Thứ Năm, 25 tháng 2, 2021

Thông báo số 1 về: Tổ chức hội thảo khoa học “Chuyển đổi số trong giáo dục đại học”

Nguồn: Ảnh của Gerd Altmann từ Pixabay

Nguồn: Ảnh của Gerd Altmann từ Pixabay

Chuyển đổi số (Digital transformation) là xu thế tất yếu, diễn ra rất nhanh đặc biệt trong bối cảnh của cuộc cách mạng Công nghiệp 4.0. Tháng 6 năm 2020 Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; trong đó giáo dục và đào tạo là một trong 8 lĩnh vực được ưu tiên hàng đầu trong triển khai thực hiện. Chuyển đổi số trong giáo dục đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc đào tạo nên những công dân Việt Nam có kiến thức, kỹ năng trở thành công dân toàn cầu. Ngành Giáo dục và Đào tạo xác định chuyển đổi số có vai trò quan trọng để triển khai đổi mới căn bản, toàn diện công tác giáo dục và đào tạo, nâng cao hiệu lực, hiệu quả các hoạt động giáo dục, phấn đấu Việt Nam trở thành một trong những quốc gia hàng đầu về chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo. Song, để thành công cần tạo ra cơ hội và động lực, giúp người dạy, người học thay đổi tư duy và thích ứng tốt.

Theo Chương trình hoạt động năm 2021, Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam sẽ phối hợp với một số đơn vị khác đồng tổ chức hội thảo khoa học quốc gia: “Chuyển đổi số trong giáo dục đại học” dưới hình thức trực tiếp hoặc trực tuyến, tùy diễn biến của tình hình dịch bệnh Covid-19.

Đây là cơ hội để các trường đại học và cao đẳng trong cả nước cùng nhau nghiên cứu, trao đổi, chia sẻ nhận thức và kinh nghiệm nhằm biến thách thức thành hiện thực, từng bước thay đổi nhận thức về chuyển đổi số giúp các trường xem xét lại toàn bộ hoạt động của mình một cách có hệ thống để thời gian đến cần tổ chức hoạt động chuyển đổi số một các bài bản hơn để nâng cao hiệu quả.

1. Nội dung Hội thảo

Hội thảo tập trung vào những nội dung sau:

  • Cơ chế, chính sách cần hoàn thiện, tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho chuyển đổi số trong toàn ngành;

  • Những công việc cần thiết về chuyển đổi số trong quản lý giáo dục;

  • Chuyển đổi số trong khai thác các công cụ phân tích dữ liệu để nâng cao hiệu quả thực hiện chức năng quản trị, quản lý giáo dục;

  • Chuyển đổi số trong đào tạo trực tuyến và phát triển các khóa học online;

  • Chuyển đổi số trong dạy, học, kiểm tra, đánh giá, nghiên cứu khoa học;

  • Chuyển đổi số trong việc hoàn thiện, tích hợp dữ liệu thiết yếu và kết nối liên thông;

  • Chuyển đổi số trong phát triển, khai thác hệ thống học liệu và môi trường học tập số.

2. Đại biểu tham dự

  • Đại diện Ban Tuyên giáo Trung ương;

  • Đại diện Ủy ban Văn hóa Giáo dục Thanh Thiếu niên và Nhi đồng Quốc hội;

  • Đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo;

  • Đại diện Bộ Thông tin và Truyền thông;

  • Đại diện Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam;

  • Đại biểu của các trường đại học, cao đẳng, học viện;

  • Các Sở Giáo dục và Đào tạo;

  • Các cơ quan nghiên cứu giáo dục;

  • Các nhà khoa học, cán bộ nghiên cứu, giảng viên của các trường đại học, cao đẳng, viện nghiên cứu, các học viện và các đối tượng có quan tâm.

3. Thời gian và địa điểm tổ chức Hội thảo

  • Thời gian: Dự kiến tổ chức vào cuối tháng 5/2021.

  • Địa điểm: Dự kiến tổ chức tại một cơ sở giáo dục đại học ở Phía Nam.

4. Đăng kí tham dự và viết báo cáo Hội thảo

  • Tham dự hội thảo: Ban Tổ chức hội thảo sẽ gửi mẫu đăng ký tham dự hội thảo tới Quý đại biểu khi có thời gian và địa điểm tổ chức chính thức.

