Thứ Năm, 29 tháng 1, 2015

Thụy Điển sẽ thúc đẩy nguồn mở qua mua sắm


Sweden to boost open source through procurement
Submitted by Gijs Hillenius on January 16, 2015
Bài được đưa lên Internet ngày: 16/01/2015
Các cơ quan hành chính nhà nước Thụy Điển sẽ ngày càng chuyển sang nguồn mở và các tiêu chuẩn mở, các chuyên gia mua sắm CNTT-TT kỳ vọng ở Các dịch vụ Mua sắm Quốc gia (National Procurement Services), cơ quan trung ương về mua sắm cho khu vực nhà nước của quốc gia này. Cơ quan này đang sẵn sàng một tiếp cận mới cho mua sắm phần mềm và các dịch vụ CNTT-TT. Cơ quan này sử dụng các khung công việc, chỉ các tiêu chuẩn mở và phần mềm nguồn mở có thể là bắt buộc. Điều này tạo thuận lợi lớn cho các cơ quan hành chính nhà nước ưu tiên dạng phần mềm này.

Các thỏa thuận về Khung công việc mới về CNTT-TT sẽ thay thế các hợp đồng hiện hành, tất cả chúng sẽ hết hạn đâu đó trong năm nay.

Các cơ quan hành chính nhà nước và các nhà cung cấp đang chuyển sang các giải pháp nguồn mở và đám mây, pha trộn cả sở hữu độc quyền, Daniel Melin, nhân viên mua sắm CNTT-TT ở tổ chức dịch vụ mua sắm Thụy Điển, giải thích. “Các khung hiện hành tập trung vào các phần đó một cách tách biệt nhau. Các khung mới đánh đống tất cả các phần mềm và dịch vụ, phù hợp hơn cho tổ chức các cơ quan hành chính nhà nước. Nó sẽ làm cho có khả năng đầy đủ mà họ mua sắm giải pháp làm cho chúng có giá trị tốt nhất về tiền”.

Các cuộc cạnh tranh nhỏ
Trung tâm dịch vụ mua sắm Thụy Điển sẽ tạo ra 4 khung mới, một cho sự hỗ trợ văn phòng bao gồm các giải pháp chung về các máy để bàn, các điện thoại thông minh, bộ sản xuất văn phòng và thư điện tử, khung thứ 2 về các giải pháp CNTT chính của các phòng CNTT. Khung thứ 3 về các giải pháp có liên quan tới các dịch vụ trực tuyến, bao gồm quản lý tài liệu và lưu trữ điện tử. Khung thứ 4 là về phát triển hệ thống và phần mềm. “Tất cả 4 khung theo cùng các quy định và các thời hạn hợp đồng”, Melin nói, “sự khác biệt duy nhất là dạng các giải pháp sẵn sàng trong từng khung”.

Các khung được xây dựng như là kết quả trong các cuộc cạnh tranh nhỏ giữa các nhà cung cấp dịch vụ CNTT-TT được lựa chọn trước cho từng khung, ông nói. Họ đưa vào các quy tắc ngăn chặn việc nhắc tới các phần mềm không phải nguồn mở trừ phi phần mềm là một nâng cấp hoặc mở rộng của các giải pháp đang tồn tại. Các quy tắc cũng cho phép các nhà cung cấp đưa ra các giải pháp phần mềm lựa chọn thay thế, thậm chí nếu cơ quan hành chính nhà nước yêu cầu một thương hiệu hoặc sản phẩm đặc biệt. Các khung cũng làm rõ vai trò và trách nhiệm của các nhà cung cấp dịch vụ CNTT-TT trong trường hợp của nguồn mở; các sửa lỗi và đóng góp mã được đệ trình cho các lập trình viên ngược lên dòng trên nhân danh cơ quan hành chính đó. “Chúng tôi kỳ vọng rằng doanh số thường nhiên trong tất cả 4 khung đó sẽ vượt 200 triệu euro”, Melin nói.

Và người thắng cuộc là
Đầu tuần này, cơ quan mua sắm đã thông báo các nhà cung cấp dịch vụ CNTT-TT nào đã thắng - và ai sẽ là các nhà cung cấp CNTT-TT cho 2-4 khung đó, 1 khung cho máy để bàn và 1 khung cho phòng CNTT. Trong cả 2, các nhà cung cấp bao gồm các chuyên gia nguồn mở, Redpill Linpro và MSC Open Source cho khung đầu, còn Redpill Linpro và Redbridge cho khung sau.

Các trang thiết bị cũng có thê được các cơ quan hành chính nhà nước Thụy Điển sử dụng bắt đầu tháng 4 này và sẽ kéo dài cho tới tháng 4/2019. Có khả năng là các hãng CNTT-TT từng chưa được chọn sẽ đấu tranh với quyết định đó ở tòa án. Trong trường hợp đó, việc ký kết các khung được bảo lưu cho tới khi tòa ra phán quyết.

