Thứ Năm, 16 tháng 5, 2024

Cập nhật giải thưởng hạt giống uyên thâm mở của ORFG

The ORFG Open Scholarship Seed Award Update

Wednesday, April 10, 2024 News

Theo: https://translate.google.com/?sl=en&tl=vi&text=The%20ORFG%20Open%20Scholarship%20Seed%20Award%20Update&op=translate

Bài được đưa lên Internet ngày: 10/04/2024

Các nhà nghiên cứu khắp trên thế giới hồ hởi thúc đẩy uyên thâm mở (Open Scholarship). Không cần tìm đâu xa hơn phản hồi cho chương trình Giải thưởng Hạt giống Uyên thâm Mở gần đây được Nhóm các nhà cấp vốn nghiên cứu mở - ORFG (Open Research Funders Group) tài trợ: Gần 150 cá nhân từ 50 quốc gia đã nộp đơn xin các khoản trợ cấp vi mô để giúp xây dựng nhận thức và năng lực về khoa học mở.

Chương trình Giải thưởng Hạt giống Uyên thâm Mở của ORFG đã trao 23 khoản trợ cấp cho sinh viên, giảng viên và nhân viên từ 15 quốc gia, bao gồm cả những khoản trợ cấp tại các Cơ sở Phục vụ Người thiểu số ở nước Mỹ và các cơ sở học thuật ở các quốc gia và vùng lãnh thổ có thu nhập thấp và trung bình. Các khoản trợ cấp dao động từ 1.000 USD đến 5.000 USD, được chuyển đến những người nhận ở Châu Phi, Châu Á, Bắc Mỹ và Nam Mỹ.

Trong số những người giành Giải thưởng Hạt giống Uyên thâm Mở gồm:

  • Gustavo Parisi, giáo sư ở Buenos Aires, Argentina, nhằm mục đích dân chủ hóa việc giám tuyển các cơ sở dữ liệu sinh học bằng cách phát triển các tài liệu đào tạo mở, công bằng và tổ chức các cuộc thi giám tuyển (hackathons về giám tuyển dữ liệu) bằng ngôn ngữ địa phương, bắt đầu bằng tiếng Tây Ban Nha.

  • Peter Kingori, nghiên cứu sinh tiến sĩ tại Đại học Methodist Kenya, và Helen Bourrue, từ Bộ Giáo dục, có kế hoạch thúc đẩy khoa học mở thông qua các hội thảo và cố vấn cho các hiệu trưởng trường trung học ở Kenya.

  • Virginia Smercina, một nghiên cứu sinh tiến sĩ tại Đại học Nevada, và các đồng nghiệp khác từ trường đại học sẽ sử dụng trợ cấp hạt giống để giáo dục các sinh viên tốt nghiệp về giá trị của việc đưa nghiên cứu của họ vào các địa điểm truy cập mở thông qua dự án của họ, “Hãy xuất bản nó!”

Để có danh sách hoàn chỉnh các dự án được cấp vốn, hãy nhấn vào đây:

Chương trình trợ cấp vi mô này không chỉ thể hiện sự quan tâm và tiềm năng toàn cầu đối với uyên thâm mở, nó còn làm sáng tỏ sự đa dạng phong phú và các thực tiễn đổi mới trong cộng đồng uyên thâm mở trên toàn thế giới. Việc cấp vốn sẽ cho phép các nhà lãnh đạo trong cộng đồng khoa học mở chia sẻ sự hiểu biết rõ ràng hơn về các cách thức cụ thể trong đó công bằng có thể được gắn kết tốt hơn trong các cơ chế khen thưởng và thừa nhận uyên thâm mở.

Giải thưởng Hạt giống Uyên thâm Mở được thiết kế để hỗ trợ nhiều hoạt động khác nhau thông qua việc xây dựng nhận thức và các sự kiện cộng đồng (hackathons, hội thảo và thảo luận về chiến lược cải cách); xây dựng năng lực (trường hè, hội thảo siêu dữ liệu, đào tạo dữ liệu mở và truyền đạt kết quả nghiên cứu tới những đối tượng không chuyên về kỹ thuật) và cơ sở hạ tầng (phát triển công nghệ, dịch vụ, giao thức, tiêu chuẩn, mã hoặc phần mềm). Để thúc đẩy các thực hành uyên thâm mở công bằng và toàn diện, giải thưởng sẽ không cung cấp kinh phí cho bất kỳ khoản phí nào liên quan đến các khoản phí xử lý bài báo - APC (Article Processing Charges).

Khi chương trình kết thúc, ORFG sẽ thực hiện các cuộc phỏng vấn chính thức để hiểu về tác động của chương trình đối với người nộp đơn, người đánh giá và người nhận trợ cấp. Nó cũng sẽ khảo sát những người tham gia để hiểu những khía cạnh nào của chương trình đặc biệt hữu ích, đầy thách thức và/hoặc bất ngờ để tạo ra báo cáo tổng kết.

ORFG đang sử dụng cách tiếp cận linh hoạt để tạo không gian an toàn giữa các thành viên trong nhóm để chia sẻ kinh nghiệm của họ trong các cuộc thảo luận nhóm và nâng cao sự tự tin của họ để thực hiện các biện pháp can thiệp theo tốc độ của riêng họ. Hy vọng là xác định một cách hữu cơ những thách thức và kinh nghiệm được chia sẻ, từ đó giúp kích thích một cộng đồng thực hành thực sự.

Chương trình Giải thưởng Hạt giống Uyên thâm Mở ORFG được thực hiện nhờ sự hỗ trợ hào phóng của Quỹ John Templeton, Quỹ từ thiện Thế giới Templeton, Schmidt Futures và Quỹ Alfred P. Sloan.

Hãy theo dõi tin tức về các dự án dự kiến hoàn thành vào tháng 8 năm 2024.

Researchers around the world are eager to promote open scholarship. Look no further than the response to a recent Open Scholarship Seed Award program sponsored by the Open Research Funders Group (ORFG): Nearly 150 individuals from 50 countries applied for micro-grants to help build awareness of and capacity in open science.

The ORFG Open Scholarship Seed Award program awarded 23 grants to students, faculty, and staff from 15 countries, including those at Minority Serving Institutions in the United States and academic institutions in low- and middle-income countries and territories. The grants, which ranged from $1,000 to $5,000 USD, went to recipients in Africa, Asia, North America, and South America.

Among the Open Scholarship Seed Award winners:

  • Gustavo Parisi, a professor in Buenos Aires, Argentina, aims to democratize the curation of biological databases by developing open, equitable training materials and organizing curate-athons (hackathons for data curation) in local languages, starting with Spanish.

  • Peter Kingori, a doctoral candidate at the Kenya Methodist University, and Helen Bourrue, from the Ministry of Education, plan to foster open science through workshops and mentorship for secondary school principals in Kenya.

  • Virginia Smercina, a PhD student researcher at the University of Nevada, and other colleagues from the university will use the seed grant to educate graduate students on the value of getting their research in open access venues through their project, “Get That Published!”

For complete list of funded projects, click here:

This micro-grant program not only showcases the global interest and potential in open scholarship, it also illuminates the rich diversity and innovative practices within the open scholarship communities around the world. The funding will enable leaders in the open science community to share a clearer understanding of the concrete ways in which equity can be better embedded within open scholarship credit and rewards mechanisms.

The Open Scholarship Seed Awards were designed to support a variety of activities through awareness building and community events (hackathons, seminars, and discussions on reform strategies); capacity building (summer schools, metadata seminars, open data training, and communicating research results to non-technical audiences) and infrastructure (development of technology, services, protocols, standards, code, or software). To foster equitable and inclusive open scholarship practices, the award will not provide funding for any charges related to processing articles (APCs).

When the program concludes, the ORFG will perform formal exit interviews to provide a sense of the program’s impact on applicant, reviewer, and grantee. It will also survey participants to understand what aspects of the program have been particularly useful, challenging, and/or unexpected to generate a final report.

The ORFG is using a flexible approach to create a safe space among cohort members to share their experiences in the group discussions and boost their confidence to implement interventions at their own pace. The hope is to organically identify shared challenges and experiences, which, in turn, helped to stimulate a true community of practice.

The ORFG Open Scholarship Seed Award program is made possible by the generous support of the John Templeton Foundation, Templeton World Charity Foundation, Schmidt Futures, and the Alfred P. Sloan Foundation.

Stay tuned for news about the projects, which are slated for completion by August 2024.

Dịch: Lê Trung Nghĩa

letrungnghia.foss@gmail.com

Thứ Tư, 15 tháng 5, 2024

5. Creative Commons cho các thủ thư hàn lâm


5. Creative Commons for Academic Librarians

Theo: https://certificates.creativecommons.org/cccertedu/chapter/6-creative-commons-for-librarians/

Khi vai trò của các thư viện phát triển và mở rộng trong môi trường thông tin thay đổi nhanh chóng của chúng ta, chuyên môn về cấp phép mở là tài sản quan trọng đối với người thủ thư hiện đại.

Các giấy phép Creative Commons là các giấy phép mở phổ biến nhất trong số các dự án giáo dục mở và truy cập mở - OA (Open Access) trên toàn thế giới; CC đặt “mở” trong OER và OA. Bài này sẽ giới thiệu cho bạn các chi tiết cụ thể về việc sử dụng các giấy phép CC và nội dung được cấp phép CC cho mục đích giáo dục và nghiên cứu.

