Thứ Hai, 28 tháng 2, 2022

‘Quy định về Dữ liệu Nghiên cứu Mở’ của 4 nhà cấp vốn nghiên cứu của Vương quốc Anh - bản dịch sang tiếng Việt



Là tài liệu của một nhóm 4 nhà cấp vốn nghiên cứu của Vương quốc Anh phát triển và xuất bản ngày 28/07/2016, đưa ra 10 nguyên tắc về Dữ liệu Nghiên cứu Mở.


Vương quốc Anh đang trong quá trình làm cho tất cả các xuất bản phẩm nghiên cứu được người đóng thuế cấp tiền là sẵn sàng ở định dạng truy cập mở”.


Tự do tải về bản dịch sang tiếng Việt của tài liệu có 32 trang tại địa chỉ: https://www.dropbox.com/s/nn94k57z7yqoib2/UKRI-020920-ConcordatonOpenResearchData_Vi-24022022.pdf?dl=0


Xem thêm:


Blogger: Lê Trung Nghĩa

letrungnghia.foss@gmail.com

Thứ Năm, 24 tháng 2, 2022

Gợi ý về chữ MỞ trong giáo dục nước nhà

(Bài đăng trên tạp chí Tia Sáng, số 4 năm 2022, xuất bản ngày 20/02/2022, các trang 42-45. Phiên bản điện tử có tại địa chỉ: https://drive.google.com/file/d/1IB-TlowZf-auk5oPBDRD8vidEd5hwCVo/view?usp=sharing và tại địa chỉ: https://tiasang.com.vn/-giao-duc/Goi-y-ve-chu-MO-trong-giao-duc-nuoc-nha-29838)

Trong bối cảnh của Chương trình Chuyển đổi số quốc gia thời kỳ hậu COVID-19, phù hợp với các xu thế của thế giới về Tài nguyên Giáo dục Mở và Khoa học Mở thì đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo theo hướng mở, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là nhu cầu cấp thiết.

Bối cảnh thế giới

Tài nguyên giáo dục mở đã trở thành xu hướng không thể đảo ngược trên thế giới. Kể từ năm 2019, UNESCO và 193 thành viên của nó (trong đó có Việt Nam) đã nhất trí với Khuyến nghị Tài nguyên giáo dục mở [1]. Điều này đồng nghĩa với việc đại đa số các nước trên thế giới ủng hộ và sẽ cam kết phát triển chính sách và hỗ trợ để các mô hình tài nguyên giáo dục mở phát triển bền vững.


Khoa học Mở và TNGDM - các xu thế không thể đảo ngược của thế giới!

Tới hết năm 2021, từ 70% các xuất bản phẩm bị khóa sau bức tường thanh toán giảm xuống chỉ còn 30% trong và sau đại dịch COVID-19. Tốc độ nhiều nghiên cứu trên thế giới đáng lẽ có thể đi nhanh hơn, nhiều người được hưởng lợi hơn. Đó là một phần lí do mà các quốc gia nói trên đã tiến thêm một bước là thông qua Khuyến nghị khoa học mở [2] vào cuối năm 2021. Với khuyến nghị này, theo như thông cáo báo chí của UNESCO[3], các quốc gia đã “nhất trí tuân theo các tiêu chuẩn chung cho khoa học mở” và hơn nữa là thống nhất một lộ trình để không chỉ các công trình khoa học mà tất cả các dữ liệu và cơ sở vật chất phục vụ học tập và nghiên cứu sẽ đều mở và miễn phí cho bất kì ai cũng có thể tiếp cận. Một trong những yêu cầu của lộ trình này là các quốc gia cần ưu tiên đầu tư vào nhân lực, giáo dục đào tạo kĩ năng số (digital skills) cùng với tính mở.

Tài nguyên giáo dục mở, Khoa học mở và Truy cập mở tới các Kiến thức khoa học mở là một trong những nền tảng quan trọng để học tập suốt đời trở thành hiện thực với đại đa số người dân. Báo cáo “Tiếp nhận văn hóa học tập suốt đời: Đóng góp cho sáng kiến Tương lai của giáo dục” [4] của Viện Học tập Suốt đời của UNESCO – UIL cho rằng quyền được học tập của người dân cần phải được làm mới, nó không chỉ nên dừng lại ở quyền được đến trường, mà phải mở rộng ra thành quyền được học suốt đời. Nói cách khác, học tập suốt đời sẽ phải trở thành quyền cơ bản của con người, là tiêu chí đánh giá công bằng xã hội.

Từ trước tới nay, việc học tập suốt đời luôn nằm trong khuôn khổ của các lĩnh vực chính sách giáo dục và thị trường lao động. Nhưng từ bây giờ trở đi, nó có thể sẽ rất khác, biên giới của học tập suốt đời sẽ bao phủ hầu hết tất cả các lĩnh vực: “tiềm năng của học tập suốt đời không chỉ để biến đổi lĩnh vực giáo dục, mà còn tạo ra tương lai bền vững, lành mạnh và hòa nhập hơn” cho tất cả mọi người và tương lai của giáo dục.

Khái niệm học tập suốt đời đầy đủ giờ đây ngụ ý việc học tập từ lúc sinh ra cho tới lúc chết đi (bất kỳ lúc nào), tồn tại bên trong và bên ngoài hệ thống giáo dục (bất kỳ ở đâu), được mọi người ở mọi lứa tuổi triển khai (bất kỳ ai, bất kỳ lứa tuổi nào), thông qua một dải rộng lớn các phương thức, bao gồm mặt đối mặt, từ xa, trực tuyến (bất kỳ cách gì), và liên quan tới tất cả các lĩnh vực kiến thức (bất kỳ điều gì). Việc học tập suốt đời như vậy sẽ kéo theo việc phát triển năng lực của người học, cá nhân hóa việc học tập, việc thừa nhận các kết quả học tập giành được trong các bối cảnh khác nhau và thúc đẩy lộ trình học tập mở rất linh hoạt. Điều này, tới lượt nó, sẽ dẫn tới việc xây dựng chính sách học tập suốt đời dịch chuyển từ cung sang cầu.

Hãy tưởng tượng về tương lai của giáo dục đến năm 2050, khi mà, từ phía cầu, người học có thể yêu cầu tham gia một khóa học với đầy đủ đặc tính ‘bất kỳ’ mà người học mong muốn, liệu từ phía cung, các cơ sở giáo dục và các nhà cung cấp giáo dục khác sẽ phải thay đổi để đáp ứng yêu cầu đó như thế nào?

Hãy nghĩ về một trường đại học ảo tồn tại trên Internet trực tuyến, không có một mét vuông đất nào, được vận hành hoàn toàn bằng phần mềm máy tính, chắc chắn sẽ làm được việc này, chỉ là vấn đề của thời gian!

Bối cảnh trong nước

Việt Nam thực ra cũng ý thức được xu hướng mở trong giáo dục từ đầu những năm 2010. Nghị quyết 29-NQ/TW năm 2013 “về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa” đã yêu cầu cần: “Đổi mới hệ thống giáo dục theo hướng mở”. Luật Giáo dục năm 2019 cũng nhắc lại ý này “Phát triển hệ thống giáo dục mở, xây dựng xã hội học tập nhằm tạo cơ hội để mọi người được tiếp cận giáo dục, được học tập ở mọi trình độ, mọi hình thức, học tập suốt đời”.

