Thứ Ba, 7 tháng 9, 2010

Microsoft kháng án tuyên án bằng sáng chế 290 triệu USD lên Tòa Tối cao

Microsoft appeals $290 million patent verdict to Supreme Court

Todd Bishop on Friday, August 27, 2010, 5:47pm PDT

Theo: http://www.techflash.com/seattle/2010/08/microsoft_appeals_290_million_patent_verdict_to_us_supreme_court.html

Bài được đưa lên Internet ngày: 27/08/2010

Lời người dịch: Thật thú vị khi biết là trong ngày mà đồng sáng lập hãng Microsoft là Paul Allen kiện một loạt các công ty hàng đầu về Internet vi phạm các bằng sáng chế của mình, thì cũng là ngày mà Microsoft đệ đơn lên Tòa án Tối cao Mỹ yêu cầu lật ngược lại phán quyết của Tòa án Phúc thẩm Mỹ khi cho rằng Microsoft đã vi phạm các bằng sáng chế về XML tùy biến (custom XML) của một hãng nhỏ i4i có trụ sở ở Toronto, Canada và buộc Microsoft phải trả 290 triệu USD cho i4i và loại bỏ custom XML ra khỏi Word. Có lẽ thứ này, đối với Microsoft, còn được biết tới như là gậy ông lại đập lưng ông.

Microsoft đã đề nghị Tòa án Tối cao Mỹ lật ngược phán quyết về bằng sáng chế trị giá 290 triệu USD trong một tranh cãi dài lâu với hãng i4i ở Toronto về sử dụng công nghệ được gọi là XML tùy biến trong Microsoft Word.

Đây là một bản sao đệ trình của hãng: PDF, 36 trang.

Thật cám dỗ để gọi là sự chớ trêu của thời gian, tới đúng vào ngày mà một công ty được một đồng sáng lập Paul Allen của Microsoft kiểm soát đã đệ trình một vụ kiện vi phạm bằng sáng chế nặng ký chống lại Google, Facebook, Apple, eBay và vài công ty và các nhà bán lẻ công nghệ khác. Tình trạng này nhấn mạnh cách mà vụ kiện về bằng sáng chế đang trở nên thịnh hành trong nền công nghiệp kỹ thuật công nghệ.

Trong vụ i4i, Microsoft đã bị kiện đã vi phạm bằng sáng chế, thua tại tòa và thất bại trong việc lật ngược phán quyết của bồi thẩm đoàn. Hãng đã loại bỏ công nghệ này khỏi Word để tuân thủ với một huấn thị của tòa.

Kevin Kutz, giám đốc công việc công chúng của Microsoft, nói trong một tuyên bố, “Đề nghị của chúng tôi tới Tòa án Tối cao tập trung vào các tiêu chuẩn phù hợp hơn đối với bằng chứng để xác định tính hợp lệ của một bằng sáng chế, mà là vấn đề sống còn cho việc vận hành phù hợp của hệ thống bằng sáng chế. Phán quyết của Tòa án Phúc thẩm theo vòng của Liên bang trong vụ kiện của chúng tôi đi trệch không chỉ khỏi tiền lệ của Tòa án Tối cao, mà còn khỏi những phán quyết của tất cả các tòa án phúc thẩm khác, và chúng tôi đang yêu cầu Tòa án Tối cao giải quyết xung đột này”.

Trong một thông cáo báo chí, Chủ tịch Loudon Owen của i4i nói đề nghị này đã được mong đợi. “Chúng tôi tiếp tục sẽ trung thực rằng i4i sẽ thắng thế”, ông nói.

Microsoft has petitioned the U.S. Supreme Court to overturn a $290 million patent ruling in a long-running dispute with i4i Inc. of Toronto over the use of technology known as custom XML in Microsoft Word.

Here's a copy of the company's filing: PDF, 36 pages.

It's tempting to call the timing ironic, coming on the same day that a company controlled by Microsoft co-founder Paul Allen filed a high-profile patent infringement lawsuit against Google, Facebook, Apple, eBay and several other tech companies and retailers. The situation underscores how prevalent patent litigation has become in the tech industry.

In the i4i case, Microsoft was sued for patent infringement, losing at trial and failing to overturn the sizable jury verdict. The company has removed the technology from Word to comply with a court injunction.

Kevin Kutz, Microsoft director of public affairs, said in a statement, “Our petition to the Supreme Court focuses on proper standards of proof to determine the validity of a patent, which is a crucial issue for the proper functioning of the patent system. The Federal Circuit Court of Appeals’ ruling in our case departs not only from Supreme Court precedent, but from the rulings of all the other appellate courts, and we are asking the Supreme Court to resolve this conflict.”

In a news release, i4i Chairman Loudon Owen said the petition was expected. "We continue to be confident that i4i will prevail," he said.

Dịch tài liệu: Lê Trung Nghĩa

letrungnghia.foss@gmail.com

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.