Bài này có 5 phần:

5.1 Truy cập Mở tới sự Uyên thâm

5.2 OER, Sách giáo khoa Mở, và các Khóa học Mở

5.3 Tìm kiếm, đánh giá, và tùy chỉnh các tài nguyên

5.4 Tạo lập và chia sẻ OER

5.5 Mở cơ sở của bạn ra

Ngoài ra còn có các Tài nguyên bổ sung nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về bất kỳ chủ đề nào được đề cập trong bài này.

ui lòng dành chút thời gian để tham gia Nền tảng Giáo dục Mở Creative Commons. Chúng tôi cần sự giúp đỡ của bạn để xác định, lập kế hoạch và điều phối các dự án chính sách, thực hành và giáo dục mở đa quốc gia nhằm giải quyết một cách cộng tác các thách thức giáo dục trên toàn thế giới. Tương tự như vậy, bạn có thể muốn đọc 5.4 (EDU): Sư phạm / Thực hành Mở, một chương con có trong Khóa học cấp Chứng chỉ CC dành cho các nhà giáo dục.

-----------------------------------------------------------------------

Giấy phép và Ghi công

Nội dung được cấp phép CC, Bản gốc


As the role of libraries evolves and expands in our fast-changing information environment, expertise in open licensing is a crucial asset for the modern librarian.

Creative Commons licenses are the most popular open licenses among open education and open access projects around the world; CC puts the “open” in OER and OA. This unit will introduce you to the specifics of using CC licenses and CC licensed content for education and research purposes.

This unit has five sections:

5.1 Open Access to Scholarship

5.2 OER, Open Textbooks, and Open Courses

5.3 Finding, Evaluating, and Adapting Resources

5.4 Creating and Sharing OER

5.5 Opening Up Your Institution

There are also Additional Resources if you are interested in learning more about any of the topics covered in this unit.

Please also take a moment to join the Creative Commons Open Education Platform. We need your help to identify, plan, and coordinate multi-national open education, practices, and policy projects to collaboratively solve education challenges around the world. Likewise, you may be interested in reading 5.4 (EDU): Open Pedagogy / Practices, a subchapter included in the CC Certificate for Educators Course.

Licenses and Attributions

CC licensed content, Original

Dịch: Lê Trung Nghĩa

letrungnghia.foss@gmail.com

Thứ Ba, 14 tháng 5, 2024

Các tài nguyên bổ sung thêm (cho bài 5 - CC cho các nhà giáo dục)


Additional Resources

Theo: https://certificates.creativecommons.org/cccertedu/chapter/additional-resources-6/

Lưu ý rằng một số tài nguyên này được rút ra từ các định nghĩa OER khác nhau.

Creative Commons Cheat Sheet for Higher Education by Jonathan Poritz. CC BY SA 4.0.

  • Từ phần tóm tắt: “Những điều mà những người làm việc trong lĩnh vực giáo dục đại học ở nước Mỹ cần biết về các giấy phép Creative Commons, phiên bản của bản quyền phản ánh hầu hết các giá trị của học viện.”

Thông tin thêm về việc phối lại và tùy chỉnh các tài nguyên

OER Africa. CC BY 4.0

  • Trang web này có các tài nguyên và thông tin để xây dựng sự hiểu biết về OER và các thực hành OER được khuyến nghị.

Distinguishing Between OER and All that Other Stuff on the Internet and Works Within Works, and Collections by Maricopa Community College Faculty OER course. CC BY-SA 4.0

  • Tài liệu khóa học nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về tình trạng bản quyền của các tác phẩm bạn muốn phối lại. Hai học phần này từ khóa học OER của các giảng viên Cao đẳng Cộng đồng Maricopa sẽ giúp bạn hiểu những khác biệt giữa truy cập mở, miễn phí và OER, cũng như các trích dẫn và bộ sưu tập.

BC Open Education Technology Collaborative by BCCampus. CC BY 4.0

  • Nếu bạn đang tìm kiếm nguồn cảm hứng về cách đưa các tài nguyên được phối lại và tùy chỉnh vào lớp học của mình với tư cách là người hướng dẫn thì nhóm này là nguồn tài nguyên dành cho bạn và các mục tiêu cũng như cuộc trò chuyện nhóm có thể mang lại nhiều thông tin.

Tricky Copyright Scenarios: OER Style by Maricopa Community College Faculty OER course. CC BY-SA 4.0

  • Nếu bạn muốn tự kiểm tra, bài kiểm tra này về các kịch bản phức tạp về bản quyền áp dụng cho OER sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn cách phối lại và tùy chỉnh các tài liệu giáo dục một cách an toàn.

Thông tin thêm về việc tạo lập và chia sẻ OER

CK12 OER. CC BY-NC 3.0

  • Để tạo ra một sách giáo khoa mở với OER hiện có dành cho giáo dục K-12, hãy truy cập site này, đăng nhập với tư cách là giáo viên và nhấp vào tạo mới.

OER Faculty Workshop by Maricopa Community College Faculty OER course. CC BY-SA 4.0

  • Để tìm hiểu sâu hơn về quy trình lựa chọn các giấy phép thích hợp cho các tài nguyên giáo dục, hãy truy cập toàn bộ khóa học OER này.

Creating Open Educational Resources by the University of British Columbia. CC BY-SA 4.0

  • Video và thông tin về những cân nhắc cần thực hiện khi cấp phép và chia sẻ OER tại các cơ sở giáo dục đại học.

What Are the Impacts of Adopting OER? by Lumen Learning.

  • Công cụ tính tác động áp dụng OER (OER Adoption Impact Calculator) giúp bạn hiểu nhiều tác động tiềm ẩn của việc áp dụng OER thay vì các tài liệu học tập có bản quyền truyền thống.

Thông tin thêm về khả năng tiếp cận

Module 9: Accessibility by Open Washington: Open Educational Resources Network. CC BY 4.0

  • Học phần này sẽ giúp bạn thiết kế các tài nguyên theo cách mà tất cả người học đều có thể truy cập được chúng.

Web Content Accessibility Guidelines (WCAG) 2.0 by the World Wide Web Consortium.

  • WCAG 2.0 là một tiêu chuẩn kỹ thuật ổn định, có thể tham khảo, giúp các nhà phát triển bất kỳ loại nội dung trên trực tuyến nào (từ trang web đến văn bản và tệp PDF), tạo lập hoặc kiểm tra khả năng tiếp cận tài liệu của họ. Nhiều nhà tài trợ hoặc chính phủ (như Liên minh Châu Âu) thậm chí còn yêu cầu các cơ sở tuân theo những hướng dẫn đó khi xuất bản thông tin hoặc tài nguyên giáo dục khu vực công.

Accessibility and Open Educational Resources by CAST Universal Design for Learning in Higher Education. CC BY-SA 4.0

  • Dự án của Trung tâm Ứng dụng Công nghệ Đặc biệt – CAST (Center for Applied Special Technology) thúc đẩy thiết kế phổ cập cho việc học có tổng quan và danh sách kiểm tra hữu ích về những điều cần cân nhắc khi thiết kế tài nguyên giáo dục, đặc biệt là cho giáo dục sau trung học.

Thông tin thêm về sư phạm mở

Open Pedagogy Notebook (Sổ tay Sư phạm Mở)

Xem lại tác phẩm của Rajiv Jhangiani, Robin DeRosa, Catherine CroninMaha Bali để tìm hiểu thêm về phương pháp sư phạm mở và các thực hành giáo dục mở.

Tuyển chọn các bài đăng về Sư phạm Mở #YearOfOpen của Maha Bali.

What is Open Pedagogy? (Sư phạm Mở là gì?)

  • Video và bản ghi của các quan điểm khác nhau thảo luận về thuật ngữ Thực hành Giáo dục Mở (Open Educational Practices).

Thông tin thêm về các chính sách mở

CC in Schools by Creative Commons New Zealand. CC BY 4.0

  • Thông tin thêm về việc triển khai các giấy phép Creative Commons được sử dụng trong trường học ở cấp cơ sở.

BCcampus Open Education Working Group Guide by Lucas Wright and Krista Lambert. Licensed CC BY 4.0

  • Tài nguyên dành cho các thủ thư, nhân viên và giảng viên nào hỗ trợ hoặc đang hỗ trợ giáo dục mở tại cơ sở của họ và đang bắt đầu hoặc điều hành một nhóm làm việc mở. Tài nguyên này bao gồm ba phần nhằm giúp người sử dụng thiết lập, điều hành và duy trì một nhóm làm việc.

OER Policy Development Tool by Amanda Coolidge and Daniel DeMarte, Institute for Open Leadership Fellows. CC BY 4.0

  • Công cụ tương tác để phát triển chính sách của cơ sở.

-----------------------------------------------------------------------

Giấy phép và Ghi công

Nội dung được cấp phép CC, Bản gốc


Note that some of these resources draw from differing definitions of OER.

Creative Commons Cheat Sheet for Higher Education by Jonathan Poritz. CC BY SA 4.0.

  • From the abstract: “What folks working in higher education in the US need to know about Creative Commons licenses, the version of copyrights which most reflects the values of the academy.”

