phép CC BY-ND và CC BY-NC-ND không thể được trao cho tài nguyên giáo dục mở và chỉ các giấy phép CC0, CC BY và CC BY-SA mới có thể trao cho dữ liệu mở được. Từ đây ta sẽ có được hình minh họa về phổ các giấy phép Creative Commons cho các tài nguyên khác nhau như trong Hình 2 dưới đây:


Hình 2. Phổ các giấy phép Creative Commons cho các tài nguyên khác nhau




Lê Trung Nghĩa


Thứ Tư, 16 tháng 5, 2018

Tổng quan về tài nguyên giáo dục mở - OER (Open Educational Resources) và một kịch bản giả tưởng về tương lai của giáo dục Việt Nam


    Lãnh đạo Hiệp hội, lãnh đạo chính phủ, lãnh đạo bộ Giáo dục phát biểu tại Hội nghị
Là bài trình bày tại hội thảo “Hệ thống giáo dục mở trong bối cảnh Tự chủ giáo dục và Hội nhập quốc tế” do Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam tổ chức ngày 16/5/2018 Tại trường Đại học Bách Khoa Hà Nội.
Các tài liệu hội thảo
  • Trình chiếu bản đầy đủ 55 slide có tại địa chỉ:

Blogger: Lê Trung Nghĩa






Thứ Ba, 15 tháng 5, 2018

Các bang #GoOpen


#GoOpen States
Xem thêm các bài liên quan #GoOpen:
Thông qua sáng kiến #GoOpen, Bộ Giáo dục Mỹ hỗ trợ các Bang, các khu trường và các nhà giáo dục không chỉ được cung cấp môi trường cho các thảo luận mạnh mẽ về các giá trị của tài nguyên giáo dục mở - OER (Open Educational Resources), mà còn ủng hộ hội thoại và phổ biến rộng lớn hơn thông tin về các chính sách và các thực hành tác động tới việc dạy, việc học và sự cộng tác. Các nhà lãnh đạo #GoOpen của các Bang và các khu trường đang viết tài liệu và chia sẻ các cách thức mới cho việc học tập nghề nghiệp cho các giảng viên, và giám tuyển các tài nguyên chào các lựa chọn cho sinh viên và giảng viên cho việc cá nhân hóa học tập, và các chiến lược hỗ trợ cho việc giám tuyển, tùy biến thích nghi và chia sẻ OER. Hãy đọc thông cáo báo chí Trao đổi #GoOpen và our bản liệt kê sự việc của Hội nghị chuyên đề Giáo dục Mở của chúng tôi để có thêm thông tin về các cam kết đó.
Vì sao lại #GoOpen?
Các tài nguyên giáo dục được cấp phép mở có tiềm năng khổng lồ để gia tăng sự truy cập tới các cơ hội giáo dục chất lượng cao ở nước Mỹ. Việc chuyển sang các tài nguyên giáo dục được cấp phép mở đã xúc tác cho các khu trường tái mục đích vốn cấp thường được chi tiêu vào các sách giáo khoa cho các nhu cầu cấp bách khác, như việc đầu tư vào sự chuyển đổi sang học tập số. Hãy tới thăm trang Giáo dục Mở (Open Education) của chúng tôi để học cách các tài nguyên được cấp phép mở có thể làm lợi cho các trường học như thế nào.
#GoOpen ngụ ý gì
Các khu trường #GoOpen đang cam kết chuyển đổi sang sử dụng các tài nguyên giáo dục được cấp phép mở chất lượng cao trong các trường học của họ. Các khu trường đó sẽ được hỗ trợ bởi các khu trường Đại sứ #GoOpen (#GoOpen Ambassador), những nơi đã tiến hành rồi các bước hướng tới việc triển khai sử dụng các tài nguyên giáo dục được cấp phép mở ở mức khu trường.
Các bang #GoOpen:
  • Áp dụng/Triển khai chiến lược công nghệ rộng khắp bang bao gồm sử dụng các tài nguyên giáo dục được cấp phép mở như là thành phần trọng tâm.
  • Phát triển và duy trì giải pháp kho rộng khắp bang cho các tài nguyên giáo dục được cấp phép mở.
  • Phát triển năng lực kỹ thuật để xuất bản OER cho Đăng ký Học (Learning Registry).
  • Tham gia trong cộng đồng thực hành với các bang và các khu trường khác của #GoOpen để chia sẻ các tài nguyên học tập và các tài nguyên phát triển chuyên nghiệp.
  • Tạo trang web để chia sẻ cam kết với #GoOpen và viết tài liệu về sự tiến bộ của bang.
Nếu bạn có quan tâm trở thành khu trường khởi xướng hoặc Đại sứ #GoOpen, xin hãy gửi thư điện tử cho chúng tôi tới tech@ed.gov.
Các Bang #GoOpen:
20 Bang #GoOpen gồm:
Through the #GoOpen initiative, the U.S. Department of Education supports States, districts and educators using openly licensed educational materials to transform teaching and learning.
The #GoOpen initiative and the growing network of States, districts, and educators has not only provided a space for robust discussions about the merits of OER, but also supported broader dialogue and dissemination of information on the policies and practices that impact teaching, learning, and collaboration. #GoOpen State and district leaders are documenting and sharing new approaches to professional learning for teachers, and curating resources that offer students and teachers options for personalizing learning, and strategies to support curating, creating, adapting and sharing OER. Read our #GoOpen Exchange press release and our Open Education Symposium fact sheet for more on these commitments.
Why #GoOpen?
Openly licensed educational resources have enormous potential to increase access to high-quality education opportunities in the United States. Switching to openly licensed educational materials has enabled school districts to repurpose funding typically spent on textbooks for other pressing needs, such as investing in the transition to digital learning. Visit our Open Education page to learn how resources that are openly licensed can benefit schools.
What it means to #GoOpen
Statewide #GoOpen initiatives are committed to supporting school districts and educators as they transition to the use of high-quality, openly-licensed educational resources in their schools.
#GoOpen States:
  • Adopt/Implement a statewide technology strategy that includes the use of openly licensed resources as a central component.
  • Develop and maintain a statewide repository solution for openly licensed resources.
  • Develop the technical capability to publish OER to the Learning Registry.
  • Participate in a community of practice with other #GoOpen states and districts to share learning resources and professional development resources.
  • Create a webpage to share the commitment to #GoOpen and document the state’s progress.
If you would like to learn more about becoming a #GoOpen State, please email tech@ed.gov.
#GoOpen States
The 20 #GoOpen States include:
Dịch: Lê Trung Nghĩa