UNESCO Beijing and Open University of China signed MOU to Promote Open and Distance Learning (ODL)
19/05/2020
Bài được đưa lên Internet ngày: 19/05/2020
Ngày 19/05/2020, UNESCO Bắc Kinh và Đại học Mở Trung Quốc (OUC) đã ký Bản ghi nhớ (MoU) khẳng định cam kết cùng hợp tác và thúc đẩy Học tập Mở và Từ xa - ODL (Open and Distance Learning) ở Trung Quốc và ở mức khu vực và quốc tế.
Việc ký kết MoU là bước quan trọng hướng tới việc chính thức hóa sự hợp tác đã tồn tại nhiều năm giữa 2 tổ chức. MoU đưa ra khung hợp tác chiến lược và tiếp tục tăng cường quan hệ đối tác liên tục giữa UNESCO Bắc Kinh với Đại học Mở Trung Quốc trong Học tập Mở và Từ xa, đảm bảo chất lượng trong học tập từ xa, các khóa học trực tuyến mở đại chúng (MOOC), tài nguyên giáo dục mở (OER) và các công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) trong giáo dục. Để phù hợp với đại dịch COVID-19 và sự nổi lên của các nền tảng học tập từ xa và trên trực tuyến, MoU này được kỳ vọng tập trung vào sự phát triển các hoạt động chung nhằm vào việc xây dựng năng lực, thúc đẩy hợp tác Nam - Nam, cung cấp hỗ trợ kỹ thuật, và quảng bá các thực hành tốt nhất trong giáo dục mở và từ xa và học tập suốt đời chất lượng.
Trước lễ ký kết MoU, TS. Marielza Oliveira, Giám đốc Văn phòng UNESCO Bắc Kinh, và TS. Jing Degang, Chủ tịch OUC và các nhân viên quản lý cấp cao đã mô tả các lĩnh vực hợp tác chiến lược giữa 2 tổ chức. Ông Zhou Jiagui, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc gia của Trung Quốc về UNESCO đã truyền đạt mức độ phù hợp để tăng cường hợp tác về học tập mở và từ xa.
TS. Oliveira đã nhấn mạnh trong lễ ký kết rằng UNESCO vui mừng được tiếp cận kinh nghiệm của Đại học về học tập mở và từ xa (ODL), và về cách thức quan hệ đối tác này có thể đóng góp thúc đẩy ODL ở các quốc gia cần hỗ trợ.
Chủ tịch Jing đã tái khẳng định cam kết của OUC mở rộng sự cộng tác với UNESCO Bắc Kinh.
UNESCO là cơ quan Liên hiệp quốc duy nhất với nhiệm vụ trong giáo dục đại học. Vì vậy, nó đóng góp để phát triển các khuôn khổ và kế hoạch chính sách và chiến lược giáo dục đại học dựa vào bằng chứng phù hợp với tiêu điểm 4.3 của Mục tiêu Phát triển Bền vững số 4 (SDG4) “tới 2030, đảm bảo truy cập bình đẳng cho tất cả nam và nữ tới giáo dục sau trung học và dạy nghề, kỹ thuật kham được và chất lượng, bao gồm cả đại học”. Các nguyên tắc cốt lõi của SDG4 về đảm bảo học tập suốt đời hòa nhập, công bằng và chất lượng cho tất cả mọi người sẽ được ôm lấy trong việc thực thi MoU.
MoU đã nắm bắt các chủ đề cốt lõi như học tập mở và từ xa, thừa nhận các trình độ trong giáo dục đại học, đảm bảo chất lượng trong giáo dục đại học, vị thế chủ tịch UNESCO trong Giáo dục Từ xa, UNITWIN, SDG4 và các tác động đối với giáo dục đại học, CNTT-TT và học tập suốt đời phù hợp với nhiệm vụ cốt lõi và năng lực kỹ thuật của 2 tổ chức để cùng cung cấp hỗ trợ kỹ thuật cho các cơ sở có nhu cầu.
MoU tiếp tục chống trụ cho cơ hội hợp tác gia tăng giữa 2 tổ chức để cùng huy động sự tinh thông, các tài nguyên và kinh nghiệm để bổ sung, làm phong phú và biến đổi giáo dục từ xa qua các tiếp cận đổi mới sáng tạo và các sáng kiến mức khu vực và toàn cầu.
Thông tin thêm:
UNESCO/Giáo dục Đại học:
https://en.unesco.org/themes/higher-education
Giáo dục Đại học Số:
https://en.unesco.org/themes/higher-education/digital
Xây dựng Xã hội Tri thức:
https://en.unesco.org/themes/building-knowledge-societies
On 19 May 2020, UNESCO Beijing and the Open University of China (OUC) signed a Memorandum of Understanding (MOU) to affirm their commitment to jointly collaborate and promote Open and Distance Learning in China and at the regional and international level.
The signing of the MOU was a significant step towards formalizing the cooperation that existed over the years between the two institutions. The MOU provides the strategic framework for cooperation and further reinforces the on-going UNESCO Beijing partnership with the China Open University in Open and Distance learning, quality assurance in distance learning, MOOCs, OER, and ICTs in Education. In light of the COVID-19 pandemic and the emergence of distance and on-line learning platforms, this MOU is expected to focus on the development of joint activities targeted at building capacity, promoting south-south cooperation, providing technical support, and promoting best practices in quality open and distance education and lifelong learning.
Before the signing ceremony of the MOU, Dr. Marielza Oliveira, Director of UNESCO Beijing Office, and Dr. Jing Degang, President of OUC and senior management staff described the strategic areas of cooperation between the two institutions. Mr. Zhou Jiagui, Deputy Secretary-General of the Chinese National Commission for UNESCO conveyed how relevant is to strengthen cooperation on Open and Distance Learning.
Dr. Oliveira highlighted at the signing ceremony that UNESCO is pleased to tap into the experience of the University in Open and Distance Learning (ODL), and on how this partnership can contribute to advance ODL in countries that need support.
President Jing reaffirmed OUC’s commitment to scale-up the collaboration with UNESCO Beijing.
UNESCO is the only UN agency with a mandate in higher education. As such, it contributes to develop evidence-based higher education policies and strategic frameworks and plans, which aligns with target 4.3 of Sustainable Development Goal 4 to “by 2030, ensure equal access for all women and men to affordable and quality technical, vocational and tertiary education, including university.” The core principles of SDG4 in ensuring inclusive, equitable and quality lifelong learning for all shall be embraced in the execution of the MOU.
The MOU captured core themes such as Open and Distance learning, recognition of qualifications in higher education, quality assurance in higher education, UNESCO Chairs in Distance Education, UNITWIN, SDG4 and implications for higher education, ICTs and lifelong learning aligned with the core mandate and technical capacity of the two institutions to jointly provide technical support to institutions in need.
The MOU further underpins the opportunity for increased cooperation between the two institutions to collectively mobilize expertise, resources and experiences to complement, enrich and transform distance education through innovative approaches and initiatives at the regional and global levels.
More information
UNESCO/Higher Education:
https://en.unesco.org/themes/higher-education
Digital Higher Education:
https://en.unesco.org/themes/higher-education/digital
Building Knowledge Societies:
https://en.unesco.org/themes/building-knowledge-societies
Dịch: Lê Trung Nghĩa
letrungnghia.foss@gmail.com
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.