Tương tự như với thế giới, đại dịch COVID-19 đã tác động tới tất cả mọi người, tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội, và tác động sâu sắc nhất tới giáo dục. Đã có rất nhiều thay đổi, kể cả trong nhận thức của xã hội và của mọi người trong việc việc dạy và học, nhất là việc thừa nhận/công nhận/chấp nhận sự cần thiết của việc dạy và học kết hợp: vừa trực tiếp theo cách truyền thống mặt đối mặt và vừa trực tuyến qua Internet với sự trợ giúp của các công cụ công cụ công nghệ thông tin và truyền thông (CNTT-TT). Sau này, việc học theo hướng trực tuyến sẽ ngày càng được tăng cường, trong khi học trực tiếp sẽ được chỉ triển khai khi cần thiết như trong các giờ học thực hành khi các công cụ CNTT-TT như các video, mô phỏng tương tác hoặc thực tế ảo/thực tế tăng cường còn chưa có điều kiện để thay thế được. Có lẽ đúng khi nói, chính đại dịch COVID-19 đã xúc tác cho phát triển việc học tập mở và từ xa - ODL (Open and Distance Learning)[5], một cách học được cho là ngày càng phù hợp với học tập suốt đời.

Thử bàn về chữ mở trong giáo dục ở Việt Nam những năm qua

Đã và đang có các hoạt động nhất định của các bên liên quan tới giáo dục (và cả khoa học nữa) ở Việt Nam hướng tới TNGDM và Khoa học Mở (KHM) từ những năm đầu thế kỷ 21. Tuy nhiên, các hoạt động này chủ yếu tập trung vào việc ứng dụng và phát triển phần mềm nguồn mở và cũng không ổn định theo thời gian. Điều tích cực là trong vài năm trở lại đây, các hoạt động liên quan tới MỞ đã mở rộng hơn để vươn tới những khái niệm mới, phong trào mới hơn của thế giới mở.

Về Tài nguyên Giáo dục mở: Từ năm 2015 trở lại đây, các hiệp hội ngành giáo dục và truyền thông đã tham gia và tổ chức nhiều hội nghị, hội thảo và tập huấn về vấn đề này. Sắp tới, Đề án ứng dụng và phát triển Tài nguyên Giáo dục mở trong giáo dục thường xuyên, giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học sẽ được hoàn thiện để chuẩn bị trình Thủ tướng phê duyệt. Đây là minh chứng rõ ràng cho bước triển khai ban đầu rất cụ thể cho ứng dụng và phát triển Tài nguyên giáo dục mở ở Việt Nam.

Về Khoa học Mở: Đáng chú ý Bộ Khoa học và Công nghệ năm ngoái đã tham gia các cuộc thảo luận đóng góp ý kiến cho bản Khuyến nghị Khoa học mở của UNESCO và tổ chức một vài hoạt động hội nghị, hội thảo có liên quan.

Về công nghệ mở: Nhân sự kiện Ngày Công nghệ Mở Việt Nam lần thứ nhất 18/11/2020, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông (Bộ TTTT) Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định [6]

Công nghệ mở là để các quốc gia có thể làm chủ công nghệ mà mình sử dụng. Không còn như trước đây, chúng ta mua một ‘Hộp đen’ từ một quốc gia khác và phó mặc số phận của quốc gia mình cho một quốc gia khác. Hiện nay, nhiều quốc gia đã tuyên bố chỉ mua công nghệ khi công nghệ là mở, nhất là khi các công nghệ đó dùng để xây dựng các hạ tầng nền tảng quốc gia”, và ông cũng nói thêm:

Việc lựa chọn phát triển công nghệ mở, lựa chọn phát triển phần mềm nguồn mở, lựa chọn mở dữ liệu để các cá nhân, doanh nghiệp tham gia sáng tạo giá trị mới là định hướng của chúng ta.”

Công nghệ Mở không là khái niệm mới. Nó đã từng được quân đội Mỹ phát triển từ những năm đầu thế kỷ 21, gồm những thành phần[7]: (1) Tiêu chuẩn mở và giao diện mở; (2) Phần mềm nguồn mở và thiết kế mở; (3) Văn hóa cộng tác/phân phối và các công cụ hỗ trợ trên trực tuyến; (4) Sự lanh lẹ của công nghệ. Họ cũng đã nêu lên những bài học cần thiết cho sự thành công của phát triển công nghệ mở, quan trọng nhất phải ghi nhớ là: (1) Cộng đồng trước, công nghệ sau; (2) Mở là mặc định, đóng chỉ khi cần[8].

Về nền tảng mở: Để hướng dẫn cho các tổ chức khắp cả nước có được những kiến thức cơ bản về chuyển đổi số, Bộ Thông tin và Truyền thông đã xuất bản website ‘Cẩm nang chuyển đổi số’, khẳng định rằng [9]: “Sử dụng nền tảng số được xác định là giải pháp đột phá để thúc đẩy chuyển đổi số nhanh hơn, giảm chi phí, tăng hiệu quả. Nền tảng được tạo ra bởi những doanh nghiệp công nghệ số xuất sắc, cho phép các cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng ngay dưới dạng dịch vụ thay vì phải tự đầu tư, tự vận hành”.

Tại hội thảo “Chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo” ngày 09/12/2020 với sự có mặt của cả hai bộ trưởng Bộ Thông tin Truyền thông và Bộ Giáo dục Đào tạo, Bộ trưởng Bộ Thông tin Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng có nói [10]: “Ngành Giáo dục hiện còn ‘thiếu một công cụ thực thi hiệu quả’, đó chính là các nền tảng số. Đây phải là nền tảng mở, để liên tục được cập nhật và tốt lên từng ngày. Nền tảng này không chỉ là nội dung mà còn là cách thức giảng dạy, cách học, cách thi kiểm tra, hay nói cách khác là các quy trình. Các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam có thể giúp ngành giáo dục xây dựng được những nền tảng như thế.

Không phải phần mềm nào cũng có thể được gắn nhãn ‘Nền tảng’; cũng không phải nền tảng nào cũng có thể được gắn nhãn ‘Nền tảng Mở’; vì một ‘Nền tảng Mở’ thường có những đặc tính riêng của nó, ví dụ như[11]: (1) Được chuẩn hóa dựa vào các tiêu chuẩn mở; hoặc (2) Trung lập về công nghệ. Hai trong số tám đặc tính nêu trên của một ‘Nền tảng Mở’ là đủ để đảm bảo rằng nền tảng đó sẽ là sân chơi của tất cả các doanh nghiệp/công ty bất kỳ nào và không bị phụ thuộc, không bị khóa trói vào một (vài) nhà cung cấp độc quyền duy nhất nào, để các Kiến thức khoa học mở và Tài nguyên giáo dục mở không bị bắt làm con tin của bất kỳ doanh nghiệp/tập đoàn độc quyền nào, vì nó sẽ hủy hoại tính mở của chính các Kiến thức Khoa học mở và/hoặc Tài nguyên giáo dục mở đó.