More information about remixing and adapting resources

OER Africa. CC BY 4.0

  • This website has resources and information to build understanding about OER and recommended OER practices.

Distinguishing Between OER and All that Other Stuff on the Internet and Works Within Works, and Collections by Maricopa Community College Faculty OER course. CC BY-SA 4.0

  • Course materials if you have any concerns about the copyright status of works you want to remix. These two modules from the Maricopa Community College Faculty OER course will help you understand differences between free, open access, and OER, as well as citations and collections.

BC Open Education Technology Collaborative by BCCampus. CC BY 4.0

  • If you are looking for inspiration on how to bring remixing and adapting resources to your classroom as instructor, this group is a resource for you and the goals and group chat can be informative.

Tricky Copyright Scenarios: OER Style by Maricopa Community College Faculty OER course. CC BY-SA 4.0

  • If you want to test yourself, this quiz about tricky copyright scenarios that apply to OER will help you understand better how to remix and adapt educational materials safely.

More information about creating and sharing OER

CK12 OER. CC BY-NC 3.0

  • To create an open textbook with existing OER for K-12 education visit this site, login as a teacher and click create new.

OER Faculty Workshop by Maricopa Community College Faculty OER course. CC BY-SA 4.0

  • For a deeper dive into the process of choosing the appropriate licenses for educational resources, visit this OER course in full.

Creating Open Educational Resources by the University of British Columbia. CC BY-SA 4.0

  • A video and information on considerations to make when licensing and sharing OER at higher education institutions.

What Are the Impacts of Adopting OER? by Lumen Learning.

  • The OER Adoption Impact Calculator helps you understand many of the potential impacts of adopting OER instead of traditionally copyrighted learning materials.

More information about accessibility

Module 9: Accessibility by Open Washington: Open Educational Resources Network. CC BY 4.0

  • This module will help you design resources in a way that they will be accessible to all learners.

Web Content Accessibility Guidelines (WCAG) 2.0 by the World Wide Web Consortium.

  • The WCAG 2.0 is a stable, referenceable technical standard that helps developers of any kind of online content (from websites to text and PDF files), create or check their materials for accessibility. Many grant givers or governments (like the European Union) even require institutions to follow those guidelines when publishing public sector information or education resources.

Accessibility and Open Educational Resources by CAST Universal Design for Learning in Higher Education. CC BY-SA 4.0

  • The CAST project (Center for Applied Special Technology that promotes universal design for learning) has a helpful overview and checklist for things to consider when designing educational resources, especially for postsecondary education.

More information about open pedagogy

Open Pedagogy Notebook

Review the work of Rajiv Jhangiani, Robin DeRosa, Catherine Cronin and Maha Bali to learn more about open pedagogy and open educational practices.

Curation of Posts on Open Pedagogy #YearOfOpen by Maha Bali.

What is Open Pedagogy?

  • Video and transcript of different perspectives discussing the term Open Educational Practices.

More information about open policies

CC in Schools by Creative Commons New Zealand. CC BY 4.0

  • More information on the implementation of Creative Commons licenses used in schools at the institutional level.

BCcampus Open Education Working Group Guide by Lucas Wright and Krista Lambert. Licensed CC BY 4.0

  • A resource for librarians, staff, and faculty who support or are supporting open education at their institution and are starting or running an open working group. This resource contains three sections to help users establish, run, and sustain a working group.

OER Policy Development Tool by Amanda Coolidge and Daniel DeMarte, Institute for Open Leadership Fellows. CC BY 4.0

  • An interactive tool for institutional policy development.

Licenses and Attributions

CC licensed content, Original

Dịch: Lê Trung Nghĩa

letrungnghia.foss@gmail.com

Thứ Hai, 13 tháng 5, 2024

5.5 Mở cơ sở của bạn ra


5.5 Opening Up Your Institution

Theo: https://certificates.creativecommons.org/cccertedu/chapter/6-5-opening-up-your-institution-2/

Các cơ sở giáo dục có thể hỗ trợ như thế nào cho nội dung, các thực hành, và cộng đồng giáo dục mở bằng chính sách.


Ảnh chụp
của Stories of change, CC BY 2.0

Câu hỏi lớn / Vì sao nó lại quan trọng

Các cơ sở giáo dục trên khắp thế giới đang cố gắng tìm ra cách để hỗ trợ các nhà giáo dục, nhân viên và người học của họ trong việc sử dụng, sửa đổi và chia sẻ OER với các thực hành giáo dục mở mới và các cộng đồng duy trì chúng. Làm thế nào các nhà lãnh đạo giáo dục có thể sử dụng các công cụ chính sách khác nhau để hỗ trợ và thúc đẩy giáo dục mở?

Kết quả học tập

  • Xem xét liệu và tại sao bạn cần một chính sách để hoàn thành các mục tiêu giáo dục mở của mình

  • Hiểu danh mục các lựa chọn chính sách giáo dục mở

  • Đánh giá các chính sách hiện hành của cơ sở của bạn

  • Hiểu cách phát triển chính sách mở của cơ sở

Suy ngẫm cá nhân/Tại sao điều đó lại quan trọng với bạn

Điều gì sẽ xảy ra nếu có các chính sách của cơ sở hỗ trợ công việc giáo dục mở của bạn? Điều gì sẽ xảy ra nếu tiền và thời gian có sẵn cho các nhà giáo dục muốn thiết kế lại các khóa học của họ để làm cho chúng trở thành mở? Điều gì sẽ xảy ra nếu các nguyên tắc thăng tiến và bổ nhiệm khuyến khích việc chia sẻ tài nguyên giáo dục và/hoặc nghiên cứu của bạn? Các chính sách giáo dục ủng hộ mở có thể có tác động gì tới bạn và những người học của bạn?

Có được kiến thức cơ bản

Các cơ sở giáo dục có một danh mục rộng lớn các lựa chọn chính sách giáo dục mở để lựa chọn.

  1. Nâng cao nhận thức về sự tồn tại của OER và những lợi ích cho người học và giảng viên của bạn.

  • Hành động: Tổ chức ngày “giáo dục mở” hàng năm tại trường phổ thông hoặc đại học của bạn.

  1. Trao quyền cho các bên liên quan để thúc đẩy chiến lược giáo dục mở trong cơ sở của bạn.

  • Hành động: Thành lập Lực lượng đặc nhiệm Giáo dục Mở bao gồm người học, giảng viên, chuyên gia về khả năng tiếp cận, trưởng khoa, hiệu sách, hỗ trợ tài chính, thư viện, nhà thiết kế giảng dạy, Học tập điện tử, v.v.

  1. Đảm bảo tất cả nội dung bạn cấp vốn là OER.

  1. Ban hành lời kêu gọi hành động để giải quyết thách thức về giáo dục.

  • Hành động: Thiết lập Chương trình Trợ cấp OER. Các quỹ thích hợp để hỗ trợ các giảng viên và nhân viên chuyển 50 khóa học được ghi danh nhiều nhất của bạn từ nội dung đóng sang OER.

  • Ví dụ: Trường Cao đẳng Cộng đồng Quận Maricopa đã bắt đầu một sáng kiến sách giáo khoa mở để giảm chi phí tài liệu giảng dạy. Họ cung cấp các khoản tài trợ để tạo ra các khóa học mở và đào tạo giảng viên về OER. Tìm hiểu thêm về quá trình của họ.

  1. Tận dụng các tài liệu chiến lược hiện có để hỗ trợ giáo dục mở.

  • Hành động: Bổ sung thêm các mục tiêu giáo dục mở vào các tài liệu chiến lược chính của cơ sở.

  • Hành động: Xác định và theo dõi các chỉ số hiệu suất chính được cải thiện khi các khóa học/bằng cấp áp dụng OER.

    • Ví dụ: Tăng kết quả học tập của sinh viên, tăng tỷ lệ người học có thể tiếp cận 100% tài nguyên học tập vào ngày đầu tiên, giảm tình trạng bỏ học trong thời gian thêm/bớt, tăng tín chỉ lấy trong mỗi học kỳ, giảm nợ của sinh viên, giảm thời gian lấy bằng.

  1. Làm cho việc chia sẻ OER trở nên dễ dàng.

  • Hành động: Tham gia kho OER toàn cầu và làm cho các nhà giáo dục và người học của bạn dễ dàng tìm thấy OER của người khác và chia sẻ OER của họ. Cung cấp sự phát triển chuyên nghiệp.

  1. Đảm bảo các nhà giáo dục có quyền hợp pháp để chia sẻ.

  • Hành động: Thay đổi hợp đồng giữa cơ sở và giảng viên/giáo viên để nhà giáo dục có các quyền hợp pháp để cấp phép CC cho tác phẩm của họ.

    • Ví dụ: Chính sách Creative Commons ở New Zealand cấp cho giáo viên quyền trước để phổ biến tài nguyên của họ trên trực tuyến để chia sẻ và sử dụng lại. Chính sách này cũng đảm bảo rằng cả nhà trường và giáo viên - cũng như các giáo viên trên khắp đất nước và trên thế giới - có thể tiếp tục sử dụng và tùy chỉnh các tài nguyên do giáo viên New Zealand tạo ra trong quá trình làm việc của họ. Creative Commons NZ đã phát triển một mẫu chính sách có chú thích để các trường học tùy chỉnh.