  • Viết báo cáo Hội thảo

  • Quy cách báo cáo: tối đa 12 trang A4, font Times New Roman (unicode), font size 14, top margin 3cm, bottom margin 2,5cm, left margin 3cm, right magin 2,5cm. Tiêu đề của báo cáo chữ in đậm, cỡ chữ 15, dưới tiêu đề xin ghi rõ họ và tên tác giả, học hàm, học vị, đơn vị, thông tin liên hệ (Email, số di động).

Địa chỉ liên hệ: Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam

Tầng 10, Cung Trí thức thành phố, Số 1 Tôn Thất Thuyết, Cầu Giấy, Hà Nội. ĐT: (024) 3795 7159

Để Hội thảo đạt kết quả mong muốn, đề nghị Quý đơn vị thông tin về hội thảo này tới tất cả các thành viên trong trường để gửi bài tham luận và đăng ký tham dự hội thảo. Ban tổ chức rất mong được đón tiếp đông đảo đại biểu tham dự hội thảo.


Toàn văn thông báo dạng PDF có tại địa chỉ:

https://www.dropbox.com/s/o3n39rg2a7v00q4/ThongBao_So1_HoiThao_ChuyenDoiSo.PDF?dl=0

Thứ Tư, 24 tháng 2, 2021

2021 năm của khoa học mở!

(Bài đăng trên tạp chí Tia Sáng số 4, xuất bản ngày 20/02/2021, các trang 25-27)

Thế giới đang hướng tới Khuyến cáo Khoa học Mở của UNESCO, theo dự kiến, sẽ được 193 quốc gia thành viên phê chuẩn vào tháng 11/2021, nhân Hội nghị Toàn thể UNESCO lần thứ 41. Ngày 30/09/2020, UNESCO đã gửi bản Khuyến cáo phác thảo[1] Khoa học Mở tới 193 quốc gia thành viên[2] để thu thập các ý kiến phản hồi, một bước chính trong việc tạo thuận lợi cho sự hợp tác quốc tế và truy cập vạn năng tới tri thức khoa học, sau cuộc tư vấn toàn cầu mở rộng.

Theo tài liệu phác thảo đầu này, ‘Khoa học Mở’ ngụ ý tổ hợp của ít nhất các yếu tố chính sau đây: (1) Truy cập Mở; (2) Dữ liệu Mở; (3) Phần mềm nguồn mở/phần cứng mở; (4) Các hạ tầng Khoa học Mở; (5) Đánh giá Mở; (6) Tài nguyên Giáo dục Mở; (7) Cam kết Mở của các tác nhân xã hội; (8) Tính mở tới sự đa dạng của tri thức, bao gồm cả hệ thống tri thức bản địa.

2021 năm của khoa học mở!

Hình 1. Các thành phần của Khoa học Mở[3]

Ngay từ ngày đầu năm mới 01/01/2021, tin vui về Khoa học Mở đã tới với toàn thế giới, khi mà Kế hoạch S[4], một sáng kiến về Truy cập Mở đầy đủ và tức thì, được Liên minh S, một nhóm quốc tế gồm 26 tổ chức[5] cấp vốn nghiên cứu quốc gia, châu Âu và một số nhà từ thiện cấp vốn nghiên cứu khác trên thế giới, đã khởi xướng vào tháng 9/2018, bắt đầu có hiệu lực, theo đó, tất cả các xuất bản phẩm khoa học là kết quả từ các trợ cấp của các tổ chức thuộc Liên minh S sẽ phải được xuất bản trên các tạp chí hoặc nền tảng tuân thủ Truy cập Mở đầy đủ và tức thì, không có bất kỳ thời hạn cấm vận nào. Cũng ngay trong đầu tháng 01/2021, Liên minh S đã thông báo về việc 160 tạp chí của nhà xuất bản Elsevier, một trong những nhà xuất bản khoa học lớn nhất thế giới, đã trở thành các tạp chí chuyển đổi quá độ tuân thủ Kế hoạch S[6].

