Nguồn:
UNESCO xuất bản năm 2015
Giới thiệu truy cập mở,
các trang 54-55-56
Introductionto Open Access,
pages 34-35
Xem
thêm:
Khoa
học Mở - Open Science
Như
trong hình,
có 2 lựa chọn thay thế cho chế độ bản quyền -
Copyright để bảo vệ các quyền của tác
giả cũng như quyền tự do của
những người
sử dụng để sử
dụng, sử
dụng lại, chia sẻ, phân phối và sửa đổi tác
phẩm gốc ban đầu. Copyleft và các giấy
phép Creative
Commons đã trở
nên rất hữu dụng cho các cộng đồng tri thức có ý
định đảm bảo quyền tự do của
bạn để chia
sẻ, sử dụng, sử
dụng lại, và
thay đổi.
Copyleft
Copyleft
là phương pháp chung làm cho tác phẩm sáng tạo sẵn sàng
tự do để sửa đổi được, và yêu cầu tất cả các
phiên bản được sửa đổi và được mở rộng của tác
phẩm sáng tạo đó cũng sẽ phải là tự do. Những người
tin tưởng vào phong trào Copyleft có quan tâm đối
với các tập đoàn được cấp vốn tốt với các chiến
lược tư nhân hóa và hàng hóa hóa tất cả tri thức,
tính sáng tạo, và ý nghĩa của loài người. Phong
trào này đấu tranh để xây dựng lựa chọn thay thế cho
chế độ hà khắc hiện hành về kiểm soát sở
hữu trí tuệ.
Phong trào này giữ khẩu hiệu châm biếm của mình “Giữ lại tất cả những sai trái - All wrongs reserved”. Giấy phép Công cộng Chung GNU – GPL (GNU General Public License) của dự án GNU, được Quỹ Phần mềm Tự do – FSF (Free Software Foundation) hỗ trợ, tuân theo các nguyên tắc của Copyleft. Copyleft là đặc tính của hầu hết các giấy phép của phần mềm nguồn mở - OSS (Open Source Software).
Phong trào này giữ khẩu hiệu châm biếm của mình “Giữ lại tất cả những sai trái - All wrongs reserved”. Giấy phép Công cộng Chung GNU – GPL (GNU General Public License) của dự án GNU, được Quỹ Phần mềm Tự do – FSF (Free Software Foundation) hỗ trợ, tuân theo các nguyên tắc của Copyleft. Copyleft là đặc tính của hầu hết các giấy phép của phần mềm nguồn mở - OSS (Open Source Software).
Creative
Commons - Những
cái chung có tính sáng tạo
Trong
khi các giấy
phép Copyleft,
GNU-GPL và OPL chủ yếu cung cấp cho các mục đích của
phần mềm máy tính và các tài liệu kỹ thuật, thì các
giấy
phép Creative
Commons (CC)
được ưu tiên trong truyền thông hàn lâm cũng như trong
truyền thông nghe - nhìn có tính sáng tạo.
Creative
Commons,
được khởi
xướng vào năm 2001 như một tổ chức phi lợi nhuận, là
kết quả của các phong trào cộng đồng lớn hơn, đang
ôm lấy các khái niệm về quyền tự do của việc chia
sẻ, sử dụng lại và sửa đổi các nội dung hàn lâm và
nghệ thuật để tái tạo lại tri thức và tối ưu hóa
sử dụng. Creative
Commons trong
môi trường truyền thông hàn lâm trở thành những cái
chung của khoa học (Science Commons)
đảm bảo truy
cập mở tới
tư liệu nghiên cứu và dữ liệu nghiên cứu.
Điều
khoản tự do nhất là CC BY, nơi mà những người
sử dụng có
thể sao chép, phân phối, hiển
thị, thực thi và pha trộn tác phẩm của tác
giả nếu
họ thừa nhận tên tác
giả như
được tác
giả yêu cầu.
Điều khoản hạn chế nhất là CC BY-NC-ND, nơi mà những
người
sử dụng có thể sao chép, phân phối, hiển thị, và thực
thi các bản sao y hệt tác phẩm của tác giả nhưng chỉ
không cho các mục đích thương mại.
Blogger:
Lê Trung Nghĩa
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.