  1. Cung cấp thông tin OER cho người học.

  1. Thưởng cho việc chia sẻ.

  • Hành động: Điều chỉnh các chính sách thăng tiến và nhiệm kỳ để khen thưởng cho việc tạo lập/áp dụng/duy trì OER và xuất bản trên các tạp chí Truy cập Mở. Việc tạo lập và tùy chỉnh OER cần được thừa nhận một cách thích hợp như là sự đổi mới chương trình giảng dạy và phục vụ cho giới học thuật trong quá trình xem xét đánh giá thăng tiến và nhiệm kỳ.

Thực thi các chính sách giáo dục mở

Quan điểm của hầu hết các chính sách giáo dục mở là đảm bảo các tài nguyên giáo dục được nhà nước (hoặc tổ chức) cấp vốn sẵn có cho công chúng với các quyền 5R. Khi nói về việc thực thi các chính sách giáo dục mở, nhiều người có vai trò quan trọng.

Nhà cấp vốn và các quan chức chương trình của nó cần hiểu chính sách mở, truyền đạt tầm quan trọng của nó tới những người nhận trợ cấp bằng lời nói và bằng văn bản, và theo dõi bằng cách kiểm tra để đảm bảo công chúng có quyền truy cập đầy đủ tới nội dung được cấp phép mở theo các điều khoản của chính sách.

Ban quản trị đại học/cao đẳng nên cung cấp hỗ trợ (ví dụ: thuê thủ thư OER/truy cập mở (OA) toàn thời gian) cho giảng viên tạo lập, phối lại, chia sẻ và áp dụng OER, và/hoặc thiết kế lại các khóa học của họ theo hướng sư phạm/thực hành mở. Các cơ sở cũng có thể xem xét và sửa đổi (nếu cần) các chính sách thăng chức và bổ nhiệm để đảm bảo các giảng viên tham gia vào công việc giáo dục mở được khen thưởng (không bị trừng phạt) trong quá trình xem xét đánh giá thăng chức và bổ nhiệm.

Các lưu ý cuối cùng

Khi các cơ sở giáo dục hỗ trợ các nhà giáo dục, nhân viên và người học của họ trong việc chuyển từ nội dung và thực hành đóng sang mở, giáo dục mở sẽ phát triển mạnh. Các nhà giáo dục muốn thiết kế các khóa học tốt nhất, điều chỉnh phương pháp thực hành và phương pháp sư phạm của họ để trao quyền cho người học cùng sáng tạo kiến thức và vượt qua các giới hạn của kiến thức bằng cách chia sẻ mở các ý tưởng và tài nguyên của họ với khán thính phòng toàn cầu. Nhưng các nhà giáo dục không thể làm điều đó một mình. Họ cần sự hỗ trợ về chính trị, tài chính, thời gian, nhân viên và chính sách để chuyển sang và nhận thức đầy đủ các lợi ích của giáo dục mở.

-----------------------------------------------------------------------

Giấy phép và Ghi công

Nội dung được cấp phép CC, Bản gốc


How education institutions can support open education content, practices, and community with policy.

Photo by Stories of change, CC BY 2.0

Big Question / Why It Matters

Education institutions around the world are trying to figure out how to support their educators, staff, and learners in using, revising, and sharing OER, with new open education practices, and the communities that sustain them. How can education leaders use various policy tools to support and promote open education?

Learning Outcomes

  • Consider if and why you need a policy to accomplish your open education goals

  • Understand the menu of open education policy options

  • Assess your existing institutional policies

  • Understand how to develop an institutional open policy

Personal Reflection / Why it Matters To You

What if there were institutional policies that supported your open education work? What if money and time were available to educators who wanted to redesign their courses to make them open? What if promotion and tenure guidelines rewarded sharing your educational resources and/or research? What effect might pro-open education policies have on you and your learners?

Acquiring Essential Knowledge

Education institutions have a broad menu of open education policy options from which to choose.

  1. Raise awareness of the existence of OER and the benefits for your learners and faculty.

  • Action: Host an annual “open education” day at your school or university.

  1. Empower stakeholders to drive your institution’s open education strategy.

  • Action: Create an Open Education Task Force comprised of learners, faculty, accessibility experts, deans, bookstore, financial aid, library, instructional designers, eLearning, etc.

  1. Ensure all of the content you fund is OER.

  1. Issue a call-to-action to solve an education challenge.

  • Action: Create an OER Grant Program. Appropriate funds for supporting faculty and staff to shift your 50 highest enrolled courses from closed content to OER.

  • Example: The Maricopa County Community College started an open textbook initiative to lower costs of teaching materials. They provided grants to create open courses and train faculty on OER. Learn more about their process.

  1. Leverage existing strategic documents to support open education.

  • Action: Add open education goals to key institutional strategy documents.

  • Action: Identify and track key performance indicators that improve when courses / degrees adopt OER.

    • Example: Increasing student outcomes, increasing the percentage of learners who can access 100% of the learning resources on day 1, reducing dropouts during add/drop periods, increasing credits taken per semester, decreasing student debt, decreasing time to degree.

  1. Make it easy to share OER.

  • Action: Join a global OER repository and make it simple for your educators and learners to find others’ OER and share their OER. Provide professional development.

  1. Ensure educators have the legal rights to share.

  • Action: Change the contract between the institution and the faculty / teachers so the educator has the legal rights to CC license their work.

    • Example: A Creative Commons policy in New Zealand gives teachers advance permission to disseminate their resources online for sharing and reuse. The policy also ensures that both the school and the teacher — as well as teachers from around the country and around the world — can continue to use and adapt resources produced by New Zealand teachers in the course of their employment. Creative Commons NZ have developed an annotated policy template for schools to adapt.

  1. Provide OER information to learners.

  1. Reward sharing.

  • Action: Adjust promotion and tenure policies to reward the creation / adoption / maintenance of OER and publishing in Open Access journals. The creation and adaptation of OER should be appropriately recognized as curricular innovation and service to the academic profession during promotion and tenure review.

Enforcing Open Education Policies

The point of most open education policies is to ensure the publicly (or foundation) funded educational resources are available to the public with 5Rs permissions. When it comes to enforcing open education policies, many people play important roles.

The funder and its program officers need to understand the open policy, communicate the importance of it to grantees verbally and in writing, and follow-up by checking to ensure the public has full access to the openly licensed content under the terms of the policy.

The university / college administration should provide support (e.g., hire a full-time OER / OA librarian) to faculty creating, remixing, sharing and adopting OER, and/or redesigning their courses toward open pedagogy / practices. Institutions can also review and modify (as needed) promotion and tenure policies to ensure faculty engaged in open education work are rewarded (not punished) during promotion and tenure review.

Final remarks

When education institutions support their educators, staff, and learners in moving from closed to open content and practices, open education thrives. Educators want to design the best courses, adjust their practices and pedagogy to empower learners to co-create knowledge, and push the limits of knowledge by openly sharing their ideas and resources with a global audience. But educators can’t do it alone. They need political, financial, time, staff, and policy support to shift to, and fully realize, the benefits of open education.

Licenses and Attributions

CC licensed content, Original

Dịch: Lê Trung Nghĩa

letrungnghia.foss@gmail.com

Các mô hình bền vững Tài nguyên Giáo dục Mở


Open Educational Resources Sustainability Models

Lê Trung Nghĩa, ORCID iD: https://orcid.org/0009-0007-7683-7703

Viện Nghiên cứu, Đào tạo và Phát triển Tài nguyên Giáo dục Mở - InOER (Institute for Research, Training and Development of Open Educational Resources)

Hiệp hội các trường đại học cao đẳng Việt Nam (AVU&C)

Giấy phép nội dung: CC BY 4.0 Quốc tế


***

Tóm tắt: Quyết định 1117/QĐ-TTg ngày 25/09/2023 của Thủ tướng Chính phủ: Phê duyệt Chương trình xây dựng mô hình nguồn tài nguyên giáo dục mở trong giáo dục đại học. Bài viết này đưa ra một số mô hình bền vững Tài nguyên Giáo dục Mở (TNGDM) đã và đang được triển khai hoặc gợi ý triển khai trên thế giới, cả ở khía cạnh kinh tế - tài chính và khác, cũng như ở mức độ triển khai chúng cho một cơ sở giáo dục, quốc gia và thế giới, cùng với một vài gợi ý để có thể triển khai chúng hiệu quả ở Việt Nam.

Từ khóa: các mô hình bền vững tài nguyên giáo dục mở.

Abstract: Decision 1117/QD-TTg dated September 25, 2023 of the Prime Minister: Approving the Program to build a model of open educational resources in higher education. This article presents a number of Open Educational Resources sustainability models that have been implemented or suggested to be implemented in the world, both in economic - financial and other aspects, as well as at the level of implementation for an educational institution, the country and the world, along with a few suggestions for how to implement them effectively in Vietnam.

Keywords: open educational resources sustainability models.

1. Đặt vấn đề

TNGDM được định nghĩa là các tài nguyên giáo dục đáp ứng các điều kiện: bất kỳ ai cũng có khả năng miễn phí để truy cập, sử dụng lại, tái mục đích, tùy chỉnh và phân phối lại các tài nguyên đó, bất kể chúng thuộc về phạm vi công cộng hay có bản quyền đã được cấp phép mở, thường là một trong các giấy phép Creative Commons đáp ứng các điều kiện nêu trên. Các mô hình TNGDM bền vững nào có thể đáp ứng được các điều kiện như vậy?