Về các khung năng lực số: Khung năng lực số là khung nhằm xác định khả năng kỹ thuật số của một cá nhân hoặc nhóm người nhất định cả về kiến thức, các kỹ năng và thái độ về một lĩnh vực nhất định, và được đặt trong bối cảnh cụ thể của một quốc gia hoặc một tổ chức nhất định. Các mục tiêu của Chương trình Chuyển đổi số cần các công dân, tổ chức và doanh nghiệp có các năng lực số/kỹ năng số thông qua Giáo dục Số với các Khung năng lực số. Cho tới thời điểm hết năm 2020, đã chưa có nghiên cứu nào xây dựng các khung năng lực số tại Việt Nam. Trong khi đó, ví dụ, tại châu Âu, từ năm 2005 cho tới nay đã có hàng chục nghiên cứu và hàng trăm tài liệu là kết quả của các nghiên cứu đó[12] về khung năng lực số ở khu vực này. Điều tích cực là trong các tài liệu dự thảo các Đề án ứng dụng và phát triển Tài nguyên giáo dục mở trong những năm tới đều có đề cập tới việc xây dựng các khung năng lực số.

Để hiện thực hóa những điều MỞ được nêu ở trên là rất không dễ, dù chúng có thể giúp cho Việt Nam hoàn thành các mục tiêu phát triển bền vững (SDG) của Liên hiệp quốc tới năm 2030, nhất là SDG 4 về giáo dục như được nêu ở đầu bài viết này, thì giáo dục Việt Nam chắc sẽ còn cần phải MỞ hơn nữa, để có thể bắt kịp với các xu thế mới, ví dụ như những gì đang được UNESCO dẫn dắt để thảo luận về học tập suốt đời với sáng kiến ‘Tương lai của giáo dục’ đến năm 2050, nhằm đáp ứng nhu cầu học tập suốt đời của người học bằng việc cung cấp giáo dục đổi mới sáng tạo hơn nữa.

Vài gợi ý để thảo luận tiếp về chữ MỞ trong giáo dục ở Việt Nam thời gian tới

Mở, đó là hướng theo những gì được nêu trong Khuyến nghị Tài nguyên giáo dục mở và Khuyến nghị Khoa học mở của UNESCO, đã được 193 quốc gia thành viên của nó thông qua lần lượt vào các năm 2019 và 2021, mà Việt Nam, với tư cách là một quốc gia thành viên của nó, sẽ tuân thủ với các tùy chỉnh cho phù hợp với bối cảnh của mình, và sẽ có các báo cáo về sự tiến bộ về ứng dụng và phát triển Tài nguyên giáo dục mở và Khoa học m cho UNESCO mỗi bốn năm một lần như được nêu trong các Khuyến nghị đó.

Mở, đó là ưu tiên hàng đầu phải có chính sách cấp phép mở quốc gia. Cấp phép mở là cách để các tác giả/người nắm giữ bản quyền cho phép trước bất kỳ ai sử dụng các tài nguyên/tác phẩm của mình một cách rõ ràng để tránh cho người sử dụng khỏi việc vi phạm bản quyền/các quyền tác giả. Không có cấp phép mở, sẽ không có Tài nguyên giáo dục mở hay Kiến thức Khoa học mở!

Mở, đó là việc sử dụng tiền của người đóng thuế thông qua việc nhà nước cấp vốn cho nghiên cứu khoa học để tạo ra các Kiến thức khoa học mở, Tài nguyên giáo dục mở phục vụ trở lại cho người đóng thuế, phục vụ cho công chúng và xã hội. Có lẽ câu hỏi: Lấy tiền từ ai để tiến hành nghiên cứu và tạo ra các Kiến thức Khoa học mở và Tài nguyên Giáo dục mở? nên được đặt ra trước khi có bàn luận bất kỳ nào về Luật sở hữu trí tuệ và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan tới sở hữu trí tuệ, bản quyền, quyền tác giả và các quyền liên quan.

Mở, đó là hiện thực hóa chương trình chuyển đổi số ở Việt Nam bằng công nghệ mởnền tảng mở với sự hỗ trợ tích cực của các Khung Năng lực Số được tích hợp trong Giáo dục Số nhằm giúp hình thành, nâng cao và đánh giá được năng lực số của các tổ chức, các cá nhân và các doanh nghiệp để có được các năng lực số cần thiết, bao gồm các năng lực số mở như Tài nguyên Giáo dục mở, Khoa học mở, Cấp phép mở, để xây dựng chính phủ số, nền kinh tế số và xã hội số - các mục tiêu của Chương trình Chuyển đổi số - cho Việt Nam.

Mở, đó là sẵn sàng trong tư thế hướng tới xu thế mới của thế giới, như hướng tới việc học tập suốt đời có thể trở thành một quyền mới cơ bản của con người, nơi mà các Kiến thức Khoa học mở, Tài nguyên Giáo dục mở có thể trở thành hàng hóa chung của xã hội và/hoặc những điều chung của giáo dục. Hãy nghĩ về việc phát triển Kiến thức Khoa học mở, Tài nguyên Giáo dục mở trong tương lai của Việt Nam cũng giống như việc phát triển hệ thống đường giao thông, các thư viện, viện bảo tàng, vườn hoa, công viên,… để phục vụ cho mọi công dân, bất kể họ là ai, chứ không phải là tài sản riêng của bất kỳ cá nhân hay tổ chức nào, vì cái đích xa hơn là ‘không để ai bị bỏ lại phía sau’, đặc biệt khi Kiến thức Khoa học mở, Tài nguyên Giáo dục mở được tạo ra từ tiền của người đóng thuế.

Ngược lại, nếu không là MỞ, có nghĩa là giáo dục và khoa học Việt Nam đang giậm chân tại chỗ, đi giật lùi hoặc đi lạc hướng với xu thế không thể đảo ngược của thế giới về Tài nguyên Giáo dục mở và Khoa học mở, gây hại cho sự hòa nhập với thế giới và sự phát triển của Việt Nam.

Hai từ khóa trong những năm tới ở Việt Nam sẽ là MỞ và SỐ để phù hợp được với kỷ nguyên số/Chương trình Chuyển đổi số của Việt Nam và định hướng MỞ của thế giới ngày nay. Sự kết hợp giữa MỞ và SỐ có thể sẽ tạo ra nhiều đổi mới sáng tạo và nhiều điều chưa từng thấy, đáp ứng nhu cầu học tập của bất kỳ ai, cũng như đáp ứng kỳ vọng ‘đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa’. MỞ và SỐ sẽ song hành với nhau! Không thể nào khác!

Các chú giải

[1] UNESCO, 2019: Certified Copy of the Recommendation on Open Educational Resources (OER): https://unesdoc.unesco.org/ark:/48223/pf0000373755/PDF/373755eng.pdf.multi.page=3. Bản dịch từ tiếng Anh sang tiếng Việt: https://www.dropbox.com/s/o6lml26uw88ear2/DCPMS_U1911920_Vi-04122019.pdf?dl=0

[2] UNESCO, 2021: UNESCO Recommendation on Open Science: https://unesdoc.unesco.org/ark:/48223/pf0000379949. Bản dịch sang tiếng Việt: https://www.dropbox.com/s/l3q04t99nil5mgo/379949eng_Vi-25112021.pdf?dl=0

[3] UNESCO, Press Release, 26/11/2021: UNESCO sets ambitious international standards for open science: https://www.unesco.org/en/articles/unesco-sets-ambitious-international-standards-open-science. Bản dịch sang tiếng Việt: https://giaoducmo.avnuc.vn/khoa-hoc-mo/unesco-thiet-lap-cac-tieu-chuan-quoc-te-day-tham-vong-cho-khoa-hoc-mo-555.html

[4] UNESCO, UIL, 2020: Embracing a Culture of Lifelong Learning: Contribution to the Futures of Education initiative. https://unesdoc.unesco.org/ark:/48223/pf0000374112. Bản dịch sang tiếng Việt: https://giaoducmo.avnuc.vn/tai-lieu-dich/om-lay-van-hoa-hoc-tap-suot-doi-dong-gop-cho-sang-kien-tuong-lai-cua-giao-duc-ban-dich-sang-tieng-viet-509.html

[5] UNESCO, UIL, 2021: Guidelines on Open and Distance Learning for Youth and Adult Literacy: https://unesdoc.unesco.org/ark:/48223/pf0000379397. Bản dịch sang tiếng Việt: https://www.dropbox.com/s/xr5bxxr5mew88dh/379397eng_Vi-26122021.pdf?dl=0, xem phần ‘Phát triển các tư liệu dạy và học - Các nguyên tắc phát triển tư liệu, trang 72.