Thông tin thêm:
Sweden’s public administrations will increasingly turn to open source and open standards, expect ICT procurement specialists at the National Procurement Services, the central purchasing body for the country’s public sector. The agency is readying a new approach for the acquisition of sofware and ICT services. When using these frameworks, only open standards and open source can be mandated. This greatly facilitates public administrations to prefer this type of software.
The new ICT framework agreements will replace the current contracts, all of which will expire sometime this year.
Public administrations and suppliers are turning to a mix of proprietary, open source and cloud solutions, explains Daniel Melin, ICT procurement officer at Sweden’s procurement service organisation. “The current frameworks focus on these parts separately. The new frameworks bundle all kinds of software and services, better fitting to the organisation of public administrations. It will make it fully possible that they acquire the solution that gets them the best value for money.”
Mini competitions
Sweden’s procurement services centre will create four new frameworks; one for office support including common solutions for desktops, smartphones, office productivity and email, a second for the IT department’s principal IT solutions. The third is for solutions related to online services, including document management and electronic archiving. The fourth framework is for system and software development. “All four follow the same rules and the same contract terms”, says Melin, “the only difference is the type of solutions available within each framework.
The frameworks are crafted as to result in mini-competitions between the ICT service providers pre-selected for each framework, he says. They include rules that prevent mentioning non-open source software unless the software is an upgrade or extension of existing solutions. The rules also allow suppliers to offer alternative software solutions, even if the public administration requests a specific brand or product. The frameworks also clarify the role and responsibility of ICT service providers in case of open source; eventual bug fixes and code contributions are submitted to the upstream developers on behalf of the public administration. “We expect that the annual turnover in all four of these to exceed EUR 200 million”, says Melin.
And the winner is
Earlier this week, the procurement agency announced which ICT service providers won - and who will be the ICT suppliers for two of the four frameworks, the one for desktops and the one for the IT department. In both, suppliers include open source specialists: Redpill Linpro and MSC Open Source for the first, and Redpill Linpro and Redbridge for the latter.
The armamentarium can be used by Sweden’s public administrations starting this April and will last until April 2019. It is possible that the ICT firms that were not selected fight that decision in court. In that case, signing of the frameworks is halted until the court has ruled.
More information:
Dịch: Lê Trung Nghĩa

Thứ Tư, 28 tháng 1, 2015

Chỉ dẫn về đám mây mở - bản dịch sang tiếng Việt




Là tài liệu do Quỹ Linux xuất bản tháng 01/2015, 25 trang, chỉ dẫn về các đám mây mở với bộ hồ sơ hàng loạt các dự án đám mây mở được phân thành nhiều chủng loại khác nhau, nhưng chúng đều là các dự án nguồn mở, được cấp phép nguồn mở từ OSI.

Tải về bản dịch sang tiếng Việt tại địa chỉ:

Blogger: Lê Trung Nghĩa


Thứ Ba, 27 tháng 1, 2015

Anh tổ chức hội nghị thượng đỉnh nhóm D5 lần đầu tiên


UK hosts first D5 group summit
Submitted by Adrian Offerman on January 16, 2015
Bài được đưa lên Internet ngày: 16/01/2015
Tháng trước, Anh đã tổ chức hội nghị thượng đỉnh lần thứ nhất của nhóm Số (Digital) 5. Liên minh các nước này được tổ chức theo cách y hệt như G8 và nhằm tăng cường cho nền kinh tế số. Mẫu số chung làm thống nhất các thành viên D5 là nguyên tắc về tính mở; họ tập trung vào việc thay đổi thái độ các chính phủ của họ đối với công nghệ bằng việc áp dụng các tiêu chuẩn mở và phần mềm nguồn mở cũng như làm cho chính phủ số có hiệu quả hơn. Để đạt được điều này, họ có ý định mang các kỹ năng số vào trong nội bộ và khuyến khích các hợp đồng ngắn hạn với các nhà cung cấp doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Nhóm đã được khởi xướng chỉ ít ngày trước sự kiện này và hiện có 5 thành viên sáng lập: Anh, Hàn Quốc, Estonia, New Zealand và Israel. Nhiều nước hơn được kỳ vọng ra nhập liên minh trong tương lai.

Hội nghị thượng đỉnh
Các chủ đề chính trong sự kiện mở màn 2 ngày - mà nước Mỹ đã tham dự như một quan sát viên - bao gồm việc dạy trẻ em lập trình, thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế thông qua các thị trường mở, và cải thiện kết nối Internet. Các chủ đề khác bao gồm cách hỗ trợ nền kinh tế số và tương lai của nhóm D5.