2. Cơ sở lý luận

Để đáp ứng các điều kiện được nêu trong định nghĩa TNGDM, cần có cách tiếp cận đổi mới sáng tạo đối với các mô hình bền vững TNGDM, chẳng hạn như các mô hình sinh doanh thu và/hoặc thu hồi các chi phí từ việc ứng dụng và phát triển TNGDM trong dài hạn, cùng lúc phải tính đến giá trị TNGDM tạo ra để làm cho nó có thể hoàn thành các tầm nhìn, mục tiêu và mục đích đa dạng của giáo dục.

Nếu chỉ nhìn từ góc độ giá trị về kinh tế - tài chính, có thể thấy có nghịch lý là TNGDM không có ý định sinh doanh thu nhưng việc bỏ qua doanh thu từ TNGDM có thể làm cho nó không bền vững, đặc biệt khi cần phải tính tới các hoạt động tốn chi phí/nguồn lực nhằm tạo lập, duy trì tính sẵn sàng, đảm bảo chất lượng, khả năng tiếp cận và sự tham gia của người học với TNGDM trong dài hạn.

3. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu

Không có nhiều tài liệu nghiên cứu về các mô hình bền vững TNGDM dù điều này ngày càng được cải thiện trong những năm gần đây, đặc biệt với sự thúc đẩy của một trong năm lĩnh vực hành động được nêu trong Khuyến nghị TNGDM của UNESCO[1] năm 2019, cụ thể: “(iv) Nuôi dưỡng sự sáng tạo các mô hình bền vững cho TNGDM: hỗ trợ và khuyến khích sáng tạo các mô hình bền vững cho TNGDM ở các mức quốc gia, khu vực và cơ sở, và lên kế hoạch và kiểm thử thí điểm các dạng thức bền vững mới của giáo dục và học tập.”

Thông qua công việc phân tích/tổng hợp và dịch (nếu cần) các thông tin/tài liệu thu thập được, bài viết trình bày các kết quả ban đầu như bên dưới đây.

4. Các mô hình bền vững cho TNGDM

4.1 Các mô hình bền vững về kinh tế - tài chính

Một số tài liệu gần đây đã liệt kê hàng loạt, dù không là vét cạn, các mô hình bền vững cho TNGDM về mặt kinh tế - tài chính và hầu như đều thống nhất rằng để thành công, một cơ sở giáo dục nên triển khai không chỉ một mô hình duy nhất, mà nên kết hợp triển khai cùng một lúc vài mô hình mà cơ sở cho là phù hợp nhất với mình ở từng thời điểm, và các mô hình đó có thể được chia thành 3 chủng loại chính[2] như sau:

4.1.1 Các mô hình dựa vào cộng đồng (Community-based models)

  • Mô hình dựa vào cộng đồng. Trong mô hình này, các thành viên của một cộng đồng hoặc mạng lưới TNGDM cộng tác tạo ra và sử dụng TNGDM. Doanh thu có thể được sinh ra bằng việc đặt chỗ lưu trữ cho hạ tầng cần thiết hoặc tính phí cho hoạt động có liên quan. Một ưu điểm ở đây là các cộng đồng có nguồn lực (đặc biệt nguồn nhân lực) có thể được rút ra để sử dụng và phát triển chuyên môn ngang hàng.

  • Mô hình Chương trình Trực tuyến (Online Programme model). Mô hình này được hiện thực hóa bằng cách mở rộng giáo dục mặt đối mặt sang các khóa học trên trực tuyến hoặc kết hợp. Điều này hơi có vấn đề vì nội dung thường chỉ được truy cập bởi các sinh viên đã đăng ký chứ không phải là nội dung “mở” cho bất kỳ ai. Tuy nhiên, cách tiếp cận này có lẽ đã trở nên phổ biến hơn với việc chuyển sang giáo dục trên trực tuyến do đại dịch Covid-19.

4.1.2 Các mô hình dựa vào từ thiện (Philanthropy-based models)

  • Mô hình chính phủ (Governmental model). Trong mô hình này, các cơ quan chính phủ quốc gia và quốc tế cung cấp vốn cho việc tạo lập TNGDM. Điều này (cùng với hoạt động từ thiện) là cách mà nhiều sáng kiến TNGDM theo truyền thống đã được cấp vốn nhưng phụ thuộc khá nhiều vào các ưu tiên chính trị và chiến lược của những người bên ngoài bản thân một cơ sở giáo dục. Cũng có sự cạnh tranh khốc liệt đối với một số dòng vốn cấp này, có thể khiến việc lập kế hoạch dài hạn trở nên phức tạp.

  • Mô hình cơ sở (Institutional model). Đây là mô hình với các hoạt động theo cách tương tự với mô hình chính phủ nhưng ở quy mô nhỏ hơn, nơi các nhà cung cấp giáo dục đại học dành một phần ngân sách của họ cho các chương trình TNGDM. Điều này thường được thực hiện theo những cách thức nhất quán với triết lý mở, nhưng lại liên quan đến sự cạnh tranh vì các nguồn lực khan hiếm mà không ảnh hưởng nhiều đến việc xây dựng năng lực dài hạn. Ngoài ra còn có nguy cơ là các ưu tiên chiến lược có thể thay đổi nhanh chóng.

  • Mô hình quyên góp (Donations model). Mô hình này bao gồm các khoản quyên góp từ các cơ quan, hiệp hội, ngành, chính phủ hoặc các tổ chức phi chính phủ. Hình thức tài trợ này phụ thuộc rất nhiều vào các nguồn lực bên ngoài và có thể được coi là phiên bản thu nhỏ của mô hình từ thiện với những rủi ro rõ ràng - nhưng vẫn có thể hoạt động khi có nguồn tài trợ đáng kể, ví dụ thế.

  • Mô hình Thay thế (Substitution model). Mô hình này nhằm tiết kiệm chi phí từ việc chuyển đổi các dịch vụ dư thừa (ví dụ: các hệ thống lỗi thời) sang các chương trình TNGDM.

4.1.3 Các Mô hình dựa vào doanh thu (Revenue-based models)

  • Mô hình bán kinh nghiệm khóa học (Selling course experience model) hoặc mô hình “Freemium”. Đây là mô hình theo đó tư liệu giáo dục (ví dụ: slide trình chiếu, văn bản, dữ liệu) được cung cấp miễn phí. Tính bền vững ở đây bắt nguồn từ các nguồn thu nhập được cung cấp cùng với điều này, chẳng hạn như việc trả lời các câu hỏi, đưa ra phản hồi về bài nộp, giám sát nghiên cứu và kiểm tra, cũng như chứng nhận. Vấn đề của mô hình này nằm ở chỗ: làm thế nào để chuyển đổi người sử dụng thành các khách hàng trả tiền.

  • Mô hình Tài trợ/Quảng cáo (Sponsorship/Advertising model). Mô hình này dựa vào việc tạo ra doanh thu bằng cách cho sinh viên tiếp xúc với các thông điệp thương mại. Bị nhiều người cho là phi đạo đức và xung đột với các mục tiêu của giáo dục, mô hình này cũng đặt ra câu hỏi về những gì liên quan đến giao dịch giữa nhà giáo dục, người học và nhà tài trợ cũng như các thước đo đánh giá thành công.

  • Mô hình bán dữ liệu (Selling data model). Theo mô hình này, doanh thu được tạo ra bằng cách bán dữ liệu về hoạt động của những người sử dụng một môi trường học tập (có thể được sử dụng để kiểm thử và cải thiện việc học tập, liên kết các ứng viên với công việc hoặc chỉ để đăng nội dung trên trực tuyến). Đây là một cách tiếp cận khác chứa đầy những lo ngại về đạo đức nhưng có thể được thực hiện theo những cách thức mà mọi người có thể đồng ý với giả định rằng có đủ sự minh bạch về những gì đang diễn ra. Ưu điểm là có rất nhiều tổ chức sẵn sàng trả tiền cho loại dữ liệu này.

  • Mô hình thành viên (Membership model). Có lẽ ở đâu đó giữa mô hình dựa vào cộng đồng và doanh thu, là mô hình thành viên dựa vào các tổ chức đóng góp cho trường đại học bằng tiền, dịch vụ và hàng hóa để đổi lấy các đặc quyền như quyền truy cập sớm tới các quyết định về lộ trình và phát hành các chính sách. Điều này đòi hỏi sự phù hợp tốt giữa các ưu tiên của trường đại học/doanh nghiệp và ưu tiên của nhà tài trợ theo thời gian để có thể bền vững.

  • Mô hình Phân đoạn (Segmentation model). Mô hình này dựa vào việc bán các bản sao cứng TNGDM ở dạng giấy cho sinh viên. Cách tiếp cận này có thể bị giới hạn trong các bối cảnh khá cụ thể, quy mô nhỏ hơn, chẳng hạn như thay thế sách giáo khoa sở hữu độc quyền.