[6] Vietnamnet: Toàn văn phát biểu của Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng tại diễn đàn công nghệ mở Việt Nam: https://vietnamnet.vn/vn/thong-tin-truyen-thong/toan-van-phat-bieu-cua-bo-truong-nguyen-manh-hung-tai-dien-dan-cong-nghe-mo-viet-nam-689681.html

[7] Bộ Quốc phòng Mỹ, tháng 4/2006: Open Technology Development - Roadmap Plan: https://www.acqnotes.com/Attachments/Open%20Open%20Technology%20Development%20Roadmap%20-%20April%202006.pdf, Open Technology Development, p. 7. Bản dịch sang tiếng Việt có tại địa chỉ: https://www.dropbox.com/s/ildow3b0qx39f59/OTD-Roadmap-Final-Vi-29122011.pdf?dl=0, trang 6.

[8] Bộ Quốc phòng Mỹ, 2011: Open Technology Development - Lessons Learned and Best Practices for Military Software: https://dodcio.defense.gov/Portals/0/Documents/FOSS/OTD-lessons-learned-military-signed.pdf, OTD Success Checklist, p. 33. Bản dịch sang tiếng Việt: https://www.dropbox.com/s/7dr3l68df0n8qkd/OTD-Lessons-Learned-And-Best-Practices-For-Military-Software-Vi.pdf, trang 42-43.

[9] Trang tin của Bộ Thông tin và Truyền thông: Cẩm nang chuyển đổi số: https://dx.mic.gov.vn/. Xem phần câu hỏi: ‘Chuyển đổi số như thế nào?’, mục ‘Sử dụng nền tảng để chuyển đổi số như thế nào?’

[10] Trang tin của Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2020: Hội thảo “Chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo”: https://moet.gov.vn/giaoducquocdan/tang-cuong-ung-dung-cntt/Pages/Default.aspx?ItemID=7123

[11] Lê Trung Nghĩa, 2021: Cần một nền tảng mở cho chuyển đổi số trong giáo dục: https://giaoducmo.avnuc.vn/bai-viet-toan-van/can-mot-nen-tang-mo-cho-chuyen-doi-so-trong-giao-duc-504.html

[12] Lê Trung Nghĩa, 2021: Các khung năng lực số của Liên minh châu Âu và vài gợi ý cho Việt Nam để chuyển đổi số thành công: https://giaoducmo.avnuc.vn/bai-viet-toan-van/cac-khung-nang-luc-so-cua-lien-minh-chau-au-va-vai-goi-y-cho-viet-nam-de-chuyen-doi-so-thanh-cong-534.html


 

Giấy phép nội dung: CC BY-SA 4.0 Quốc tế

Lê Trung Nghĩa

Xem thêm: Các bài toàn văn

Thứ Tư, 23 tháng 2, 2022

‘SPARC châu Âu: Báo cáo: Phân tích các chính sách Khoa học Mở ở châu Âu, Phiên bản 7’ - bản dịch sang tiếng Việt


Là tài liệu do Liên minh Xuất bản Học thuật và Tài nguyên Hàn lâm châu Âu - SPARC châu Âu (Scholarly Publishing and Academic Resources Coalition Europe) xuất bản tháng 4/2021.


Tài liệu trình bày sự rà soát lại được cập nhật các chính sách Dữ liệu Mở và Khoa học Mở ở một loạt các quốc gia châu Âu cho tới tháng 3/2021 dựa vào 11 yếu tố chính sách gồm: (1) phạm vi chính sách, (2) định nghĩa dữ liệu, (3) các chỉ thị, (4) các ngoại lệ, (5)nhắc về FAIR, (6) DMP, (7) trích dẫn dữ liệu, (8) các tuyên bố về tính sẵn sàng của dữ liệu, (9) sử dụng lại, (10) sở hữu trí tuệ (IP) và cấp phép, và (11) chi phí.


Là tài liệu tham khảo rất tốt để tham khảo khi xây dựng chính sách Khoa học Mở, Dữ liệu Mở và/hoặc Truy cập Mở cả ở mức quốc gia và cơ sở cho Việt Nam.


Tự do tải về bản dịch sang tiếng Việt có 76 trang tại địa chỉ: https://www.dropbox.com/s/e8s48e9bwr9n1ei/Open%20Science%20Policies%20in%20Europe%20Review%20v7_Vi-22022022.pdf?dl=0


Xem thêm:


Blogger: Lê Trung Nghĩa

letrungnghia.foss@gmail.com

Thứ Ba, 22 tháng 2, 2022

13 đại sứ Giáo dục Mở chia sẻ các câu chuyện của họ: dự án các Nhà vô địch Giáo dục Mở vừa được khởi xướng

Thirteen Open Education ambassadors share their stories: The OE Champions project just launched

21st February 2022 News, Open Education, Open Science

Theo: https://sparceurope.org/thirteen-open-education-ambassadors-share-their-stories-the-oe-champions-project-just-launched/

Bài được đưa lên Internet ngày: 21/02/2022

Làm thế nào chúng tôi thu hút sự chú ý tới tầm quan trọng của Giáo dục Mở? SPARC châu Âu nghĩ rằng một trong những cách thức tốt nhất có lẽ là nói chuyện với chính các chuyên gia và các nhà thực hành Giáo dục Mở và chia sẻ các câu chuyện thực tế về các con đường Giáo dục Mở của họ: những thành công, thách thức, và các kế hoạch cho tương lai. Vài tháng qua, chúng tôi đã và đang làm việc siêng năng trong dự án các Nhà vô địch Giáo dục Mở (Open Education Champions), nó khởi xướng ngày hôm nay.

Dự án này đã tập hợp một nhóm những người đẹp ban đầu gồm 13 nhà vô địch Giáo dục Mở từ 9 quốc gia châu Âu, và đã tuyển dụng các thành viên của Mạng các thủ thư Giáo dục Mở châu Âu - ENOEL (European Network of Open Education Librarians) để ngồi xuống với họ để làm một loạt các cuộc phỏng vấn chuyên sâu. Các nhà vô địch đó có các xuất thân khác nhau, làm việc trong các vai trò khác nhau, và thấy bản thân họ ở các giai đoạn con đường sự nghiệp khác nhau của họ, chào dải rộng lớn các quan điểm về Giáo dục Mở. Họ cũng cung cấp sự thấu hiểu trong vai trò thủ thư trong bối cảnh đang tiến hóa này.

