Thứ Tư, 24 tháng 7, 2019

Cuộc chiến để giải phóng khoa học

The war to free science
Các thủ thư, đám đạo tặc (pirates), và các nhà cấp vốn đang giải phóng nghiên cứu hàn lâm của thế giới khỏi các bức tường thanh toán.
How librarians, pirates, and funders are liberating the world’s academic research from paywalls.
By Brian Resnick and Julia Belluz Updated Jul 10, 2019, 3:58pm EDT
Illustrations by Javier Zarracina
Theo: https://www.vox.com/the-highlight/2019/6/3/18271538/open-access-elsevier-california-sci-hub-academic-paywalls
Bài được đưa lên Internet ngày: 10/07/2019
Xem thêm: Khoa học Mở - Open Science
27.500 nhà khoa học làm việc cho Đại học California sản sinh ra 10 phần trăm tất cả các tài liệu nghiên cứu hàn lâm được xuất bản ở nước Mỹ.
Đại học của họ gần đây đã đặt họ vào tình thế lạ lùng: Bắt đầu từ 10/07, các nhà khoa học đó sẽ không có khả năng truy cập trực tiếp tới nhiều nghiên cứu được xuất bản của thế giới mà họ không tham gia vào.
Đó là vì vào tháng 2, hệ thống của Đại học California (UC) - một trong các cơ sở hàn lâm lớn nhất đất nước, bao gồm Berkeley, Los Angeles, Davis, và vài khu trường khác - đã hủy bỏ thuê bao thường niên gần 11 triệu $ của nó đối với Elsevier, nhà xuất bản lớn nhất thế giới các tạp chí hàn lâm.
Đối mặt với nó, điều này dường như là một động thái kỳ lạ. Vì sao lại cắt các sinh viên và các nhà nghiên cứu ra khỏi nghiên cứu hàn lâm?
Trên thực tế, đó từng là quan điểm có nguyên tắc có thể báo trước một cuộc cách mạng trên con đường khoa học được chia sẻ khắp trên thế giới.
Đại học California đã quyết định nó không muốn tri thức khoa học bị khóa trói đằng sau các bức tường thanh toán, và nghĩ chi phí xuất bản hàn lâm đã vượt khỏi tầm kiểm soát.
Elsevier sở hữu khoảng 3.000 tạp chí hàn lâm, và các bài báo của nó chiếm khoảng 18 phần trăm tất cả các kết quả đầu ra nghiên cứu của thế giới. “Họ là nhà độc quyền, và họ hành động giống như một nhà độc quyền”, Jeffrey MacKie-Mason, người đứng đầu các thư viện khu trường ở UC Berkeley và là đồng chủ tịch của đội đã thương lượng với nhà xuất bản đó, nói. Elsevier kiếm lợi nhuận khổng lồ trên các tạp chí của nó, sinh ra hàng tỷ USD một năm cho công ty mẹ của nó RELX.
Đây là câu chuyện về thứ gì đó nhiều hơn so với các phí thuê bao. Đây là câu chuyện về giới công nghiệp tư nhân đã thống trị các cơ sở khoa học như thế nào, và các thủ thư, nhân viên hàn lâm, và thậm chí đám đạo tặc đang cố gắng giành lại sự kiểm soát.
Đại học California không là cơ sở duy nhất đấu tranh chống lại. “Có hàng ngàn con người nhỏ bé David trong câu chuyện này”, người đứng đầu các thư viện của khu trường ở Đại học California ở Davis Mackenzie Smith, người, giống như các thủ thư khác khắp trên thế giới, đã và đang thúc đẩy truy cập mở nhiều hơn tới khoa học, nói. “Nhưng chỉ có ít những người khổng lồ Goliath”.
Những con người nhỏ bé David sẽ chiến thắng chứ?
Nền công nghiệp xuất bản hàn lâm, được giải thích
Hãy tưởng tượng những đồng tiền thuế của bạn đã được bỏ ra để xây dựng một con đường mới ở khu vực lân cận của bạn.
Bây giờ hãy tưởng tượng công ty giám sát công việc của con đường đã lấy một khoản phí của các công nhân của nó thay vì trả lương cho họ.
Những người giám sát có trách nhiệm đảm bảo cho con đường đó đạt tiêu chuẩn cũng không được trả tiền. Và nếu bạn, người đóng thuế, muốn truy cập con đường hôm nay, bạn cần phải mua thuê ban hàng năm với 7 con số hoặc trả các khoản phí cao cho các chuyến đi một lần rồi hết.
Chúng tôi không nói về các con đường - đây là tình trạng của nghiên cứu khoa học, và cách nó được phân phối ngày nay qua việc xuất bản hàn lâm.
Quả thực, nền công nghiệp này được xây dựng để xuất bản và phổ biến các bài báo khoa học - các công ty như Elsevier và Springer Nature - đã xử trí để trở thành có lợi nhuận không thể tin nổi bằng việc có được nhiều vốn cấp từ người đóng thuế, lao động có kỹ năng cao không phải trả tiền và gắn thẻ giá cao cho các hàng hóa của nó.
Các nhân viên hàn lâm không được trả tiền cho những đóng góp bài báo của họ cho các tạp chí. Họ thường phải trả các khoản phí để đệ trình các bài báo tới các tạp chí và để xuất bản. Những người rà soát lại ngang hàng, những người giám sát được giao nhiệm vụ đảm bảo cho khoa học được xuất bản trên các tạp chí đạt tiêu chuẩn, thường cũng không được trả tiền nốt.
Và còn hơn thế: các cơ sở hàn lâm phải mua các thuê bao cắt cổ có giá thành hàng trăm ngàn USD mỗi năm để họ có thể tải về và đọc tác phẩm của riêng họ và của các nhà khoa học khác từ bên ngoài bức tường thanh toán. Điều y hệt đối với các thành viên của công chúng, những người muốn truy cập khoa học họ đã cấp vốn bằng những đồng USD thuế của họ. Một tài liệu nghiên cứu duy nhất trên Science có thể lấy của bạn $30. Các tạp chí của Elsevier có thể, một cách riêng rẽ, lấy của bạn hàng ngàn USD thuê bao một năm.
Các nhà xuất bản và các biên tập viên tạp chí nói có các chi phí cao liên quan tới xuất bản số, và rằng học gia tăng giá trị trong mỗi bước: Họ giám sát và quản lý những người rà soát lại ngang hàng và các biên tập viên, hành động như những người canh gác cho chất lượng, và xuất bản số lượng các bài báo lớn hơn chưa từng thấy mỗi năm.
Chúng tôi đã nói với các lãnh đạo ở cả Elsevier và Springer Nature, và họ duy trì các công ty của họ vẫn cung cấp nhiều giá trị để đảm bảo chất lượng nghiên cứu hàn lâm. Là đúng các công ty đó không phải là các tạp chí ăn cướp (predatory journals), các doanh nghiệp mà sẽ xuất bản bất kể tài liệu nào - không có bất kỳ sự kiểm tra khoa học nào - có phí.
Vào năm 2018, doanh thu của Elsevier đã tăng 2%, đạt tổng số 3,2 tỷ USD. Gemma Hersh, phó chủ tịch cao cấp về chính sách toàn cầu ở Elsevier, nói biên lợi nhuận ròng của công ty từng là 19% (gấp đôi lãi ròng của Netflix).
Nhưng những người chỉ trích, bao gồm cả các thập tự quân của truy cập mở, nghĩ mô hình kinh doanh đó phải thay đổi. “Tôi nghĩ chúng ta đang ở gần điểm tới hạn, và nền công nghiệp đó sẽ phải thay đổi, hệt như nền công nghiệp ghi âm nhạc đã thay đổi, nền công nghiệp phim ảnh đã thay đổi”, MacKie-Mason nói. “[Các nhà xuất bản] biết điều đó sẽ xảy ra. Họ chỉ muốn bảo vệ lợi nhuận của họ và mô hình kinh doanh của họ càng lâu càng tốt”.