  • Mô hình Tác giả trả tiền (Author pays model). Theo mô hình này, các nhà xuất bản tạo doanh thu bằng cách tính phí đối với người tạo nội dung (ví dụ như trong trường hợp tính phí xử lý bài viết - APC [Article Processing Charges]). Tuy nhiên, trong trường hợp của TNGDM, thường có nhu cầu tối thiểu đối với nhà xuất bản bên thứ ba. Hơn nữa, vấn đề ai trả tiền vẫn còn nhưng cần cân nhắc thêm về việc cần phải trả tiền cho nhà xuất bản. Những cách tiếp cận như thế này được cho là có lợi cho những người có khả năng tiếp cận nguồn vốn cấp và phân biệt đối xử với những người chuyên nghiệp ít thành danh hơn hoặc những người đến từ các khu vực có ít nguồn vốn cấp hơn.

4.1.4 Đặc tính và tầm quan trọng của các mô hình bền vững về kinh tế - tài chính

Từ gần 10 năm trước, các tác giả Dominic Orr, Michele Rimini và Dirk Van Damme (2015) cũng chia các mô hình bền vững TNGDM theo 3 chủng loại hệt như ở trên, cùng với các đặc tính của từng chủng loại đó, như được minh họa trên Hình 1[3]. Các đặc tính đối với từng chủng loại mô hình được thể hiện ở: (1) Sự khan hiếm về tài nguyên; (2) Thước đo thành công; và (3) Các thách thức đối với TNGDM. Các tác giả cũng đưa ra các thông điệp chính sách chủ chốt như sau:

  1. Các mô hình cấp vốn cho TNGDM là quan trọng. Nếu thực hành TNGDM chuyển sang xu hướng chủ đạo thì những thách thức về tính bền vững kinh tế và việc đối phó với quy mô lớn phải được giải quyết. Do đó, điều quan trọng là phải xem xét các mô hình cấp vốn và thu hồi chi phí đang được các nhà sản xuất TNGDM sử dụng để trang trải chi phí sản xuất ban đầu. Đây là các mô hình sản xuất, quyên góp và trợ cấp cộng đồng (phi thị trường) và các mô hình doanh thu thường kết hợp các sản phẩm hoặc dịch vụ miễn phí và các sản phẩm hoặc dịch vụ tạo doanh thu.

  2. Nguồn vốn cấp ngắn hạn có nhiều thách thức. Nhiều sáng kiến TNGDM bắt nguồn từ sự đóng góp của các quỹ từ thiện hoặc nguồn tài trợ của chính phủ và chắc chắn phải đối mặt với câu hỏi điều gì sẽ xảy ra với các tài nguyên và hoạt động của chúng khi các dòng vốn cấp đó kết thúc hoặc khi sáng kiến cần mở rộng quy mô.

  3. Các mô hình doanh thu hỗn hợp đang nổi lên. Một số sáng kiến TNGDM đã thực hiện chuyển đổi mô hình cấp vốn của họ sang mô hình kinh doanh, với các dòng doanh thu bổ sung được khai thác để đảm bảo tính bền vững theo thời gian. Ngoài ra, còn có các ví dụ về các tổ chức định hướng doanh thu (đặc biệt là các nhà xuất bản) sản xuất TNGDM để duy trì tính đổi mới và hấp dẫn đối với thị trường chính của họ. Nhìn chung, người ta mong đợi rằng nhiều mô hình hỗn hợp hơn sẽ xuất hiện, trong đó TNGDM sẽ chỉ là một phần của chương trình học tập kỹ thuật số.


Hình 1. Các chủng loại mô hình bền vững cho TNGDM với các đặc tính của chúng

Các tác giả Tlili, A., Nascimbeni, F., Burgos, D., Zhang, X., Huang, R., & Chang, T. W. (2020)[4] trong tài liệu của mình cũng liệt kê 10 mô hình sinh doanh thu của TNGDM, nhiều trong số đó là tương tự như các mô hình được nêu ở trên, và đưa ra bảng xếp hạng theo thứ tự từ mô hình được thiết lập tốt nhất trở xuống, dựa trên giá trị trung bình xếp hạng và độ lệch chuẩn – SD (Standard Deviation) của từng mô hình, cùng với các ví dụ được triển khai trong thực tế ứng với từng mô hình đó. Lưu ý là Bảng 1 đã liệt kê tất cả các ví dụ được các chuyên gia đưa ra, trong giáo dục đại học và trong các bối cảnh giáo dục phi đại học. Bảng 1 cho thấy, 3 xếp hạng cao nhất trong bảng đều là các mô hình dựa vào từ thiện.

Bảng 1. Độ chín của các mô hình TNGDM dựa vào đánh giá của chuyên gia


4.1.5 Vai trò của chính phủ nhằm tạo thuận lợi cho TNGDM phát triển

Vai trò của chính phủ là rất quan trọng trong việc tạo thuận lợi để ứng dụng và phát triển TNGDM thông qua các can thiệp chính sách và vốn cấp của nó.

Cơ sở lý luận cho sự can thiệp của chính phủ

Các chính phủ có thể tham gia vào việc cung cấp các tài liệu TNGDM để đảm bảo quyền truy cập rộng rãi tới các tài nguyên giáo dục chất lượng cao cho tất cả công dân của mình. Các chính phủ có nhiều khả năng can thiệp vào việc cung cấp hiện hành để giúp các sáng kiến TNGDM trở nên bền vững theo thời gian. Sự can thiệp như vậy sẽ được xác định bằng đánh giá của chính phủ về tính hiệu quả và giá trị đồng tiền của TNGDM, đặc biệt so với các chào bán độc quyền hiện có. Sáu thách thức giáo dục cụ thể mà các chính phủ có thể coi là lý do hỗ trợ TNGDM được nhấn mạnh gồm[5]: (1) Thúc đẩy việc sử dụng các hình thức học tập mới cho thế kỷ 21; (2) Thúc đẩy sự phát triển và gắn kết nghề nghiệp của giáo viên; (3) Bao gồm các chi phí giáo dục công và tư (Mức độ tham gia cao hơn vào các hệ thống giáo dục trên toàn thế giới dẫn đến thách thức về chia sẻ chi phí giữa ngân sách công và hộ gia đình tư nhân để trang trải chi phí cho tài liệu học tập chất lượng cao); (4) Không ngừng nâng cao chất lượng các tài nguyên giáo dục; (5) Mở rộng phổ biến các tài nguyên giáo dục chất lượng cao; và (6) Giảm thiểu các rào cản đối với các cơ hội học tập.

Trang trải chi phí phát triển và sản xuất ban đầu

Hỗ trợ của chính phủ có thể là trực tiếp (hỗ trợ sản xuất) hoặc gián tiếp (hỗ trợ sử dụng). Điều này có nghĩa là chính phủ có thể cung cấp kinh phí và đào tạo để khởi động các mô hình dựa vào cộng đồng hoặc cấp vốn hạt giống cho các mô hình dựa vào doanh thu. Một cách gián tiếp, ví dụ, chính phủ cũng có thể thay đổi các quy định về thuế để khiến việc quyên góp trở nên hấp dẫn hơn đối với các doanh nghiệp tư nhân.

Trang trải chi phí để tiếp tục bảo trì và tùy chỉnh

Trừ khi trực tiếp điều hành chương trình phát triển TNGDM, chính phủ thường giảm sự tham gia của mình sau khi cung cấp vốn hạt giống cho một sáng kiến. Tuy nhiên, chính phủ có thể can thiệp bằng cách hỗ trợ các tổ chức TNGDM trong các giai đoạn tiếp theo, hoặc bằng cách cung cấp hỗ trợ kỹ thuật sẵn có cho tất cả các sáng kiến TNGDM. Chính phủ có thể sử dụng ảnh hưởng của mình để thúc đẩy việc tạo lập, tùy chỉnh và sử dụng TNGDM, ví dụ, thông qua hỗ trợ đào tạo giáo viên về sử dụng và tùy chỉnh TNGDM (Dominic Orr, Michele Rimini và Dirk Van Damme (2015), Chương 11). Ngoài ra, bất cứ khi nào TNGDM được sử dụng như một sự thay thế cho các dạng tài liệu giáo dục truyền thống (ví dụ như sách giáo khoa) và các cơ chế mua sắm công được áp dụng, chính phủ có thể nhận trách nhiệm đảm bảo việc duy trì và tùy chỉnh các tài liệu theo thời gian.

Thước đo thành công

Với trách nhiệm tổng thể đối với hoạt động hiệu lực và hiệu quả của giáo dục, các chính phủ sẽ tập trung vào tác động của việc thực hành TNGDM, hơn là tính bền vững của các hoạt động riêng lẻ. Tần suất và chất lượng của việc tạo lập và sử dụng TNGDM sẽ là tiêu chí để đo lường sự thành công trong hoạt động của nó. Chính phủ có thể thường xuyên xem xét lại những điều này để đảm bảo tính bền vững của TNGDM theo thời gian.

4.2 Không chỉ là các mô hình bền vững về kinh tế - tài chính

4.2.1 Mô hình bền vững TNGDM phải tính đến giá trị TNGDM tạo ra để làm cho nó có thể hoàn thành các tầm nhìn, mục tiêu và mục đích đa dạng của giáo dục

Trong bài viết “Các mô hình bền vững”[6] đề ngày 29/09/2023 trên blog của mình, tác giả Paul Stacey, sau khi liệt kê hàng loạt các mô hình bền vững TNGDM như được nêu ở trên, đã bình luận về chúng như bên dưới đây:

Trích dẫn:

TNGDM không chỉ là tài nguyên giáo dục, chúng còn là các tài nguyên giáo dục “MỞ”. Việc duy trì phần mở của TNGDM là cần thiết nhưng còn thiếu trong các mô hình đó. Thực hành mở phải được nhúng vào bất kỳ mô hình bền vững TNGDM nào.