Các nước thành viên đã trao đổi các ý tưởng về các dự án cộng tác trong tương lai. Hơn nữa, một hiến chương (không ràng buộc) đã được ký bao gồm các thực tiễn tốt nhất và các cam kết cho công việc tiếp theo về tính mở và cáchoạt động như dạy trẻ em viết mã và khuyến khích thúc đẩy văn hóa khởi nghiệp. Các bộ trưởng và các quan chức cao cấp của các thành viên sáng lập đã gặp nhau tại các trung tâm đổi mới số khác nhau khắp Luân Đôn. Một trong những điểm đến là Thành phố Công nghệ - TechCity, nổi tiếng về sự thịnh vượng cho các doanh nghiệp công nghệ mới khởi nghiệp.
Hội nghị thượng đỉnh D5 2015 sẽ được tổ chức ở Estonia.

Last month, the UK hosted the first summit of the Digital 5 group. This alliance of countries is organised in the same way as the G8 and aims to strengthen the digital economy. The common denominator uniting the D5 members is the principle of openness; they are focused on changing their governments' attitude to technology by adopting open standards and open source software as well as making digital government more effective. To achieve this, they intend to bring digital skills in-house and encourage short-term contracts with small and medium business suppliers.
The group was launched only a few days before the event and currently consists of five founding members: the UK, South Korea, Estonia, New Zealand and Israel. More countries are expected to join the alliance in the future.
Summit
The central themes at the two-day kick-off event — which the USA attended as an observer — include teaching children to code, promoting economic growth through open markets, and improving Internet connectivity. Other topics included how to support the digital economy and the future of the D5 group.
Member countries exchanged ideas for future collaborative projects. Furthermore, a (non-binding) charter was signed which includes best practices and commitments to further work on openness and on activities such as teaching children to code and encouraging and promoting a start-up culture. Ministers and senior officials of the founding members met in a variety of digital innovation centres across London. One of the venues was TechCity, which is known for its thriving tech start-ups.
The 2015 D5 summit will be hosted in Estonia.
Dịch: Lê Trung Nghĩa

Thứ Hai, 26 tháng 1, 2015

Các khía cạnh kinh tế và các mô hình kinh doanh của phần mềm tự do - bản dịch tiếng Việt




Là tài liệu đào tạo cho những người đi huấn luyện (training trainers) về phần mềm tự do (PMTD) của Viện hàn lâm Công nghệ Mở - FTA (Free Technology Academy) của châu Âu trong các khóa học trực tuyến của FTA và của các Đại học thành viên của FTA gồm: (1) Đại học Mở Catalunya - Tây Ban Nha; (2) Đại học Mở - Hà Lan và (3) Đại học Agder – Nauy.


Là tài liệu được xuất bản theo khung của bằng Thạc sỹ Quốc tế về PMTD của Đại học Mở Catalunya - Tây Ban Nha. Bản dịch sang tiếng Anh của tài liệu gốc ban đầu được cấp vốn với sự trợ giúp từ Chương trình Học tập Suốt đời (Lifelong Learning Programme) của Ủy ban châu Âu (EC).


Nội dung của tài liệu này có lẽ là cần thiết cho nhiều đối tượng khác nhau, bao gồm:
  1. Các giảng viên dạy về phần mềm nói chung, PMTDNM nói riêng tại các trường đại học.
  2. Lãnh đạo các công ty có công việc kinh doanh liên quan tới PMTDNM nói riêng, các công ty phần mềm nói chung bao gồm cả các công ty khởi nghiệp. Bạn sẽ nhìn thấy hình ảnh của công ty bạn thông qua một trong vô số các mô hình kinh doanh được nêu trong tài liệu.
  3. Những người làm chính sách về phần mềm nói chung, PMTDNM nói riêng.
  4. Có khả năng sử dụng tốt cho các nhà hoạch định chiến lược cho các công ty ở các ngành khác, không phải CNTT-TT nhưng muốn áp dụng các nguyên lý phát triển của thế giới nguồn mở cho công ty của mình.


Bản dịch sang tiếng Việt của tài liệu có 228 trang, có thể tải về theo địa chỉ:


Hà Nội, ngày 27/01/2015
Blogger: Lê Trung Nghĩa
letrungnghia.foss@gmail.com


Chủ Nhật, 25 tháng 1, 2015

Munich - Cơ quan hành chính nhà nước thứ 2 nằm trong NGO Libreoffice


Munich 2nd public administration in Libreoffice NGO
Submitted by Gijs Hillenius on January 13, 2015
Bài được đưa lên Internet ngày: 13/01/2015
Lời người dịch: Các trích đoạn: “Thành phố Munich của Đức là cơ quan hành chính nhà nước thứ 2 ra nhập ban cố vấn tại Quỹ Tài liệu (The Document Foundation), một tổ chức phi lợi nhận thúc đẩy sự phát triển của Libreoffice. Munich đang ra nhập ban cố vấn trong một cuộc họp vào thứ ba tuần này, Quỹ Tài liệu đã thông báo ngày hôm qua”. “Tại Munich, Libreoffice bây giờ được sử dụng trên 16.000 máy trạm cá nhân”. “Cơ quan nhà nước Pháp MIMO (Mutualisation Interministérielle pour une Bureautique Ouverte, hoặc or Inter-ministry Mutualisation for an Open Productivity Suite) đã ra nhập ban lãnh đạo này vào tháng 06/2013”. “MIMO, được thành lập năm 2005, đại diện cho khoảng nửa triệu người sử dụng Libreoffice và có quan hệ mật thiết với Apache OpenOffice, ở 11 bộ của Pháp - bao gồm cả Năng lượng (Ecologie), Quốc phòng (Défense), Tư pháp, Giáo dục và Tài chính. Bộ Nội vụ có trách nhiệm cho sự triển khai rộng lớn nhất của Libreoffice, với 240.000 máy để bàn”.

