Thứ Hai, 30 tháng 11, 2020

Khoa học Mở ở Mỹ Latin và vùng Caribe: truyền thống mạnh mẽ và con đường dài ở phía trước

Open Science in Latin America and the Caribbean: a strong tradition with a long journey ahead

29/09/2020

Theo: https://en.unesco.org/news/open-science-latin-america-and-caribbean-strong-tradition-long-journey-ahead

Bài được đưa lên Internet ngày: 29/09/2020

UNESCO Montevideo đã tổ chức Tư vấn Khu vực về Khoa học Mở, với mục tiêu kết hợp kinh nghiệm và những đóng góp của khu vực vào Khuyến cáo của UNESCO về chủ đề này

Được UNESCO tổ chức và đối tác với Diễn đàn Khoa học Mở vì châu Mỹ Latin và vùng Caribe (Foro CILAC), Tư vấn Khu vực trên trực tuyến cho Mỹ Latin và vùng Caribbe về Khuyến cáo Khoa học Mở của UNESCO đã tập hợp được hơn 60 chuyên gia từ Mỹ Latin và vùng Caribe hôm thứ tư 23/09/2020.

Hoạt động đó đã được thực hiện qua phát luồng (video) với hơn 2.000 người tham gia trên trực tuyến được kết nối cùng một lúc từ khắp nơi trong khu vực. Những người tham dự bao gồm các quan chức từ các cơ quan điều hành có trách nhiệm vè chính sách khoa học và công nghệ ở các quốc gia thành viên của UNESCO, các cơ sở khoa học quốc tế, quốc gia và khu vực, các viện và các tổ chức nghiên cứu khoa học thúc đẩy khoa học mở, và các bên tham gia đóng góp khác.

Khoa học Mở là phong trào toàn cầu nhằm làm cho khoa học truy cập được nhiều hơn, dân chủ, minh bạch và có ích hơn cho tất cả mọi người. Để xây dựng sự đồng thuận toàn cẩu về Khoa học Mở, và phù hợp với quyết định được Hội nghị Toàn thể UNESCO vào tháng 11/2019 đã đưa ra để phát triển Khuyến cáo Khoa học Mở của UNESCO, tổ chức này đang tiến hành hàng loạt các tham vấn theo khu vực và chủ đề theo một quy trình tư vấn minh bạch, toàn diện liên quan tới tất cả các nước và các bên tham gia đóng góp khắp trên thế giới và xem xét các quan điểm của các khu vực khác nhau.

Mục đích là để cung cấp nền tảng để đón nhận các đóng góp và đầu vào cho Khuyến cáo Khoa học Mở của UNESCO ở Mỹ Latin và vùng Caribe từ các nhà khoa học, những người làm chính sách, những người đổi mới sáng tạo, các nhà xuất bản và các bên tham gia đóng góp khác.

Trong bài phát biểu chào mừng, bà Shamila Naira-Bedouelle, trợ lý Tổng Giám đốc UNESCO về Khoa học Tự nhiên, đã nhấn mạnh rằng Mỹ Latin và vùng Caribe có truyền thống lâu đời các sáng kiến và tri thức khoa học mở mà những người trình bày ở Tư vấn của các cơ sở trong khu vực đã và đang thúc đẩy khái niệm Khoa học Mở nhiều năm qua. Bà cũng đã gợi lại như một cột mốc Tuyên ngôn Panama về Khoa học Mở, được ký kết vào năm 2018, trong khuôn khổ Diễn đàn CILAC, và khẳng định rằng

“Là rõ ràng đối với các quốc gia Mỹ Latin và vùng Caribe, Khoa học Mở là rất thích hợp và quy trình tư vấn này sẽ là phương tiện để đạt được sự hợp tác khoa học lớn hơn của khu vực và quốc tế”. Bà nói thêm: “Khoa học Mở sẽ đóng góp cho sự phân phối lại nghiên cứu toàn cầu và đảm bảo rằng tất cả các quốc gia có thể truy cập được khoa học và công nghệ, từ các nền kinh tế đang nổi lên tới các nền kinh tế phát triển”, và nhấn mạnh “Chúng ta cần một sân chơi bình đẳng”.

Nhà khoa học nổi tiếng Fernanda Beigel (Argentina), Chủ tịch Ban Cố vấn Khoa học Mở, đã được thừa nhận vì sự hỗ trợ, tính mềm dẻo và thiện chí của bà tham gia nhóm 30 nhà khoa học hàng đầu làm việc về Khuyến cáo đó. Ban Cố vấn Khoa học Mở là đơn vị có trách nhiệm về điều phối quy trình phát triển Khuyến cáo ở mức toàn cầu.

Trong trình bày của mình, Lidia Brito, Giám đốc Văn phòng Khu vực về Khoa học ở Mỹ Latin và vùng Caribe, đã bổ sung thêm về tầm quan trọng của khoa học mở về quyền đối với khoa học, vì sự phát triển bền vững và hòa nhập, để không ai bị bỏ lại phía sau trong tiến trình phát triển đó.

Hoạt động đã được tổ chức xung quanh 3 trục:

  • truy cập mở

  • dữ liệu mở

  • quyền công dân và khoa học,

khi chúng được cân nhắc trở thành trọng tâm của tranh luận hiện hành trong khu vực.

Phiên về truy cập mở được bắt đầu bằng việc nhấn mạnh Mỹ Latin và vùng Caribe như là khu vực trên thế giới đã đạt được tỷ lệ phần trăm cao nhất về sản xuất khoa học truy cập mở được xuất bản trong khu vực.

“Điều này có được là nhờ vào làm việc cộng tác của các nhóm biên tập, các tạp chí, các thư viện đại học phát triển các kho và các cổng tạp chí của đại học. Các sáng kiến đó được các trường đại học công lập và các tổ chức khoa học của khu vực dẫn dắt, và được nhà nước cấp vốn, không có trung gian thương mại”, Dominique Babini của Hội đồng Mỹ Latin về các Khoa học Xã hội (CLACSO), nói.

Sự tham gia của các đại diện từ các Bộ Khoa học và Công nghệ của Argentina, Brazil, Chile, Colombia, Costa Rica và Uruguay, những người đã tạo nên nhóm thứ 2 tập trung vào dữ liệu mở, đã chỉ ra tầm quan trọng đang gia tăng của dữ liệu trong xã hội nói chung và trong khoa học mở nói riêng. “Không có dữ liệu tương hợp được và sử dụng lại được, khoa học mở sẽ không thể”, Wouter Shallier, lãnh đạo Thư viện Hernán Santa Cruz của ECLAC (Chile), người điều phối của nó, nói. Các đại diện của các chính phủ đã chia sẻ sự tiến bộ của họ về các luật và chính sách nhất định về dữ liệu mở, tiếp theo là các diễn giả từ các khu vực khác của xã hội từng có khả năng bình luận nó với các quan điểm có giá trị, đa dạng và hội tụ.

Phiên cuối cùng được Mariano Fresolli của Centro de Investigaciones para la Transformación (CENIT), điều hành, ông đã trình bày sự thừa nhận còn hạn chế và không gian đưa ra cho truyền thống dài lâu của khu vực hành động tham gia. Cũng đáng lưu ý sự tham gia tích cực của các đại diện các bộ từ các quốc gia nói tiếng Anh ở vùng Caribe. Khoảng cách hiện có trong 3 trục đó của Tư vấn và nhu cầu cấp bách của việc xây dựng năng lực trong khu vực để đi cùng quy trình đúng cách đã được nhấn mạnh, trong số những điều khác.

Trong tuyên bố bế mạc, bà Shamila Naira-Bedouelle đã cảm ơn những người tham gia về sự đóng góp của họ, khen ngợi sự trao đổi và chỉ ra tầm quan trọng của khu vực Mỹ Latin và Caribe trong ngữ cảnh toàn cầu, không chỉ vì các tiến bộ trong khoa học mở, mà còn cho việc cung cấp nền tảng màu mỡ cho ứng dụng nó, ví dụ trong các vấn đề về nước, hệ sinh thái và đa dạng sinh học, vì khoa học mở là cơ bản cho sự phát triển bền vững của khu vực và thế giới. Bà đã kêu gọi mọi người tiếp tục các nỗ lực của họ, nhấn mạnh rằng chúng ta chỉ ở đầu của con đường dài mới chỉ bắt đầu.

UNESCO Montevideo organised a Regional Consultation on Open Science, with the aim of incorporating the Region's experience and contributions into the UNESCO Recommendation on this subject

Organized by UNESCO in partnership with the Open Science Forum for Latin America and the Caribbean (Foro CILAC), the Regional Online Consultation for Latin America and the Caribbean on the UNESCO Recommendation on Open Science brought together more than 60 experts from Latin America and the Caribbean on Wednesday 23 September 2020.

The activity was followed via streaming by more than 2000 online participants who connected simultaneously from across the region. Attendees included officials from the governing bodies in charge of science and technology policy in UNESCO's Member States, international, regional and national scientific institutions, academies of science and organizations promoting open science, among other stakeholders.

Open Science is a global movement that aims to make science more accessible, democratic, transparent and beneficial to all. To build a global consensus on Open Science, and in line with the decision taken by the UNESCO General Conference in November 2019 to develop the UNESCO Recommendation on Open Science, the Organization is conducting a series of regional and thematic consultations following an inclusive, transparent and consultative process that involves all countries and stakeholders worldwide and taking stock of the different regional perspectives.

The objective was to provide a platform for receiving contributions and inputs to the UNESCO Recommendation on Open Science in Latin America and the Caribbean from scientists, policy makers, innovators, publishers and other stakeholders.

In her welcoming remarks, Shamila Naira-Bedouelle, UNESCO Assistant Director- General for the Natural Sciences, highlighted that the Latin American and Caribbean region has a long tradition of open science initiatives and acknowledged that those present at the Consultation belonged to regional institutions that have been working to promote the notion of Open Science for many years. She also recalled as a milestone the Panama Declaration on Open Science, signed in 2018, in the framework of the CILAC Forum, and confirmed that

"It is clear that for the countries of Latin America and the Caribbean, Open Science is very relevant and this consultation process will be a means to achieve greater regional and international scientific cooperation". She added that: "Open Science will contribute to the redistribution of global research and ensure that all countries can access science and technology, from emerging to developed economies", and emphasised "We need to level the playing field".

Renowned scientist Fernanda Beigel (Argentina), Chair of the Open Science Advisory Committee, was acknowledged for her support, flexibility and willingness to join the group of 30 leading scientists working on the Recommendation. The Open Science Advisory Committee is the body responsible for coordinating the process of developing the Recommendation at the global level.

During her presentation, Lidia Brito, Director of the Regional Bureau for Sciences in Latin America and the Caribbean, added the importance of open science for the right to science, for sustainable development and inclusion, in order not to leave anyone behind in the development process.

The activity was organised around three axes:

  • open access,

  • open data,

  • citizenship and science,

as they are considered to be the focus of the current debate in the region.

The panel on open access began by highlighting Latin America and the Caribbean as the region in the world that has achieved the highest percentage of open access scientific production published within it.

"This is thanks to the collaborative work of editorial teams, journals, university libraries developing university repositories and journal portals. These initiatives are led by the region's public universities and scientific organizations, and are financed by public funds, without commercial intermediation," said Dominique Babini of the Latin American Council of Social Sciences (CLACSO).