Tại Việt Nam, có thể nói Quý IV/2020 là rất khác thường so với bất kỳ năm nào trước đó, nguyên nhân chủ yếu là bản thân năm 2020 là một năm khác thường, với sự xuất hiện của đại dịch COVID-19 cùng 2 đợt bùng phát mạnh vào tháng và tháng chín, dẫn tới việc hầu như mọi hoạt động hội nghị hội thảo được đẩy gần như hoàn toàn vào các tháng cuối năm, rất nhiều trong số đó là xoay quanh chủ đề nóng bỏng về chương trình Chuyển đổi số quốc gia theo Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/06/2020 của Thủ tướng Chính phủ mà tất cả các bộ ngành sẽ triển khai vào thực tế bắt đầu từ năm nay, 2021. Tin vui là Chính phủ đã chọn công nghệ mở để triển khai chương trình Chuyển đổi Số, như được Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng đã nói trong bài diễn văn chỉ đạo khi khai mạc Hội nghị Diễn đàn Công nghệ Mở Việt Nam 2020 được tổ chức tại Hà Nội[7] với các từ khóa như công nghệ mở, nguồn mở (phần mềm nguồn mở và phần cứng mở), kiến trúc mở, chuẩn mở, dữ liệu mở, văn hóa mở và phát triển cộng đồng mở. Bộ trưởng nhấn mạnh:

Việc lựa chọn phát triển công nghệ mở, lựa chọn phát triển phần mềm nguồn mở, lựa chọn mở dữ liệu để các cá nhân, doanh nghiệp tham gia sáng tạo giá trị mới là định hướng của chúng ta.

Cũng theo chỉ đạo trong bài phát biểu này, Bộ Thông tin và Truyền thông đã đưa ra Bản tuyên bố hành động cho năm 2021 theo định hướng chọn công nghệ mở để chuyển đổi số, gồm 10 điểm sau đây[8]:

  1. Xây dựng Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về Công nghệ Mở;

  2. Đánh giá, công bố và khuyến nghị việc sử dụng phần mềm, nền tảng công nghệ mở;

  3. Phát triển Nền tảng điện toán đám mây trên nền công nghệ mở;

  4. Thúc đẩy phát triển phần cứng mở;

  5. Phát triển 5G dựa vào công nghệ mở OpenRan;

  6. Phát triển nền tảng mở cho AI Việt Nam;

  7. Xây dựng nền tảng công nghệ mở trong lĩnh vực giáo dục đào tạo;

  8. Xây dựng Trung tâm nghiên cứu phát triển công nghệ mở;

  9. Xây dựng Cổng công nghệ mở GOVTECH cho Việt Nam;

  10. Nâng cấp, mở rộng Câu lạc bộ phần mềm tự do nguồn mở;

Cùng với việc xây dựng nền tảng công nghệ mở trong lĩnh vực giáo dục đào tạo trong năm 2021 như được nêu ở trên, theo Quyết định số 489/QĐ-TTg ngày 08/04/2020[9] của Thủ tướng Chính phủ, “Đề án xây dựng nguồn tài nguyên giáo dục mở, phục vụ nhu cầu học tập suốt đời của mọi người” do Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các bộ ngành liên quan trình Thủ tưởng Chính phủ vào Quý IV/2021. Đây là tín hiệu rất vui khi Chính phủ Việt Nam đang hướng tới việc hòa nhập với xu thế của thế giới về ứng dụng và phát triển tài nguyên giáo dục mở như theo tinh thần của Khuyến cáo Tài nguyên Giáo dục Mở[10] đã được 193 quốc gia thành viên UNESCO phê chuẩn ngày 25/11/2019 nhân Hội nghị toàn thể UNESCO lần thứ 40.

Một trong những cơ sở để có thể kỳ vọng vào sự thành công của đề án xây dựng nguồn tài nguyên giáo dục mở là hàng loạt các hoạt động hội thảo, tọa đàm với nhiều bên tham gia, và nhất là việc triển khai hơn 50 khóa huấn luyện huấn luyện viên về thực hành khai thác tài nguyên giáo dục mở trong 4 năm qua cho hơn 1.000 cán bộ và giảng viên của hàng trăm trường đại học và cao đẳng trong cả nước[11] của Ban Tư vấn Phát triển Giáo dục Mở thuộc Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam.