Mô hình bền vững không là y hệt như mô hình tài chính. Hầu hết các mô hình ví dụ tập trung vào các vấn đề tài chính. Trong khi các cân nhắc về tài chính là một phần chắc chắn của mô hình bền vững thì chúng không là tất cả mọi điều. Ngoài ra các mô hình ví dụ tập trung vào doanh thu mà không cân nhắc đến các chi phí. Nhiều mô hình tài chính là phương tiện đơn giản sinh doanh thu từ các mô hình kinh doanh truyền thống và không phù hợp với giáo dục cũng như cách thức nó được cấp vốn. Các mô hình đó hoàn toàn không tính tới kinh tế của mở khác với kinh tế của không mở như thế nào, và cách thức mà mở làm thay đổi không chỉ mô hình tài chính cho giáo dục, mà còn cả thực hành của nó.

Các mô hình đó không đề cập tới vòng đời đầy đủ của TNGDM - từ tạo lập, tới sử dụng, tới lưu trữ và phân phối, tới duy trì và cải tiến. Một mô hình bền vững phải tính đến toàn bộ vòng đời và việc quản lý cần thiết để đảm bảo tính thường trực và lâu dài. TNGDM giống như những sinh vật sống cần được chăm sóc và nuôi dưỡng liên tục. Những mô hình hiện hành nói rất ít về phương tiện để thực hiện điều này. Một mô hình bền vững phải làm rõ cách TNGDM liên quan đến việc cộng tác với những người khác để tạo lập, duy trì và quản lý thứ gì đó có giá trị chung.

Và cuối cùng những mô hình đó bỏ qua bối cảnh giá trị lớn hơn. Truy cập, bao gồm, khả năng tùy chỉnh, và chất lượng chỉ là một vài cách thức mà TNGDM cải thiện đề xuất giá trị của giáo dục. Các mô hình đó không đề cập đến giá trị hoặc giả định có sự ngang bằng về giá trị giữa TNGDM và các tài nguyên giáo dục đóng truyền thống hơn. Mô hình bền vững TNGDM phải tính đến giá trị TNGDM tạo ra để làm cho nó có thể hoàn thành các tầm nhìn, mục tiêu và mục đích đa dạng của giáo dục.

Hết trích dẫn

Paul Stacy cũng là đồng tác giả của cuốn sách “Làm bằng Creative Commons”[7], nó mô tả mở có ý nghĩa như thế nào với tư cách là một mô hình đối với các tổ chức. Nó phân tích các mô hình kinh doanh mở và cung cấp hồ sơ của 24 tổ chức, khắp tất cả các lĩnh vực, những người đã nghĩ ra các mô hình bền vững đó, và tất cả chúng đều là các mô hình độc đáo.

Điểm chung của tất cả các mô sinh doanh thu từ các sản phẩm được các tác giả của chúng cấp phép mở Creative Commons và chia sẻ mở trên Internet nằm ở chỗ: các mô hình sinh doanh thu của họ đều bắt nguồn từ việc bán các dịch vụ xung quanh các sản phẩm, chứ không từ việc bán trực tiếp các sản phẩm đó.

Không có mô hình nào là vừa cho tất cả mọi người. Từ 24 ví dụ đó, tác giả đã đưa ra công thức đơn giản cho tính bền vững của TNGDM, như được minh họa trên Hình 2.


Hình 2. Công thức về tính bền vững cho TNGDM của Paul Stacy

Công thức đơn giản này khẳng định rằng tính bền vững liên quan tới việc kết hợp các nguồn lực để sinh ra lợi ích xã hội với việc kết nối con người. Các tổ chức theo đuổi chiến lược này có mục tiêu nhằm cung cấp giá trị và xây dựng mối quan hệ trước. Một khi những điều đó đã sẵn sàng, có thể tạo ra giá trị tương hỗ có đi có lại giữa tất cả những người tham gia, từ đó hình thành một mô hình bền vững. Nếu không có 1 trong 3 thành phần trên, thì công việc cần phải làm để biến không thành có trước khi một mô hình bền vững có thể được tạo ra.

Khi tham gia Dự án Sách Mở (Open Book) do cựu Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ Hillary Clinton khởi xướng, Paul Stacy đã trình bày một Khung TNGDM Quốc gia MENA (MENA National OER Framework) vào tháng 10/2014 cho việc lập kế hoạch và triển khai TNGDM, như một ví dụ về mô hình bền vững TNGDM mức quốc gia cho các quốc gia Trung Đông và Bắc Phi - MENA (Middle East and North Africa), được minh họa trên Hình 3.


Hình 3. Khung TNGDM Quốc gia MENA của Paul Stacy

Hình 3 rõ ràng chỉ ra rằng, một mô hình bền vững TNGDM mức quốc gia hoàn toàn không chỉ là một mô hình bền vững về kinh tế - tài chính, mà như bản thân Paul Stacy đã chỉ ra trước đó: “Mô hình bền vững TNGDM phải tính đến giá trị TNGDM tạo ra để làm cho nó có thể hoàn thành các tầm nhìn, mục tiêu và mục đích đa dạng của giáo dục”. Mô hình bền vững của Khung TNGDM Quốc gia này, trước nhất đi từ mục đích chiến lược (Strategic Purpose) của giáo dục, nhấn mạnh nỗ lực cộng tác trên toàn hệ thống, phát triển các tài nguyên giáo dục có giá trị tập thể và các cách thức độc đáo mà việc thực hành mở có thể cải thiện giáo dục. Nó đáp ứng cả ba yếu tố trong công thức bền vững trên Hình 2.

4.2.2 Mô hình bền vững hệ điều hành mở

Việc áp dụng mô hình hệ điều hành mở cho TNGDM, như được Paul Stacy gợi ý trên Hình 4, đòi hỏi phải kiểm tra tất cả các quy trình vận hành giáo dục qua lăng kính mở. Theo Paul Stacy, làm như vậy sẽ dẫn đến các mô hình bền vững TNGDM mới.

Hiện tại hầu hết các sáng kiến TNGDM được thực hiện dưới dạng dự án với nguồn vốn một lần với ngày bắt đầu và kết thúc cố định. Thực hiện theo cách này TNGDM chỉ là phần bổ sung gia tăng cho các quy trình vận hành hiện có. Một mô hình bền vững TNGDM đòi hỏi việc định vị mở là cốt lõi cho tất cả các hoạt động của tổ chức.


Hình 4. Mô hình bền vững Hệ điều hành Mở của Paul Stacy

Các thực hành mở trong giáo dục mở rộng vượt ra ngoài TNGDM để bao gồm Truy cập Mở, Khoa học Mở, Dữ liệu Mở và nguồn mở (ngụ ý phần mềm nguồn mở). Về mặt chiến lược, việc kết hợp các thành phần mở khác nhau này lại với nhau thừa nhận và củng cố mục đích và thực hành chung của chúng. Tổng thể của tất cả các thành phần mở này lớn hơn tổng các thành phần của chúng. Một cách tiếp cận hệ điều hành mở toàn diện với sự đồng vận của tất cả các thành phần mở này sẽ tạo ra một mô hình bền vững mang tính tổng hợp mạnh mẽ hơn, Mô hình Bền vững Hệ điều hành Mở (Open Operating System Sustainability Model), thay vì chỉ giới hạn với TNGDM.

Việc hợp nhất các thành phần mở khác nhau sẽ làm tăng tất cả các biến số trong công thức bền vững trên Hình 2. Nói chung, có một đề xuất giá trị lớn hơn, lợi ích xã hội được tạo ra lớn hơn và tổng số người sử dụng, người tham gia, các đối tác và cộng tác viên đều tăng lên.

4.2.3 Mô hình bền vững tài sản chung toàn cầu

TNGDM là hàng hóa chung toàn cầu (Global Public Goods). Tuy nhiên, các mô hình bền vững hiện tại không xem xét đến bản chất toàn cầu của chúng. Mô hình bền vững chung toàn cầu hướng tới việc thực hiện giáo dục như một quyền cơ bản của con người và tập hợp tất cả các nhà cung cấp giáo dục trong nỗ lực tập thể chung để cung cấp giáo dục như một tài sản chung toàn cầu (A Global Public Commons).


Hình 5. Mô hình bền vững tài sản chung toàn cầu của UNESCO và UNICEF

UNESCO và UNICEF đang dẫn dắt sáng kiến toàn cầu Cổng Gateways Học tập Kỹ thuật số Công cộng (Gateways to Public Digital Learning[8]) với “Mục đích là để giúp các quốc gia nhận ra và hành động dựa trên các khả năng của quốc gia, khu vực và toàn cầu nhằm thúc đẩy giáo dục thông qua hợp tác và đoàn kết kỹ thuật số. Internet mang lại những khả năng chưa từng có để chia sẻ, hợp tác và tổng hợp các nguồn lực có thể mang lại lợi ích cho người học, giáo viên và gia đình ở các quốc gia và xuyên các quốc gia. Sáng kiến này nhằm mục đích tối đa hóa các hành động hợp tác này.”