Đây là mô hình kinh doanh cũng kỳ lạ như con đường bạn đã trả tiền nhưng lại không thể sử dụng. Và nó ngày càng đắt giá hơn đối với các trường đại học mỗi năm.
Bây giờ hiện trạng đó đang chậm chạm chuyển đổi. Có một đội quân nhỏ gồm những người không thể chịu đựng được hơn nữa.
Nhóm các nhà cách mạng khác nhau này đang tiến hành chiến tranh trong tổ hợp công nghiệp xuất bản khoa học ở ba mặt trận:
  • Các thủ thư và các nhà cấp vốn khoa học đang chơi bóng cứng rắn để thương thảo các khoản phí thuê bao thấp hơn đối với các tạp chí khoa học.
  • Các nhà khoa học, ngày một gia tăng, đang nhận thức được họ không cần các tạp chí hàn lâm phải trả tiền để hành động như những người gác cổng nữa. Họ đang tìm kiếm cách giải quyết thông minh, làm cho các dịch vụ mà các tạp chí cung cấp thành tự do.
  • Các thập tự quân truy cập mở, bao gồm cả đám đạo tặc khoa học, đã tạo ra những lựa chọn thay thế giải phóng các bài báo trên tạp chí và ép các nhà xuất bản mở rộng truy cập.
Nếu họ thành công, con đường tắc nghẽn, phải trả tiền mà khoa học đã từng được phổ biến trong thế kỷ vừa qua có thể trải qua một sự thay đổi lớn. Các bức tường, nói cách khác, có thể đổ.
Nếu các bức tường đổ, tác động có thể vang dội toàn cầu. Khi khoa học bị khóa trói đằng sau các bức tường thanh toán, nó có nghĩa là các bệnh nhân ung thư không thể dễ dàng truy cập và đọc được nghiên cứu về các điều kiện của họ (thậm chí dù nghiên cứu thường được những người đóng thuế cấp vốn). Khi các học giả không thể đọc được nghiên cứu mới nhất, “điều đó cản trở nghiên cứu họ có thể làm, và làm chậm sự tiến bộ của nhân loại”, MacKie-Mason nói.
Nhưng có một điều lớn lao đang cản trở cuộc cách mạng: các nhà khoa học bị ám ảnh bởi uy tín, những người tiếp tục xuất bản trên các tạp chí truy cập đóng. Họ giống như các công nhân làm đường, những người tiếp tục trả các khoản phí để xây dựng hạ tầng họ không thể truy cập tự do. Cho tới khi điều đó thay đổi, các bức tường vẫn sẽ còn đó nguyên vẹn.
Các tạp chí hàn lâm đã trở nên không thể kham nổi như thế nào
Các tạp chí khoa học, chủ yếu được các xã hội khoa học nhỏ xuất bản, mọc lên cùng với nền công nghiệp in ấn ở thế kỷ 17 như là cách để phổ biến khoa học và thông tin về các cuộc gặp khoa học.
Các tạp chí khoa học đầu tiên, Journal des sçavansPhilosophical Transactions of the Royal Society of London, đã được phân phối qua thư. Giống như tất cả các mô hình xuất bản trước kỷ nguyên Internet, các tạp chí sớm bán các thuê bao. Nó từng không là nền công nghiệp lợi nhuận khổng lồ như ngày nay.
Sau chiến tranh thế giới II, kinh doanh đã thay đổi triệt để. Các tạp chí - hầu hết từng nằm ở châu Âu - đã tập trung vào việc bán các thuê ban khắp toàn cầu, nhằm vào sự tuôn trào vốn cấp nghiên cứu của kỷ nguyên chiến tranh lạnh của các trường đại học ở Mỹ. “Họ đã nhận thức được bạn có thể lấy tiền một thư viện nhiều hơn so với một học giả riêng lẻ”, Aileen Fyfe, nhà sử học chuyên về xuất bản hàn lâm ở Đại học St. Andrews, nói.
Khi ngày càng nhiều tạp chí nổi lên, các công ty xuất bản đã bắt đầu tăng cường. Vào những năm 1950, các nhà xuất bản chính đã bắt đầu mua các tạp chí, biến sự kinh doanh khuếch tán một thời thành những gì được gọi là sự độc quyền của số ít (oligopoly): thị trường bị số lượng nhỏ các nhà sản xuất kiểm soát.
Đầu những năm 1970, chỉ 5 công ty - Reed-Elsevier, Wiley-Blackwell, Springer, và Taylor & Francis — đã xuất bản 1/5 tất cả các bài báo khoa học y tế và tự nhiên, theo một phân tích trên PLOS One. Tới 2013, thị phần của họ tăng lên thành 53%.
Không nhà xuất bản nào thể hiện sự hợp nhất, và sự gia tăng các chi phí, hơn cả Elsevier, nhà xuất bản khoa học lớn nhất và mạnh nhất trên thế giới. Công ty Hà Lan này bây giờ xuất bản gần nửa triệu bài báo trên 3.000 tạp chí của nó, bao gồm cả các tạp chí có ảnh hưởng lớn như Cell, Current Biology, và The Lancet.
Và sự hợp nhất đó, thiếu cạnh tranh, ngụ ý các nhà xuất bản có thể thoát khỏi việc tính giá rất cao.
Khi Internet tới, các tệp PDF điện tử đã trở thành phương tiện chính qua đó các bài báo đã được phổ biến. Khi đó, “các thủ thư đã lạc quan điều này sẽ trở thành giải pháp; cuối cùng, các tạp chí sẽ trở nên rẻ hơn nhiều, nhiều”, Fyfe nói.
Nhưng thay vì áp dụng một mô hình kinh doanh và định giá mới để phù hợp với các phương tiện mới phổ biến không mất chi phí, sự hợp nhất đã trao cho các nhà xuất bản hàn lâm quyền tự do để nâng giá. Bắt đầu vào cuối những năm 1990, các nhà xuất bản đẩy việc bán các thuê bao của họ thành các vụ làm ăn đánh đống lớn. Theo mô hình này, các trường đại học trả giá cực cao để có được tập hợp khổng lồ các tạp chí của một nhà xuất bản, thay vì mua các đầu tạp chí riêng rẽ.
Các nhà xuất bản viện lý chế độ mới phân phối số đã tới với mảng các chi phí bổ sung. “Chúng tôi đang tiếp tục đầu tư đáng kể vào hạ tầng số, điều có nhiều chi phí cố định lặp đi lặp lại từng năm. Chúng tôi thuê làm hàng ngàn nhà công nghệ”, Gemma Hersh của Elsevier nói. “Vì thế là không đúng rằng số là rẻ hơn”.
Các nhà xuất bản cũng nói rằng lượng các bài báo họ xuất bản mỗi năm làm gia tăng các chi phí, và các thư viện phải được cấp vốn để trả cho chúng. “Các thư viện được các nhân viên hàn lâm cao cấp đối xử ở các cơ sở đó như là chi phí cố định; chúng không phải là chi phí cố định”, Steven Inchcoombe, giám đốc xuất bản ở Springer Nature, nơi xuất bản họ các tạp chí uy tín Nature, nói.
Trong tuyên bố ngày 10/07, Hersh nói về cuộc chiến của Elsevier với hệ thống UC “bế tắc này đã có thể tránh được” và rằng công ty hy vọng “chúng tôi có thể tìm ra con đường thực dụng ở phía trước nếu có thiện chí và cam kết từ cả 2 phía”.
Các thủ thư yêu cầu khác nhau. Đối với các trường đại học, sự phát triển tồi tệ nhất là chi phí truy cập tiếp tục gia tăng ở tốc độ rất cao.
Hãy nhìn vào đồ thị này từ Hiệp hội các Thư viện Nghiên cứu. Nó chỉ ra sự thay đổi theo phần trăm trong chi tiêu ở các thư viện đại học. Chủng loại “chi tiêu tài nguyên liên tục” bao gồm chi tiêu vào các tạp chí hàn lâm, và nó tăng 521% trong khoảng các năm 1986-2014. Qua thời gian đó, chỉ số giá tiêu dùng - gia tăng trung bình các chi phí các hàng hóa gia đình thông thường - tăng 118%.