Thành phố Munich của Đức là cơ quan hành chính nhà nước thứ 2 ra nhập ban cố vấn tại Quỹ Tài liệu (The Document Foundation), một tổ chức phi lợi nhận thúc đẩy sự phát triển của Libreoffice. Munich đang ra nhập ban cố vấn trong một cuộc họp vào thứ ba tuần này, Quỹ Tài liệu đã thông báo ngày hôm qua.

Cơ quan nhà nước Pháp MIMO (Mutualisation Interministérielle pour une Bureautique Ouverte, hoặc or Inter-ministry Mutualisation for an Open Productivity Suite) đã ra nhập ban lãnh đạo này vào tháng 06/2013.

Ban cố vấn là các tổ chức đóng góp đáng kể cho sự phát triển của Libreoffice - bằng việc đệ trình mã, ví dụ thế, hoặc bằng việc giúp tài chính. Các thành viên đã gặp các giám đốc của quỹ một lần trong mỗi 3 tháng, người phát ngôn Italo Vignoli nói. “Các thảo luận đưa ra sự thấu hiểu về thị trường CNTT-TT của phần mềm tự do; đây cũng là cách để các thành viên ban cố vấn đưa ra các ý kiến phản hồi về các triển khai quy mô rộng lớn của họ”.

Tại Munich, Libreoffice bây giờ được sử dụng trên 16.000 máy trạm cá nhân. “Thành phố Munich là tham chiếu lành mạnh cho mỗi chuyển đổi sang phần mềm tự do”, Quỹ Tài liệu trích lời chủ tịch Thorsten Behrens nói, “nó sẽ gia tăng giá trị đáng kể cho ban cố vấn của chúng ta”.

MIMO, được thành lập năm 2005, đại diện cho khoảng nửa triệu người sử dụng Libreoffice và có quan hệ mật thiết với Apache OpenOffice, ở 11 bộ của Pháp - bao gồm cả Năng lượng (Ecologie), Quốc phòng (Défense), Tư pháp, Giáo dục và Tài chính. Bộ Nội vụ có trách nhiệm cho sự triển khai rộng lớn nhất của Libreoffice, với 240.000 máy để bàn.

Xem thêm:
The German city of Munich is the second public administration to join the advisory board at the Document Foundation, a non-profit organisation promoting the development of LibreOffice. Munich is joining the advisory board in a meeting this week Thursday, the Document Foundation announced yesterday.
France’s MIMO (Mutualisation Interministérielle pour une Bureautique Ouverte, or Inter-ministry Mutualisation for an Open Productivity Suite) joined the board in June 2013.
The advisory board is for organisations that contribute significantly to the development of LibreOffice - by submitting code, for example, or by helping financially. The members meet the the directors of the foundation once every three months, says spokesperson Italo Vignoli. “The discussions provide insight on the free software ICT market; it is also a way for the advisory board members to provide feedback on their large-scale implementations.”
In Munich, LibreOffice is now used on 16,000 PC workstations. “The city of Munich is a healthy reference for every migration to free software”, the Document Foundation quotes its chairman Thorsten Behrens as saying, “it will add a significant value to our advisory board.”
MIMO, set-up in 2005, represents about half a million users of LibreOffice and the closely related Apache OpenOffice, at eleven French ministries - including Energy (Ecologie), Defence (Défense), Justice Education and Finance. The Interior Ministry is responsible for the largest deployment of LibreOffice, with 240,000 desktops.
More information:
Dịch: Lê Trung Nghĩa