Trong năm 2021, một sự kiện quan trọng nữa của Khoa học Mở sẽ diễn ra là Hội nghị của Đối tác Dữ liệu Mở châu Á[12] (AODP) do Việt Nam đứng ra đăng cai tổ chức - với đại diện là Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam, một trong những thành viên chính thức của AODP - dự kiến vào các ngày 14-16/10/2021 tại trường Đại học Thăng Long, Hà Nội. Đây sẽ là sự kiện quan trọng, nơi các tổ chức, doanh nghiệp, viện trường và các cá nhân gặp gỡ, trao đổi và học hỏi lẫn nhau về dữ liệu mở, tài nguyên giáo dục mở, thành phố thông minh, và nhiều vấn đề khác có liên quan với các bạn bè quốc tế từ 10 quốc gia và vùng lãnh thổ của châu Á là thành viên của AODP, bao gồm Đài Loàn, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ cùng nhiều quốc gia ASEAN như Campuchia, Indonesia, Malaysia, Myanmar, Philippines, và Thái Lan. Đây là sự kiện được các quốc gia thành viên AODP luân phiên tổ chức thường niên, và sự kiện 2021 AODP Việt Nam là lần thứ 7 được liên tục. Bằng cách này, hy vọng sự phát triển của dữ liệu mở ở Việt Nam, như theo Nghị định số 47/2020/NĐ-CP ngày 09/04/2020 của Thủ tướng Chí phủ về “Quản lý, kết nối và chia sẻ dữ liệu số của cơ quan nhà nước“, sẽ luôn được cập nhật theo xu hướng phát triển của châu Á và thế giới, đúng với kỳ vọng của Chính phủ Việt Nam, như được nêu trong bài phát biểu của Bộ trưởng Bộ Thông tin Truyền thông tại Hội nghị Diễn đàn Công nghệ Mở Việt Nam 2020: “Dữ liệu là dầu mỏ. Trong tương lai, hầu hết các giá trị sẽ được tạo ra từ dữ liệu. Càng nhiều dữ liệu, nhất là càng nhiều loại dữ liệu khác nhau thì cơ hội tạo ra giá trị mới càng lớn. Người có dữ liệu và người tạo ra giá trị mới từ dữ liệu đó trong nhiều trường hợp không phải là một. Bởi vậy việc mở dữ liệu và dữ liệu mở là quyết định trong việc tạo ra giá trị mới cho người dân, cho đất nước.

Để chuyển đổi số thành công, có rất nhiều việc cần phải làm trong thời gian dài. Một trong những việc tiên quyết phải làm, càng sớm càng tốt, là xây dựng và triển khai bộ các kỹ năng số cho các đối tượng khác nhau trong xã hội, như các công dân, các công ty khởi nghiệp, các giảng viên, các cơ sở giáo dục, .v.v., gồm nhiều năng lực và kỹ năng liên quan tới các khía cạnh MỞ như truy cập mở, dữ liệu mở, tài nguyên giáo dục mở .v.v. để trang bị các năng lực và kỹ năng số cần thiết cho tất cả mọi người trong xã hội số và nền kinh tế số có cơ hội được tuyển dụng làm việc, có công ăn việc làm tươm tất và/hoặc khởi nghiệp thành công.

Một yếu tố quan trọng khác, tất cả các tài nguyên, dù là phần mềm nguồn mở, phần cứng mở, truy cập mở, dữ liệu mở hay tài nguyên giáo dục mở đều có một điểm chung, chúng đều PHẢI ĐƯỢC CẤP PHÉP MỞ để trở thành các tài nguyên mở, không có bất kỳ ngoại lệ nào. Không được cấp phép mở, sẽ KHÔNG có ai có quyền hợp pháp để tự do sử dụng lại, sửa đổi và/hoặc tùy biến thích nghi các tài nguyên đó, vì theo luật sở hữu trí tuệ, một khi tài nguyên được tạo ra, nó sẽ được luật bảo hộ, bất kể tác giả/người nắm giữ bản quyền của nó có đăng ký hay không. Vì vậy, cần thiết phải có chính sách cấp phép mở ở mức quốc gia và/hoặc cơ sở càng sớm càng tốt để chuyển đổi số bằng công nghệ mở có thể nhanh chóng được xúc tác để có khả năng trở thành hiện thực.