Ngắn gọn, website trưng bày Giáo dục Mở chia sẻ các cuộc phỏng vấn và một danh sách các video với phiên bản của từng đối thoại được ghi lại. Chúng tôi hy vọng rằng 13 nhà Vô địch Giáo dục Mở đó sẽ truyền cảm hứng cho những người khác để tham gia và trải nghiệm với và khai phá những lợi ích thực tế của Giáo dục Mở và trên hết tất cả để khuyến khích những người khác làm điều tương tự.

Xem đoạn giới thiệu loạt đó ở đây

Đọc tất cả các cuộc phỏng vấn ở đây

Xem video các cuộc phỏng vấn ở đây

How can we draw attention to the importance of Open Education? SPARC Europe thought that one of the best ways would be to talk to OE experts and practitioners themselves and share real stories about their OE journeys: successes, challenges, and plans for the future. For the past few months, we have been diligently working on the Open Education Champions project, which launches today. 

The project gathered an initial handsome group of thirteen OE Champions from nine European countries, and recruited members of the European Network of Open Education Librarians (ENOEL) to sit down with them for a series of in-depth interviews. The champions come from different backgrounds, work in various roles, and find themselves at different stages of their career paths, offering a broad range of perspectives on Open Education. They also provide insights into the librarian’s role in this evolving context. 

In short, the Open Education showcase website shares the interviews and a video playlist with a recorded version of each conversation. We hope that these thirteen Champions of OE will inspire others to engage and experiment with and explore the practical benefits of Open Education and above all to encourage others to do the same.

Watch the trailer for the series here

Read all interviews here

Watch the video interviews here

Blogger: Lê Trung Nghĩa

letrungnghia.foss@gmail.com

Thứ Hai, 21 tháng 2, 2022

Tài nguyên giáo dục mở: Xu thế tất yếu của giáo dục nghề nghiệp kỷ nguyên số

Là bài lược đăng bài phỏng vấn của PV Tạp chí Nghề nghiệp và Cuộc sống với Chuyên gia tài nguyên giáo dục mở (TNGDM) Lê Trung Nghĩa, trên Tạp chí Nghề nghiệp và Cuộc sống số Xuân Nhâm Dần 2022, các trang 20-23. Phiên bản điện tử có tại địa chỉ: https://nghenghiepcuocsong.vn/tai-nguyen-giao-duc-mo-xu-the-tat-yeu-cua-giao-duc-nghe-nghiep-ky-nguyen-so/

Blogger: Lê Trung Nghĩa

letrungnghia.foss@gmail.com

Chủ Nhật, 20 tháng 2, 2022

Phát triển Tài nguyên Giáo dục Mở sẽ đẩy nhanh chuyển đổi số

Là bài trả lời phỏng vấn với tạp chí điện tử giáo dục Việt Nam về giáo dục mở và chuyển đổi số, đăng trên Tạp chí Điện tử Giáo dục Việt Nam, số Xuân Nhâm Dần 2022 “Bình minh sau Covid-19”, các trang 80-85.


“Để thúc đẩy ứng dụng và phát triển tài nguyên giáo dục mở phục vụ cho việc chuyển đổi số trong giáo dục, ở thời điểm hiện tại, có thể gợi ý một số việc cần làm sớm:

Thứ nhất, có chính sách cấp phép mở mức quốc gia càng sớm càng tốt.

Thứ hai, có chính sách để càng nhiều càng tốt các kiến thức khoa học là mở, được cấp phép mở, đặc biệt là các kiến thức khoa học được tạo ra từ ngân sách nhà nước, từ tiền của những người đóng thuế, miễn là chúng không phải là các kiến thức khoa học thuộc về lĩnh vực an ninh quốc gia và quyền riêng tư của công dân, trên cơ sở hài hòa hóa lợi ích của các bên liên quan tới khoa học mở.

Thứ ba, xây dựng các khung năng lực số cho một số đối tượng quan trọng, cả tổ chức và cá nhân, để có thể giúp đánh giá tổ chức hay cá nhân nào có đủ năng lực số để xây dựng chính phủ số, nền kinh tế số và xã hội số cho Việt Nam, qua đó xây dựng các chương trình nâng cao nhận thức, tăng cường năng lực số cho phù hợp với các đối tượng. Lồng ghép các khung năng lực số đó vào chương trình giảng dạy giáo dục số ở mọi cấp học trong cả giáo dục chính quy, phi chính quy, không chính quy và học tập suốt đời.

Thứ tư, bám sát các nội dung được nêu trong Khuyến nghị Tài nguyên Giáo dục Mở và Khuyến nghị Khoa học Mở của UNESCO để xây dựng chính sách Khoa học Mở và Tài nguyên Giáo dục Mở cho Việt Nam, vừa phù hợp với xu thế của thế giới, vừa phù hợp với bối cảnh triển khai chương trình chuyển đổi số của Việt Nam.

Thứ năm, xây dựng các hệ thống dựa vào công nghệ mở, hạ tầng mở, các tiêu chuẩn mở với mục đích kết nối liên thông các thư viện, kho lưu trữ, viện bảo tàng và bất kỳ nơi nào có thể cung cấp các tài nguyên số được cấp phép mở để cho phép trước bất kỳ ai cũng có quyền tự do không mất tiền và hợp pháp để truy cập, sử dụng lại, tái mục đích, tùy chỉnh và phân phối lại các kiến thức khoa học mở đó vì lợi ích của xã hội và tất cả mọi người.”


Chi tiết bài phỏng vấn có tại địa chỉ: https://giaoduc.net.vn/giao-duc-24h/phat-trien-tai-nguyen-giao-duc-mo-se-day-nhanh-qua-trinh-chuyen-doi-so-post223914.gd


Blogger: Lê Trung Nghĩa

letrungnghia.foss@gmail.com

Thứ Sáu, 18 tháng 2, 2022

Tập huấn trực tuyến ‘Khai thác Tài nguyên Giáo dục Mở’ với Hội Điều dưỡng Việt Nam



Trong các ngày 19 và 20/02/2022, Hội Điều dưỡng Việt Nam phối hợp cùng Trường Cao đẳng Y tế Hà Nội tổ chức khóa tập huấn trực tuyến Khai thác tài nguyên giáo dục mở’. 72 đầu cầu đã kết nối tham dự khai giảng và phần lý thuyết sáng 19/02/2022 và 20 cán bộ và giảng viên của Trường Cao đẳng Y tế Hà Nội tham dự phần thực hành chiều 19/02/2022 và cả ngày 20/02/2022.