Các thủ thư ở điểm đột phá
Đại học Virginia (UVA) website nơi bạn có thể thấy thư viện của họ chi bao nhiêu tiền vào các tạp chí. Từ 2016 tới 2018, chi phí cho các tạp chí của Elsevier đã gia tăng 118.000 USD đối với đại học này, từ 1,716 triệu USD một năm lên 1,834 USD.
Dữ liệu cho thấy đại học này cũng đang chi nhiều tiền cho các tạp chí mà không một ai sử dụng hệ thống thư viện của họ đọc cả. Vào năm 2018, đại học đã trả cho Springer Nature 672.000 USD cho gần 4.000 tạp chí – 1.400 trong số đó không một ai từng động tới. Không ai ở UVA đọc Moscow University Chemistry Bulletin, hoặc Lithology and Mineral Resources, ví dụ thế.
Vì sao các trường đại học đang trả tiền cho các tạp chí mà không ai đọc? “Điều đó giống hệt như bó truyền hình cáp vậy - họ nói bạn có 250 kênh, nhưng nếu bạn nhìn vào bên trong tim của bạn, bạn biết tất cả điều bạn muốn là ESPN và AMC”, Brandon Butler, giám đốc về chính sách thông tin ở Thư viện Đại học Virginia, nói. Thuê bao tạp chí riêng lẻ có thể lấy đi của một đại học hàng ngàn USD. “UVA chắc chắn đang cân nhắc cắt đi các bó đó”, ông nói. “Hoàn toàn có khả năng chúng tôi sẽ, trừ phi giá thành và các điều khoản khác thay đổi triệt để”.
Như thủ thư ở Chapel Hill của Đại học Bắc Carolina, Elaine Westbrooks đang đối mặt với những gì cô và nhiều thủ thư hàn lâm khác gọi là “khủng hoảng tạp chí” (serial crisis): “nếu chúng tôi mua chính xác các tạp chí y hệt mỗi năm, tôi phải trả ít nhất 500.000 USD thêm chỉ vì lạm phát”, cô nói. “Tôi không thể kham nổi điều đó”.
Trong các thương lượng đang diễn ra của cô với Elsevier, Westbrooks đang cân nhắc “lựa chọn hạt nhân”, như cô đưa ra. Đó là, hủy bỏ thuê bao đang trao cho các sinh viên và các giảng viên UNC ở Chapel Hill truy cập tới hàng ngàn tạp chí của Elsevier.
“Thấy rất rõ vào năm 2017 các thủ thư cảm thấy bị hệ thống đó đánh và họ không thể kham được nó”, David Stuart, nhà nghiên cứu đằng sau khảo sát thường niên về nền công nghiệp xuất bản hàn lâm. “Trong khi vào năm 2008, bạn có thể cảm thấy đã có một chút mạnh hơn và có lực hơn đang nổi lên, và họ đã có khả năng đẩy lui các nhà xuất bản một chút”.
Các nhà cấp vốn khoa học ngày càng kêu gọi truy cập mở
Không chỉ các thủ thư thức tỉnh đối với thực tế là các chi phí truy cập khoa học là không bền vững - các nhà cấp vốn khoa học cũng vậy. Nhiều tiền để nuôi hệ thống này tới từ các trợ cấp của chính phủ. Ở nước Mỹ, những người đóng thuế bỏ ra $140 tỷ mỗi năm để hỗ trợ cho nghiên cứu, một tỷ lệ phần trăm khổng lồ của số tiền đó họ không thể truy cập tự do không mất tiền. Khi các nhà khoa học muốn làm cho tác phẩm của họ thành truy cập mở (ngụ ý xuất bản không có bức tường thanh toán), họ cũng bị lấy một khoản phí bổ sung cho điều đó.
Năm nay, một nhóm các cơ sở nghiên cứu công ở Nauy đã hủy bỏ hợp đồng của nó với Elsevier, động thái theo sau nhóm nghiên cứu ở Hungary đang phá vỡ trói buộc với người khổng lồ Hà Lan. Ở Đức , gần 700 thư viện và các viện nghiên cứu đã làm hợp đồng với nhà xuất bản Wiley: với khoảng 25 triệu €, họ đang trả để truy cập tới nội dung các tạp chí - nhưng cũng yêu cầu tác phẩm của các nhà nghiên cứu của họ, được xuất bản trên các tạp chí của Wiley, được làm thành truy cập mở cho tất cả mọi người mà không có chi phí bổ sung.
Các cơ sở và các nhà cấp vốn đó cũng đang kết hợp cùng nhau như một phần của Liên minh S (Coalition S): Thỏa thuận nói tất cả các xuất bản phẩm khoa học bắt nguồn từ các trợ cấp nghiên cứu được nhà nước cấp vốn phải được xuất bản trên các tạp chí hoặc các nền tảng truy cập mở từ 2020.
“Tham vọng là nếu Đại học California thực hiện thỏa thuận này, Đức cũng thực hiện thỏa thuận này - chúng tôi rốt cuộc đi tới điểm nơi [tất cả khoa học là] truy cập mở. Các thủ thư không còn phải trả tiền để thuê bao nữa, họ đang trả tiền để xuất bản”, Robert Kiley, người đứng đầu nghiên cứu mở ở Wellcome Trust của Vương quốc Anh, nói.
Nhưng truy cập mở không nhất thiết ngụ ý rẻ. Hiện hành, các nhà xuất bản thường lấy tiền của các nhân viên hàn lâm để xuất bản cũng theo cách đó. Nếu bạn muốn bài báo của bạn là truy cập mở trên một tạp chí của Elsevier, bạn có thể trả đâu đó từ 500 USD - phí để xuất bản trên Chemical Data Collections - tới 5.000 USD, phí để xuất bản trên European Urology.
“Truy cập mở tuyệt đối có lợi nhất các quy trình nghiên cứu”, Inchcoombe, giám đốc xuất bản ở Springer Nature, nói. “Nếu bạn có thể trả tiền một lần và sau đó là tự do cho bất kỳ ai, bạn loại bỏ được nhiều sự trà xát từ hệ thống truy cập và quyền lợi”. Ông hy vọng việc xuất bản sẽ biến đổi, qua thời gian, sang truy cập mở.