The participation of representatives from the Ministries of Science and Technology of Argentina, Brazil, Chile, Colombia, Costa Rica and Uruguay, who made up the second panel focusing on open data, showed the growing importance of data in society in general and in open science in particular. "Without interoperable and reusable data, open science is not possible" said Wouter Shallier, Chief of the Hernán Santa Cruz Library of ECLAC (Chile), its moderator. Government representatives shared their progress on specific laws and policies on open data, followed by panelists from other sectors of society who were able to complement it with valuable, diverse and divergent perspectives.

The final panel was moderated by Mariano Fresolli of the Centro de Investigaciones para la Transformación (CENIT), who expressed the limited recognition and space given to the region's long tradition of participatory action. It is also worth noting the active participation of ministerial representatives from the English Caribbean countries, who a few days ago held their own online consultation with a view to making a coordinated contribution to the Latin American and Caribbean regional position. Existing gaps in the three axes of the Consultation and the urgent need for capacity-building in the region in order to properly accompany the process were highlighted, among others.

In her closing statement, Shamila Naira-Bedouelle thanked participants for their contribution, congratulated the exchange and pointed out the importance of the Latin American and Caribbean region in the global context, not only for its advances in open science, but also for providing fertile ground for its application, for example in water, ecosystem and biodiversity issues, since open science is fundamental for the sustainable development of the region and the world. She called on everyone to continue their efforts, stressing that we are only at the beginning of a long journey that has just begun.

Dịch: Lê Trung Nghĩa

letrungnghia.foss@gmail.com

Chủ Nhật, 29 tháng 11, 2020

‘Lời kêu gọi chung về Khoa học Mở’ - bản dịch sang tiếng Việt


 

Là tài liệu của 3 tổ chức: WHO, UNESCO và Tổ chức Liên hiệp quốc về Quyền Con người, đưa ra lời kêu gọi về Khoa học Mở ngày 27/10/2020 cho thế giới.


Tự do tải về bản dịch sang tiếng Việt có 2 trang tại địa chỉ:

https://www.dropbox.com/s/4yvk7ez8p8nbcjc/joint_appeal_for_open_sciences_fin_en_fin_Vi-22112020.pdf?dl=0


Xem thêm: UNESCO, WHO và Ủy viên cao cấp về các Quyền Con người của Liên hiệp quốc kêu gọi vì “khoa học mở”


Blogger: Lê Trung Nghĩa

letrungnghia.foss@gmail.com

Thứ Năm, 26 tháng 11, 2020

Bao giờ Việt Nam sẽ có an ninh mạng dựa vào công nghệ mở?


Là bài trình bày nhân sự kiện Security Bootcamp 2020 do Sở Thông tin & Truyền thông tỉnh Phú Yên và Hiệp hội Internet Việt Nam tổ chức trong các ngày 27-28-29/11/2020.


Tự do tải về bài trình bày tại địa chỉ:

https://www.dropbox.com/s/3hr8nmbel3ih09x/SBC_2020.pdf?dl=0

Tweet: https://twitter.com/nghiafoss/status/1332160958433640448

Blogger: Lê Trung Nghĩa

letrungnghia.foss@gmail.com

Thứ Tư, 25 tháng 11, 2020

Khóa tập huấn ‘Khai thác tài nguyên giáo dục mở’ ở trường Đại học Phú Yên

 


Nhân sự kiện Security Bootcamp, ngày 26/11/2020, Sở Thông tin và Truyền thông Phú Yên đã phối hợp cùng với trường Đại học Phú Yên tổ chức khóa tập huấn ‘Khai thác tài nguyên giáo dục mở’ cho các cán bộ nhân viên của Sở, giảng viên của trường cùng với các cán bộ của các đơn vị bạn.


Tự do tải về tài liệu khóa học tại địa chỉ: https://www.dropbox.com/s/jdaffsmbrm53os3/OER-Basics-And-Scenario-For-VN_October_2020.pdf?dl=0

Tweet: https://twitter.com/nghiafoss/status/1331959902542065671

 

Blogger: Lê Trung Nghĩa

letrungnghia.foss@gmail.com

Thứ Ba, 24 tháng 11, 2020

UNESCO, WHO và Ủy viên cao cấp về các Quyền Con người của Liên hiệp quốc kêu gọi vì “khoa học mở”

UNESCO, WHO and the UN High Commissioner for Human Rights call for “open science”

27/10/2020

Theo: https://en.unesco.org/news/unesco-who-and-high-commissioner-human-rights-call-open-science

Bài được đưa lên Internet ngày: 27/10/2020

thừa nhận “sức mạnh của hợp tác khoa học và ngoại giao để đoàn kết các quốc gia”

Các phát hiện và tiến bộ khoa học phải được chia sẻ, theo Tuyên bố ủng hộ “khoa học mở”, khoa học không có các rào cản và biên giới, nó đã được UNESCO, WHO và Văn phòng Ủy viên cao cấp của Liên hiệp quốc về Quyền Con người (OHCHR) tuyên bố chung.

Đại dịch COVID-19 đã thúc giục nhu cầu tăng cường hợp tác khoa học và đảm bảo quyền cơ bản truy cập vạn năng tới tiến bộ khoa học và các ứng dụng của nó. Phong trào khoa học mở có mục tiêu làm cho khoa học truy cập được nhiều hơn, minh bạch hơn và hiệu quả hơn.

“Nguồn mở” mô tả sự truy cập tự do tới các xuất bản phẩm , dữ liệu và hạ tầng khoa học, cũng như tới phần mềm nguồn mở, tài nguyên giáo dục mở và các sản phẩm khác như các bản kiểm thử và vắc xin. Khoa học mở cũng thúc đẩy lòng tin vào khoa học ở thời điểm khi tin đồn và thông tin sai lệch đang lan tràn tới điểm trở thành một “đại dịch thông tin” (infodemic).

Trước COVID-19, chỉ 1/4 các xuất bản phẩm từng là truy cập mở, ngụ ý hàng triệu các nhà nghiên cứu đã bị từ chối khả năng đọc tác phẩm của các đồng nghiệp của họ.

Audrey Azoulay - Tổng Giám đốc UNESCO

“Ngày nay”, ông Azoulay nói thêm, “các mô hình khoa học đóng đang cùng đường, vì chúng khuếch đại sự bất bình đẳng giữa các quốc gia và các nhà nghiên cứu, và vì chúng chỉ làm cho tiến bộ khoa học sẵn sàng cho thiểu số. Khủng hoảng y tế đã chỉ ra tiềm năng không thể tin nổi của cộng tác khoa học, nó đã cho phép chúng tôi giải trình tự bộ gen của vi rút rất nhanh. Sự đoàn kết được cộng đồng khoa học chỉ ra là mô hình cho tương lai: đối mặt với các thách thức toàn cầu, chúng ta cần trí tuệ tập thể, ngày nay hơn bao giờ hết. Khi các quốc gia kêu gọi sự cộng tác khoa học quốc tế, khi cộng đồng khoa học, xã hội dân sự, các nhà đổi mới sáng tạo và khu vực tư nhân huy động trong những thời khắc chưa từng thấy, sự cấp bách của biến đổi sang Khoa học Mở đã chưa bao giờ từng rõ ràng hơn.

Việc đàn áp hoặc phủ nhận bằng chứng khoa học trong một vài giới - và miễn cưỡng áp dụng các chính sách dựa vào bằng chứng - đã khuếch đại tác hại tàn khốc mà đại dịch gây nên. Nguyên tắc cơ bản của y tế cộng đồng là nhu cầu về sự cam kết đầy đủ và trung thực với công chúng. Sử dụng vũ lực sẽ không làm giảm hoặc chấm dứt đại dịch - mà sử dụng khoa học, và sự đồng thuận của công chúng có đầy đủ thông tin và sự tuân thủ, sẽ có tác dụng.

Michelle Bachelet - Ủy viên cao cấp của Liên hiệp quốc về Quyền Con người

TS. Tedros Adhanom Ghebreyesus, Tổng Giám đốc của Tổ chức Y tế Thế giới, đã nói vè các hành động toàn cầu được WHO khởi xướng để thúc đẩy truy cập tới các lợi ích của khoa học trong ngữ cảnh của COVID-19. Ông đã lưu ý nhấn mạnh Lời kêu gọi đoàn kết hành động được Tổng thống Costa Rica và WHO và Kho Truy cập Công nghệ COVID-19 (C-TAP) cùng khởi xướng.

Trong Tuyên bố chung, bà Azoulay, ông Tedros và bà Bachelet “thừa nhận sức mạnh của hợp tác khoa học và ngoại giao để đoàn kết các dân tộc, xã hội dân sự, khu vực tư nhân và thế giới, trong khi nhấn mạnh tầm quan trọng của việc ra quyết định dựa vào bằng chứng”. Cả 3 tiếp tục kêu gọi rằng

Các chính sách công hiệu quả và bền vững nên dựa vào thông tin, sự kiện và tri thức khoa học được kiểm chứng vì lợi ích của tất cả mọi người.

Theo yêu cầu của các quốc gia thành viên, UNESCO tiến hành chuẩn bị một khuyến cáo phác thảo như vậy, theo một quy trình đã bao gồm các tư vấn rộng rãi, ấy là với các nhà khoa học, các chính phủ và các cơ sở như WHO và CERN. Văn bản phác thảo đầu tiên của Khuyến cáo Khoa học Mở của UNESCO hiện đang mở cho các bình luận. Văn bản được làm lại sẽ được các quốc gia thành viên thảo luận, chúng được lên lịch để áp dụng phiên bản cuối cùng ở Hội nghị Toàn thể tiếp sau vào tháng 11/2021.

acknowledging “the power of scientific cooperation and diplomacy to unite nations”

Scientific discoveries and advances must be shared, according to the Declaration in favour of “open science”, science that is unhindered by barriers and frontiers, which was made jointly on 27 October by the United Nations Educational, Scientific and Cultural Organization (UNESCO), the World Health Organisation (WHO) and the Office of the United Nations High Commissioner for Human Rights (OHCHR).

The COVID-19 epidemic demonstrates the urgent need to strengthen scientific cooperation and to guarantee the fundamental right of universal access to scientific progress and its applications. The open science movement aims to make science more accessible, more transparent and ultimately more effective.

“Open science” describes the free access to scientific publications, data and infrastructure, as well as to open source software, educational resources and other products such as tests or vaccines. Open science also promotes confidence in science at a time when rumours and misinformation are proliferating to the point of becoming an “infodemic.”

Before COVID-19, only one in four scientific publications were openly accessible, meaning millions of researchers were denied the possibility of reading their colleagues’ work.

Audrey Azoulay - UNESCO Director-General

“Today,” Ms Azoulay added, “closed science models are at an impasse, because they amplify inequalities between countries and researchers, and because they only make scientific progress available to a minority. The health crisis has shown the incredible potential of scientific collaboration, which allowed us to sequence the virus’s genome so quickly. The solidarity shown by the scientific community is a model for the future: in the face of global challenges, we need collective intelligence, today more than ever. As countries call for international scientific collaboration, as the scientific community, civil society, innovators and the private sector mobilize in these unprecedented times, the urgency of the transition to Open Science has never been more clear.”

The suppression or denial of scientific evidence in some circles – and reluctance to adopt evidence-based policies – have magnified the devastating harms the pandemic is generating. A basic principle of public health is the need for full and honest engagement with the public. Use of force will not mitigate or end the pandemic – but the use of science, and fully informed public consent and compliance, will.

Michelle Bachelet - UN High Commissioner for Human Rights

Dr Tedros Adhanom Ghebreyesus, Director-General of the World Health Organziation, spoke of the global actions launched by WHO to boost access to the benefits of science in the context of COVID-19. He notably highlighted the Solidarity Call to Action jointly launched by the President of Costa Rica and WHO and the COVID-19 Technology Access Pool (C-TAP).

