(Bài
viết được đăng trên tạp chí Tia Sáng, bản điện tử
trên trực tuyến xuất bản ngày 30/04/2018 tại địa chỉ:
http://tiasang.com.vn/-khoa-hoc-cong-nghe/Ky-nang-va-nang-luc-cho-khoa-hoc-mo-Thach-thuc-va-goi-y-cho-Viet-Nam-12350)
---------------------------------------------------------
Ngày
nay, khoa học mở không còn là khái niệm trừu tượng chỉ
mang tính lý thuyết nữa, mà nó đang và sẽ trở thành
dòng chính thống từ nay trở đi, nhất là sau cuộc họp
của các bộ trưởng khoa học các nước G7 tại Turin,
nước Ý, ngày 28/09/2017 gồm Canada, Pháp, Đức, Ý, Nhật,
Anh và Mỹ cùng với Ủy viên châu Âu về Nghiên cứu,
Khoa học và Cách tân, nơi các bên tham gia đã ra thông cáo
chung1 thừa nhận, khẳng định và ủng hộ việc
ứng dụng và phát triển khoa học mở trong thời gian tới.
Gần
một tháng sau sự kiện trên,
ngày 26/10/2017, Ủy ban châu Âu - EC (European Commission) đã
ra ‘Tuyên
bố Đám mây Khoa học Mở châu Âu‘, gọi tắt là
Tuyên bố EOSC (European Open Science Cloud), mở ra các cơ hội
mới về nghiên cứu và cách tân trong khoa học không chỉ
dành riêng cho các nhà khoa học của châu Âu, mà toàn thế
giới. Tuyên
bố EOSC
khẳng định sẽ hiện
thực hóa EOSC tới năm 2020 và sẽ làm
cho tất cả các dữ liệu nghiên cứu khoa học sử dụng
tiền từ khu vực nhà nước sẽ ‘mở mặc định’ theo
các nguyên tắc: tìm thấy được, truy cập được, tương
hợp được và sử dụng lại được - FAIR
(Findable,
Accessible,
Interoperable,
Reusable).
Để
có thể hiện thực hóa được EOSC, EC đã ban hành hàng
loạt các tài liệu chỉ dẫn, một trong số đó là tài
liệu ‘Cung cấp cho các nhà nghiên cứu các kỹ năng và
năng lực họ cần để thực hành khoa học mở’, được
EC xuất bản vào tháng 7/2017, nó liệt kê các kỹ năng
đặc thù các nhà nghiên cứu cần có để làm khoa học
mở và đưa ra các khuyến cáo chính sách cho các bên tham
gia đóng góp ở mức châu Âu, quốc gia, và cơ sở để
nâng cao nhận thức, huấn luyện, hỗ trợ, và khuyến
khích các nhà nghiên cứu đi theo khoa học mở.
Trước
khi đi sâu hơn vào các kỹ năng đặc thù cho khoa học mở,
cần thiết để nêu định nghĩa khoa học mở là gì.
Định
nghĩa khoa học
mở
EC
định nghĩa khoa học mở như sau2:
Khoa
học Mở đại diện cho tiếp cận nghiên cứu có tính
cộng tác, minh bạch, và truy cập được. Một dải rộng
lớn các hoạt động tới dưới cái ô Khoa học Mở, bao
gồm xuất bản Truy cập Mở, Dữ liệu Mở, Sổ ghi chép
Mở, Rà soát lại Ngang hàng Mở, và Giáo dục Mở. Nó
cũng bao gồm cả khoa học công dân, nơi những người
không phải là các chuyên gia tham gia trực tiếp vào nghiên
cứu. Khoa học Mở đi cùng với liêm chính nghiên cứu, và
đòi hỏi nhận thức về pháp lý và đạo đức từ phía
các nhà nghiên cứu. Động lực cho Khoa học Mở là phong
trào nghiên cứu và thẩm định nghiên cứu minh bạch cũng
như quyền sở hữu nhà nước của khoa học, đặc biệt
là nghiên cứu được nhà nước cấp vốn.
Định
nghĩa ở trên cho chúng ta thấy khoa học mở không chỉ đi
với các kỹ năng mang tính kỹ thuật công nghệ, mà còn
cả các kỹ năng về đạo đức từ phía các nhà nghiên
cứu.
Hình
1. Bánh xe Khoa học Mở, mô tả các đặc tính và chỉ số
chính của Khoa học Mở3, nhấn mạnh đặc biệt
và trước nhất vào Truy cập Mở và Dữ liệu Mở
Các
kỹ năng đặc thù khoa học mở và khái quát
chung hiện trạng ở Việt Nam
Để
có thể thực hành
khoa học mở, huấn luyện và phát triển các kỹ
năng khoa học mở là quan trọng và không thể thiếu.
Phù
hợp với các đặc tính và chỉ số của Khoa
học Mở được ưu tiên
nhấn mạnh trước nhất theo Hình
1 ở trên, các
kỹ năng Khoa học Mở của các nhà nghiên cứu có thể
được chia
thành 4
chủng loại lớn sau:
-
Các kỹ năng và sự tinh thông cần thiết cho xuất bản truy cập mở.
Ở
Việt Nam hiện nay khái niệm và các hoạt động liên quan
tới truy cập mở tới các xuất bản phẩm hay xuất bản
truy cập mở là chưa tồn tại.
-
Các kỹ năng và sự tinh thông về dữ liệu nghiên cứu, sản xuất, quản lý, phân tích/ sử dụng/ sử dụng lại, phổ biến dữ liệu và thay đổi hệ biến hóa từ “dữ liệu được bảo vệ mặc định” sang “dữ liệu mở mặc định”, trong khi vẫn tôn trọng các ràng buộc pháp lý và khác.
Ở
Việt Nam hiện nay chưa ở đâu có dữ liệu mở theo đúng
định nghĩa như ở các quốc gia tiên tiến như châu Âu
và Mỹ đang thực hành, lại càng không thể có nguyên tắc
“dữ liệu mở mặc định” trong
các nghiên cứu được nhà nước cấp vốn như
chính sách EC đã nêu trong xây dựng và triển khai EOSC.
Trong
khi dữ liệu mở châu
Âu được định hình theo các nguyên tắc tìm thấy được,
truy cập được, tương hợp được và sử dụng lại
được - FAIR
(Findable,
Accessible,
Interoperable,
Reusable),
thì dữ liệu mở ở Việt Nam còn chưa tồn tại, kể cả
với các dữ liệu được cho là ‘mở’, nằm trong vùng
được gắn nhãn ‘Dữ
liệu mở’
trên trang chủ của Hệ tri thức Việt Số hóa (xem
https://dulieu.itrithuc.vn/).
-
Các kỹ năng và sự tinh thông để hành động trong và ngoài cộng đồng hàn lâm và ngành nghề của riêng mình, bao gồm: (1) Các kỹ năng quản lý nghiên cứu; (2) Các kỹ năng pháp lý; (3) Các kỹ năng liêm chính nghiên cứu và đạo đức nghiên cứu.
Các
cơ sở giáo dục đại học và sau đại học của Việt
Nam chắc chắn có cung cấp các kỹ năng như được nêu ở
đây, dù nhiều khả năng là chưa phù hợp với khoa học
mở, nhất là các kỹ năng pháp lý - khi có liên quan tới
các vấn đề cấp phép mở cho các xuất bản phẩm và
các dữ liệu nghiên cứu để chúng trở thành các xuất
bản phẩm truy cập mở và các dữ liệu mở đúng.
-
Các kỹ năng và sự tinh thông là kết quả từ khái niệm chung và rộng về khoa học công dân, nơi các nhà nghiên cứu tương tác với công chúng nói chung để cải thiện tác động của khoa học và nghiên cứu.
Khái
niệm khoa
học công dân có lẽ cũng là rất mới đối
với Việt Nam và nếu bạn tìm kiếm cụm từ ‘khoa học
công dân’ thì hầu như sẽ không có kết quả nào được
trả về, kể cả trên trang chủ của Bộ Khoa học và
Công nghệ.
Điểm
mấu chốt
Trên
thực tế, ở châu Âu, các kỹ năng khoa học mở không
chỉ được đào tạo trong giới hàn lâm mà còn mở rộng
sang nhiều đối tượng khác nữa bao gồm những người
làm chính sách, các nhà xuất bản, các doanh nghiệp ở
mọi quy mô từ các công ty khởi nghiệp cho đến các tập
đoàn thông qua các hội thảo chuyên đề, các tài liệu
khuyến cáo hoặc các webinar trên mạng. Những đối tượng
này được gọi là “các bên tham gia đóng góp cho khoa
học mở và các thành phần của nó”. Hơn thế nữa,
việc huấn luyện các kỹ năng khoa học mở được khuyến
cáo đưa vào trong chương trình giáo dục từ sớm, không
chỉ ở trình độ đại học và sau đại học mà còn
ngay ở cấp phổ thông trung học4.
Hình
2: Các bên tham gia đóng góp cho
nghiên cứu và cách tân cung cấp huấn luyện về các kỹ
năng Khoa học Mở (dữ liệu có nguồn gốc từ
SPARC Europe).
Cách
tiếp cận và thực hành của khoa học truyền thống và
khoa học mở trong từng thành phần của chúng là rất
khác nhau, đôi khi ngược chiều nhau, ví dụ như:
-
dữ liệu nghiên cứu chuyển từ “dữ liệu được bảo vệ mặc định” sang “dữ liệu mở mặc định”, trong khi vẫn tôn trọng các ràng buộc pháp lý và khác như được nêu ở trên; hay
-
truy cập mở tới các xuất bản phẩm làm cho hệ thống truyền thông nghiên cứu chuyển từ chế độ người sử dụng trả tiền để được truy cập tới các xuất bản phẩm nghiên cứu sang chế độ tác giả trả tiền để được xuất bản các kết quả nghiên cứu của chính họ.
Chính
sự khác biệt rất lớn và đôi khi ngược chiều nhau này
giữa tiếp cận và thực hành khoa học truyền thống và
khoa học mở đòi hỏi sự chuyển đổi lớn, tận gốc
cách tư duy và thực hành khoa học và để vượt qua được
thói quen vốn có từ nhiều thế kỷ nay trong tiếp cận
và thực hành khoa học truyền thống sang khoa học mở.
Đây là sự chuyển đổi không hề dễ dàng, nếu không
nói là vô cùng khó khăn, vì nó liên quan tới sự thay đổi
lớn của tất cả các bên tham gia đóng góp cho khoa học
mở và từng thành phần của nó trong nhiều vấn đề,
chỉ nêu ví dụ một vài vấn đề như trong các mô hình
vận hành, mô hình tạo lập - phát triển, mô hình cấp
phép, mô hình kinh doanh, và tới lượt nó, cần có sự
điều phối, phối hợp để hài hòa hóa và tránh
các xung đột lợi ích giữa tất cả các bên
tham gia đóng góp đó.
Chắc
chắn việc nói ‘hài hòa hóa lợi ích của tất cả các
bên tham gia đóng góp cho khoa học mở và
các thành phần của nó’ là dễ hơn rất nhiều lần
so với việc hiện thực hóa nó, hay nói theo một cách dân
dã, là nói luôn dễ hơn làm, biết rằng, nếu không
có sự điều phối và/hoặc phối hợp, thì một cách tự
nhiên, từng bên sẽ tối đa hóa lợi ích của mình mà
không cần quan tâm tới lợi ích của các bên khác, và hệ
quả là sự chuyển đổi từ khoa học truyền thống sang
khoa học mở sẽ không bao giờ có cơ hội xảy ra.
Trên
thực
tế, sẽ không có bất kỳ cơ
sở giáo
dục nào ở bất kỳ cấp học nào, đặc
biệt là các cơ sở giáo dục công lập, có thể mạo
hiểm tiến hành các khóa huấn luyện đào tạo cho các
đối tượng của khoa học mở khi chưa có chính sách
chung về khoa học mở và các thành phần cơ bản của nó
ở các mức cần thiết như chính phủ, tỉnh - bộ - ngành
và cơ sở vì các lý do, như ở trên đã nêu, sự khác
biệt quá lớn, đôi khi trái ngược nhau giữa khoa học
truyền thống và khoa học mở, đồng nghĩa là hệ thống
chính sách hiện hành với hệ thống chính sách cho khoa
học mở, nếu có, chắc chắn sẽ có nhiều điểm khác
nhau, đôi khi sẽ là trái ngược nhau hoàn toàn. Vì vậy,
việc triển khai các hoạt động huấn luyện và giáo dục
đào tạo các kỹ năng và năng lực cho khoa học mở chắc
chắn sẽ có nhiều điều trái ngược hoàn toàn với các
chính sách hiện hành, điều mà sẽ không có cơ sở giáo
dục nào dám mạo hiểm để tiến hành khi chưa có các
chính sách ở các mức cần thiết cho khoa học mở và các
thành phần cơ bản của nó.
Vài
gợi ý cho việc đáp ứng các kỹ năng và năng lực của
khoa học mở
Khoa
học mở là vấn đề lớn, liên ngành, liên lĩnh vực, và
trong điều kiện của Việt Nam thì nó là vấn đề của
liên bộ, như đã được trình bày trong bài ‘Giáo
dục mở ở Việt Nam: Thách thức và giải pháp’.
Vì vậy để có thể có được chính sách và sự điều
phối các hoạt động của khoa học mở được tốt, bao
gồm cả các hoạt động huấn luyện đào tạo để đáp
ứng các kỹ năng và năng lực của khoa học mở,
cần
thiết và cấp bách:
-
Thành lập Ban Chỉ đạo Quốc gia về Khoa học mở do Thủ tướng hoặc Phó Thủ tướng đứng đầu với các đại diện của các bộ – ngành và các bên khác có liên quan.
-
Xây dựng đường lối chính sách chung cho khoa học mở với tầm nhìn dài hạn và quyết tâm cao độ, chứ không phải là chính sách đẽo cày giữa đường hoặc chính sách dù có nhưng không triển khai thực hiện vì không có chế tài nếu không triển khai thực hiện nó, điều đã từng xảy ra trong thời gian nhiều năm qua với các chính sách về công nghệ thông tin có liên quan tới ứng dụng và phát triển phần mềm nguồn mở trong các cơ quan nhà nước, cùng với lộ trình các giai đoạn triển khai càng cụ thể càng tốt và được cập nhật thường xuyên qua thời gian.
-
Điều phối và xây dựng chính sách truy cập mở ở mức Chính phủ và khuyến khích xây dựng chính sách truy cập mở ở các mức tỉnh - bộ - ngành, cơ sở giáo dục và các viện nghiên cứu dựa vào sự đồng thuận của các bên tham gia đóng góp. Chính sách truy cập mở nên được xây dựng trước một bước hoặc, tối thiểu, được xây dựng cùng với chính sách dữ liệu mở và/hoặc tài nguyên giáo dục mở. Lý do cho điều này là bất kỳ tài nguyên giáo dục mở hay dữ liệu mở nào, trước hết, cũng là tài nguyên truy cập mở, và truy cập mở tới các xuất bản phẩm/dữ liệu có liên quan tới nhiều bên tham gia đóng góp.
-
Trên cơ sở các chính sách về khoa học mở, truy cập mở, dữ liệu mở và/hoặc tài nguyên giáo dục mở ở các mức giáo dục thích hợp tương ứng, các cơ sở giáo dục ở các mức tướng ứng đó sẽ xây dựng các tài nguyên cần thiết, ưu tiên là các tài nguyên giáo dục mở, để cung cấp cho các nhà nghiên cứu, cả thế hệ hiện hành và trong tương lai, các kỹ năng và năng lực họ cần để thực hành khoa học mở. Khi cung cấp các kỹ năng và năng lực cần thiết cho các đối tượng của khoa học mở, luôn ưu tiên tiến hành trước hết và triệt để, không bỏ sót, trong tất cả các cơ sở giáo dục thuộc khối sư phạm.
-
Loại bỏ hoàn toàn và vô điều kiện việc giáo dục công nghệ thông tin chỉ phụ thuộc vào một nhà cung cấp độc quyền duy nhất từ bậc tiểu học.
Còn
quá sớm để nói tới một chiến dịch phát động các
cơ sở giáo dục trong cả nước tiến hành huấn luyện
đào tạo các kỹ năng và năng lực khoa học mở cho các
đối tượng cần có nó khi chưa có chính sách khoa học
mở và các thành phần cơ bản của nó ở các mức cần
thiết với các chế tài cứng rắn và quyết liệt,
đặc biệt là chính sách ở mức Chính phủ.
Giấy
phép: CC BY
4.0 Quốc tế
--------------------------------------
1.
Thông
cáo của các bộ trưởng khoa học các nước G7,
https://www.dropbox.com/s/ywum8nfcgw7c6jz/G7%20Science%20Communiqu%C3%A9_Vi_25022018.pdf?dl=0,
các
mục số 19 và 20
2.
Cung
cấp cho các nhà nghiên cứu các kỹ năng và năng lực họ
cần để thực hành khoa học mở,
https://www.dropbox.com/s/qc0cfjd80ipmvnx/os_skills_wgreport_final_Vi_01032018.pdf?dl=0,
trang
8
4.
Cung
cấp cho các nhà nghiên cứu các kỹ năng và năng lực họ
cần để thực hành khoa học mở,
https://www.dropbox.com/s/qc0cfjd80ipmvnx/os_skills_wgreport_final_Vi_01032018.pdf?dl=0,
trang
13
Xem
thêm: Khoa
học Mở - Open Science
Lê
Trung Nghĩa
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.