Nhưng ông nhấn mạnh rằng truy cập mở sẽ không thay đổi “thực tế là nếu bạn tiến hành nghiên cứu nhiều hơn, và bạn muốn truyền đạt nó cho nhiều người hơn, thì có chi phí để làm điều đó và nó gia tăng cùng với số lượng”.
Đưa ra một cách khác: Các nhà xuất bản vẫn sẽ được trả tiền. Truy cập mở chỉ ngụ ý tấm phiếu chi tới ở mặt ngoài.
Điều này mang tới cho chúng ta một nhóm cách mạng khác trong cuộc đấu tranh chống lại hiện trạng: các nhà khoa học nào muốn tìm cách để phá vỡ các nhà xuất bản khổng lồ.
Vài nhà khoa học đang nói không đối với các nhà xuất bản lớn và chuyển sang các tạp chí truy cập mở của riêng họ
Cấu trúc xuất bản hàn lâm không chỉ là nỗi đau cho các thủ thư và các nhà cấp vốn; nó cũng là một thỏa thuận tồi tệ cho các nhân viên hàn lâm. Về cơ bản, các nhà khoa học kinh doanh trong công việc nặng nhọc của họ, các kết quả của họ cho các công việc nặng nhọc của họ trong phòng thí nghiệm, không mất tiền, tới nền công nghiệp tư nhân kiếm hàng đống tiền từ tác phẩm của họ, để đổi lấy uy tín.
Vài nhà nghiên cứu đã và đang tỉnh giấc về điều này và chuyển sang các tạp chí truy cập tự do của riêng họ. Một trong các học giả đó là nhà toán học ở Đại học Cambridge tên là Timothy Gowers. Vào năm 2012, ông đã viết một bài đăng kêu ca về giá thành cắt cổ mà các tạp chí lấy để truy cập tới nghiên cứu và đã thề dừng gửi các tài liệu của ông tới bất kỳ tạp chí nào từ Elsevier.
Thật ngạc nhiên cho ông, bài đăng đã lan truyền như vi rút - và đã thúc đẩy sự tẩy chay của các nhà nghiên cứu khắp trên thế giới đối với Elsevier. Trong vài ngày, hàng trăm ngàn nhà nghiên cứu đã để lại bình luận cảm thông với Gowers, người từng giành được huy chương Fields danh giá. Được sự trả lời đó khuyến khích, vào năm 2016, Gowers đã khởi xướng tạp chí toán học mới trên trực tuyến có tên là Discrete Analysis. Sự đầu tư mạo hiểm phi lợi nhuận được một đội các học giả sở hữu và xuất bản. Không có những người trung gian là các nhà xuất bản, truy cập là hoàn toàn tự do không mất tiền cho tất cả mọi người.
Giáo sư và nhà nghiên cứu truy cập mở Vincent Larivière của Đại học Montreal đã giúp đưa sự tẩy chay Elsevier đi thêm một bước khác. Vào tháng 01/2019, toàn bộ ban biên tập tạp chí Journal of Informetrics (bao gồm cả Larivière) của Elsevier đã từ chức, và đã chuyển sang Nhà in của Viện Công nghệ Massachusett (MIT Press) để khởi xướng một tạp chí truy cập mở khác có tên là Quantitative Science Studies.
Một lần nữa, sự dịch chuyển này mang tính nguyên tắc. “Có một khía cạnh vạn năng đối với khoa học, nơi bạn muốn nó là sẵn sàng cho bất kỳ ai”, Larivière nói.
Thậm chí dù còn thiếu sự khởi tạo các tạp chí truy cập mở, vài nhà khoa học đã và đang âm thầm, nhưng có nguyên tắc như nhau, đang đứng lên. Một nhà cổ sinh vật học đã rút tên của ông khỏi một tài liệu vì các đồng tác giả của ông không muốn xuất bản trên một tạp chí truy cập mở.
Một lý do chính khiến các nhà khoa học, thủ thư và nhà tài trợ có thể chống trả là vì các nhà thập tự chinh khác đã làm cho nghiên cứu dễ tiếp cận hơn. Ra nhập đạo tặc.
Đạo tặc và các bản thảo trước in cũng gây sức ép lên nền công nghiệp xuất bản để gia tăng truy cập
Trong vòng một thập niên qua, ngày càng dễ dàng hơn để phá bỏ các bức tường đó và tmf ra nghiên cứu tự do không mất tiền trên trực tuyến. Một lý do lớn: đạo tặc, bao gồm cả nhà khoa học thần kinh người Kazakh tên là Alexandra Elbakyan. Website (bất hợp pháp) của cô Sci-Hub thấy có hơn 500.000 khách viếng thăm mỗi ngày, và chứa hơn 50 triệu tài liệu hàn lâm.
Nhưng Sci-Hub chỉ là một công cụ để đối phó với các bức tường thanh toán. Các nhà khoa học cũng ngày càng gia tăng xuất bản các phiên bản trước xuất bản các nghiên cứu của họ (thường được gọi là các bản thảo trước in). Các bản thảo nghiên cứu đó là tự do không mất tiền để truy cập.
Vấn đề đó là thường xuyên, các nghiên cứu đó còn chưa được rà soát lại ngang hàng. Nhưng những người biện hộ cho các bản thảo trước in nói có một lợi ích ròng cho khoa học: Chúng cho phép thảo luận công khai về các tài liệu trước khi chúng được thiết lập ở dạng hoàn chỉnh - dạng của rà soát lại ngang hàng. Và có nhiều bản thảo trước in hơn bao giờ hết so với trước đó. (Vài máy chủ các bản thảo trước in cũng do các nhà xuất bản lớn sở hữu luôn).