In their Joint Declaration, Ms Azoulay, Mr Tedros and Ms Bachelet “recognize the power of scientific cooperation and diplomacy to unite nations, civil society, the private sector and the world, while stressing the importance of evidence-based decision-making.” The three notably go on to recall that

Effective and sustainable public policies should rely on verified information, facts and scientific knowledge for the benefit of all.

At the request of its Member States, UNESCO undertook to prepare such a draft recommendation, in a process that has included broad consultations, notably with scientists, governments and institutions such as WHO and CERN. The first draft text of the UNECSO Open Science Recommendation is currently open for comments. The revised text will be negotiated by Member States, who are scheduled to adopt the final version at the next General Conference in November 2021. 

Dịch: Lê Trung Nghĩa

letrungnghia.foss@gmail.com

Thứ Hai, 23 tháng 11, 2020

Đại dịch khuếch đại lo lắng với việc cấp phép hạn chế và các sách giáo khoa điện tử

Pandemic Amplifies Trouble with Restrictive Licensing and E-Textbooks

Friday, October 2, 2020 News

Theo: https://sparcopen.org/news/2020/pandemic-amplifies-trouble-with-restrictive-licensing-and-e-textbooks/

Bài được đưa lên Internet ngày: 02/10/2020

Các sinh viên nào mà không thể kham được việc mua các sách giáo khoa từ lâu đã dựa vào các bản sao dự phòng trong các thư viện khu trường của họ. Vì đại dịch toàn cầu đã đóng lại các trường cao đẳng và đại học, nó cũng cắt đi sự truy cập tới các tư liệu học tập dạng in ấn. Nhiều sinh viên và giảng viên được yêu cầu các câu hỏi logic tiếp sau: Vì sao thư viện không thể chỉ cung cấp mộtbản sao số?

Điều đó không đơn giản thế. Nhiều nhà xuất bản sẽ chỉ bán các sách điện tử trực tiếp cho các sinh viên - chứ không cho các thư viện - và các khoản phí cấp phép đã tăng vọt. Nền công nghiệp nói rằng việc bán các bản sao số cho các thư viện sẽ ăn thịt thị trường sách điện tử.

“Đây là trò chơi cũ chỉ đang được đóng gói trong cái vỏ bọc đại dịch mới”, Kyle K. Courtney, cố vấn về bản quyền và nhà quản lý chương trình ở Văn phòng Thư viện Harvard về Truyền thông Học thuật, nói. “Thật không may, mùa hè miễn phí, nơi nhiều nhà xuất bản cho phép truy cập, đã biến thành không bán hàng hoàn toàn hoặc định giá quá cắt cổ đến mức không có cách nào các thư viện có thể trả tiền để cấp quyền truy cập này”.

Với sự dịch chuyển sang học tập từ xa, nhu cầu về các tư liệu học tập số đã gia tăng. Các nhân viên thư viện đang tự thấy họ phải giáo dục các cộng đồng của họ về các hạn chế cấp phép và vài người đang nói ra về vị thế không thể có được ở đó các nhà xuất bản đã đặt ra cho họ.

Trong một hoàn cảnh khác, Thư viện Đại học Guelph ở Canada đã đăng tuyên bố trên website của nó giải thích cách thức các nhà xuất bản đã hạn chế khả năng của họ để phục vụ các sinh viên.

Khoảng 85% các sách giáo khoa khóa học đang tồn tại đơn giản là không sẵn sàng cho các thư viện ở bất kỳ định dạng nào khác bản in”, tuyên bố của Guelph đã lưu ý. “Các nhà xuất bản sách giáo khoa đã xây dựng các mô hình lợi nhuận của họ xung quanh việc bán sách giáo khoa điện tử trực tiếp cho các sinh viên. Bất chấp điều này, chúng tôi cũng biết rằng chi phí các sách giáo khoa và các tư liệu khóa học khác là rào cản tài chính chủ yếu đối với các sinh viên”.

Các nhân viên của Guelph đã quyết định đặt ra những cái tên, liệt kê các nhà xuất bản không có thiện chí bán cho thư viện các phiên bản sách giáo khoa điện tử các xuất bản phẩm của họ: Pearson, Cengage, Houghton, McGraw Hill, Oxford University Press Canada (Textbook Division), Thieme, và Elsevier imprints (như Elsevier Health Science, Mosby, và Saunders).

Ali Versluis, thủ thư về Tài nguyên Giáo dục Mở ở Guelph, nói khi cô và các đồng nghiệp của cô đã chỉ ra tiến trình công việc bền vững để giúp các giảng viên tìm kiếm các tư liệu lựa chọn thay thế, họ đã cảm thấy một nhu cầu biết trước về các thách thức với toàn bộ hệ sinh thái xuất bản, trong khi là rõ ràng về các nhà xuất bản nào từng là một phần của vấn đề.

“Chúng tôi đã muốn minh bạch và chủ động tích cực”, Versluis nói. Trong vài ngày chia sẻ, tuyên bố đã có được sự chú ý đáng kể trên các phương tiện xã hội và các nhân viên của Guelph đã được ca ngợi vì sự dũng cảm của họ trong việc gọi ra các nhà xuất bản. Versluis nói cô đã nhận được kudo từ các nhân viên thư viện ở 87 cơ sở khắp Bắc Mỹ và châu Âu, với 49 trong số họ yêu cầu sự cho phép tùy biến thích nghi tuyên bố đó cho các khu trường của riêng họ.

“Điều đó đã thực sự là phần thưởng cho tất cả những người đã làm việc đằng sau sâu khấu về tuyên bố này”, Versluis nói. “Việc có được phản hồi tích cực như vậy và biết nó là hữu dụng cho các đồng nghiệp của chúng tôi ở các cơ sở khác để bắt đầu các thảo luận và thúc đẩy biện hộ của họ tiến lên từng thực sự là mạnh”.

Mục tiêu tối thượng của tuyên bố đó từng là để làm cho các giảng viên nghiêm túc cân nhắc sử dụng OER hoặc các nội dung được thư viện cấp phép và để giải thích sự hỗ trợ mà thư viện có thể cung cấp để làm thế. “Chúng tôi thấy điều này như là chất xúc tác cho thảo luận - để nói rõ các thách thức các giảng viên không luôn biết”, Versluis nói. “Đó từng là cơ hội để nâng cao nhận thức và để họ biết về các chủ đề phức tạp hơn như bản quyền và cấp phép”.

Scarlet Galvan, thủ thư chiến lược về các bộ sưu tập ở Đại học Bang Grand VAlley ở Allendale, Michigan, đã sửa tuyên bố của Guelph thẳng thừng về trách nhiệm của các nhà xuất bản vì các vấn đề có tính hệ thống. Tuyên bố của GVSU từng là ý định để khẳng định thư viện đã không phải là vấn đề và thay vào đó muốn trở thành một phần của giải pháp, cô nói.

“Tôi hy vọng nó tập trung thư viện khác với nó đang làm”, Galvan nói. “Chúng tôi không là tác nhân tiêu cực trong thảo luận nữa”.

Các giảng viên biết các sách giáo khoa là một vấn đề, nhưng hầu hết coi chúng là chi phí chấp nhận được và họ kỳ vọng lượng phục hồi nhất định xung quanh nó, Galvan nói. Giả thiết là các sinh viên chỉ có thể quay sang thư viện để truy cập không còn là một lựa chọn nữa.

Như với Guelph’s, khi GVSU đang tuyên bố của nó lên website thư viện và Twitter, nó đã sinh ra sự quan tâm rộng khắp và khen ngợi vì sự mạnh dạn. Đại học Bang CaliforniaĐại học Rochester từng nằm trong số các cơ sở đã tùy biến thích nghi tuyên bố đó trong các khu trường của họ.

“Điều gây ngạc nhiên cho tôi là việc thảo luận các điều kiện truy cập và các điều khoản bán hàng được coi là dũng cảm. Các thư viện thường quên mối quan hệ kinh doanh của nó”, Galvan nói. “Điều này đã làm tăng tốc rời bỏ khỏi vài nhà cung cấp nội dung nổi tiếng, vì lợi nhuận hơn. Các nhà xuất bản đã có quá nhiều thời gian để thay đổi bên quan hệ của họ và họ đã chọn không thay đổi”.

Galvan nói cô muốn tuyên bố đó nhắc nhở các giảng viên phát triển giáo trình với việc cấp phép mở trong đầu.

Tình huống hiện hành này trong các khu trường giữa mùa COVID-19 là ví dụ khác về việc vài nhà xuất bản cố ngăn cản các thư viện khởi việc triển khai sứ mệnh của họ để cung cấp truy cập tới các tác phẩm, Courtney lưu ý.

“Chúng tôi đã thấy điều này ít trước khi có đại dịch, nhưng việc phải mua tất cả các giấy phép mới cho các tư liệu in được mua sắm rồi trước đó của chúng tôi hoặc hoàn toàn không bán cho các thư viện là điều điên rồ nhất tôi từng nghe”, Courtney nói. “Ý tưởng là nếu thư viện mua sách và có thể cho mượn nó hàng ngàn lần ngụ ý bán ít hơn là nực cười vì Luật Bản quyền có ngoại lệ đó được xây dựng sẵn. Đó là dạng gây hại cho thị trường mà được cho phép để các thư viện hoàn thành sứ mệnh của họ bảo tồn và truy cập”.

Trong cố các công cụ các thư viện có thể sử dụng là việc cho thuê số có kiểm soát (CDL), ở đó thư viện có thể bắt chước việc cho thuê vật lý phiên bản điện tử của bản sao in nó sở hữu trong một môi trường có kiểm soát - một người sử dụng tại một thời điểm. “CDL là một câu trả lời trong chiến lược tập thể để tìm kiếm sự cân bằng giữa các nhà xuất bản và các tác giả cung cấp thông tin này và có được các tư liệu giáo dục”, Courtney nói. “Đây không phải là lúc để bỏ đi sứ mệnh của thư viện vì lợi ích của sự kiểm soát và cấp phép truy cập của các nhà xuất bản”.

Nếu các trường đại học đã phát triển các tư liệu được cấp phép mở nhiều năm trước, các sinh viên không thể đối mặt với các rào cản đó bây giờ, Courtney nói.

“Tôi hy vọng nó có cơ sở để thực hiện một số thay đổi và nâng cao trình độ giáo dục đại học để hiểu cách các sách giáo khoa này hoạt động trong môi trường sinh thái của Truy cập Mở”, ông nói.”Khi giá thành của việc cấp phép là quá cao, nó cản trở thư viện khỏi việc hoàn thành sứ mệnh của nó và các sinh viên không có được sự truy cập. Phải có cách thức tốt hơn”.

Students who can’t afford to buy textbooks have long relied on reserve copies at their campus libraries. As the global pandemic shuttered colleges and universities, it also cut off access to these print learning materials. Many students and faculty members asked the next logical question: Why can’t the library just provide a digital copy?

It’s not so simple. Many publishers will only sell e-books directly to students – not libraries – and licensing fees have been jacked up. The industry claims that selling digital copies to libraries will cannibalize the e-book market.

“This is an old trope just being packaged in a new pandemic wrapper,” says Kyle K. Courtney, the copyright advisor and program manager at the Harvard Library Office for Scholarly Communication. “Unfortunately, the summer of free, where many publishers gave access, has turned into outright non-sales or pricing that is so exorbitant that there is no way libraries can pay to give this access.”

With the shift to remote learning, the demand for digital learning materials has intensified. Library staff are finding themselves having to educate their communities about the licensing restrictions and some are speaking out about the untenable position in which publishers have put them.