Chắc chắn sẽ còn nhiều sự kiện nữa có liên quan tới Khoa học Mở mà không thể nêu hết được trong bài viết này. Dù vậy có những tín hiệu khả quan sẽ có một năm mới 2021, năm của Khoa học Mở, thành công ở Việt Nam.


Chú giải

[1] UNESCO, 2020: First draft on the UNESCO RECOMMENDATION ON OPEN SCIENCE. Bản dịch sang tiếng Việt: https://www.dropbox.com/s/d7juqw5oq5hurul/en-unesco_osr_first_draft_Vi-19102020.pdf?dl=0

[2] UNESCO, 2020: Milestone in UNESCO’s development of a global recommendation on Open Science. Bản dịch sang tiếng Việt: https://giaoducmo.avnuc.vn/khoa-hoc-mo/cot-moc-trong-phat-trien-khuyen-cao-toan-cau-ve-khoa-hoc-mo-cua-unesco-347.html

[3] UNESCO, 2020: Towards a UNESCO Recommendation on Open Science. Bản dịch sang tiếng Việt: https://www.dropbox.com/s/yyv5vhd54m2mp0i/open_science_brochure_en_Vi-15082020.pdf?dl=0

[4] https://www.coalition-s.org/

[5] cOAlition S: Portugal’s national funding agency for science, research and technology joins cOAlition S. Bản dịch sang tiếng Việt có tại: https://giaoducmo.avnuc.vn/truy-cap-mo/co-quan-cap-von-quoc-gia-bo-dao-nha-cho-khoa-hoc-nghien-cuu-va-cong-nghe-ra-nhap-lien-minh-s-383.html

[6] cOAlition S: 160 Elsevier journals become Plan S aligned Transformative Journals. Bản dịch sang tiếng Việt có tại: https://giaoducmo.avnuc.vn/truy-cap-mo/160-tap-chi-cua-elsevier-tro-thanh-cac-tap-chi-chuyen-doi-qua-do-tuan-thu-ke-hoach-s-374.html

[7] Vietnamnet, 2020: Toàn văn phát biểu của Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng tại diễn đàn công nghệ mở Việt Nam: https://vietnamnet.vn/vn/thong-tin-truyen-thong/toan-van-phat-bieu-cua-bo-truong-nguyen-manh-hung-tai-dien-dan-cong-nghe-mo-viet-nam-689681.html

[8] Vietnamnet: Việt Nam sẽ trở thành quốc gia công nghệ bằng nền tảng mở: https://vietnamnet.vn/vn/thong-tin-truyen-thong/viet-nam-se-tro-thanh-quoc-gia-cong-nghe-bang-nen-tang-mo-689696.html

[9] Cổng thông tin điện tử Chính phủ: Quyết định số 489/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. http://datafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet?filePath=vbpq/2020/04/489.signed.pdf

[10] UNESCO, 2019: UNESCO RECOMMENDATION ON OPEN EDUCATIONAL RESOURCES. Bản dịch sang tiếng Việt: https://www.dropbox.com/s/o6lml26uw88ear2/DCPMS_U1911920_Vi-04122019.pdf?dl=0

[11] Trang Giáo dục Mở - Tài nguyên Giáo dục Mở, Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam: Các lớp tập huấn thực hành ‘Khai thác tài nguyên giáo dục mở’ tới hết năm 2020: https://giaoducmo.avnuc.vn/tap-huan/cac-lop-tap-huan-thuc-hanh-khai-thac-tai-nguyen-giao-duc-mo-toi-het-nam-2020-370.html

[12] Trang Giáo dục Mở - Tài nguyên Giáo dục Mở, Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam: Đối thoại của Đối tác Dữ liệu Mở châu Á 2020 qua hình ảnh: https://giaoducmo.avnuc.vn/hop-tac/doi-thoai-cua-doi-tac-du-lieu-mo-chau-a-2020-qua-hinh-anh-320.html


Giấy phép nội dung: CC BY 4.0 Quốc tế

Lê Trung Nghĩa

Thứ Hai, 22 tháng 2, 2021

‘Các khuyến cáo chính sách của Hệ thống Phát triển Năng lực Số (DCDS)’ - bản dịch sang tiếng Việt

‘Các khuyến cáo chính sách của Hệ thống Phát triển Năng lực Số (DCDS)’ - bản dịch sang tiếng Việt