Để tìm ra các bản thảo trước in đó, tất cả chỉ là một cái nhắp: Không có bức tường thanh toán (Unpaywall), một mở rộng của trình duyệt, giúp những người sử dụng tìm thấy các bản thảo trước in có liên quan tới các bài báo trên tạp chí có bức tường thanh toán.
Các sức ép đang gia tăng đó lên nền công nghiệp xuất bản hàn lâm không khác gì với các sức ép lên nền công nghiệp âm nhạc vào cuối những năm 90. Nếu bạn còn nhớ, vào cuối những năm 90, đạo nhạc bỗng nhiên ở khắp mọi nơi. Bạn có thể đăng nhập vào Napster & Limewire và tải về bất hợp pháp bất kỳ bài hát nào bạn không muốn mất tiền.
“Đạo tặc dường như tới khi có thị trường thất bại”, Butler của UVA nói, “và mọi người sẽ không có được những gì họ cần với giá thành có nghĩa đối với họ”.
Nhưng như Larivière chỉ ra, Sci-Hub không phải là giải pháp lâu dài, và rốt cuộc, nó thậm chí có thể là không cần thiết: “một khi không có các bức tường thanh toán, sẽ không còn Sci-Hub nữa”.
Trở ngại nào trên con đường của một cuộc cách mạng đầy đủ? Văn hóa của khoa học.
Bây giờ, các bức tường thanh toán hầu hết còn đứng đó. Lợi nhuận của Elsevier rốt cuộc đã gia tăng trong những năm gần đây. Và như Hersh của Elsevier nói cho chúng ta, trong khi lượng nghiên cứu truy cập mở được công ty đó xuất bản đã và đang gia tăng, vì thế lượng các tài liệu phải trả tiền cũng gia tăng theo. Thậm chí với sức ép ngày một gia tăng từ các thập tự quân của khoa học mở, các nhà xuất bản vẫn ở trong vị thế cực kỳ mạnh và nhanh nhẹn. Ngày càng nhiều hơn, kinh doanh của Elsevier không nằm trong xuất bản các bài báo trên tạp chí, mà trong việc khai thác dữ liệu thư viện khổng lồ của nó. Điều đó ngụ ý nó đang sử dụng các phân tích để báo cáo về các xu thế nghiên cứu, khuyến cáo các bài báo các nhà khoa học phải đọc, và gợi ý cho các đồng tác giả cộng tác dựa vào các lợi ích được chia sẻ.
Thậm chí nếu các nhà xuất bản mất đất trong việc bán các thuê bao, họ vẫn còn chào dịch vụ có lợi nhuận dựa vào sự kiểm soát nội dung. Hơn nữa, là không khó để hình dung tương lai nơi ngày càng nhiều hơn các cơ sở khoa học đơn giản phớt lờ, hoặc thoát khỏi, các nhà xuất bản chính.
Sự phổ biến gia tăng của các bản thảo trước in đang trao cho họ một nơi để thoát ra. Bạn có thể tưởng tượng một hệ thống nơi các nhà nghiên cứu tải lên các bản thảo của họ tới các máy chủ bản thảo trước in và sau đó các nhân viên hàn lâm khác rà soát lại ngang hàng các bài báo đó. Sau rà soát lại ngang hàng và xem xét lại, tài liệu bản thảo trước in đó có thể được đóng dấu phê chuẩn và được bổ sung vào một tạp chí số. Hệ thống này được gọi là một tạp chí lớp phủ (an overlay journal) (ở đó việc biên tập và canh gác tạp chí được phủ lên đỉnh của các bản thảo trước in), và nó đang tồn tại rồi ở mức độ nhỏ bé. (Discrete Analysis của Gowers là một tạp chí lớp phủ).
Vì thế không phải công nghệ hay đổi mới sáng tạo níu kéo khoa học khỏi cuộc cách mạng. “Con voi lớn nhất trong phòng là các nhà nghiên cứu được thưởng như thế nào cho công việc họ làm”, Theodora Bloom, tổng biên tập ở BMJ, nói.
Khi đó, sự nghiệp của các nhà nghiên cứu - các trợ cấp họ được trao, các thăng tiến họ giành được - lên hoặc xuống dựa vào số lượng các xuất bản phẩm họ có trên các tạp chí hồ sơ cao cấp (hoặc tác động cao).
“Nếu một nhân viên hàn lâm có tài liệu trên Nature hoặc Science, điều đó được xem như hộ chiếu của họ cho trợ cấp hoặc thăng tiến tiếp sau của họ”, Bloom nói.
Miễn là các khuyến khích đó tồn tại, và các nhà khoa học tiếp tục chấp nhận tình trạng ban đầu đó, các tạp chí truy cập mở sẽ không có khả năng cạnh tranh. Trên thực tế, nhiều nhân viên hàn lâm vẫn không xuất bản trên các tạp chí truy cập mở. Một lý do lớn: Một số người cảm thấy họ ít có uy tín và chất lượng thấp hơn, và họ đẩy các chi phí xuất bản lên các nhà khoa học.
“Tôi cũng đang chờ để thấy sự thay đổi trong văn hóa hàn lâm”, Fyfe, nhà sử học, nói. “Cho tới khi chúng ta có đủ các nhân viên hàn lâm có thiện chí làm thứ gì đó khác, thì tôi sẽ không thấy sự thay đổi lớn nào xảy ra cả”.
Vì thế bây giờ, cuộc cách mạng chỉ mới bắt đầu. “Mọi người đồng ý, theo vài cách thức, tương lai là truy cập mở”, Butler của UVA nói, “Bây giờ câu hỏi là, trong tương lai đó, bao nhiêu kiểm soát các nhà xuất bản lớn duy trì qua từng bước trong quy trình khoa học? Họ đã và đang làm việc qua một thập kỷ để đảm bảo cho câu trả lời là kiểm soát nhiều nhất có thể”.
Việc xuất bản hàn lâm không phải là một chủ đề chính chị nóng bỏng. Nhưng nó có thể. “Nếu các công dân thực sự quan tâm, họ có thể nói cho những người đại diện và các nghị sỹ của họ và nói cho họ các vấn đề của truy cập mở”, MacKie-Mason nói, “và chính phủ nên can dự vào việc thay đổi điều này.“
Các hình minh họa của Javier Zarracina
The 27,500 scientists who work for the University of California generate 10 percent of all the academic research papers published in the United States.
Their university recently put them in a strange position: Starting July 10, these scientists will not be able to directly access much of the world’s published research they’re not involved in.
That’s because in February, the UC system — one of the country’s largest academic institutions, encompassing Berkeley, Los Angeles, Davis, and several other campuses — dropped its nearly $11 million annual subscription to Elsevier, the world’s largest publisher of academic journals.
On the face of it, this seemed like an odd move. Why cut off students and researchers from academic research?
In fact, it was a principled stance that may herald a revolution in the way science is shared around the world.
The University of California decided it doesn’t want scientific knowledge locked behind paywalls, and thinks the cost of academic publishing has gotten out of control.
Elsevier owns around 3,000 academic journals, and its articles account for some 18 percent of all the world’s research output. “They’re a monopolist, and they act like a monopolist,” says Jeffrey MacKie-Mason, head of the campus libraries at UC Berkeley and co-chair of the team that negotiated with the publisher. Elsevier makes huge profits on its journals, generating billions of dollars a year for its parent company RELX.
This is a story about more than subscription fees. It’s about how a private industry has come to dominate the institutions of science, and how librarians, academics, and even pirates are trying to regain control.
The University of California is not the only institution fighting back. “There are thousands of Davids in this story,” says the head of campus libraries at the University of California Davis MacKenzie Smith, who, like other librarians around the world, has been pushing for more open access to science. “But only a few big Goliaths.”
Will the Davids prevail?