In a shot across the bow, the University of Guelph Library in Canada posted a statement on its website explaining how publishers have limited their ability to serve students in need.

“Approximately 85% of existing course textbooks are simply unavailable to libraries in any other format than print,” the Guelph statement noted. “Textbook publishers have built their profit models around selling e-textbooks directly to students. Despite this, we also know that the cost of textbooks and other course materials represent a major financial hurdle for students.”

Guelph staff decided to name names, listing the publishers unwilling to sell the library e-textbook versions of their publications: Pearson, Cengage, Houghton, McGraw Hill, Oxford University Press Canada (Textbook Division), Thieme, and Elsevier imprints (such as Elsevier Health Science, Mosby, and Saunders).

Ali Versluis, open educational resources librarian at Guelph, says when she and her colleagues were figuring out a sustainable workflow to help faculty find alternative materials, they felt a need to be upfront about the challenges with the entire publishing ecosystem, while being explicit about which publishers were part of the problem.

“We wanted to be transparent and proactive,” Versluis says. Within a couple of days of sharing, the statement got significant traction on social media and Guelph staff were lauded for their courage in calling out publishers. Versluis says she got kudos from library staff at 87 institutions across North America and Europe, with 49 of them asking for permission to adapt the statement for their own campuses.

“It’s been really rewarding for all the folks who worked behind the scenes on this statement,” says Versluis. “Getting such positive feedback and knowing it was helpful to our colleagues at other institutions to begin conversations and push their advocacy forward was really powerful.”

The ultimate goal of the statement was to get faculty to seriously consider using OER or library licensed content and to explain the support that the library would provide in doing so. “We saw this as a conversation starter — to articulate the challenges that faculty members don’t always know about,” says Versluis. “It was an opportunity to raise awareness and let them know about more complex topics like copyright and licensing.”

Scarlet Galvan, collection strategist librarian at Grand Valley State University in Allendale, Michigan, modified Guelph’s statement to be blunt about publishers’ responsibility for systemic problems. The GVSU statement was an attempt to assert the library was not the problem and rather wants to be part of the solution, she says.

“I hope it centers the library differently than it is,” Galvan says. “We are not as passive actor in the conversation anymore.”

Faculty know textbooks are an issue, but most consider them cost of admission and they expect a certain amount of resilience around it, says Galvan. The assumption that students could just turn to the library for access is no longer an option.

As with Guelph, when GVSU posted its statement on the library website and Twitter, it generated widespread interest and praise for being bold. California State University and the University of Rochester were among the institutions that adapted the statement on their campuses.

“It’s striking to me that discussing the conditions of access and terms of sale is considered brave. Libraries generally forget it’s a business relationship,” say Galvan. “This has accelerated a move away from some of the more egregious, profit-driven content providers. Publishers have had so much time to change their side of the relationship and they have chosen not to.”

Galvan says she would like the statement to prompt faculty to develop a syllabus with open licensing in mind.

This current situation on campuses in the midst of COVID-19 is another example of some publishers trying to box libraries out from carrying out their mission to provide access to works, noted Courtney.

“We saw this a little before the pandemic, but having to buy all new licenses for our previously acquired print materials or to not sell to libraries at all is the craziest thing I’ve ever heard,” Courtney says. “The idea that if a library buys a book and can lend it a thousand times means less sales is ridiculous because the Copyright Act has that exception built in. That’s the type of market harm that is allowed in order for libraries to complete their mission of preservation and access.”

Among the tools that libraries can use is Controlled Digital Lending, in which a library can mimic the physical lending of an electronic version of a print copy it owns in a controlled environment – one user at a time. “CDL is one answer in a collective strategy to find a balance between the publishers and authors providing this information and getting education materials,” says Courtney. “This is not the time to upend the library’s mission for the sake of publishers’ control and licensing access.”

If universities had developed openly licensed materials years ago, students wouldn’t be facing these barriers now, noted Courtney.

“I hope it has a groundswell to effectuate some change and get higher education as a whole to understand how these textbooks work in the ecosphere of Open Access,” he says. “When the price of licensing is too high, it prevents the library from completing its mission and students from getting access. There has to be a better way.”

Dịch: Lê Trung Nghĩa

letrungnghia.foss@gmail.com

Chủ Nhật, 22 tháng 11, 2020

Khóa huấn luyện ‘Thực hành khai thác tài nguyên giáo dục mở’ ở trường Cao đẳng Công nghiệp Huế, thành phố Huế, 23-24-25/11/2020

 



 

Trong các ngày 23-24-25/11/2020, Tổ chức Hợp tác Phát triển Đức (GIZ), và trường Cao đẳng Công nghiệp Huế tổ chức khóa huấn luyện ‘Thực hành khai thác tài nguyên giáo dục mở’ cho hơn 30 học viên là các cán bộ giảng viên của các trường cao đẳng nghề ở khu vực miền Trung.



Tự do tải về tài liệu khóa học tại địa chỉ:

https://www.dropbox.com/s/jdaffsmbrm53os3/OER-Basics-And-Scenario-For-VN_October_2020.pdf?dl=0

https://www.dropbox.com/s/19ryzp1hrf1itt8/OER_Exploit_Training_for_Trainers_2020.pdf?dl=0




Thứ Bảy, 21 tháng 11, 2020

Tài nguyên Mở và vài khía cạnh liên quan tới dữ liệu mở


 
Lê Trung Nghĩa
Ban Tư vấn Phát triển Giáo dục Mở, Hiệp hội các trường đại học cao đẳng Việt Nam
Bài viết cho “Diễn đàn Giáo dục và Triển lãm học đường 4.0” (Edu4.0) được tổ chức ngày 21/11/2020 tại Hà Nội

Tài nguyên Mở là các tài nguyên được cấp phép mở, tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ của người nắm giữ bản quyền, cho phép bất kỳ ai tự do không mất tiền để truy cập, sử dụng lại và phân phối lại. Tùy vào loại giấy phép được gắn với Tài nguyên Mở, nó có thể được phân thành các loại tài nguyên mở khác nhau, mỗi loại có định nghĩa riêng, như Tài nguyên Truy cập Mở, Tài nguyên Giáo dục Mở, Dữ liệu Mở hay Phần mềm Tự do Nguồn Mở; và cùng với các loại giấy phép đó, các quyền của người sử dụng đối với các Tài nguyên Mở đó cũng sẽ biến đổi nhiều hơn hoặc ít hơn khác nhau.
Nguồn gốc của tài nguyên mở là phần mềm tự do (bắt nguồn ở Mỹ những năm 1980), sau đó là phần mềm nguồn mở (cũng ở Mỹ, vào năm 1998) và sau đó lan sang các lĩnh vực khác kể từ đầu thế kỷ 21 tới nay, như truy cập mở, giáo dục mở, tài nguyên giáo dục mở, dữ liệu mở, dữ liệu mở liên kết, khoa học mở, .v.v.

A. Số lượng các tài nguyên mở
Hình 1. Số lượng các tệp mã nguồn được chia sẻ mở tới đầu tháng 9/2020
Hiện có hơn 9 tỷ tệp mã nguồn phần mềm được cấp phép mở được chia sẻ trên thế giới, có trong hơn 140 triệu dự án, theo thống kê của Software Heritage.
Tính tới hết năm 2017, theo thống kê của tổ chức Creative Commons, có hơn 1,4 tỷ tài nguyên mở, không phải phần mềm tự do nguồn mở, được chia sẻ trên thế giới cho bất kỳ ai tự do không mất tiền để sử dụng, 85% trong số đó là các tài nguyên giáo dục mở với đủ các dạng nội dung như văn bản (sách, sách giáo khoa, tạp chí, khóa học, bao gồm vô số các tập hợp dữ liệu mở .v.v.), hình ảnh, âm thanh, video.
 
Hình 2. Tới hết năm 2017, có hơn 1,4 tỷ tài nguyên được cấp phép mở CC

B. Hệ thống giấy phép của các tài nguyên mở
Bạn sẽ không thể làm việc với các tài nguyên mở nếu không biết về cơ sở pháp lý của chúng, thường được đưa ra qua các hệ thống giấy phép và/hoặc việc cấp phép mở.
Theo luật sở hữu trí tuệ, một tài nguyên - tác phẩm được (các) tác giả tạo ra sẽ tự động được luật sở hữu trí tuệ bảo vệ, bất kể (các) tác giả có đăng ký hay không. Vì vậy, nếu một tài nguyên không được cấp phép mở, không ai có tự do để sử dụng lại chúng. Do đó, để tài nguyên là mở, điều kiện tiên quyết là tài nguyên đó phải được cấp phép mở!
B1. Hệ thống giấy phép của phần mềm tự do nguồn mở
Một phần mềm được gọi là phần mềm tự do (PMTD), nếu người sử dụng có 4 quyền tự do: (1) sử dụng; (2) phân phối; (3) sửa đổi - muốn sửa đổi được thì phải có mã nguồn, vì vậy mã nguồn phần mềm phải sẵn sàng trên Internet để ai cũng lấy về được; (4) phân phối bản đã được sửa đổi. Đây chính là định nghĩa của phần mềm tự do. Định nghĩa của phần mềm nguồn mở (PMNM) cũng gần như tương tự. Ở Việt Nam vì thế mọi người quen gọi là phần mềm tự do nguồn mở. Nói cách khác: PMTDNM = PMTD + PMNM.
Trong thế giới PMTDNM có khoảng 70 loại giấy phép mở với các mức độ tự do khác nhau, chủ yếu nằm trong 2 họ các giấy phép như bảng bên dưới.
Bảng 1. Họ các giấy phép của phần mềm tự do nguồn mở

Một điều đáng chú ý nữa là khái niệm về tính tương thích giữa các giấy phép của các chương trình PMTDNM.
Trên Hình 3, theo chiều mũi tên là tương thích, ngược lại thì không.
Với 2 chương trình phần mềm mang 2 giấy phép không tương thích với nhau, thì bạn không thể sao chép một đoạn mã nguồn của chương trình này để dán vào kho mã nguồn của chương trình kia vì khi đó bạn sẽ vi phạm bản quyền của ít nhất một giấy phép mở đó.
 
Hình 3. Tính tương thích của các giấy phép PMTDNM

B2. Hệ thống giấy phép của tài liệu mở
Đối với tài nguyên mở không phải phần mềm, hay tài liệu mở, có vài hệ thống giấy phép mở, đáng chú ý nhất và được nhiều người sử dụng nhất cho tới nay là Creative Commons (CC), với 4 yếu tố tự chọn, 6 giấy phép tiêu chuẩn, và các công cụ cho phạm vi công cộng, có thể được chia thành 3 mức khác nhau theo mức độ tự do của các giấy phép, tương ứng với các dạng tài nguyên mở khác nhau, như trên Hình 4.
 