Là tài liệu của Hệ thống Phát triển Năng lực Số - DCDS (Digital Competences Development System) xuất bản năm 2019. Nó đưa ra các khuyến cáo cho các đối tượng làm chính sách để phát triển các năng lực số cho mọi người, gồm:

  1. Những người làm chính sách của châu Âu

  2. Những người làm chính sách quốc gia và khu vực

  3. Các nhà chức trách địa phương

Tài liệu có thể là gợi ý tham khảo tốt cho những người làm chính sách của Việt Nam để xây dựng các chính sách về năng lực số cho mọi đối tượng khác nhau trong xã hội.

Tài liệu nhấn mạnh:

Các năng lực số là cần thiết trong tất cả các khía cạnh của cuộc sống, dù chúng là xã hội hay cá nhân, liên quan tới lao động hay giải trí, trong bất kỳ khu vực nào, công hay tư

- TUYÊN NGÔN CỦA ALL DIGITAL (2019)


Tự do tải về bản dịch sang tiếng Việt có 20 trang của tài liệu tại địa chỉ:

https://www.dropbox.com/s/djjkrpx2qqa2ftx/DCDS-Policy-Recommendations_Vi-18022021.pdf?dl=0


Xem thêm:


Blogger: Lê Trung Nghĩa

letrungnghia.foss@gmail.com

Chủ Nhật, 21 tháng 2, 2021

Hội thảo “Cổng Dữ liệu Mở châu Á - Ứng dụng Dữ liệu” của Đối tác Dữ liệu Mở châu Á (AODP) sẽ diễn ra vào ngày 06/03/2021

 
Ban Thư ký của Đối tác Dữ liệu Mở châu Á sẽ tổ chức sự kiện Hội thảo “Cổng Dữ liệu Mở châu Á - Ứng dụng Dữ liệu” vào ngày 06/03/2021 (thứ bảy), cũng là Ngày Dữ liệu Mở quốc tế (International Open Data Day) của năm nay, 2021.
 
 
Đây là sự kiện trên trực tuyến và mở cho bất kỳ ai muốn tham dự.


 

Nội dung Chương trình của sự kiện:


Xem thêm:


Blogger: Lê Trung Nghĩa

letrungnghia.foss@gmail.com

Thứ Năm, 18 tháng 2, 2021

‘Tuyên ngôn về việc cải thiện năng lực số khắp châu Âu’ - bản dịch sang tiếng Việt



Là tài liệu của ALL DIGITAL xuất bản năm 2019. Tài liệu khẳng định:

Tuyên ngôn này gồm một loạt các nguyên tắc và khuyến cáo chính về cách để tối đa hóa tác động của giáo dục và đào tạo, như là các công cụ mạnh hướng tới sự phát triển liên tục các năng lực số cho các công dân châu Âu.


Tự do tải về bản dịch sang tiếng Việt có 8 trang tại địa chỉ:

https://www.dropbox.com/s/c31r806tjq5bdmb/Manifesto_online-viewing_Vi-17022021.pdf?dl=0

 

Xem thêm: Chuyển đổi/Năng lực số


Blogger: Lê Trung Nghĩa

letrungnghia.foss@gmail.com

Thứ Sáu, 12 tháng 2, 2021

‘Hướng dẫn về Creative Commons cho các xuất bản phẩm học thuật và tài nguyên giáo dục’ - bản dịch sang tiếng Việt



Là tài liệu của các tác giả Pascal Braak, Hans de Jonge, Giulia Trentacosti, Irene Verhagen, & Saskia Woutersen-Windhouwer. (Xuất bản ngày 28/10/2020). Hướng dẫn về Creative Commons cho các xuất bản phẩm học thuận và tài nguyên giáo dục (Phiên bản cuối cùng). Zenodo. http://doi.org/10.5281/zenodo.4090923


Tự do tải về tài liệu bản dịch sang tiếng Việt có 36 trang tại địa chỉ:

https://www.dropbox.com/s/xwyj8cy62w9f2ls/Creative%20Commons%20guide_final_Vi-11022021.pdf?dl=0


Xem thêm:


Blogger: Lê Trung Nghĩa

letrungnghia.foss@gmail.com

Thứ Năm, 11 tháng 2, 2021

‘Trẻ em Số châu Á - Thái bình dương - Thấu hiểu về quyền công dân số của trẻ em’ - bản dịch sang tiếng Việt


Là tài liệu của các tác giả Tae Seob Shin, Hyeyoung Hwang, Jonghwi Park, Jian Xi Teng Toan Dang, do UNESCO xuất bản năm 2019.