Các nỗ lực hiện tại tập trung vào hai cam kết quan trọng đã nổi lên trong Hội nghị Thượng đỉnh Chuyển đổi Giáo dục gần đây[9]:

  1. Thiết lập và cải tiến liên tục các nền tảng học tập kỹ thuật số quốc gia với các tài nguyên giáo dục phù hợp với chương trình giảng dạy, chất lượng cao, đảm bảo chúng miễn phí, mở và truy cập được cho tất cả mọi người, phù hợp với Khuyến nghị Tài nguyên Giáo dục Mở của UNESCO, và tôn trọng sự đa dạng của ngôn ngữ và các phương pháp học tập, đồng thời đảm bảo quyền riêng tư và bảo mật dữ liệu của người dùng.

  2. Đảm bảo các nền tảng này trao quyền cho các giảng viên, người học và gia đình, hỗ trợ khả năng tiếp cận và chia sẻ nội dung, đồng thời đáp ứng nhu cầu đa dạng của người dùng bao gồm người học khuyết tật, trẻ em gái và phụ nữ cũng như những người đang di chuyển.

Thật tuyệt vời khi thấy sự kết hợp Khuyến nghị Tài nguyên Giáo dục Mở của UNESCO vào trong nỗ lực này.

Hy vọng một ngày không xa, Việt Nam sẽ được ghi nhận như một trong các cổng vào quốc gia trong mô hình bền vững tài sản chung toàn cầu của UNESCO và UNICEF.

5. Kết luận và gợi ý

Hiện đang tồn tại nhiều mô hình bền vững TNGDM và hầu hết chúng thường tập trung vào khía cạnh kinh tế - tài chính, như để sinh doanh thu từ việc ứng dụng và phát triển TNGDM, và chúng thường nằm ở 3 chủng loại: dựa vào (1) cộng đồng; (2) từ thiện; và (3) doanh thu. Trong số các mô hình đó, các mô hình chính phủ cấp vốn và cơ sở giáo dục cấp vốn được cho là bền vững nhất, dù được khuyến cáo rằng tại một thời điểm, các cơ sở giáo dục không nên chỉ áp dụng một mô hình bền vững, mà nên kết hợp vài mô hình phù hợp với mình.

Các mô hình bền vững TNGDM không nên chỉ tập trung vào khía cạnh sinh doanh thu, mà còn cần phải tập trung vào khía cạnh thu hồi các chi phí để tạo lập, tùy chỉnh và duy trì dài hạn TNGDM, bao gồm cả chi phí duy trì, mở rộng quy mô mạng và hạ tầng cho TNGDM.

Mô hình bền vững không là y hệt như mô hình tài chính. Một mô hình bền vững TNGDM phải tính đến toàn bộ vòng đời TNGDM và việc quản lý cần thiết để đảm bảo tính thường trực và lâu dài của nó. Một mô hình bền vững TNGDM đòi hỏi việc định vị mở là cốt lõi cho tất cả các hoạt động của tổ chức, và điều quan trọng tối thượng là một “Mô hình bền vững TNGDM phải tính đến giá trị TNGDM tạo ra để làm cho nó có thể hoàn thành các tầm nhìn, mục tiêu và mục đích đa dạng của giáo dục”, như được nêu trong mục tiêu phát triển bền vững 4 (SDG4) về giáo dục của Liên hiệp quốc đến năm 2030: “Đảm bảo giáo dục có chất lượng, công bằng và toàn diện, đồng thời thúc đẩy cơ hội học tập suốt đời cho tất cả mọi người”, chứ không chỉ tính tới duy nhất giá trị về kinh tế - tài chính.

Chính phủ đóng vai trò quan trọng không thể thiếu trong việc tạo thuận lợi cho tính bền vững của TNGDM về lâu dài thông qua nhiều biện pháp can thiệp khác nhau về chính sách và cấp vốn, ví dụ, để trang trải chi phí phát triển và sản xuất ban đầu cũng như chi phí để tiếp tục bảo trì và tùy chỉnh TNGDM, thiết lập các thước đo thành công thông qua các tác động tới việc thực hành TNGDM nhằm liên tục nâng cao càng nhiều càng tốt tần suất và chất lượng của việc tạo lập và sử dụng TNGDM.

Công thức về tính bền vững cho TNGDM, Khung TNGDM Quốc gia MENA, và Mô hình Bền vững Hệ điều hành Mở mà Paul Stacy gợi ý, cũng như Mô hình Bền vững Tài sản Chung toàn cầu của UNESCO và UNICEF là những điều mà chính phủ và bất kỳ cơ sở giáo dục nào cũng nên quan tâm xem xét khi triển khai các hoạt động liên quan đến TNGDM theo tinh thần của Quyết định 1117/QĐ-TTg ngày 25/09/2023 của Thủ tướng Chính phủ, vì tất cả chúng có thể là các mô hình bền vững TNGDM trong tương lai ở quy mô quốc gia và toàn cầu.



Tài liệu tham khảo

[1] UNESCO, 25/11/2019: Recommendation on Open Educational Resources: https://unesdoc.unesco.org/ark:/48223/pf0000373755/PDF/373755eng.pdf.multi.page=3. Bản dịch sang tiếng Việt: https://www.dropbox.com/s/o6lml26uw88ear2/DCPMS_U1911920_Vi-04122019.pdf?dl=0.

[2] Encore Project: OER Sustainability Business Models: https://encoreproject.eu/2022/04/20/business-models-for-open-educational-resources-3/. Bản dịch sang tiếng Việt: https://giaoducmo.avnuc.vn/giao-duc/cac-mo-hinh-kinh-doanh-ben-vung-tai-nguyen-giao-duc-mo-oer-1079.html

[3] Dominic Orr, Michele Rimini and Dirk Van Damme (2015), Centre for Educational Research and Innovation, OECD: Open Educational Resources: A Catalyst for Innovation: https://www.researchgate.net/publication/285596483_Open_Educational_Resources_A_Catalyst_for_Innovation, Chapter 10, pp. 109-126.

[4] Tlili, A., Nascimbeni, F., Burgos, D., Zhang, X., Huang, R., & Chang, T. W. (2020): The evolution of sustainability models for Open EducationalResources: insights from the literature and experts: http://sli.bnu.edu.cn/uploads/soft/201124/2_2014185631.pdf, p. 13. Bản dịch sang tiếng Việt: https://www.dropbox.com/scl/fi/pe0xtfjl1aiin5uqs8zye/2_2014185631_Vi-23112023.pdf?rlkey=d80ow6volm1feeqnrsqxom680&dl=0, tr. 18.

[5] Dominic Orr, Michele Rimini and Dirk Van Damme (2015), Centre for Educational Research and Innovation, OECD: Open Educational Resources: A Catalyst for Innovation: https://www.researchgate.net/publication/285596483_Open_Educational_Resources_A_Catalyst_for_Innovation, Chapter 1, Aligning OER to key educational challenges, pp. 22-23.

[6] Paul Stacey, 29/09/2023: Sustainability Models: https://paulstacey.global/blog/sustainability-models. Bản dịch sang tiếng Việt: https://giaoducmo.avnuc.vn/giao-duc/cac-mo-hinh-ben-vung-1082.html

[7] Paul Stacey và Sarah Hinchliff Pearson, Creative Commons (2017): Made with Creative Commons: https://creativecommons.org/wp-content/uploads/2017/04/made-with-cc.pdf, CC BY-SA 4.0. Bản dịch sang tiếng Việt: https://www.dropbox.com/s/a6n50my7owufi6w/Made%20with%20Creative%20Commons_Vi-10022020.pdf?dl=0.

[8] UNESCO: Gateways to public digital learning: https://www.unesco.org/en/digital-education/learning-platforms-gateway

[9] United Nations: Assuring and improving quality public digital learning for all. Key #3 Connectivity; Content: https://www.un.org/en/transforming-education-summit/digital-learning-all.

---------------------------------------------------

Tự do tải về bài viết định dạng PDF tại địa chỉ DOI: 10.5281/zenodo.11183225

Tự do tải về bài trình chiếu tại hội thảo ở địa chỉ: https://www.dropbox.com/scl/fi/0w3k6qnr3vfvqyxw6qg3g/OER_Sustainable_Models_Slide.pdf?rlkey=ui0lol9jekor4p5wnb1r2wdac&dl=0

Tự do tải về kỷ yếu của hội thảo tại địa chỉ: https://www.dropbox.com/scl/fi/q0skc30nfl2tfowt1gr19/K-y-u-11-5-2024-Xu-t-b-n.pdf?rlkey=xtwi7cuh5aryenhscfmcxqctw&dl=0

X(Tweet): https://twitter.com/nghiafoss/status/1789933861251538952

(Bài viết đăng trong Kỷ yếu Hội thảo Quốc gia: ‘Chuyển đổi số trong giáo dục mở thúc đẩy học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập’ do Trường Đại học Mở Hà Nội và Trường Đại học Mở TP. Hồ Chí Minh đồng tổ chức ngày 13/05/2024 tại Hà Nội.)

Xem thêm: