Thứ Tư, 29 tháng 11, 2017

Giới thiệu truyền thông hàn lâm


Nguồn: UNESCO xuất bản năm 2015
Trong môi trường nghiên cứu hàn lâm, truyền thông hàn lâm đã trở thành phần trung tâm của quá trình đàm luận. Truyền thông hàn lâm được triển khai bằng việc sử dụng các kênh truyền thông nhất định bởi các học giả và các nhân viên hàn lâm. Các kênh quan trọng nhất là các tạp chí, các kỷ yếu hội nghị, các chuyên khảo nghiên cứu, các luận án, các báo cáo nghiên cứu và các hồi ký cá nhân. Internet bây giờ cung cấp phương tiện kết nối tức thì và dễ dàng hơn nhiều. Phương tiện xã hội là có lợi cho bất kỳ dạng truyền thông nào.
Các xã hội học tập - các cơ sở chính quy đại diện cho các cộng đồng khoa học và nghiên cứu chiến lược - có tránh nhiệm trước nhất cho việc khởi xướng các tạp chí hàn lâm trong các lĩnh vực chủ đề tương ứng của họ, nơi các thành viên có thể truyền thông các kết quả nghiên cứu khoa học của họ và có được phản hồi có giá trị từ các độc giả của các tạp chí đó hoặc các thành viên bạn bè của các xã hội học tập đó. Kể từ giữa thế kỷ 20 và sau này, các xã hội học tập đã bắt đầu cộng tác với các nhà xuất bản vì lợi nhuận - để đạt được sự vươn ra toàn cầu, độc giả toàn cầu và tác giả toàn cầu. Môi trường được CNTT-TT xúc tác giúp cho tư liệu hàn lâm vươn tới toàn cầu nhanh hơn so với kỷ nguyên chỉ in ấn trước đó. Các truyền thông hàn lâm có được xung lượng lớn khi tư liệu hàn lâm trở thành truy cập được toàn cầu và tức thì thông qua chế độ trên trực tuyến trong các xã hội toàn cầu hóa.


Blogger: Lê Trung Nghĩa

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.