Hình 4. Hệ thống giấy phép mở Creative Commons

Bốn yếu tố tự chọn là: (1) Ghi công – Attribution; (2) Chia sẻ tương tự - Share Alike; (3) Phi thương mại - Non Commercial; (4) Không có tác phẩm phái sinh - No Derivatives.
Sáu giấy phép tiêu chuẩn gồm: (1) CC BY; (2) CC BY-SA; (3) CC BY-NC; (4) CC BY-NC-SA; (5) CC BY-ND; (6) CC BY-NC-ND.
Công cụ (giấy phép) đặc biệt CC Zero (CC0) khi (các) tác giả của tác phẩm khước từ tất cả các quyền và hiến tặng tác phẩm của mình vào phạm vi công cộng. Ngoài ra, còn có công cụ gọi là “Dấu phạm vi công cộng” thường dành cho các tài nguyên nằm trong phạm vi công cộng khi hết thời hạn bảo hộ của luật sở hữu trí tuệ hoặc của luật bằng sáng chế (dễ tưởng tượng nhất là các tác phẩm là kết quả của việc số hóa các hiện vật trong các viện bảo tàng đã hết thời hạn bảo hộ của luật sở hữu trí tuệ).
Khi sử dụng các giấy phép CC tiêu chuẩn, người sử dụng có bổn phận bắt buộc phải thừa nhận ghi công (các) tác giả, nếu không làm thì gọi là ăn cắp.
Với các giấy phép tài nguyên mở không phải là phần mềm, cũng có khái niệm về tính tương thích giữa các giấy phép.
 
Hình 5. Kết hợp các giấy phép Creative Commons.

Nếu 2 tài nguyên mang 2 giấy phép không tương thích với nhau, thì chúng không thể kết hợp được với nhau để tạo ra tác phẩm phái sinh có giấy phép hợp lệ, hay nói cách khác, chúng không thể kết hợp được với nhau.
Ví dụ giấy phép CC BY-SA không tương thích với giấy phép CC BY-NC vì CC BY-SA cho phép sử dụng cho các mục đích thương mại, trong khi CC BY-NC thì không.
B3. Giấy phép cho dữ liệu mở và các ví dụ
 
Hình 6. Các giấy phép thường thấy gắn với dữ liệu mở
Hệ thống giấy phép mở Creative Commons không là duy nhất. Hình 6 là các giấy phép thường được gắn cho các dữ liệu mở.

C. Mã nhận diện các tài nguyên số
C1. Các loại và dạng tài nguyên số
  1. Các tài nguyên số thường được chia thành các dạng như: văn bản, hình ảnh, âm thanh, video. Trong loai văn bản lại có thể có sách, sách giáo khoa, tạp chí, khóa học, thậm chí các mã phần mềm.
  2. Trong thực tế, một số cổng điện tử có thể chia các tệp tài nguyên số thành các dạng thường được tải lên như: xuất bản phẩm, tập hợp dữ liệu, phần mềm, bài trình chiếu, bài giảng , hình ảnh, video, .v.v.
C2. Mã nhận diện các tài nguyên số các loại khác nhau
Các tài nguyên dạng giấy theo truyền thống, như sách hoặc tạp chí, được quản lý để nhận diện chúng bằng các số sách tiêu chuẩn quốc tế – ISBN (International Standard Book Number) hoặc số serie tiêu chuẩn quốc tế - ISSN (International Standard Serial Number), một cách tương ứng. Tương tự như vậy, các tài nguyên số cũng được quản lý để nhận diện chúng bằng rất nhiều kiểu mã nhận diện khác nhau. Quan trọng nhất khi sử dụng các mã nhận diện tài nguyên số là để máy đọc được. Bản thân việc sử dụng hệ thống các giấy phép Creative Commons cũng là một cách thức để máy đọc được.
Một số mã nhận diện như:
  • DOI - Mã nhận diện đối tượng số (Digital Object Identifier): cùng với việc quản lý các phiên bản DOI, nó được sử dụng để nhận diện các tài nguyên số như các dạng được nêu ở phần C1.b) ở trên.
  • ORCID - Mã nhận diện các Nhà nghiên cứu và những Người đóng góp Mở (Open Researcher and Contributor ID) hoặc ResearchcherID: để nhận diện các nhà nghiên cứu
  • DataCite: Mã nhận diện các trích dẫn
  • RRID - Mã nhận diện Tài nguyên Nghiên cứu (Research Resource Identifiers)
  • URI - Mã nhận diện Tài nguyên Thống nhất (Uniform Resource Identifier): mã nhận diện bất kỳ đối tượng hay khái niệm nào được số hóa. Ví dụ, mỗi quốc gia của Liên minh châu Âu đều có tài liệu URI dành riêng cho quốc gia mình. Ví dụ: đây là tài liệu URI của Vương quốc Anh phiên bản 4.5 năm 2016.
D. Tim Berners – Lee: Lược đồ tiêu chuẩn 5 sao cho dữ liệu mở liên kết
Vào những năm cuối 1980, đầu 1990, Tim Berners - Lee đã phát minh ra web của các tài liệu được kết nối với nhau, sử dụng bộ định vị tài nguyên thống nhất - URL (Uniform Resource Locator);
Vào đầu thế kỷ 21, cũng Tim Berners - Lee đã gợi ý cho thế giới web của các dữ liệu được kết nối với nhau, sử dụng mã nhận diện tài nguyên thống nhất - URI (Uniform Resource Identifier) để không chỉ người hiểu được, mà máy cũng hiểu được.
 
Hình 7. URI nhận diện bất kỳ đối tượng/khái niệm nào được số hóa để máy hiểu được
 
Hình 8. Lược đồ tiêu chuẩn 5 sao cho dữ liệu mở liên kết của Tim Berners - Lee


E. Ví dụ điển hình các thuộc tính của tài nguyên số trên cổng điện tử
Khi mới bắt đầu xây dựng cổng cho các tài nguyên số, đặc biệt là các tài nguyên số mở, bạn có thể còn chưa rõ, những thuộc tính nào nên được gắn với từng bản ghi, từng tài nguyên số đó. Phần này nêu một ví dụ cụ thể các thuộc tính đó trên trang Zenodo, một trang chuyên đặt chỗ cho các tài nguyên mở (và cả không mở) của Liên minh châu Âu.
 
Hình 9. Màn hình trang tìm kiếm của Zenodo

Trên màn hình trang tìm kiếm của Zenodo, bạn có thể chọn quyền truy cập và truy cập mở (Access Right - Open) và dạng nội dung là các tập hợp dữ liệu (Dataset) để tìm kiếm tất cả các tập hợp dữ liệu mở (trên Hình 9, có 55960 bản ghi như vậy).
Giả sử, bạn nhấn vào đường link của tài nguyên đầu tiên trên Hình 9, bạn sẽ đi tới trang mô tả tất cả các thuộc tính của tập hợp dữ liệu mở đó, với các thuộc tính không thể thiếu như mã nhận diện và giấy phép mở, như trên
Hình 10 và được liệt kê lần lượt theo các số thứ tự trên hình như sau:
  1. Các thuộc tính cơ bản:
    1. Ngày xuất bản
    2. DOI - mã nhận diện đối tượng số (mã này cho phiên bản v2, có mã cho phiên bản v1 và mã chung cho tất cả các phiên bản).
    3. Các từ khóa
    4. Các chủ đề
    5. Các mã nhận diện có liên quan: (1) trên tạp chí; và (2) trong báo cáo
    6. Các cộng đồng
    7. Giấy phép mở, cụ thể ở đây là Creative Commons Attribution 4.0 (CC BY 4.0)
Hình 10. Các thuộc tính chính của một bản ghi trong cơ sở dữ liệu các tài nguyên
  1. Số lượng các lượt xem và tải về cho từng phiên bản.
  2. Các phiên bản khác nhau với các DOI khác nhau với các đường liên kết đi kèm; Cách trích dẫn tất cả các phiên bản.
  3. Có khả năng chia sẻ trên nhiều mạng xã hội; Cách để trích dẫn tài nguyên;
  4. Xuất khẩu: tập hợp dữ liệu mở này có thể xuất theo hàng loạt các tiêu chuẩn mở khác nhau.
  5. Có thể xem và tải về cả tập hợp dữ liệu và phụ lục của nó.
  6. Có thể theo dõi các trích dẫn đối với tập hợp dữ liệu này.

F. Yêu cầu về nền tảng hạ tầng cho các tài nguyên số mở
Để các tài nguyên số mở không bị nhốt trong các hệ thống đóng, chúng thường được đặt trong các hệ thống được xây dựng lên từ các phần mềm tự do nguồn mở. Đối với các dữ liệu mở, một nền tảng hạ tầng phù hợp, ví dụ như, Mạng Lưu trữ Tri thức Toàn diện - CKAN (Comprehensive Knowledge Archive Network) với giấy phép mở AGPL v3.0. Đây là hệ thống hạ tầng cổng dữ liệu của hàng loạt quốc gia và tổ chức trên thế giới, như của Chính phủ Mỹ, Canada, Liên minh châu Âu, Úc, Đối tác Dữ liệu Mở châu Á - AODP (Asian Open Data Partnership) .v.v.

G. Kết luận và gợi ý
Bài viết này đưa ra tóm tắt ngắn gọn khái niệm cơ bản, phân loại, số lượng khổng lồ và vài điều kiện tiên quyết cho các tài nguyên mở ở dạng số, là kết quả của việc chuyển đổi số và/hoặc số hóa, như cấp phép mở và sử dụng các mã nhận diện các tài nguyên số. Bài viết cũng đưa ra ví dụ về các thuộc tính nên có với một bản ghi tài nguyên số trên một hệ thống cổng điện tử quản lý dữ liệu ngày nay, đặc biệt với các tài nguyên mở dạng kỹ thuật số, bao gồm cả dữ liệu mở, để có thể thỏa mãn cùng một lúc nhiều nhu cầu sử dụng dữ liệu khác nhau của người sử dụng, nhấn mạnh tới nhu cầu sử dụng các phần mềm tự do nguồn mở để xây dựng các hệ thống cổng điện tử đó để đảm bảo các tài nguyên mở không bị nhốt trong các hệ thống đóng, phụ thuộc vào một nhà cung cấp độc quyền duy nhất.
Dữ liệu nói chung, dữ liệu mở nói riêng, cùng chất lượng và các tiêu chuẩn của nó, là nguyên liệu không thể thiếu cho các công nghệ như trí tuệ nhân tạo (AI), Internet của vạn vật (IoT), hay Dữ liệu lớn (Big Data) để phát triển. Một trong những con đường để phát triển dữ liệu mở là tuân theo các gợi ý của Tim Berners - Lee về web dữ liệu với sự tuân thủ lược đồ tiêu chuẩn 5 sao cho dữ liệu mở liên kết, điều có lẽ là rất không dễ đối với Việt Nam hiện nay để tuân thủ, nếu không có những thay đổi quyết liệt và liên tục trong tương lai để các tài nguyên số và dữ liệu số có thể đạt được tiêu chuẩn 5 sao đó.
Một gợi ý quan trọng cho Việt Nam là chính phủ cần có chính sách về truy cập mở càng sớm càng tốt. Từ góc độ của cấp phép mở, dữ liệu mở và tài nguyên giáo dục mở là các trường hợp đặc biệt của tài nguyên truy cập mở. Việc không có chính sách truy cập mở chắc chắn sẽ cản trở phát triển của các loại tài nguyên mở đó.



Giấy phép nội dung: CC BY 4.0 Quốc tế: https://creativecommons.org/licenses/by/4.0/
 
 

Thứ Năm, 19 tháng 11, 2020

Unsub trao cho các thư viện bằng chứng mạnh mẽ để rời bỏ khỏi các vụ làm ăn lớn (Big Deals)

Unsub Gives Libraries Powerful Evidence to Walk Away from Big Deals

Wednesday, September 2, 2020 News

Theo: https://sparcopen.org/news/2020/unsub-gives-libraries-powerful-evidence-to-walk-away-from-big-deals/

Bài được đưa lên Internet ngày: 02/09/2020

Heather Piwowar Jason Priem đang làm việc không ngừng để tăng tốc nhịp độ của cuộc cách mạng khoa học mở.

