CERN
by Steven DuBois Contributions — last modified September 14, 2010 14:24
Theo: http://www.fsf.org/working-together/profiles/cern/
Bài được đưa lên Internet ngày: 14/09/2010
Lời người dịch: Trong loạt bài: Ai đang sử dụng phần mềm tự do (PMTD) nguồn mở, câu trả lời có từ Markus Schulz, người lãnh đạo nhóm Phát triển Lưới tại CERN, tổ chức Nghiên cứu Hạt nhân của châu Âu, đứng ở tiền tuyến của sự tiến bộ khoa học và kỹ thuật; CERN vận hành các bộ gia tốc hạt năng lượng cao rộng lớn nhất thế giới, Large Hadron Collider (LHC), nói: “Sẽ là không có sự thổi phồng khi nói rằng đối với hầu hết các nhà nghiên cứu, mô hình của PMTD nguồn mở luôn là mô hình cơ bản tự nhiên nhất. Sự hợp tác xuyên biên giới và các viện luôn là cơ bản cho cộng đồng phân tán cao độ của chúng tôi và PMTD đơn giản hóa cho sự phân tán này. Sự sử dụng và thích nghi của PMTD ngoài cái lõi của công việc khoa học đã trở thành quan trọng hơn đối với CERN với việc sử dụng ngày một gia tăng các hệ thống giống như UNIX, đặc biệt khi sự phát triển của các phần mềm trung gian lưới của chúng tôi có thể đã là không thể nếu không sử dụng PMTD”. Không rõ hàng vạn các nhà khoa học tại Việt Nam có nghĩ như vậy không? Và nếu câu trả lời là “không”, thực sự họ có phải là những nhà khoa học “thật” không???
CERN, the European Organization for Nuclear Research, is at the forefront of scientific and technological advancement. CERN operates the world's largest high-energy particle accelerator, the Large Hadron Collider (LHC). We asked Markus Schulz, the leader of the Grid Deployment group at CERN, to explain the extensive use of free software in research and development at CERN.
CERN, Tổ chức Nghiên cứu Hạt nhân của châu Âu, đứng ở tiền tuyến của sự tiến bộ khoa học và kỹ thuật. CERN vận hành các bộ gia tốc hạt năng lượng cao rộng lớn nhất thế giới, Large Hadron Collider (LHC). Chúng tôi đã hỏi Markus Schulz, người lãnh đạo nhóm Phát triển Lưới tại CERN, để giải thích về việc sử dụng tích cực các phần mềm tự do (PMTD) trng nghiên cứu và phát triển tại CERN.
“CERN là đối tác hàng đầu của Lưới Điện toán LHC toàn cầu (WLCG) mà nó cung cấp hạ tầng điện toán phân tán cho công việc của các nhà khoa học trong các thí nghiệm của LHC. Hạ tầng này liên kết hơn 300 trung tâm máy tính và cung cấp truy cập cho 260,000 CPU trên đó những người sử dụng chạy khoảng 20 triệu công việc mỗi tháng. Những máy tính này được vận hành theo vài biến thể của GNU/Linux.
Tại CERN khoảng 10,000 hệ thống chạy các phát tán khác nhau của GNU/Linux. Những máy tính này là một phần của các dịch vụ trung tâm, các hệ thống chuyên để thử nghiệm và các máy tính để bàn của người sử dụng.
Các kho phần mềm trung gian mà kết hợp các tài nguyên phân tán trong một lưới điện toán cũng là PMTD nốt. Thịnh hành nhất là gLite (khoảng 1.2 triệu dòng mã lệnh). Hầu hết tất cả các gói được sử dụng bởi các nhà vật lý để mô phỏng và phân tích các dữ liệu của họ, như ROOT và GEANT4, cũng sẵn sàng theo các giấy phép của PMTD.
CERN là một trong những đầu mối của cộng đồng các nhà vật lý năng lượng cao. Điện toán đã và đang là một trong những công cụ cơ bản của lĩnh vực nghiên cứu này kể từ khi nó bắt đầu và mã nguồn được chia sẻ đã hơn 40 năm nay. Đối với một số lĩnh vực nghiên cứu, thì phần mềm được sử dụng có một ảnh hưởng lên các kết quả được đưa ra và như một hệ quả luôn phải là mở cho việc soi xét của những người nghiên cứu khác. Sẽ là không có sự thổi phồng khi nói rằng đối với hầu hết các nhà nghiên cứu, mô hình của PMTD nguồn mở luôn là mô hình cơ bản tự nhiên nhất.
Sự hợp tác xuyên biên giới và các viện luôn là cơ bản cho cộng đồng phân tán cao độ của chúng tôi và PMTD đơn giản hóa cho sự phân tán này.
Sự sử dụng và thích nghi của PMTD ngoài cái lõi của công việc khoa học đã trở thành quan trọng hơn đối với CERN với việc sử dụng ngày một gia tăng các hệ thống giống như UNIX, đặc biệt khi sự phát triển của các phần mềm trung gian lưới của chúng tôi có thể đã là không thể nếu không sử dụng PMTD”.
"CERN is a leading partner of the Worldwide LHC Computing Grid (WLCG) that provides the distributed computing infrastructure for scientists working on the LHC experiments. This infrastructure links more than 300 computer centers and provides access to 260,000 CPUs on which users run about 20 million jobs every month. These machines are operated under several GNU/Linux variants.
At CERN roughly 10,000 systems run different distributions of GNU/Linux. These machines are part of central services, experiment-specific systems and end user desktops.
The middleware stacks that federate the distributed resources in a computing grid are free software too. The most prevalent being gLite (about 1.2 million lines of code). Almost all packages used by physicists to simulate and analyze their data, like ROOT and GEANT4, are also available under free software licenses.
CERN is one of the main hubs of the High Energy Physics community. Computing has been one of the essential tools of this research field since it started and code has been shared for more than 40 years. For some areas of our research, the software used has an impact on the published results and as a consequence always has to be open to the scrutiny of other researchers. It is no exaggeration to say that for most scientists, the open and free software model has always been the most natural one. Cooperation across borders and institutions has always been essential for our highly distributed community and free software simplifies this immensely.
The use and adaptation of free software outside the core of scientific work became more important for CERN with the increased use of UNIX-like systems, especially as the development of our grid middleware would have been impossible without the use of free software."
Dịch tài liệu: Lê Trung Nghĩa
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.