The academic publishing industry, explained

Imagine your tax dollars have gone to build a new road in your neighborhood.
Now imagine that the company overseeing the road work charged its workers a fee rather than paying them a salary.
The overseers in charge of making sure the road was up to standard also weren’t paid. And if you, the taxpayer, want to access the road today, you need to buy a seven-figure annual subscription or pay high fees for one-off trips.
We’re not talking about roads — this is the state of scientific research, and how it’s distributed today through academic publishing.
Indeed, the industry built to publish and disseminate scientific articles — companies such as Elsevier and Springer Nature — has managed to become incredibly profitable by getting a lot of taxpayer-funded, highly skilled labor for free and affixing a premium price tag to its goods.
Academics are not paid for their article contributions to journals. They often have to pay fees to submit articles to journals and to publish. Peer reviewers, the overseers tasked with making sure the science published in the journals is up to standard, typically aren’t paid either.
And there’s more: Academic institutions have to purchase exorbitant subscriptions priced at hundreds of thousands of dollars each year so they can download and read their own and other scientists’ work from beyond the paywall. The same goes for members of the public who want to access the science they’ve funded with their tax dollars. A single research paper in Science can set you back $30. Elsevier’s journals can cost, individually, thousands of dollars a year for a subscription.
Publishers and journal editors say there are steep costs associated with digital publishing, and that they add value at every step: They oversee and manage peer reviewers and editors, act as quality gatekeepers, and publish an ever-larger number of articles each year.
We spoke with executives at both Elsevier and Springer Nature, and they maintain their companies still provide a lot of value in ensuring the quality of academic research. It’s true these companies are not predatory journals, businesses that will publish just about any paper — without any scientific vetting — for a fee.
In 2018, Elsevier’s revenue grew by 2 percent, to a total of $3.2 billion. Gemma Hersh, a senior vice president for global policy at Elsevier, says the company’s net profit margin was 19 percent (more than double the net profit of Netflix).
But critics, including open access crusaders, think the business model is due for a change. “I think we’re nearing the tipping point, and the industry is going to change, just like the industry for recorded music has changed, the industry for movies has changed,” MacKie-Mason says. “[The publishers] know it’s going to happen. They just want to protect their profits and their business model as long as they can.”
It’s a business model as convoluted as the road you paid for but can’t use. And it grows more expensive for universities every year.
Now the status quo is slowly shifting. There is a small army of people who aren’t putting up with the gouging any longer.
This disparate band of revolutionaries is waging war on the scientific publishing industrial complex on three fronts:
  • Librarians and science funders are playing hardball to negotiate lower subscription fees to scientific journals.
  • Scientists, increasingly, are realizing they don’t need paywalled academic journals to act as gatekeepers anymore. They’re finding clever workarounds, making the services that journals provide free.
  • Open access crusaders, including science pirates, have created alternatives that free up journal articles and pressure publishers to expand access.
If they succeed, the cloistered, paywalled way that science has been disseminated for the past century could undergo a massive transformation. The walls, in other words, could fall.
If paywalls fall, the impact would reverberate globally. When science is locked behind paywalls, it means cancer patients can’t easily access and read the research on their conditions (even though research is often taxpayer-funded). When scholars can’t read the latest research, “that hinders the research they can do, and slows down the progress of humanity,” MacKie-Mason says.
But there’s a big thing getting in the way of a revolution: prestige-obsessed scientists who continue to publish in closed-access journals. They’re like the road workers who keep paying fees to build infrastructure they can’t freely access. Until that changes, the walls will remain firmly intact.