Đôi bạn này đã đồng sáng lập tổ chức phi lợi nhuận Nghiên cứu của Chúng tôi (Our Research), nó gần đây đã phát triển và đưa ra Unsub, bảng điều khiển dữ liệu và công cụ dự báo giúp các thư viện hàn lâm cắt bỏ các thuê bao của họ đống các tạp chí truy cập mất tiền đắt giá.

“Các thư viện bị kẹt với các thuê bao đắt tiền dạng Vụ làm ăn Lớn (Big Deal), thậm chí khi Truy cập Mở gia tăng tạo ra sự hủy bỏ khá là không đau đớn. Các thủ thư không tự tin về các lựa chọn của họ về việc liệu họ có thể rời bỏ hay không”, Priem nói. “Điều đó giải thích vì sao Unsub có ý nghĩa để sửa chữa điều đó”.

Unsub (trước kia được biết tới như là các Tạp chí Không phải trả tiền [Unpaywall Journals]) đã được ngợi ca rộng rãi như là người thay đổi cuộc chơi trong thị trường truyền thông học thuật, cung cấp các các cơ sở đòn bẩy họ cần khi thương lượng với các nhà xuất bản về các gói thuê bao tạp chí. Công cụ đó dự báo giá trị và các chi phí các tạp chí riêng rẽ cho các cơ sở nhất định, với sân chơi bình đẳng lần đầu tiên cho các thư viện khi tiến hành các thương lượng với các nhà xuất bản.

“Các thủ thư đã cảm thấy dường như các Vụ làm ăn Lớn không là các hợp đồng tốt, vì giá thành vẫn leo thang và ngân sách thì đi xuống”, Piwowar nói. “Unsub cung cấp cho các thủ thư dữ liệu về giá trị thực của bộ sưu tập họ đang được yêu cầu mua để giữ lại trực giác của họ, và trình bày cho các giảng viên và ban quản trị, tránh trường hợp các con đường hoàn thiện khác thường hiệu quả hơn nhiều về chi phí”.

Khi Piwowar và Priem xây dựng nền tảng đó vào cuối năm 2019, mối quan tâm đã tức thì rất cao giữa các trường đại học ở Bắc Mỹ. Bây giờ công ty đang ký với các phòng thí nghiệm quốc gia, các nhóm, các thư viện khắp trên thế giới, và làm việc tốt với các thủ thư của giới công nghiệp. Hơn 300 thư viện đã ý với Unsub với các chi phí khoảng 500 USD và 3.000 USD mỗi thư viện mỗi năm, phụ thuộc vào kích cỡ của thư viện.

Mọi người cần hiệu quả hơn với tiền của họ ngay bây giờ, và Unsub cung cấp dữ liệu để giúp bạn làm điều đó”, Piwowar nói. “Các chỉ thị của cơ sở ngày càng đòi hỏi Truy cập Mở tức thì. Tương lai này đơn giản là không ổn định với lợi nhuận cao, mô hình kinh doanh truy cập phải trả tiền của quá khứ. Mục tiêu dài hạn của Unsub là để lan truyền sự chuyển đổi quá độ sang các mô hình kinh doanh tới tương lai: một tương lai nơi bất kỳ ai cũng có thể đọc và xây dựng dựa vào tri thức của con người vì sự tốt đẹp hơn của xã hội”.

SPARC đã tổ chức webinar vào tháng 7 nơi mà các thủ thư đã chia sẻ kinh nghiệm của họ với việc sử dụng Unsub. Vài bên đã đả động tới lợi ích của việc có bằng chứng chỉ cho lãnh đạo các cơ sở các khoản tiết kiệm tiềm năng họ có thể đạt được bằng việc loại bỏ các tạp chí có lượng khổng lồ các nội dung có thể truy cập được tự do không mất tiền - và hợp pháp - trên trực tuyến. Công cụ đó đã giúp Đại học Bang New York (SUNY) theo dõi sử dụng các bài báo học thuật và tạo ra danh sách các tạp chí sống còn nhất.

“Mark McBride, Nhà chiến lược cấp cao về Thư viện tại Văn phòng Dịch vụ Thư viện và Thông tin tại SUNY cho biết: “Về mặt cảm xúc và triết lý, chúng tôi muốn thương lượng một thỏa thuận tốt hơn”, Mark McBride, Chiến lược gia Cao cấp về Thư viện ở Văn phòng các Dịch vụ Thư viện và Thông tin ở SUNY, nói. “Chúng tôi đã có khát khao mạnh để rời bỏ đi, nhưng chúng tôi cũng cần truy cập. Chìa khóa với Unsub là dữ liệu đó đặt chúng tôi vào chiếc ghế lái xe”.

Hệ thống đã đã và đang tiêu tốn khoảng 9 triệu USD một năm trước khi nó đã quyết định hủy bỏ Vụ làm ăn Lớn (Big Deal) đánh đống của nó với Elsevier. Bây giờ nó thuê bao với vài trăm tạp chí riêng rẽ của Elsevier và tiết kiệm được khoảng 7 triệu USD hàng năm.

“Điểm mạnh của Unsub là lấy đi nhiều sự không chắc chắn và nghi ngờ xung quanh việc cắt bỏ các tạp chí”, Priem nói.

Công cụ đó được thiết kế để là dễ dàng sử dụng và cung cấp thông tin được tùy chỉnh cho từng cơ sở. Các thủ thư đưa thông tin về bộ sưu tập của họ vào Unsub và dự báo được cung cấp có thể loại bỏ sự phỏng đoán về tác động tiềm tàng của việc hủy bỏ tạp chí. Các lựa chọn đó tính tới cả các khoản tiết kiệm tức thì và dài hạn, dựa vào các tính toán các hợp đồng của cơ sở. Unsub kết hợp thông tin chi tiết về lịch sử thuê bao, các tạp chí theo môn học, các yêu cầu ILL, các trích dẫn của các giảng viên và các thước đo khác để giúp các cơ sở đưa ra các quyết định có ý nghĩa rõ ràng về kết quả đầu ra tiềm tàng.

Ngoài việc kinh doanh, sứ mệnh của Unsub là để làm cho điều đó thành không kiếm lợi được đối với các nhà xuất bản tiếp tục sử dụng mô hình truy cập phải trả tiền. “Chúng tôi muốn đầu độc cái giếng đó - vì có cái giếng khác tốt hơn - giếng nước trong lành là mô hình truy cập mở”, Priem nói. “Chúng tôi có thể cầu xin và nài nỉ các nhà xuất bản thay đổi, nhưng vì họ đang kiếm lợi nhuận khổng lồ, vì sao họ lại phải chuyển đổi nhỉ? Chúng tôi muốn làm cho việc chuyển đổi trở nên hấp dẫn hơn”.

Khi Unsub giành được sức hút, các lập trình viên của nó được khuyến khích về tác động to lớn sự tăng trưởng công ty của họ.

“Đó là về việc tạo ra nghiên cứu thuộc thuộc về mọi người và điều đó có thẻ được mọi người sử dụng”, Priem nói. “Dù đó là việc có thông tin cho các khách hàng truy cập mở hay việc có dữ liệu và mã cho các nhà khoa học - khắp phổ mở, chúng tôi muốn cải thiện cách con người làm khoa học”.

Heather Piwowar and Jason Priem are working non-stop to accelerate the pace of the open science revolution.

The pair co-founded the non-profit organization Our Research, which recently developed and debuted Unsub, a data dashboard and forecasting tool that helps academic libraries cut their subscriptions to expensive bundles of toll-access journals.

Libraries are stuck with these expensive Big Deal subscriptions, even as the growth of Open Access makes cancellation relatively painless. Librarians aren’t confident about their options about whether they can walk away,” Priem says. “That’s what Unsub is meant to fix.”

Unsub (formerly known as Unpaywall Journals) has widely been hailed as a game changer in the scholarly communications market, providing institutions with the leverage they need when negotiating with publishers over journal subscription packages.  The tool forecasts the value and costs of individual journals to specific institutions, leveling the playing field for the first time for libraries when conducting negotiations with publishers. 

Librarians have felt like the Big Deal isn’t a good deal for a while, as prices went steadily up and budgets didn’t,” Piwowar says. “Unsub provides librarians with the data about the actual value of the collection they being asked to purchase to back up their intuitions, and to present to faculty and administration, making the case that other fulfillment paths are usually much more cost effective.”

When Piwowar and Priem built the platform in late 2019, interest was immediately very high among universities in North America. Now the company is signing up national labs, consortia, libraries around the world, and as well working with industry librarians. More than 300 libraries are signed up for Unsub, which costs between $500 and $3,000 per library per year, depending on the library’s size 

Everyone needs to be more efficient with their money right now, and Unsub provides the data to help you do that,” says Piwowar. “Institutional mandates increasingly require immediate Open Access. This future simply isn’t consistent with the high-profit, toll-access business model of the past. The long-term goal of Unsub is to speed the transition to business models to the future:  a future where everyone can read and build on human knowledge for the betterment of society.” 

SPARC hosted a webinar in July where librarians shared their experience with using Unsub. Several touted the benefit of having evidence to show their institution’s administration the potential savings they could achieve by eliminating journals critical mass of content that could otherwise be accessed freely — and legally — online. The tool was instrumental in helping the State University of New York (SUNY) track the use of scholarly articles and create a list of journals that were most vital. 

Emotionally and philosophically we were there in wanting to negotiate a better deal,” says Mark McBride, Library Senior Strategist in the Office of Library and Information Services at SUNY. “We had a strong appetite to walk away, but we also needed access. The key with Unsub is that the data put us in the driver seat.”

The system had been spending about $9 million a year before it decided to cancel its bundled Big Deal with Elsevier. Now it subscribes to a few hundred individual Elsevier journals at an estimated savings of $7 million annually.

The point of Unsub is to take away much of the uncertainty of doubt around cutting journals,” Priem says. 

The tool is designed to be easy to use and to provide customized information to each institution. Librarians input information about their collection into Unsub and a forecast is provided that can eliminate the guesswork about the potential impact of canceling a journal. The options take into account both immediate and long-term savings, based on calculations of the institution’s contracts.  Unsub incorporates detailed information about subscription history, journals by discipline, ILL requests, citations by faculty and other metrics to help institutions make decisions having a clear sense of the potential outcome.

In addition to the enterprise, the mission side of Unsub is to make it unprofitable for publishers to continue using a toll-access model. “We want to basically poison that well – because there is another, better well – a great fresh water well that is the open access model,” says Priem. “We can beg and plead the publishers to change, but as long as they are making huge profit margins, why would they ever switch? We want to make it more appealing to switch.”   

As Unsub gains traction, its developers are encouraged about the broad impact of their growing company.

It’s about making research that belongs to everybody and that can be used by everybody,” Priem says. “Whether that’s getting information to patients with open access or getting data and code to scientists – across the open spectrum, we want to improve the way humanity does science.”

Dịch: Lê Trung Nghĩa

letrungnghia.foss@gmail.com

Thứ Tư, 18 tháng 11, 2020

Phần mềm nguồn mở và cộng đồng phần mềm nguồn mở

 


Là bài trình bày tại sự kiện Vietnam Open Summit, do Cục Tin học hóa, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức ngày 18/11/2020 tại Hà Nội.