Thứ Năm, 22 tháng 1, 2015

Nghiên cứu cộng tác nguồn mở: Quan điểm về An toàn và Tính riêng tư ở Mỹ và EMEA


The Open Source Collaboration Study: Viewpoints on Security and Privacy in the US and EMEA
Nghiên cứu của Viện Ponemon - Tháng 11/2014
A Ponemon Institute Study - November 2014
Hơn 70% những người chuyên nghiệp về CNTT nước Mỹ thích phần mềm nguồn mở hơn sở hữu độc quyền vì tính liên tục, sự kiểm soát
Tiết kiệm chi phí không còn là dấu xác nhận tiêu chuẩn vàng của nguồn mở nữa
Viện Ponemon đã khảo sát 1.398 người chuyên nghiệp để phát triển báo cáo “Nghiên cứu Cộng tác Nguồn Mở: Quan điểm về An toàn và Tính riêng tư ở nước Mỹ và EMEA”. Mục đích là để học về sự liên can của các công ty của họ trong sử dụng các giải pháp thông điệp và cộng tác nguồn mở, và quan điểm của họ về an toàn và tính riêng tư.
Vài phát hiện chủ chốt:
  • Nguồn mở thương mại làm tốt hơn phần mềm sở hữu độc quyền trong tính liên tục, sự kiểm soát, chất lượng và chi phí - 66% những người làm thực tế CNTT ở nước Mỹ đồng ý rằng phần mềm nguồn mở thương mại có nghĩa là ít lỗi hơn.
  • Các rủi ro về an toàn và tính riêng tư được nâng cao đối với các nhân viên - 89% các nhân viên không theo chính sách công ty về chia sẻ các tài liệu bí mật.
  • Sự không thỏa mãn của những người chuyên nghiệp CNTT với các phần mềm sở hữu độc quyền là cơ hội cho nguồn mở - 55% những người chuyên nghiệp ở nước Mỹ có kế hoạch thay thế các giải pháp thông điệp và cộng tác trong vòng 2 năm.
More than 70% of U.S. IT Professionals Prefer Open Source to Proprietary Software for Continuity, Control
Cost savings is no longer the hallmark of open source
The Ponemon Institute surveyed 1,398 IT professionals to develop "The Open Source Collaboration Study: Viewpoints on Security and Privacy in the US and EMEA” report. The objective was to learn about their companies' involvement in the use of open source messaging and collaboration solutions, and their view on security and privacy.
Some key findings:
  • Commercial open source outperforms proprietary software in continuity, control, quality and cost - 66 percent of IT practitioners in the U.S. agree that commercial open source software means fewer bugs.
  • Employees increase privacy and security risks - 89 percent of employees do not follow company policy on sharing confidential documents.
  • IT professionals’ dissatisfaction with proprietary software is an opportunity for open source - 55 percent of IT professionals in the U.S. plan to replace their messaging and collaboration solutions within two years.
Dịch: Lê Trung Nghĩa

Thứ Tư, 21 tháng 1, 2015

Hơn 5.100 chữ ký cho các định dạng mở trong hệ thống giáo dục của Pháp


5100+ signatures for open formats in the French educational system
Submitted by Cyrille Chausson on December 30, 2014

Bài được đưa lên Internet ngày: 30/12/2014
Lời người dịch: Các trích đoạn: Nhóm bảo vệ nguồn mở Pháp, April: “Để làm việc cùng nhau tốt hơn và hiệu quả hơn, và để cải thiện chất lượng giảng dạy, chúng tôi đang yêu cầu triển khai quy tắc đơn giản và rõ ràng: các tài liệu được dịch vụ nhà nước Giáo dục Quốc gia (Education National) cung cấp và tất cả các tài liệu sẽ trao đổi được, bao gồm các văn bản, bảng tính, trình chiếu và video, phải lưu trữ được trong các định dạng mở và tương hợp được”, April viết trên website chiến dịch của mình: “Ví dụ, các định dạng DOCX và XLSX là không mở so với các định dạng ODT hoặc ODS. Giáo dục thực sự cần các định dạng mở và phần mềm tự do; các con em của chúng ta cần phải học cách sử dụng các giải pháp như thế nào thay vì học các sản phẩm thương mại. Chúng nên được hưởng các quyền của chúng, không có sự hạn chế của các phần mềm sở hữu độc quyền mà chúng thiếu sự tự do và tính mở”.

Hơn 5100 người đã ký vào lời kêu gọi thúc đẩy các định dạng mở và tính tương hợp trong hệ thống giáo dục Pháp, một chiến dịch được khởi xướng vào tháng 11 từ April, nhóm bảo vệ phần mềm tự do của Pháp. Lời kêu gọi của họ về tính tương hợp trong hệ thống giáo dục (Appel pour l’intéropérabilité dans l’Education Nationale) được sự ủng hộ từ 100 giáo viên, cũng như các nhân viên và các liên đoàn các trường học.

“Để làm việc cùng nhau tốt hơn và hiệu quả hơn, và để cải thiện chất lượng giảng dạy, chúng tôi đang yêu cầu triển khai quy tắc đơn giản và rõ ràng: các tài liệu được dịch vụ nhà nước Giáo dục Quốc gia (Education National) cung cấp và tất cả các tài liệu sẽ trao đổi được, bao gồm các văn bản, bảng tính, trình chiếu và video, phải lưu trữ được trong các định dạng mở và tương hợp được”, April viết trên website chiến dịch của mình: “Ví dụ, các định dạng DOCX và XLSX là không mở so với các định dạng ODT hoặc ODS”.

Nhóm này thêm rằng các trường học không nên làm cho học sinh quen với chiến lược khóa trói của các nhà cung cấp phần mềm áp đảo.

Được site tin tức tiếng Pháp Nextinpact phỏng vấn, phó chủ tịch của April Rémi Boulle đã yêu cầu một chính sách giáo dục để thúc đẩy áp dụng các định dạng mở.