Phần lý thuyết: các đại biểu tham dự đã nghe trình bày bài: “Tài nguyên Giáo dục Mở và kịch bản giả tưởng cho giáo dục Việt Nam”. Tự do tải về bài trình bày tại địa chỉ: https://www.dropbox.com/s/xkfdt09yk9nw61q/OER-Basics_2022.pdf?dl=0

Phần thực hành, bài: “Thực hành khai thác Tài nguyên Giáo dục Mở” có tại địa chỉ: https://www.dropbox.com/s/n0td1ygt6li9f4a/OER_Practice_H2_2021.pdf?dl=0


Tweet: https://twitter.com/nghiafoss/status/1494946644793896964


Thứ Năm, 17 tháng 2, 2022

Các câu chuyện về đổi mới sáng tạo và thay đổi trong đánh giá sự nghiệp hàn lâm

Stories of innovation and change in academic career assessment

26th February 2021News, Open Access, Open Education, Open Science

Theo: https://sparceurope.org/storiesofinnovationandchange_academiccareerassessment/

Bài được đưa lên Internet ngày: 26/02/2021

Bạn cảm thấy tốt hơn, công bằng hơn, toàn diện và minh bạch với đánh giá phù hợp hơn. Nó đưa bạn về với xã hội và thoát khỏi tháp ngà của bạn.
Tháng này, Liên minh Xuất bản Học thuật và Tài nguyên Hàn lâm châu Âu - SPARC châu Âu (Scholarly Publishing and Academic Resources Coalition of Europe), Tuyên ngôn San Francisco về Đánh giá Nghiên cứu - DORA (San Francisco Declaration on Research Assessment) và Hiệp hội Đại học châu Âu - EUA (European University Association) đã tổ chức webinar, tập hợp các nhà đổi mới sáng tạo trong đánh giá sự nghiệp hàn lâm. Webinar này đã đóng lại dự án giữa 3 tổ chức tập hợp các chuyên giao của 10 trường hợp điển hình đa dạng từ các cơ sở nghiên cứu và các sáng kiến quốc gia. Báo cáo (bản dịch sang tiếng Việt) có liên quan so sánh và đối chiếu các trường hợp, nhìn vào các phát hiện chính như động lực để thay đổi, các bối cảnh văn hóa, các quy trình và động thái để hình dung lại thay đổi đã được xuất bản vào tháng 1/2021.

Webinar này đã thấy 233 người tham gia từ nhiều quốc gia, bao gồm Canada, Iceland, Hà Lan, Balan, Tây Ban Nha, Vương quốc Anh, Ukraine và Mỹ. SPARC châu Âu đã khai mạc sự kiện, đặt cải cách trong đánh giá sự nghiệp hàn lâm vào bối cảnh của Khoa học Mở và các phần thưởng và ưu đãi của các nhà cấp vốn mới đang rời bỏ khỏi các thước đo định lượng. Chúng tôi sau đó đã nhấn mạnh động lực của các cơ sở để cải cách đánh giá nghiên cứu trong các cơ sở giáo dục đại học.

Các chuyên gia đã và đang dẫn dắt thay đổi trong lĩnh vực này từ Bỉ, Trung Quốc, Phần Lan, Hà Lan, Nauy và Tây Ban Nha sau đó đã chia sẻ cách thức cải cách đã được tổ chức tại các quốc gia và các cơ sở của họ. Các thảo luận đã tập trung xung quanh, ví dụ, các thách thức và cơ hội của những người đi đầu, tầm quan trọng của việc truyền thông nhất quán về mục đích cao hơn để dẫn dắt thay đổi, là cơ bản ra làm sao để tham gia sớm với dải rộng lớn các bên liên quan(kết nối từ trên xuống với từ dưới lên), và rằng cải cách ngụ ý việc lặn ngụp sâu hơn vào việc hiểu các mục tiêu, quy trình và kết quả đầu ra của các lĩnh vực nghiên cứu khác nhau để đến với hệ thống đánh giá nghiên cứu mà thưởng đúng cho các nhà nghiên cứu vì không một kích cỡ nào vừa cho tất cả.

Xem webinar

You feel better, more fair, inclusive and transparent with more relevant assessment. It brings you back to society and out of your ivory tower.” 

This month, SPARC Europe, the San Francisco Declaration on Research Assessment (DORA) and the European University Association (EUA) hosted a webinar that brought together innovators in academic career assessment. The webinar closed a project between the three organisations that brought together the experts of ten diverse case studies from research institutions and national initiatives.  The related report compares and contrasts the cases looking at the main findings such as motivations for change, cultural contexts, processes and dynamics for managing change was published in January 2021.

The webinar saw 233 participants from a wide range of countries, including Canada, Iceland, Netherlands, Poland, Spain, the UK, Ukraine and the USA. SPARC Europe opened the event putting reform in academic career assessment in the context of Open Science and new funder rewards and incentives that are moving away from quantitative metrics. We then highlighted the institutional drivers for reforming research assessment in institutions of Higher Education.

Experts who have been driving change in this area from Belgium, China, Finland, the Netherlands, Norway and Spain then shared how reform took hold in their countries and institutions. Discussions focussed around, for example, the challenges and opportunities of being first movers, the importance of consistently communicating on the higher purpose to drive change, how essential it is to engage with a wide range of stakeholders early on (connecting top-down with bottom-up), and that reform means delving deeper into understanding the goals, processes and outputs of diverse research areas to come to a research assessment system that rewards researchers appropriately since no one size fits all.

Watch the webinar

Dịch: Lê Trung Nghĩa

letrungnghia.foss@gmail.com

Thứ Tư, 16 tháng 2, 2022

‘Báo cáo trường hợp điển hình: Hình dung lại đánh giá sự nghiệp hàn lâm: Câu chuyện đổi mới sáng tạo và thay đổi’ - bản dịch sang tiếng Việt



Là tài liệu đồng sáng tạo của 3 tổ chức: (1) Tuyên ngôn San Francisco về Đánh giá Nghiên cứu - DORA (San Francisco Declaration on Research Assessment); (2) Hiệp hội Đại học châu Âu - EUA (European University Association); và (3) Liên minh Xuất bản Học thuật và Tài nguyên Hàn lâm của châu Âu - SPARC châu Âu (Europe’s Scholarly Publishing and Academic Resources Coalition), mang giấy phép mở CC BY-NC 4.0.

Họ thu thập, các trường hợp điển hình độc lập phục vụ như là nguồn cảm hứng cho các cơ sở đang tìm cách cải thiện các thực hành đánh giá sự nghiệp hàn lâm của họ theo hướng loại bỏ việc đánh giá nghiên cứu và các nhà nghiên cứu theo tiếp cận định lượng dựa vào Yếu tố Tác động của Tạp chí - JIF (Journal Impact Factor), và mở rộng việc đánh giá nghiên cứu và các nhà nghiên cứu theo tiếp cận định tính hơn, ví dụ như theo Ma trận Đánh giá Sự nghiệp Khoa học Mở - OS-CAM (Open Science - Career Assessement Matrix), phù hợp với xu thế Khoa học Mở không thể đảo ngược của thế giới ngày nay.


Là tài liệu để tham khảo tốt cho bất kỳ cơ sở hay tổ chức nào có liên quan tới Khoa học và Giáo dục ở Việt Nam để tham khảo khi xây dựng các khung đánh giá sự nghiệp hàn lâm mở hơn, minh bạch hơn, chính xác hơn và có trách nhiệm hơn.