How academic journals became so unaffordable

Scientific journals, published mainly by small scientific societies, sprouted up alongside the printing industry in the 17th century as a way to disseminate science and information about scientific meetings.
The first scientific journals, the Journal des sçavans and the Philosophical Transactions of the Royal Society of London, were distributed via mail. Like all pre-internet publishing models, early journals sold subscriptions. It wasn’t the hugely profitable industry it is today.
After World War II, the business changed dramatically. The journals — which were mostly based in Europe — focused on selling subscriptions internationally, targeting American universities flush with Cold-War era research funding. “They realized you can charge a library a lot more than an individual scholar,” says Aileen Fyfe, a historian specializing in academic publishing at the University of St. Andrews.
As more and more journals popped up, publishing companies began consolidating. In the 1950s, major publishers started to purchase journals, transforming a once diffuse business into what’s been called an oligopoly: a market controlled by a tiny number of producers.
By the early 1970s, just five companies — Reed-Elsevier, Wiley-Blackwell, Springer, and Taylor & Francis — published one-fifth of all natural and medical scientific articles, according to an analysis in PLOS One. By 2013, their share rose to 53 percent.
No single publisher embodies the consolidation, and the increase of costs, more than Elsevier, the biggest and most powerful scientific publisher in the world. The Dutch company now publishes nearly half a million articles in its 3,000 journals, including the influential Cell, Current Biology, and The Lancet.
And the consolidation, the lack of competition, means publishers can get away with charging very high prices.
When the internet arrived, electronic PDFs became the main medium through which articles were disseminated. At that point, “librarians were optimistic this was going to be the solution; at last, journals are going to become much, much cheaper,” Fyfe says.
But instead of adopting a new business and pricing model to match the new means of no-cost dissemination, consolidation gave academic publishers the freedom to raise prices. Starting in the late 1990s, publishers increasingly pushed sales of their subscriptions into large bundled deals. In this model, universities pay a hefty price to get a huge subset of a publisher’s journals, instead of purchasing individual titles.
The publishers argue the new mode of digital delivery has come with an array of additional costs. “We’re continuing to invest significantly in digital infrastructure, which has a lot of fixed costs that repeat each year. We’re employing thousands of technologists,” said Elsevier’s Gemma Hersh. “So it’s not the case that digital is cheaper.”
The publishers also say that the volume of articles they publish every year increases costs, and that libraries ought to be funded to pay for them. “The libraries are treated by the senior academics at these institutions as a fixed cost; they’re not a fixed cost,” says Steven Inchcoombe, the chief publishing officer at Springer Nature, which publishes the prestigious Nature family of journals.
In a July 10 statement, Hersh said of Elsevier’s battle with the UC system “this stalemate was avoidable” and that the company hopes “we can find a pragmatic way forward if there is will and engagement from both sides.”
The librarians beg to differ. For universities, the most frustrating development is that cost of access keeps rising at a very steep rate.
Take a look at this graph from the Association of Research Libraries. It shows the percent change in spending at university libraries. The category “ongoing resources expenditures” includes spending on academic journals, and it rose 521 percent between 1986 and 2014. Over that time, the consumer price index — the average increase of costs of common household goods — rose 118 percent.

Librarians at the breaking point

The University of Virginia has a website where you can see how much money its library is spending on journals. From 2016 to 2018, the costs for Elsevier journals increased by $118,000 for the university, from $1.716 million a year to $1.834 million.
The data shows that the university is also spending a lot of money for journals that no one who uses their library system reads. In 2018, the university paid Springer Nature $672,000 for nearly 4,000 journals — 1,400 of which no one ever accessed. No one at UVA read the Moscow University Chemistry Bulletin, or Lithology and Mineral Resources, for example.
Why are universities paying for journals that no one reads? “It’s a lot like the cable bundle — they tell you you’re getting 250 channels, but if you look inside your heart, you know all you want is ESPN and AMC,” says Brandon Butler, director of information policy at the University of Virginia Library. An individual journal subscription can cost a university thousands of dollars. “UVA is absolutely considering cutting these bundles,” he says. “It’s quite likely we will, unless the price and other terms change radically.”
As the University of North Carolina Chapel Hill librarian, Elaine Westbrooks is facing what she and so many other academic librarians call the “serials crisis”: “If we buy the exact same journals every year, I have to pay at least $500,000 more just for inflation,” she says. “I can’t afford it.”
In her ongoing negotiations with Elsevier, Westbrooks is considering “the nuclear option,” as she puts it. That is, canceling the subscription that gives UNC Chapel Hill students and faculty access to thousands of Elsevier journals.
“It felt very much in 2017 the librarians felt beaten by the system and they couldn’t afford it,” says David Stuart, the researcher behind a yearly survey on the academic publishing industry. “Whereas in 2018, you could feel there was a bit more strength and power emerging, and they had the ability to push back on the publishers a bit.”

Science funders increasingly are calling for open access

It’s not only librarians waking up to the fact that the costs of accessing science are unsustainable — so are science funders. A lot of the money that fuels this system comes from government grants. In the US, taxpayers spend $140 billion every year supporting research, a huge percentage of which they cannot access for free. When scientists do want to make their work open access (meaning published without a paywall), they’re charged an extra fee for that as well.
This year, a consortium of public research institutions in Norway canceled its Elsevier contract, a move that followed a research consortium in Hungary breaking ties with the Dutch giant. In Germany, nearly 700 libraries and research institutes made a deal with the publisher Wiley: For about 25 million euros, they’re paying to access journal content — but also demanding the work of their researchers, published in Wiley journals, be made open access for all at no additional cost.
These institutions and funders are also banding together as part of Coalition S: The agreement says all scientific publications that have sprung from publicly funded research grants must be published on open access journals or platforms by 2020.
“The ambition is if the University of California does this deal, Germany does this deal — we eventually get to the point where [all science is] open access. The libraries are no longer paying to subscribe, they’re paying to publish,” said Robert Kiley, the head of open research at the UK’s Wellcome Trust.
But open access doesn’t necessarily mean cheap. Currently, publishers typically charge academics to publish that way too. If you want your article to be open access in an Elsevier journal, you could pay anywhere from $500 — the fee to publish in Chemical Data Collections — up to $5,000, the fee to publish in European Urology.
“Open access is absolutely in the best interest of the research process,” Inchcoombe, the chief publishing officer at Springer Nature, says. “If you can pay once and then it’s free for everybody, you eliminate a lot of the friction from the system of access and entitlement.” He hopes publishing will transition, over time, to open access.
But he stresses that open access won’t change “the fact that if you do more research, and you want to communicate it to more people, then there is a cost of doing that that rises with volume.”
Put another way: Publishers are still going to get paid. Open access just means the paychecks come at the front end.
This brings us to another band of revolutionaries in the fight against the status quo: the scientists who want to find ways to circumvent the behemoth publishers.