Các công cụ thay vì các thương hiệu
Chiến dịch đó là mở cho các giáo viên, các hội phụ huynh, các liên đoàn, các nhân viên Giáo dục Quốc gia, các tổ chức và tất cả các công dân. Chiến dịch đó được Quỹ Tài liệu ủng hộ, có liên quan trong sự phát triển của LibreOffice - một bộ các công cụ sản xuất văn phòng nguồn mở. “Giáo dục thực sự cần các định dạng mở và phần mềm tự do; các con em của chúng ta cần phải học cách sử dụng các giải pháp như thế nào thay vì học các sản phẩm thương mại. Chúng nên được hưởng các quyền của chúng, không có sự hạn chế của các phần mềm sở hữu độc quyền mà chúng thiếu sự tự do và tính mở”, Quỹ Tài liệu được April trích nói như vậy.

Trong năm 2013, nghị viện Pháp đã hạ thấp ưu tiên cho sử dụng các định dạng của phần mềm tự do nguồn mở trong giáo dục. Thay vào đó, nghị viện muốn các định dạng của phần mềm tự do nguồn mở sẽ được xem như một lựa chọn thay thế.

Thêm thông tin:
Lời kêu gọi của April về tính tương hợp
More than 5100 people have signed the call to promote open formats and interoperability in the French educational system, a campaign initiated in November by April, France’s free software advocacy group. Their call for interoperability in the education system (Appel pour l’intéropérabilité dans l’Education Nationale) is supported by 100 teachers, as well as employees and school trade unions.

“To work together better and more efficiently; and to improve the teaching quality, we are asking for the implementation of a simple and clear rule: documents provided by the public service of Education Nationale and all documents that are exchanged, including texts, spreadsheets, presentations and videos, have to be saved in open and interoperable formats”, April writes on its campaign website: “For example, DOCX and XLSX formats are not open compared to ODT or ODS formats”.
The group adds that schools should not accustom pupils to the lock-in strategy of dominant software vendors.
Interviewed by the French news site Nextinpact, April’s vice-president Rémi Boulle requested a education policy to promote the adoption of open formats.
Tools instead of brands
The campaign is open to teachers, parents associations, unions, Education Nationale’s employees, organisations and all citizens. The campaign is endorsed by the Document Foundation, involved in the development of LibreOffice - an open source suite of office productivity tools. “Education really needs open formats and free software; our children need to learn how to use solutions instead of commercial products. They should enjoy their rights, without the restrictions of proprietary software that lack freedom and openness”, the Document Foundation is quoted by April as saying.
In 2013, the French parliament lowered the priority for the use of free software and open formats in educational. Instead, the parliament wants free software and open formats to be considered as an an alternative.
More information :
April’s Call for interoperability
Dịch: Lê Trung Nghĩa

Thứ Ba, 20 tháng 1, 2015

NSA thừa nhận 'lấy làm tiếc' về việc ủng hộ tiêu chuẩn mật mã tinh ranh

NSA admits 'regret' over backing dodgy cryptography standard
by Alastair Stevenson, 15 Jan 2015
Bài được đưa lên Internet ngày: 15/01/2015


Lời người dịch: Trích đoạn: “Michael Wertheimer, giám đốc nghiên cứu ở Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (NSA), đã thừa nhận sự hỗ trợ của cơ quan này đối với Bộ sinh Bit Ngẫu nhiên Tất định theo đường Ellip Đôi - Dual EC DRBG (Dual Elliptic Curve Deterministic Random Bit Generator) bị chỉ trích rộng rãi trong một bức thư được Xã hội Toán học Mỹ xuất bản”. Ông viết: “Đúng là, tôi có thể nghĩ không có cách nào tốt hơn để mô tả sự thất bại của chúng tôi để bỏ sự hỗ trợ cho thuật toán Dual EC DRBG bất kỳ điều gì hơn là sự đáng tiếc”. Tuy nhiên, nhiều ý kiến trái ngược nhau trong cộng đồng các chuyên gia về an toàn về lời xin lỗi muộn màng này. Xem thêm: Chương trình gián điệp của NSA trên không gian mạng.

Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (NSA) đã đưa ra vài dạng xin lỗi về việc thúc đẩy các giải pháp mật mã không an toàn cho các doanh nghiệp, mô tả nó như một động thái “đáng tiếc”.

Michael Wertheimer, giám đốc nghiên cứu ở NSA, đã thừa nhận về sự hỗ trợ của cơ quan này đối với Bộ sinh Bit Ngẫu nhiên Tất định theo đường Ellip Đôi - Dual EC DRBG (Dual Elliptic Curve Deterministic Random Bit Generator) bị chỉ trích rộng rãi trong một bức thư được Xã hội Toán học Mỹ xuất bản (PDF).

Dual EC DRBG là một bộ sinh số ngẫu nhiên được vô số các hệ thống mã hóa sử dụng được NSA ủng hộ xuyên suốt các năm 2000.