Còn nhớ, tài liệu ‘Sáng số cho trẻ em: khai phá các định nghĩa và khung công việc’ của Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc (UNICEF) đã khuyến cáo xây dựng Khung năng lực số cho trẻ em dựa vào 2 tài liệu, ‘Trẻ em Số châu Á - Thái bình dương’ (DKAP) - tài liệu này - chính là 1 trong 2 tài liệu đó; còn tài liệu thứ 2 là: Khung Năng lực Số cho các Công dân (DigComp) của Ủy ban châu Âu.


“Khung DKAP cho Giáo dục nhấn mạnh nhu cầu cấp bách đi vượt ra khỏi các yêu cầu cơ bản của các kỹ năng CNTT-TT và đề cập tới khái niệm các kỹ năng số rộng lớn, bao gồm sự tham gia số, trí tuệ xúc cảm số và sáng tạo số”, và đưa ra khái niệm Quyền công dân Số, được định nghĩa như là:

có khả năng tìm kiếm, truy cập, sử dụng và tạo lập thông tin hiệu quả; tham gia với những người sử dụng khác và với nội dung theo một cách thức tích cực, phản biện, nhạy cảm và có đạo đức; và điều hướng môi trường trực tuyến và CNTT-TT an toàn và có trách nhiệm, nhận thức được về các quyền của mình

(UNESCO, 2016).


Tự do tải về bản dịch sang tiếng Việt của tài liệu có 191 trang tại địa chỉ;

https://www.dropbox.com/s/ev727yg9wlhnadx/367985eng_Vi-09022021.pdf?dl=0


Xem thêm:


Blogger: Lê Trung Nghĩa

letrungnghia.foss@gmail.com

Thứ Năm, 4 tháng 2, 2021

Cơ quan cấp vốn quốc gia Bồ Đào Nha về khoa học, nghiên cứu và công nghệ gia nhập Liên minh S



Portugal’s national funding agency for science, research and technology joins cOAlition S
26/01/2021
Theo: https://www.coalition-s.org/fct-joins-coalition-s/
Bài được đưa lên Internet ngày: 26/01/2021
Liên minh S vui mừng thông báo rằng Quỹ Khoa học và Công nghệ Bồ Đào Nha – FCT ( Foundation for Science and Technology of Portugal) là cơ quan cấp vốn quốc gia về khoa học, nghiên cứu, và công nghệ mới nhất gia nhập liên minh và thể hiện cam kết của mình để hiện thực hóa Truy cập Mở đầy đủ và tức thì.
Tiếp cận nghĩ về phía trước về Truy cập Mở của Bồ Đào Nha được thừa nhận rộng rãi khắp châu Âu và tầm nhìn của FCT là để đảm bảo rằng kiến thức được nghiên cứu khoa học sinh ra được sử dụng đầy đủ cho tăng trưởng kinh tế và phúc lợi của tất cả các công dân. Bằng việc ủng hộ Kế hoạch S, FCT tăng cường cam kết của mình về Truy cập Mở, và Liên minh S tăng cường kế hoạch của các nhà cấp vốn của nó với sự biện hộ mạnh mẽ cho Truy cập Mở ở châu Âu.
Helena Pereira, Chủ tịch của FCT, bình luận: “Sự ủng hộ Kế hoạch S của chúng tôi sẽ làm cho các kết quả hoạt động khoa học truy cập được tới toàn bộ cộng đồng khoa học, cho phép đầu tư được FCT thực hiện sẽ đóng góp cho sự tăng tốc kiến thức.
Chúng tôi vui mừng thấy FCT của Bồ Đào Nha gia nhập Liên minh S vào đúng thời điểm như vậy khi Kế hoạch S vừa trở nên có hiệu lực và Bồ Đào Nha đang giữ chức chủ tịch của Hội đồng Liên minh châu Âu. Chúng tôi hy vọng nó sẽ thiết lập một ví dụ cho nhiều quốc gia châu Âu khác gia nhập nỗ lực của chúng tôi và hiện thực hóa Truy cập Mở đầy đủ và tức thì tới các kết quả nghiên cứu được cấp vốn bằng các nguồn vốn nhà nước, Johan Rooryck, Giám đốc điều hành của Liên minh S, đã nhấn mạnh khi chào mừng sự gia nhập của FCT.

