Là
tài liệu do Nhóm làm việc về Thưởng cho Khoa học Mở
của Ban Tổng Giám đốc về Nghiên cứu và Cách tân của
Ủy ban châu Âu viết, được xuất bản vào tháng 07/2017.
“Việc
thay đổi thực hành từ tiếp cận truyền thống trong hầu
hết các lĩnh vực sẽ đòi hỏi sự thay đổi nền tảng
trong cách thức các nhà khoa học triển khai nghiên cứu
trong môi trường Khoa học Mở.
Để điều này được
khuyến khích và được ưu đãi, tiếp cận thay đổi này
phải được thừa nhận và được thưởng bởi cả các
ông chủ (khi tuyển mộ và đề bạt các nhà nghiên cứu)
và các nhà cấp vốn nghiên cứu (khi thực hiện rà soát
lại ngang hàng các nhà nghiên cứu trong các đơn xin trợ
cấp). Hơn nữa các nhà nghiên cứu có thâm niên phải
đóng vai trò chính trong sự thay đổi này vì họ có ảnh
hưởng lớn trong tuyển mộ/đề bạt các nhà nghiên cứu
và tiến hành rà soát lại ngang hàng cả cho các cơ quan
cấp vốn và các nhà xuất bản.
Tiếp
cận nhóm đó có gốc rễ vững chắc trong ngữ cảnh phát
triển sự nghiệp của nhà nghiên cứu và có liên kết
chặt chễ với Ưu tiên 3 của Khu vực Nghiên cứu châu Âu
– ERA (European Research Area), một thị trường lao động
mở cho các nhà nghiên cứu.
Báo
cáo đưa ra thông tin nền tảng về Khoa học Mở có liên
quan tới chính sách ERA, đánh giá các nhà nghiên cứu và
khung sự nghiệp.
Nó
cũng mô tả các khía cạnh khác nhau của Khoa học Mở,
bao
gồm Dữ liệu Mở, Rà soát lại Ngang hàng Mở và Khoa học
Công dân.
Những hạn chế của các quy trình thừa nhận và thưởng
hiện hành được trình bày, với các gợi ý về cách làm
nhẹ bớt chúng và cách các hệ biến hóa mới có thể
được hình dung và được triển khai.”
Có
lẽ tất cả các anh/chị
nào đang có
trách nhiệm đánh giá các
nhà nghiên cứu khoa
học ở tất cả các
mức độ và
trong tất cả các lĩnh vực
ở Việt Nam đều rất nên đọc kỹ tài liệu này và so
sánh với những gì các anh/chị đang đánh giá các nhà
nghiên cứu của Việt Nam trong các cơ sở nghiên cứu của
các anh/chị với những gì châu Âu đang và
sẽ đánh giá các nhà
nghiên cứu của họ qua Ma trận Đánh giá Sự nghiệp Khoa
học Mở - OS-CAM (Open Science - Assessment Matrix). Hy
vọng, nếu có một hoặc vài trong số 23 dòng tiêu chí
đánh giá đó có nội dung na ná giống nhau vào lúc này
thì cũng là quý rồi.
Câu
hỏi: Điều gì sẽ xảy ra, nếu các tiêu chí đánh
giá một nhà nghiên cứu của Việt Nam là khác hoàn toàn
với các tiêu chí đánh giá của thế giới theo OS-CAM
trong thời gian tới?
Bản dịch sang
tiếng Việt có 65 trang, có thể tải về tự do tại địa
chỉ:
Xem
thêm: Khoa
học Mở - Open Science
Blogger: Lê Trung
Nghĩa
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.