Sự phê chuẩn của NSA từng là một yếu tố chính dẫn tới việc Viện Tiêu chuẩn và Công nghệ Quốc gia Mỹ (NIST) phải liệt kể bộ sinh số đó như là đáng tin cậy.

Hãng an toàn RSA sau đó đã tích hợp Dual EC DRBG vào các bộ công cụ BSAFE được sử dụng rộng rãi của hãng, bất chấp nghiên cứu từ Microsoft và các chuyên gia về tính riêng tư, bao gồm cả chuyên gia mật mã Bruce Schneier, gợi ý có các cửa hậu trong hệ thống đó.

Các báo cáo sau đó vỡ lở cho rằng NSA đã trả cho RSA 10 triệu USD để tải công cụ đó với thuật toán có lỗi. RSA nhất quán từ từ chối sự lên án này.


Đề cập tới các cáo buộc đó, Wertheimer nói: “Với sự nhận thức, NSA nên chấm dứt hỗ trợ thuật toán Dual EC DRBG ngay lập tức sau khi các nhà nghiên cứu về an toàn đã phát hiện tiềm năng có cửa bẫy đó”.

“Đúng là, tôi có thể nghĩ không có cách nào tốt hơn để mô tả sự thất bại của chúng tôi để bỏ sự hỗ trợ cho thuật toán Dual EC DRBG bất kỳ điều gì hơn là sự đáng tiếc”.

Ông đã bổ sung rằng lý do cho sự hỗ trợ tiếp tục từng là một lòng tin sai lầm rằng việc triển khai một thuật toán mới có thể quá đắt.

“Chi phí cho Bộ Quốc phòng để triển khai một thuật toán mới từng không phải là lý do phù hợp để duy trì sự hỗ trợ của chúng tôi cho một thuật toán đáng ngờ”, bức thư viết.

“Quả thực, chúng tôi hỗ trợ quyết định của NIST vào tháng 04/2014 để loại bỏ thuật toán đó. Hơn nữa, chúng tôi nhận thức được rằng sự bảo vệ cho Dual EC DRBG đưa ra sự ngờ vực đối với các cơ quan ở diện rộng lớn hơn làm việc với NSA đã làm để thúc đẩy các tiêu chuẩn an toàn”.

Wertheimer đã đi tiếp, xin lỗi cộng đồng nghiên cứu toán học và yêu cầu rằng họ “tiếp tục” tin tưởng NSA.

“Các nhà toán học NSA là các chiến binh trong cuộc chiến chống khủng bố quốc tế, sự nở rộ các vũ khí hủy diệt hàng loạt, buôn bán thuộc phiện và tính riêng tư”, báo cáo nêu.

“Hy vọng chân thành của tôi rằng Xã hội Toán học Mỹ sẽ luôn coi các nhà toán học của NSA như một phần quan trọng trong cơ chế thành viên của mình”.

“Tôi tiếp tục hy vọng rằng hội thoại về các vấn đề quan trọng sẽ luôn được tôn trọng, được thông tin đầy đủ và được tập trung vào những người có khả năng tham gia”.

Tuyên bố này đã chia rẽ cộng đồng an toàn, một số thể hiện sự thông cảm cho NSA và số khác nghi ngờ sự khóc lóc ngây thơ của nó.

Giáo sư Alan Woodward, của Trường Khoa học Máy tính ở Đại học Surrey, đã nói cho V3 rằng mối nguy hiểm của việc thúc đẩy một hệ thống an toàn giả tạo nặng hơn nhiều so với các lợi ích đối với các cơ quan tình báo, như NSA.

“Đáng ghi nhớ rằng một phần vai trò của NSA là để giúp đảm bảo an toàn cho truyền thông của chính phủ Mỹ cũng như thu thập tình báo nước ngoài”, ông nói.

“Đây là một xíu của sự hiển nhiên nhưng đáng để nhắc lại: nếu bạn cố tình làm suy yếu mã hóa đối với một tập hợp những người mà bạn coi là kẻ thù, thì bạn cũng sẽ làm suy yếu nó cho cả những người mà bạn tìm cách bảo vệ họ”.

“Tôi có thể tưởng tượng là NSA và từng cơ quan can thiệp dấu hiệu khác đang tìm kiếm các cách thức để giải mã các truyền thông dựa vào Internet”.

“Nhưng tôi nghĩ hầu hết nhận thức được mối nguy hiểm của việc cố gắng cố tình làm suy yếu những gì đang được sử dụng. Ít nhất tôi thực sự hy vọng họ biết”.

Matthew Green, trợ lý giáo sư nghiên cứu ở Viện An toàn Thông tin Đại học Johns Hopkins, ít lạc quan hơn, chỉ ra rằng NSA vẫn không nói vì sao nó đã thúc đẩy tiêu chuẩn đó ngay từ đầu, đưa ra sự tinh thông về kỹ thuật của nó.

“Xem xét sát hơn, bức thư không thể hiện sự đáng tiếc về sự đưa Dual EC DRBG vào các tiêu chuẩn quốc gia”, ông đã lưu ý trong một bài viết trên blog.