Liên minh S hiện có 26 thành viên, bao gồm các nhà cấp vốn nghiên cứu quốc gia, các nhà cấp vốn của các tổ chức nghiên cứu, từ thiện và quốc tế cũng như Ủy ban châu Âu, bên đã đồng ý triển khai 10 nguyên tắc của Kế hoạch S.

cOAlition S is pleased to announce that the Foundation for Science and Technology of Portugal (FCT) is the latest national funding agency for science, research, and technology to join the coalition and demonstrate its commitment to the realisation of full and immediate Open Access.

Portugal’s forward-thinking approach on Open Access is widely acknowledged across Europe and FCT’s vision is to ensure that knowledge generated by scientific research is used fully for economic growth and the well-being of all citizens. By supporting Plan S, FCT reinforces its commitment to Open Access, and cOAlition S strengthens its funders’ scheme with a strong advocate for Open Access in Europe.

Helena Pereira, President of FCT, commented: “Our support for Plan S will make the results of the scientific activity accessible to the entire scientific community, allowing the investment made by FCT to contribute to the acceleration of knowledge.

We are delighted to see the FCT of Portugal join cOAlition S at such a timely moment when Plan S has just come into effect and Portugal is presiding the Council of the EU. We hope it will set an example for many other European countries to join our effort and realize full and immediate Open Access to research results financed with public funds“, emphasized Johan Rooryck, Executive Director of cOAlition S, while welcoming FCT on board.

cOAlition S currently has 26 members, including national research funders, research organisations, charitable and international funders as well as the European Commission, who have agreed to implement the 10 principles of Plan S.

Dịch: Lê Trung Nghĩa

letrungnghia.foss@gmail.com

Thứ Tư, 3 tháng 2, 2021

‘Việc học tập và các kỹ năng cho kỷ nguyên số’ - bản dịch sang tiếng Việt



Là tài liệu của Ủy ban châu Âu xuất bản 2019. Tài liệu liệt kê danh sách các vấn đề liên quan tới việc học tập và các kỹ năng cho kỷ nguyên số và các xuất bản phẩm là kết quả các nghiên cứu của các đơn vị trực thuộc Ủy ban châu Âu những năm gần đây về các vấn đề đó.


Tự do tải về bản dịch sang tiếng Việt có 5 trang tại địa chỉ:

https://www.dropbox.com/s/2it35e3pep6y0na/eu_science_hub_-_learning_and_skills_for_the_digital_era_-_2019-01-09_Vi-26012021.pdf?dl=0


Xem thêm:


Blogger: Lê Trung Nghĩa

letrungnghia.foss@gmail.com

Thứ Hai, 1 tháng 2, 2021

‘Khung năng lực số cho người tiêu dùng’ - bản dịch sang tiếng Việt

 


Là tài liệu do Ủy ban châu Âu xuất bản năm 2016. Khung năng lực số cho người tiêu dùng, DigCompConsumer, “đưa ra 14 năng lực được nhóm trong 3 pha chính: trước mua sắm, mua sắm và sau mua sắm. Khung minh họa từng năng lực với các ví dụ cụ thể về kiến thức, các kỹ năng và thái độ.”


“Người sử dụng được kỳ vọng của Khung này là giáo dục nhà nước, các cơ quan về chính sách người tiêu dùng và khác, các hiệp hội người tiêu dùng, các giảng viên và các cơ sở đào tạo giảng viên, cũng như các tác nhân giáo dục - đào tạo tư nhân và xã hội dân sự.”


Tự do tải về bản dịch sang tiếng Việt có 46 trang tại địa chỉ:

https://www.dropbox.com/s/kjb2r3gy47oxzlv/lfna28133enn_Vi-29012021.pdf?dl=0


Xem thêm:


Blogger: Lê Trung Nghĩa

letrungnghia.foss@gmail.com