Tự do tải về bản dịch sang tiếng Việt của tài liệu có 69 trang tại địa chỉ: https://www.dropbox.com/s/0mwualnrdbmbu6x/eua-dora-sparc_case%20study%20report_Vi-14022022.pdf?dl=0


Xem thêm: Các tài liệu được nhắc tới trong báo cáo (các bản tiếng Việt)

Blogger: Lê Trung Nghĩa

letrungnghia.foss@gmail.com

Thứ Ba, 15 tháng 2, 2022

Các thủ thư trong Hành động về Giáo dục Mở: Chiến lược vừa ra

Librarians in Action for Open Education: Strategy just out

31st May 2021News, Open Education

Theo: https://sparceurope.org/librarians-inaction-foropeneducation/

Bài được đưa lên Internet ngày: 31/05/2021

Mạng các Thủ thư Giáo dục Mở châu Âu - ENOEL (European Network of Open Education Librarians) đang giúp triển khai Khuyến nghị Tài nguyên Giáo dục Mở của UNESCO như là các đại sứ và những người tạo thuận lợi của Giáo dục Mở. Kế hoạch hỗ trợ nó như thế nào được đề ra trong Kế hoạch Chiến lược giai đoạn 2021-2023. Tài liệu này được Khuyến nghị Tài nguyên Giáo dục Mở của UNESCO thông báo và coi các thủ thư như là một trong các bên liên quan chủ chốt tham gia trong triển khai nó ở mức châu Âu. Các thủ thư hàn lâm là các đối tác tin cậy chính để làm cho tài nguyên và thực hành giáo dục mở của châu Âu là mở và sử dụng lại được. Chiến lược mới của Mạng các Thủ thư Giáo dục Mở châu Âu sẽ giúp nâng cao nhận thức xung quanh Giáo dục Mở, khuyến khích văn hóa Giáo dục Mở, và cung cấp hỗ trợ nhiều hơn để triển khai Giáo dục Mở trong các cơ sở giáo dục đại học trong các bối cảnh địa phương khác nhau.

Tải về Chiến lược của Mạng này ở đây (bản dịch sang tiếng Việt).

The European Network of Open Education Librarians ((ENOEL) is helping implement the UNESCO Open Educational Resources (OER) Recommendation as ambassadors and facilitators of Open Education. How it plans to support it is set out in its Strategic Plan for 2021-2023. The document is informed by the UNESCO Recommendation on OER  and sees librarians as one of the key stakeholders involved in its implementation at the European level. Academic librarians are key trusted partners in making Europe’s educational resources and practices open and reusable. The European Network of Open Education Librarians’ news strategy will help increase awareness around OE, stimulate OE culture, and provide more support to implement Open Education in Higher Education institutions in various local contexts.

Download the Network’s Strategy.

Dịch: Lê Trung Nghĩa

letrungnghia.foss@gmail.com

Thứ Hai, 14 tháng 2, 2022

‘Các thủ thư trong Hành động về Giáo dục Mở: Triển khai Khuyến nghị Tài nguyên Giáo dục Mở của UNESCO’ - bản dịch sang tiếng Việt


Là tài liệu do Liên minh Xuất bản Học thuật và Tài nguyên Hàn lâm châu Âu - SPARC châu Âu (Scholarly Publishing and Academic Resources Coalition of Europe) & Mạng Thủ thư Giáo dục Mở châu Âu – ENOEL (European Network of Open Education Librarians) xuất bản năm 2021. Nó đưa ra các hướng dẫn để triển khai Khuyến nghị Tài nguyên Giáo dục Mở của UNESCO (đã được 193 quốc gia thành viên của nó thông qua ngày 25/11/2019) trong các thư viện giáo dục đại học ở châu Âu trong giai đoạn 2021-2023.

Là tài liệu tham khảo rất tốt cho các thư viện giáo dục đại học ở Việt Nam để triển khai các hoạt động hướng tới Giáo dục Mở và Tài nguyên Giáo dục Mở - xu thế không thể đảo ngược của thế giới ngày nay.


Tự do tải về bản dịch sang tiếng Việt của tài liệu có 11 trang tại địa chỉ: https://www.dropbox.com/s/rjogzpb166yyo68/ENOEL-Strategic-Plan-2021-2023_Vi-12022022.pdf?dl=0


Xem thêm:


Blogger: Lê Trung Nghĩa

letrungnghia.foss@gmail.com

Thứ Sáu, 11 tháng 2, 2022

Nóng với báo chí: Báo cáo của SPARC châu Âu về Giáo dục Mở trong các thư viện giáo dục đại học ở châu Âu

Hot off the press: SPARC Europe’s report on Open Education in European Libraries of Higher Education.

30th November 2021, News, Open Education, Open Science

Theo: https://giaoducmo.avnuc.vn/giao-duc/nong-voi-bao-chi-bao-cao-thuong-nien-nam-2021-cua-sparc-chau-au-580.html

Bài được đưa lên Internet ngày: 30/11/2021

SPARC châu Âu vừa phát hành báo cáo được chờ đợi từ lâu Giáo dục Mở trong các thư viện giáo dục đại học ở châu Âu. Báo cáo này là phiên bản năm 2021 của báo cáo năm 2020 với tiêu đề y hệt, nó từng là ấn bản đầu tiên dạng này. Báo cáo năm 2021 được lên khung dựa vào Khuyến nghị Tài nguyên Giáo dục Mở của UNESCO (bản dịch tiếng Việt).

Báo cáo này của các tác giả Gema Santos-Hermosa, Vanessa Proudman và Paola Corti là kết quả của nghiên cứu được tiến hành đầu năm nay. Các tác giả đã phân tích các câu trả lời cho khảo sát của các thư viện giáo dục đại học ở châu Âu về Giáo dục Mở - OE (Open Education) và Tài nguyên Giáo dục Mở - OER (Open Educational Resources). Khảo sát đã tập trung đặc biệt vào công việc đang được các thư viện hàn lâm ở châu Âu thực hiện để triển khai Khuyến nghị Tài nguyên Giáo dục Mở của UNESCO. Nó đã cho thấy hơn 230 câu trả lời từ 28 quốc gia châu Âu.

Báo cáo đưa ra các thách thức, cơ hội, và nhu cầu của các thư viện hàn lâm châu Âu trong nỗ lực của họ để triển khai và tăng tốc lộ trình Giáo dục Mở. Nó nhấn mạnh vai trò then chốt các thư viện đóng trong việc cải thiện Giáo dục Mở ở châu Âu.

Các tác giả của báo cáo lưu ý những diễn biến quan trọng về biến bộ trong chương trình nghị sự Giáo dục Mở ở châu Âu so với năm trước. Trong khi đã có tiến bộ đáng kể, vẫn còn các lĩnh vực cần chú ý hơn nữa, như nâng cao nhận thức về Khuyến nghị Tài nguyên Giáo dục Mở của UNESCO, đầu tư vào việc xây dựng năng lực để tạo lập Tài nguyên Giáo dục Mở và sách giáo khoa mở, phát triển các chính sách Giáo dục Mở, gia tăng cấp vốn cho các dự án Giáo dục Mở, và đầu tư vào nguồn nhân lực chuyên tâm.

Đọc báo cáo ở đây (bản dịch sang tiếng Việt).

SPARC Europe has just released a long-awaited report Open Education in European Libraries of Higher Education. This report is the 2021 version of the 2020 report under the same title, which was the first of its kind. The 2021 report is framed by the UNESCO Recommendation on OER.

The report, authored by Gema Santos-Hermosa, Vanessa Proudman and Paola Corti is a result of research conducted earlier this year. The authors analyzed responses to a survey of European libraries of Higher Education on Open Education (OE) and Open Educational Resources (OER). The survey focused particularly on the work being carried out by academic libraries in Europe to implement the UNESCO Recommendation on OER. It saw over 230 responses from 28 European countries. 