 

Tự do tải về bài trình bày bằng slide tại địa chỉ:

https://www.dropbox.com/s/rkrgrlifhqks6rf/Vietnam_Open_Summit_18112020_Presentation.pdf?dl=0

Xem thêm: Toàn văn phát biểu của Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng tại diễn đàn công nghệ mở Việt Nam


Blogger: Lê Trung Nghĩa

letrungnghia.foss@gmail.com

Thứ Ba, 17 tháng 11, 2020

Tài nguyên Giáo dục Mở: Một phần của chuyển đổi số trong giáo dục

(Bài đăng trên tạp chí Tia Sáng số 21, xuất bản ngày 05/11/2020, các trang 8-11. Phiên bản điện tử xuất bản ngày 19/11/2020 có tại địa chỉ: https://tiasang.com.vn/-giao-duc/Tai-nguyen-giao-duc-mo-Mot-phan-cua-chuyen-doi-so-trong-giao-duc-26658)

LTS: Tại phiên họp thứ ba của Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực, Tiểu ban Giáo dục Thường xuyên và Học tập suốt đời “Phát triển giáo dục thường xuyên theo hướng tiếp cận với Cách mạng công nghiệp 4.0” ngày 16/10/2020, chuyên gia Lê Trung Nghĩa (Ban Tư vấn Phát triển Giáo dục Mở, Hiệp hội các trường đại học cao đẳng Việt Nam) đề xuất việc ứng dụng và phát triển tài nguyên giáo dục mở để phát triển giáo dục thường xuyên và học tập suốt đời theo hướng tiếp cận với CMCN4 và đáp ứng mục tiêu phát triển bền vững 4 về giáo dục của Liên Hiệp Quốc tới năm 2030. Tia Sáng giới thiệu với bạn đọc một phần tham luận của chuyên gia Lê Trung Nghĩa.

Trong công cuộc chuyển đổi số lớn hơn của xã hội, tài nguyên giáo dục mở sẽ là một phần không thể thiếu của nó. Nếu không nghĩ đến tài nguyên giáo dục mở, chúng ta khó có thể chuẩn bị tốt cho CMCN4 và khó có thể đào tạo nguồn nhân lực tương lai đáp ứng các yêu cầu của CMCN4.

Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN4) sẽ tạo ra một nền công nghiệp mới, nơi mà máy móc trở thành một thực thể độc lập có khả năng thu thập dữ liệu, phân tích nó, và tư vấn dựa trên dữ liệu[1]. Các công nghệ tham gia vào quá trình sản xuất hàng loạt hầu hết đều nằm trong lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông (CNTT-TT), và dữ liệu chính là nguyên liệu thô quan trọng không thể thiếu cho các công nghệ đó với dữ liệu mở của ngành giáo dục là một phần trong đó. Cũng cần nhấn mạnh là từ góc độ của cấp phép mở, dữ liệu mở (của ngành giáo dục) là một tập con của tài nguyên giáo dục mở.


Từ góc độ của cấp phép mở, dữ liệu mở là tập con của tài nguyên giáo dục mở

Qua đó có thể thấy, một nền công nghiệp mới sẽ đòi hỏi tập hợp mới các kỹ năng. Trong bối cảnh đó, giáo dục và đào tạo sẽ có hình hài mới đủ khả năng cung cấp cho một nền công nghiệp mới một nguồn lao động với đầy đủ các kỹ năng cần thiết. Khi việc sản xuất hàng loạt chủ yếu dựa vào các công nghệ trong lĩnh vực CNTT-TT, dễ thấy lao động có kỹ năng CNTT-TT là quan trọng và không thể thiếu, dù chúng không là duy nhất.

Trong tài liệu “Khung năng lực CNTT-TT cho các giảng viên” phiên bản 3 (ICT CFT V3) vào năm 2018, UNESCO nêu năng lực TNGDM được tích hợp ở cả ba mức độ sử dụng sư phạm CNTT-TT, và ở 4 trong số 18 kỹ năng của khung đó. Tới nay, khoảng 20 quốc gia, tổ chức/cơ sở giáo dục trên thế giới đã và đang phát triển khung năng lực này. Điều quan trọng là tất cả các tài nguyên được sử dụng để xây dựng các khung năng lực của các quốc gia và/hoặc cơ sở giáo dục đó đều là các TNGDM, cho phép bất kỳ ai cũng có thể tự do không mất tiền để tùy biến thích nghi/sửa đổi chúng cho phù hợp với ngữ cảnh của bất kỳ quốc gia và/hoặc cơ sở nào khác muốn phát triển khung năng lực tương tự cho mình[2].

Nếu chính phủ hay bất kỳ tổ chức/cơ sở giáo dục nào của Việt Nam muốn xây dựng cho mình khung năng lực CNTT-TT đều không phải làm từ đầu, từ không có gì cả, mà vẫn có thể xây dựng trên cơ sở ‘đứng trên vai những người khổng lồ’.

Với ICT CFT V3, TNGDM có khả năng giúp cho các giảng viên trước hết có thể có được tri thức dễ dàng nhất mà không phải đối mặt với các rào cản cả về tài chính, pháp lý và kỹ thuật, để rồi từ đó đào sâu tri thức và sau đó sáng tạo tri thức. Bằng cách này các giảng viên còn có khả năng để trở thành các nhà đổi mới sáng tạo, điều quan trọng bậc nhất để tiếp cận CMCN4.



Vài gợi ý cho giáo dục Việt Nam

Việc đào tạo nhận lực đáp ứng đầy đủ yêu cầu của CMCN4 sẽ là một quá trình dài, do đó theo tôi, để đạt được hiệu quả như mong muốn thì chúng ta nên tính đến những phần công việc có thể thực hiện trong ngắn hạn và dài hạn, trên cơ sở tính tới tính khả thi về thời gian để xây dựng và triển khai các gợi ý đó.

Về ngắn hạn, có các công việc có thể thực hiện được sớm:

1. Đưa môn học ‘Cơ bản về TNGDM’ với nội dung cấp phép mở như là một môn học bắt buộc và có tín chỉ. TNGDM là xu thế không thể đảo ngược của thế giới. Mặt khác, sự xuất hiện ngày một nhiều các trang đa ngôn ngữ, trong đó có tiếng Việt như Merlot, CK-12 hoặc PHET cho phép các học sinh, sinh viên Việt Nam bây giờ có thể ngồi ở Việt Nam, học các khóa học và/hoặc TNGDM của nước ngoài bằng tiếng Việt. Điều này vừa là cơ hội vừa là thách thức cho giáo dục Việt Nam.

Bên cạnh hàng loạt các lợi ích mà TNGDM có thể đem lại cả cho các giảng viên, sinh viên và cơ sở giáo dục[3], Việt Nam có thể gặp những thách thức không nhỏ, khi mà các vấn đề của MỞ hầu như chưa/không hiện diện trong hầu hết các cơ sở giáo dục ở mọi cấp học, bao gồm cả vấn đề cơ bản nhất và nằm trong bản thân định nghĩa TNGDM là cấp phép mở cho các tài nguyên để chúng có khả năng mở cho bất kỳ ai cũng có thể tự do không mất tiền để truy cập, sử dụng lại, tái mục đích, tùy biến thích nghi và phân phối lại chúng; trong khi, theo Luật Sở hữu trí tuệ, bất kỳ tài nguyên hay tác phẩm mới nào được sáng tạo ra cũng đều được luật đó bảo hộ, bất kể tác giả có đăng ký nó hay không.

Nói cách khác, tài nguyên không được cấp phép mở sẽ không là TNGDM, vì vậy, cấp phép mở cần phải là nội dung không thể thiếu trong bất kỳ cơ sở giáo dục ở bất kỳ cấp học nào, đặc biệt là trong hệ thống các cơ sở giáo dục sư phạm và giáo dục thường xuyên và học tập suốt đời (GDTX & HTSĐ).

2. Xây dựng chương trình ‘Lồng tiếng Việt cho các video tiếng nước ngoài’ là các TNGDM, được cấp phép mở, sẵn có trên Internet. Một thị trường rộng lớn với khoảng 90% dân số Việt Nam từ độ tuổi 15 tuổi trở lên tới hết đời là những người không học đại học và họ cần có một nghề để sống và làm việc. Chương trình này sẽ giúp cho nhiều người có khả năng có được một nghề nào đó một cách nhanh chóng nhất có thể, tiết kiệm nhất có thể, và ở phạm vi rộng nhất có thể. Nếu được xây dựng, nó nên làm theo thứ tự ưu tiên từ các ngành nghề có nhu cầu cao nhất trong xã hội trở xuống.

3. Triển khai các khóa huấn luyện huấn luyện viên về khai thác TNGDM cho hệ thống các cơ sở giáo dục sư phạm và GDTX & HTSĐ cấp trung ương và tỉnh thành. Hiện nay, Ban Tư vấn Phát triển Giáo dục Mở (OEDAB) của Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam đã và đang cung cấp các khóa thực hành khai thác TNGDM nhằm giải quyết bài toán này theo phương thức huấn luyện huấn luyện viên, cả trực tuyến và phi trực tuyến, cả lý thuyết và thực hành bằng việc sử dụng bộ các công cụ CNTT-TT là các phần mềm tự do nguồn mở, được cấp phép mở, đảm bảo không có các rào cản về tài chính, pháp lý và kỹ thuật mà không mất chi phí mua giấy phép sử dụng bộ các phần mềm đó mà không vi phạm bản quyền. OEDAB sẵn sàng triển khai và/hoặc hợp tác với các cơ quan, đơn vị có liên quan để triển khai các khóa huấn luyện như vậy cho hệ thống các trường sư phạm, cũng như trong toàn bộ mạng lưới cơ sở GDTX & HTSĐ cấp trung ương và tỉnh – thành. Hiện tại, các khóa thực hành này có nội dung ở 2 mức: cơ bản và nâng cao - mức này tập trung vào giải pháp sử dụng phần mềm nguồn mở hướng tới việc lồng tiếng Việt cho các video tiếng Anh.

4. Tận dụng mô hình đào tạo trực tuyến để triển khai nhanh hơn các khóa huấn luyện thực hành khai thác TNGDM. Việc triển khai các khóa huấn luyện về thực hành khai thác TNGDM thời gian qua ở các trường đại học và cao đẳng khắp cả nước cho thấy không phải cơ sở giáo dục nào cũng có được các phòng máy, hệ thống âm thanh và kết nối Internet đáp ứng được nhu cầu của khóa huấn luyện. Trong khi đó, cũng có các cơ sở có đủ các điều kiện để cùng một lúc triển khai khóa huấn luyện trên trực tuyến, thường qua một phòng học ảo với một phần mềm hội nghị trực tuyến qua video tới 2 – 3 phòng học vật lý ở các địa điểm khác nhau, như đã được triển khai trong thực tế thời gian qua.

Điều này gợi ý về khả năng triển khai nhanh hơn và rộng hơn các khóa huấn luyện khai thác TNGDM nếu có sự chuẩn bị thích hợp. Bên cạnh đó cũng có lựa chọn triển khai phổ cập các khóa huấn luyện đó thông qua việc ghi lại toàn bộ khóa huấn luyện thành video và/hoặc video phát trực tiếp (live streaming video).


Mô hình đào tạo qua một phòng học ảo tới vài phòng học vật lý đã triển khai trong thực tế.


Các công việc có thể chuẩn bị để triển khai trong dài hạn:

1. Phát triển chính sách hỗ trợ cho TNGDM. Do đây chỉ là một tập con của tài nguyên truy cập mở nên để việc triển khai các hoạt động về TNGDM được thuận lợi, không có hoặc ít có xung đột về lợi ích giữa các bên, chúng ta nên phát triển chính sách truy cập mở trước hoặc đồng thời với chính sách TNGDM[4]. Điểm khởi đầu tốt có thể là chính sách truy cập mở tới các xuất bản phẩm và dữ liệu là kết quả nghiên cứu của các giảng viên và/hoặc cấp phép mở cho các tài liệu nội sinh trong các cơ sở giáo dục đại học và cao đẳng được chọn làm thí điểm để mở rộng sau đó.