“Sự vượt quá xã mà TS. Wertheimer chỉ ra chỉ là NSA đã tiếp tục hỗ trợ thuật toán đó sau khi các câu hỏi chính đã được nêu. Điều đó là kỳ dị”.

“Nó làm tôi lo lắng xem các tuyên bố gây khó hiểu như vậy trong một xuất bản của Xã hộ Toán học Mỹ. Như một hồ sơ lịch sử, bức thư của TS. Wertheimer để lại nhiều mong muốn, và có thể dễ dàng dẫn mọi người tới sự hiểu sai”.

“Đưa ra sự đặt cược, chúng ta xứng đáng sự kiểm toán chính xác hơn về những gì đã xảy ra với Dual EC DRBG. Tôi hy vọng ngày nào đó chúng ta sẽ thấy điều đó”.

Các bình luận của Wertheimer tới trong quá trình một tranh luận nóng bỏng về mã hóa. Thủ tướng Anh David Cameron đã tuyên bố hôm 13/01 sẽ khóa các dịch vụ mã hóa như một phần của một làn sóng các luật giám sát mới.

The US National Security Agency (NSA) has offered some sort of apology for pushing insecure cryptography solutions to businesses, describing it as a "regrettable" move.
Michael Wertheimer, director of research at the NSA, made the admission about the agency's support of the widely criticised Dual Elliptic Curve Deterministic Random Bit Generator (Dual EC DRBG) in a letter published by the American Mathematical Society (PDF).
Dual EC DRBG is a random number generator used by numerous encryption systems that was supported by the NSA throughout the 2000s.
The NSA endorsement was a key factor that led the US National Institute of Standards and Technology (NIST) to list the generator as trustworthy.
Security firm RSA subsequently integrated Dual EC DRBG into its widely used BSAFE toolkits, despite research from Microsoft and private experts, including cryptography expert Bruce Schneier, suggesting there were backdoors in the system.
Reports subsequently broke alleging that the NSA paid RSA $10m to load the tool with the flawed algorithm. RSA has consistently denied this claim.
Addressing these claims, Wertheimer said: "With hindsight, the NSA should have ceased supporting the Dual EC DRBG algorithm immediately after security researchers discovered the potential for a trapdoor.
"In truth, I can think of no better way to describe our failure to drop support for the Dual EC DRBG algorithm as anything other than regrettable."
He added that the reason for the continued support was a mistaken belief that deploying a new algorithm would be too costly.
"The costs to the Defense Department to deploy a new algorithm were not an adequate reason to sustain our support for a questionable algorithm," read the letter.
"Indeed, we support NIST's April 2014 decision to remove the algorithm. Furthermore, we realise that our advocacy for the Dual EC DRBG casts suspicion on the broader body of work the NSA has done to promote secure standards."
Wertheimer went on to apologise to the maths research community and request that they "continue" to trust the NSA.
"NSA mathematicians are fighters in the war on international terrorism, weapons of mass destruction proliferation, narcotics trafficking and piracy," read the report.
"It is my sincerest hope that the American Mathematical Society will always see NSA mathematicians as an important part of its membership.
"I further hope that dialogue on important issues will always be respectful, informed and focused on inclusivity."
The claim has divided the security community, some expressing sympathy towards the NSA and others questioning its cries of innocence.
Professor Alan Woodward, of the School of Computer Science at University of Surrey, told V3 that the dangers of pushing a faulty security system far outweigh the benefits for intelligence agencies, such as the NSA.
"It is worth remembering that part of the NSA's role is to help secure US government communications as well as gathering foreign intelligence," he said.
"It's a bit of a truism but worth repeating: if you deliberately weaken encryption for one set of people whom you consider adversaries, you will weaken it for those you seek to protect as well.
"I can imagine that the NSA and every single other signals interception organisation are looking for ways to decrypt internet-based communications.
"But I think most realise the dangers of trying to deliberately weaken what is in use. At least I really hope they do."
Matthew Green, assistant research professor at the Information Security Institute of Johns Hopkins University, was less positive, pointing out that the NSA still hasn't said why it pushed the standard in the first place, given its technical expertise.
"On closer examination, the letter doesn't express regret for the inclusion of Dual EC DRBG in national standards," he noted in a public post.
"The transgression Dr Wertheimer identifies is merely that the NSA continued to support the algorithm after major questions were raised. That's bizarre.
"It troubles me to see such confusing statements in a publication of the American Mathematical Society. As a record of history, Dr Wertheimer's letter leaves much to be desired, and could easily lead people to the wrong understanding.
"Given the stakes, we deserve a more exact accounting of what happened with Dual EC DRBG. I hope someday we'll see that."
Wertheimer's comments come during a heated debate about encryption. UK prime minister David Cameron announced plans on 13 January to block encrypted services as a part of a wave of new surveillance laws.
Dịch: Lê Trung Nghĩa