Là
tài liệu sách trắng do Viện Dữ liệu Mở - ODI (Open Data
Institute) và Đối tác Dữ liệu Mở - POD (Parternership for
Open Data) xuất bản năm 2015.
Tài
liệu chỉ ra 12 ví dụ điển hình ứng
dụng dữ liệu mở ở các quốc gia khác nhau trên thế
giới trong thời gian vừa qua để giải quyết các
vấn đề tại các quốc gia, cả về kinh tế, xã hội và
môi trường. Tài liệu cũng nêu rõ, để đạt được các
mục tiêu phát triển bền vững - SDG (Sustainable Development
Goals) của Liên hiệp quốc cho các chương trình phát triển
sau năm 2015, “các chính phủ,
các nhà tài trợ và các NGO (quốc
tế) - với sự hỗ trợ của các nhà nghiên cứu,
xã hội dân sự và giới công
nghiệp - có thể áp dụng dữ liệu mở để giúp làm cho
các SDG thành hiện thực:
-
Đạt được đồng thuận toàn cầu xung quanh các nguyên tắc và các tiêu chuẩn, ấy là ‘mở mặc định’, sử dụng Nhóm Làm việc Dữ liệu mở ODWG (Open Data Working Group) của Đối tác Chính phủ Mở - OGP (Open Government Partnership) như là diễn đàn toàn cầu để thảo luận.
-
Nhúng dữ liệu mở vào các thỏa thuận cấp vốn, đảm bảo dữ liệu phù hợp, chất lượng cao được thu thập để báo cáo cho các SDG. Các nhà cấp vốn cần chỉ thị dữ liệu có liên quan tới hiệu năng các dịch vụ, và dữ liệu được sản xuất như là kết quả của hoạt động được cấp vốn, sẽ được phát hành như là dữ liệu mở.
-
Xây dựng đối tác toàn cầu vì dữ liệu mở bền vững, sao cho các nhóm khắp các khu vực công và tư có thể làm việc cùng nhau để xây dựng sự cung ứng và nhu cầu bền vững về dữ liệu trong thế giới đang phát triển. ODI hỗ trợ đề xuất của Liên hiệp quốc đối với Đối tác Toàn cầu Dữ liệu Bền vũng (Global Partnership for Sustainable Data), nó cần phải bao gồm những người sử dụng dữ liệu và khu vực tư nhân để nuôi dưỡng sự chuyển giao công nghệ, phát triển chính sách và chia sẻ tri thức toàn cầu”.
Bạn
có thể tải về bản dịch sang tiếng Việt có 40 trang
tại địa chỉ:
Blogger:
Lê Trung Nghĩa
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.