2. Cân nhắc lại quy định về kiểm định giáo dục đối với các tư liệu trong thư viện. Khi triển khai các khóa huấn luyện ở các cơ sở giáo dục đại học và cao đẳng thời gian vừa qua, chúng tôi đã nhận được một vài phản hồi từ các cán bộ, giảng viên và nhân viên thư viện xung quanh việc các quy định về kiểm định giáo dục hiện hành không/chưa công nhận các tư liệu giáo dục trong các thư viện, dù chúng là các TNGDM chất lượng, nằm trong các kho nổi tiếng trên thế giới với hàng ngàn trường đại học và cao đẳng khắp trên thế giới sử dụng chúng.

Điều này có lẽ là chưa phù hợp với công văn số 2516/BGDĐT – GDĐH ngày 18/06/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về phát triển các chương trình đào tạo chất lượng cao và các chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài[5], trong đó mục 7 nêu: Tăng cường trao đổi, chia sẻ thông tin, tài liệu học tập dùng chung cũng như sử dụng các nguồn tài nguyên mở (OER - Open Education Resources; OCW - Open Course Ware) của các trường đại học uy tín trên thế giới nhằm giúp sinh viên, giảng viên được tiếp cận, cập nhật thông tin, tri thức toàn cầu;

3. Triển khai thí điểm việc đánh dấu khóa học mở và kham được. Từ năm 2015, việc này đã được tiến hành tại nhiều trường đại học và cao đẳng, bao gồm các trường cao đẳng cộng đồng và kỹ thuật ở Mỹ và Canada[6]. Bên cạnh việc tiết kiệm chi phí mua sách giáo khoa và các vật tư được yêu cầu cho các khóa học của các sinh viên, công việc này bản thân nó được coi như là giai đoạn đầu của việc đánh dấu khóa học mở và TNGDM, bởi cụm từ “chấp nhận được” ở đây thường đi với các chi phí thấp và/hoặc không mất chi phí đối với các tư liệu khóa học, bao gồm cả các tư liệu sở hữu độc quyền (không mở). Sinh viên thường sẽ mất khả năng truy cập sau khi tốt nghiệp, dù họ có thể rất cần truy cập tới chúng kể cả sau khi tốt nghiệp và đi làm. Trong khi với TNGDM là các tài nguyên hoặc nằm trong phạm vi công cộng, hoặc được cấp phép mở tuân thủ các quyền sở hữu trí tuệ của người nắm giữ bản quyền sẽ trao quyền hợp pháp cho các sinh viên để lưu giữ các bản sao tư liệu khóa học vĩnh viễn.

4. Hướng tới phát triển chính sách hỗ trợ cho Khoa học Mở và các thành phần. Khuyến cáo Khoa học Mở dự kiến sẽ được phê chuẩn vào tháng 11/2021 nhân Hội nghị toàn thể lần thứ 41 của UNESCO[7]. Ý tưởng đằng sau Khoa học Mở là để cho phép thông tin, dữ liệu và các kết quả đầu ra của khoa học truy cập được rộng rãi hơn (Truy cập Mở) và khai thác được tin cậy hơn (Dữ liệu Mở) với sự tham gia tích cực của tất cả các bên tham gia đóng góp (Mở cho Xã hội - Open to Society). Rõ ràng, TNGDM và nhiều khái niệm MỞ khác, đều nằm dưới cái ô Khoa học Mở, vì vậy Khuyến cáo Khoa học Mở của UNESCO sắp tới sẽ có liên quan tới Khuyến cáo TNGDM. Điều này càng khẳng định tính cấp bách cho giáo dục Việt Nam dịch chuyển sang Giáo dục Mở với nền tảng cơ bản TNGDM của nó để tiếp cận nhanh tới Khoa học Mở.

Tại châu Âu từ vài năm trở lại đây, đã có các cơ sở đào tạo chuyên cung cấp các khóa đào tạo các kỹ năng cho Khoa học Mở, bao gồm các kỹ năng của nhiều thành phần của Khoa học Mở như TNGDM, truy cập mở, dữ liệu mở hay cấp phép mở .v.v. cho nhiều đối tượng là các bên tham gia đóng góp cho TNGDM. Bên cạnh đó, họ cũng đưa ra ma trận đánh giá sự nghiệp của các nhà nghiên cứu theo Khoa học Mở - OSCAM (Open Science Career Assessment Matrix) với 23 tiêu chí chia thành 6 nhóm khác nhau[8], tất cả đều liên quan tới các kỹ năng MỞ của các thành phần của Khoa học Mở, điều có lẽ chưa từng có trong bất kỳ cơ sở giáo dục nào ở Việt Nam. Đây là thách thức lớn cho đội ngũ các giảng viên của Việt Nam, đặc biệt là các giảng viên đại học bởi trước hết họ đều là các nhà nghiên cứu khoa học.


Kết luận

Chuyển đổi số sẽ tạo ra dữ liệu dạng số và dữ liệu mở chính là dữ liệu dạng số mở. Dữ liệu, bao gồm cả dữ liệu mở là nguyên liệu cho các công nghệ đương thời như trí tuệ nhân tạo (AI), Internet của Vạn vật (IoT) hay dữ liệu lớn (Big Data), .v.v., đều là các công nghệ chủ đạo trong CMCN4. Ứng dụng và phát triển TNGDM là phần công việc quan trọng của chuyển đổi số trong giáo dục, trong đó có chuyển đổi số trong GDTX & HTSĐ vì từ góc độ của cấp phép mở, dữ liệu mở trong giáo dục là tập con của TNGDM. Mặt khác, tương tự như giải thích ở đoạn trên, dữ liệu mở trong giáo dục cũng còn là tập con của dữ liệu giáo dục - là kết quả của việc chuyển đổi số trong giáo dục.

Dù phát triển TNGDM là phù hợp với xu thế phát triển của thế giới, đường lối phát triển của chính phủ Việt Nam, bao gồm sự phát triển GDTX & HTSĐ theo hướng tiếp cận với CMCN4, nhưng rất nhiều công việc cần phải làm còn đang ở phía trước và chắc chắn sẽ có nhiều khó khăn, thậm chí có rủi ro xung đột với các luật, quy định hiện hành ở mọi cấp có liên quan tới giáo dục cũng như có liên quan tới các bộ ngành khác trong Chính phủ cần phải được điều chỉnh cho phù hợp. Tuy nhiên, đó là việc chúng ta cần làm bởi rủi ro lớn nhất là không làm gì cả!


Các tham chiếu

  • Định hướng Giáo dục Mở trong Nghị quyết số 29-NQ/TW năm 2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, hay Luật Giáo dục số 43/2019/QH14 khẳng định hệ thống giáo dục quốc dân của Việt nam là hệ thống giáo dục mở và “Phát triển hệ thống giáo dục mở, xây dựng xã hội học tập nhằm tạo cơ hội để mọi người được tiếp cận giáo dục, được học tập ở mọi trình độ, mọi hình thức, học tập suốt đời”, công văn số 4301/BGDĐT-GDTX ngày 20/09/2019 của Bộ GD&ĐT về việc xây dựng và phát triển TNGDM.

  • Quyết định 749/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 03/06/2020 phê duyệt “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”, trong đó chuyển đổi số trong giáo dục là lĩnh vực đứng hàng thứ hai trong tám lĩnh vực ưu tiên, với nội dung cụ thể: “Phát triển nền tảng hỗ trợ dạy và học từ xa, ứng dụng triệt để công nghệ số trong công tác quản lý, giảng dạy và học tâp; số hóa tài liệu, giáo trình; xây dựng nền tảng chia sẻ tài nguyên giảng dạy và học tập theo cả hình thức trực tiếp và trực tuyến. Phát triển công nghệ phục vụ giáo dục, hướng tới đào tạo cá thể hóa”,

  • Nghị định số 47/2020/NĐ-CP ngày 09/04/2020 của Chính phủ về “quản lý, kết nối và chia sẻ dữ liệu số của cơ quan nhà nước”, trong đó có mục dành riêng và nhiều mục có nội dung liên quan tới dữ liệu mở của cơ quan nhà nước.


Các chú giải

[1] Cleverism: Industry 4.0: Definition, Design Principles, Challenges, and the Future of Employment: https://www.cleverism.com/industry-4-0/

[2] OER Commons: UNESCO ICT Competency Framework for Teachers: https://www.oercommons.org/hubs/UNESCO#ict-cft-aligned-resource

[3] Lê Trung Nghĩa biên dịch, 2020: LỢI ÍCH CỦA TÀI NGUYÊN GIÁO DỤC MỞ, trích nguồn: Nguồn: Sarah Hare, Jessica Kirschner, và Michelle Reed biên tập: Đánh dấu khóa học mở và kham được: Các thực hành tốt nhất và các trường hợp điển hình; Nhà in Mavs xuất bản năm 2020, giấy phép mở CC BY 4.0, trích đoạn tại: https://giaoducmo.avnuc.vn/giao-duc/loi-ich-cua-tai-nguyen-giao-duc-mo-290.html

[4] Lê Trung Nghĩa, 2019: Hành trình đi tới Truy cập Mở đầy đủ và tức thì ở Liên minh châu Âu tới các xuất bản phẩm và dữ liệu nghiên cứu và vài gợi ý cho Việt Nam: https://letrungnghia.mangvn.org/Author/hanh-trinh-di-toi-truy-cap-mo-day-du-va-tuc-thi-o-lien-minh-chau-au-toi-cac-xuat-ban-pham-va-du-lieu-nghien-cuu-vai-goi-y-cho-viet-nam-6232.html, mục 5. Vài gợi ý cho Việt Nam.

[5] Bộ Giáo dục và Đào tạo: Công văn số 2516/BGDĐT – GDĐH ngày 18/06/2018: https://www.dropbox.com/s/cmdyae45eg3nj2l/CV-2516-Phat-trien-chuong-trinh-dao-tao-chat-luong-cao.pdf?dl=0

[6] Sarah Hare, Jessica Kirschner, và Michelle Reed biên tập: Marking Open and Affordable Courses: Best Practices and Case Studies. Nhà xuất bản Mavs xuất bản năm 2020, giấy phép mở CC BY 4.0: https://uta.pressbooks.pub/markingopenandaffordablecourses/. Bản dịch sang tiếng Việt của Lê Trung Nghĩa tại địa chỉ: https://www.dropbox.com/s/de1x7trq7vl070v/Marking-Open-and-Affordable-Courses-Best-Practices-and-Case-Studies-1596578301_Vi_24092020.pdf?dl=0

[7] Lê Trung Nghĩa, 2020: Khuyến cáo khoa học mở của UNESCO sẽ được phê chuẩn vào tháng 11/2021: https://giaoducmo.avnuc.vn/bai-viet-toan-van/khuyen-cao-khoa-hoc-mo-cua-unesco-se-duoc-phe-chuan-vao-thang-11-2021-301.html

[8] Working Group on Rewards under Open Science, EC, 2017: Evaluation of Research Careers fully acknowledging Open Science Practices. EC, 2017: http://ec.europa.eu/research/openscience/pdf/os_rewards_wgreport_final.pdf. Bản dịch sang tiếng Việt của Lê Trung Nghĩa có tại địa chỉ: https://www.dropbox.com/s/dqbqnia7dih0u6w/os_rewards_wgreport_final_Vi_10032018.pdf?dl=0


Giấy phép nội dung: CC BY-SA 4.0: https://creativecommons.org/licenses/by-sa/4.0/

Lê Trung Nghĩa