Some scientists are saying no to the big publishers and spinning off open access journals of their own

The structure of academic publishing isn’t just a pain for librarians and funders; it’s a bad deal for academics too. Basically, scientists trade in their hard work, their results for their toils in the lab, for free, to a private industry that makes tons of money off their work, in return for prestige.
Some researchers have been waking up to this and spinning off freely accessible journals of their own. One of those scholars is a University of Cambridge mathematician named Timothy Gowers. In 2012, he wrote a post bemoaning the exorbitant prices that journals charge for access to research and vowed to stop sending his papers to any journal from Elsevier.
To his surprise, the post went viral — and spurred a boycott of Elsevier by researchers around the world. Within days, hundreds of researchers left comments commiserating with Gowers, a winner of the prestigious Fields Medal. Encouraged by that response, in 2016, Gowers launched a new online mathematics journal called Discrete Analysis. The nonprofit venture is owned and published by a team of scholars. With no publisher middlemen, access is completely free for all.
University of Montreal professor and open access researcher Vincent Larivière has helped take the Elsevier boycott another step further. In January 2019, the entire editorial board of the Elsevier-owned Journal of Informetrics (including Larivière) resigned, and moved to MIT Press to start another open access journal, Quantitative Science Studies.
Again, the move was a principled one. “There’s a universalistic aspect to science, where you want it to be available to everyone,” Larivière said.
Even in the absence of starting open access journals, though, some scientists have been taking quieter, but equally principled, stands. One paleontologist took his name off a paper because his co-authors wouldn’t publish in an open access journal.
One key reason scientists, librarians, and funders can fight back is because other crusaders have made research more accessible. Enter the pirates.

Pirating and preprints are also pressuring the publishing industry to increase access

Over the past decade, it’s been getting easier and easier to circumvent the paywalls and find free research online. One big reason: pirates, including Kazakh neuroscientist Alexandra Elbakyan. Her (illegal) website Sci-Hub sees more than 500,000 visitors daily, and hosts more than 50 million academic papers.
But Sci-Hub is just one tool to get around paywalls. Scientists are also increasingly publishing prepublication versions of their studies (often called preprints). These study drafts are free to access.
The problem is that often, these studies have not yet been peer-reviewed. But advocates of preprints say they’re a net benefit to science: They allow for the public discussion of papers before they’re set in a finalized form — a type of peer review. And there are more preprints than ever before. (Some of the preprint servers are owned by the big publishers too.)
To find these preprints, all it takes is a single click: Unpaywall, a browser extension, helps users find the preprints associated with paywalled journal articles.
These mounting pressures on the academic publishing industry aren’t so different from the pressures on the music industry in the late ’90s. If you recall, in the late ’90s, music pirating was suddenly everywhere. You could log in to Napster and Limewire and illegally download any song you wanted for free.
“Piracy seems to come in when there’s a market failure,” UVA’s Butler says, “and people aren’t getting what they need at a price that makes sense for them.”
But as Larivière points out, Sci-Hub isn’t a long-term solution, and eventually, it may not even be needed: “Once there’s no paywalls, there’s no Sci-Hub anymore.”

What’s standing in the way of a full-on revolution? The culture of science.

For now, the paywalls mostly stand. Elsevier’s profits have actually increased in recent years. And as Elsevier’s Hersh told us, while the volume of open access research published by the company has been growing, so has the volume of paywalled papers.
Even with the growing pressure from the open science crusaders, the publishers remain in an extremely strong and nimble position. More and more, Elsevier’s business is not in the publication of journal articles, but in data-mining its enormous library. That means it’s using analytics to report on research trends, recommend articles scientists ought to be reading, and suggest co-authors to collaborate with based on shared interests.
Even if the publishers lose ground on selling subscriptions, they’ll still offer a profitable service based on control of the content. Still, it’s not hard to imagine a future where more and more institutions of science simply ignore, or circumvent, the major publishers.
The growing popularity of preprints is giving them one avenue to escape. One could imagine a system where researchers upload their drafts to preprint servers and then other academics choose to peer-review the articles. After peer review and revision, that preprint paper could be given a stamp of approval and added to a digital journal. This system is called an overlay journal (in that the editing and journal gatekeeping is overlain on top of preprints), and it already exists to a small extent. (Gowers’s Discrete Analysis is an overlay journal.)
So it’s not technology or innovation holding science back from a revolution. “The biggest elephant in the room is how researchers are rewarded for the work they do,” said Theodora Bloom, the executive editor at BMJ.
At the moment, researchers’ careers — the grants they’re given, the promotions they attain — rise or fall based on the number of publications they have in high-profile (or high-impact) journals.
“If an academic has a paper in Nature or Science, that’s seen as their passport to their next grant or promotion,” said Bloom.
As long as those incentives exist, and scientists continue to accept that status quo, open access journals won’t be able to compete. In fact, many academics still don’t publish in open access journals. One big reason: Some feel they’re less prestigious and lower quality, and that they push the publishing costs on the scientists.
“I’m also waiting to see change within academic culture,” says Fyfe, the historian. “Until we have enough academics who are willing to do something different, then I don’t see a big change happening.”
So for now, the revolution is just beginning. “Everyone agrees, in some way, the future is open access,” UVA’s Butler says. “Now the question is, in that future, how much control do the big publishers retain over every step in the scientific process? They’ve been working for over a decade to ensure the answer is the mo
st possible control.”
Academic publishing isn’t a hot-button political topic. But it could be. “If citizens really cared, they could talk to their representatives and senators and tell them open access matters,” MacKie-Mason says, “and the government should get involved in changing this.“
Illustrations by Javier Zarracina
Dịch: Lê Trung Nghĩa
letrungnghia.foss@gmail.com
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.