The report outlines the challenges, opportunities, and needs of European academic libraries in their efforts to implement and accelerate the Open Education roadmap. It highlights the pivotal role that they play in advancing Open Education in Europe. 

The report authors note important developments towards progressing the Open Education agenda in Europe compared to last year. While significant progress has been made, there are still areas that need further attention, such as raising awareness of the UNESCO Recommendation on OER, investing in building capacity in the co-creation of OER and open textbooks, developing OE policies, increasing funding for OE projects, and investing in dedicated human resources. 

Read the report here.

Blogger: Lê Trung Nghĩa

letrungnghia.foss@gmail.com

Thứ Năm, 10 tháng 2, 2022

‘Báo cáo Giáo dục Mở trong các thư viện giáo dục đại học của châu Âu’ - bản dịch sang tiếng Việt


Là tài liệu do Liên minh Xuất bản Học thuật và Tài nguyên Hàn lâm châu Âu - SPARC châu Âu (Scholarly Publishing and Academic Resources Coalition of Aurope) xuất bản tháng 11/2021. Giấy phép CC BY 4.0 Quốc tế.

“Mục tiêu của khảo sát này là để khai phá và thu thập thông tin về công việc được các thủ thư hàn lâm thực hiện để triển khai Khuyến nghị Tài nguyên Giáo dục Mở của UNESCO (Bản dịch sang tiếng Việt), được xuất bản tháng 11 năm 2019. Khảo sát này được thiết kế xung quanh 5 lĩnh vực hành động của Khuyến nghị đó.”


Tự do tải về bản dịch sang tiếng Việt của tài liệu có 94 trang tại địa chỉ: https://www.dropbox.com/s/tx22dcpb0x7s5jw/Open%20Education%20in%20European%20Libraries%20of%20Higher%20Education_2021_Vi-08022022.pdf?dl=0


Xem thêm:


Blogger: Lê Trung Nghĩa

letrungnghia.foss@gmail.com

Thứ Tư, 9 tháng 2, 2022

‘THE SKIM: Giáo dục Mở trong các Thư viện Giáo dục Đại học châu Âu (Báo cáo năm 2021)’ - bản dịch sang tiếng Việt



Là tài liệu của Liên minh Xuất bản Học thuật và Tài nguyên Hàn lâm châu Âu - SPARC châu Âu (Scholarly Publishing and Academic Resources Coalition of Aurope) tóm tắt các kết quả khảo sát các thư viện trong giáo dục đại học của châu Âu và các vai trò của họ trong Giáo dục Mở - OE (Open Education) và Tài nguyên Giáo dục Mở - OER (Open Educational Resources). Tài liệu này được thực hiện trong sự tư vấn với Mạng các Thủ thư Giáo dục Mở châu Âu - ENOEL (European Network of Open Education Librarians). Khung của báo cáo này dựa hoàn toàn vào Khuyến nghị Tài nguyên Giáo dục Mở của UNESCO (bản dịch sang tiếng Việt) đã được 193 quốc gia thành viên thông qua ngày 25/11/2019.


rất tốt cho các thư viện, đặc biệt là các thư viện các trường đại học/cao đẳng ở Việt Nam tham khảo khi tiếp cận xu hướng không thể đảo ngược của thế giới về Giáo dục Mở và Tài nguyên Giáo dục Mở.


Tự do tải về bản dịch sang tiếng Việt có 5 trang tại địa chỉ: https://www.dropbox.com/s/3vupdy55l0153yi/THE%20SKIM%20Open%20Education%20in%20European%20Libraries%20of%20Higher%20Education%202021%20report_Vi-07022022.pdf?dl=0


Xem thêm:


Blogger: Lê Trung Nghĩa

letrungnghia.foss@gmail.com

Thứ Ba, 8 tháng 2, 2022

Nóng với báo chí: Báo cáo thường niên năm 2021 của SPARC Châu Âu

Hot off the press: SPARC Europe 2021 Annual Report

31st January 2022 News, Open Science

Theo: https://sparceurope.org/hot-off-the-press-sparc-europe-2021-annual-report/

Bài được đưa lên Internet ngày: 31/01/2022

Những gì đến từ năm đầy thử thách này cho phép chúng tôi nhìn vào tương lai với hy vọng. Trong thế giới của khoảng cách và sự thiếu liên hệ được thực thi, các cộng đồng đã thắt chặt và lớn mạnh hơn xung quanh mục tiêu chung là tính mở. ”

Chúng tôi vui mừng chia sẻ Báo cáo Thường niên 2021 với các bạn. Nó chào sự nhìn lại vào 12 tháng qua công việc và các hành động của chúng tôi mà chúng tôi đã tiến hành để làm cho Mở trở thành mặc định ở châu Âu.

Báo cáo Thường niên này được tổ chức xung quanh 6 mục tiêu chiến lược, chỉ ra các dự án và các sự kiện mà SPARC châu Âu đã tham gia trong hơn 1 năm qua để đạt được các mục tiêu đầy tham vọng được nêu vào đầu năm 2021 trong chiến lược của chúng tôi.

Vài nhấn mạnh những gì bạn sẽ thấy trong báo cáo này gồm:

  • Ví dụ về các nỗ lực của chúng tôi gây ảnh hưởng và định hình cho chính sách chủ chốt về Truy cập Mở và Khoa học Mở của châu Âu ở mức quốc tế và quốc gia

  • Công việc của chúng tôi cho CoNOSC: một nhóm những người làm chính sách quốc gia mức cao của châu Âu về Khoa học Mở

  • Xem các báo cáo tự bản thân chúng tôi đã tạo ra và đã hợp tác với các tổ chức khác, bao gồm Nghiên cứu về các Tạp chí Truy cập Mở Kim cương được tải về hơn 11.000 lượt

  • Các diễn biến thú vị trong việc xây dựng mạng với các cộng đồng nhộn nhịp của Mạng Sách Truy cập Mở - OABN (Open Access Books Network) và Mạng các Thủ thư Giáo dục Mở châu Âu - ENOEL ( European Network of Open Education Librarians)

  • Sự rà soát lại tăng trưởng của SCOSS trong năm 2021, đạt tới hơn 3,5 triệu EUR trong tổng số các cam kết

Đọc báo cáo ở đây (tiếng Anhtiếng Việt).

What came out of this challenging year allowed us to look into the future with hope. In the world of distance and enforced lack of contact, communities tightened and grew stronger around the shared goal of openness.”

We are pleased to share the 2021 Annual Report with you. It offers a look back into the past twelve months of our work and actions we took to make Open the default in Europe. 

This Annual Report is organised around the six strategic goals, showing projects and events that SPARC Europe engaged in over the past year to achieve the ambitious objectives outlined at the outset of 2021 in our strategy.

Some highlights of what you will find in the report include:

  • A sample of our efforts to influence and shape key international and national European Open Access and Open Science policy

  • Our work for CoNOSC: a key high-level European OS national policymaker group

  • A look at reports we produced ourselves and cooperated on with other organizations, including The OA Diamonds Journals Study downloaded more than 11.000 times

  • Exciting developments in network building with bustling communities of the Open Access Books Network (OABN) and the European Network of Open Education Librarians (ENOEL)

  • A review of SCOSS’s growth in 2021, reaching over 3.5 million EUR in total pledges

Read the report here.

Dịch: Lê Trung Nghĩa

letrungnghia.foss@gmail.com