Thứ Hai, 29 tháng 10, 2012

5 thế lực dẫn dắt nguồn mở ngày nay - Phần 5 và hết


5 key forces driving open source today
From the rise of foundations to emerging revenue models, the open source movement is primed for even greater impact on tomorrow's technologies
By Simon Phipps, October 15, 2012
Bài được đưa lên Internet ngày: 15/10/2012
Lời người dịch: Hiện nay và trong tương lai gần, đã xuất hiện những mô hình kinh doanh mà phần mềm chỉ đóng vai trò hỗ trợ cho việc kinh doanh chính không nằm trong phần mềm như những gì Google, Facebook và Twitter đang làm và chính điều này càng làm cho PMNM có đất phát triển mạnh mẽ hơn nữa. “Phong trào nguồn mở đã tiến hóa đáng kể từ khi OSI đã ra đời cách đây 15 năm. Vâng theo nhiều cách thức, các yếu tố dẫn dắt sử dụng và áp dụng nguồn mở đơn giản là kế thừa các động lực ban đầu của nguồn mở: 4 quyền tự do và sự đảm bảo của chúng thông qua việc cấp phép nguồn mở. Miễn là chúng ta tập trung vào các quyền tự do đó để sử dụng, nghiên cứu, sửa đổi và phân phối nguồn, thì chúng ta vẫn tiếp tục thấy những cách thức mới mà những quyền tự do đó làm lợi cho cá nhân, doanh nghiệp và xã hội một cách tổng thể. Những động lực dẫn dắt nguồn mở sẽ tiếp tục thay đổi; gốc gác của chúng trong sự tự do thì sẽ không.” Vâng, chính 4 quyền tự do của phần mềm tự do nguồn mở mới chính là yếu tố không thể thay đổi. Xem các phần [01], [02], [03], [04], [05].
5. Big data: Value beyond software
5. Dữ liệu lớn: Giá trị vượt ra khỏi phần mềm
Mô hình doanh thu theo lịch sử xung quanh phần PMNM từng là tiền tệ hóa việc tư vấn, hỗ trợ, và các dịch vụ xung quanh phần mềm được phân phối miễn phí. Sự gia tăng của các tổ chức tập trung vào dữ liệu và hướng vào dữ liệu đang thay đổi điều này.
Trong thị trường ngày nay, cơ sở lớn nhất cho PMNM - các công ty như Google, Facebook, và Twitter - có nguồn giá trị từ cách mà những người sử dụng hoặc khách hàng của họ truy cập phần mềm trực tuyến, hơn là bằng việc truy cập tới phần mềm. Họ thu thập số lượng khổng lồ các dữ liệu về hoạt động của người sử dụng và xử lý nó để dẫn dắt cho việc kinh doanh thực sự của họ. Vì thế, những gì khác biệt sự kinh doanh của họ là không phải bản thân phần mềm, mà là cách mà phần mềm được thiết lập cấu hình, được triển khai và được kết hợp với các phần mềm khác để quản lý và trích xuất giá trị từ các dữ liệu trong một phạm vi khổng lồ.
Đối với các doanh nghiệp đó, sự kiểm soát chặt chẽ đối với phần mềm không còn là sống còn cho lợi ích của họ nữa. Không sự thiệt hại nào cho việc kinh doanh của họ đối với các khách hàng và thậm chí đối với các đối thủ cạnh tranh mà có nhiều trong số các thành phần phần mềm y hệt mà họ đang sử dụng nữa. Hệ quả là, nhiều trong số những thực thể đó trải nghiệm cả bằng việc mở nguồn mã được phát triển nội bộ và sử dụng mã nguồn mở được những thực thể khác tạo ra, bao gồm cả của các đối thủ cạnh tranh, trong các chức năng nghiệp vụ cốt lõi.
Khi mà nhiều hơn các doanh nghiệp chuyển sang các mô hình kinh doanh nơi mà chỉ các phần mềm mà họ sử dụng không phân biệt được họ, thì chúng ta có thể mong đợi thấy sự tăng trưởng hơn nữa trong nguồn mở; nhiều dự án hơn nữa được tung ra, nhiều doanh nghiệp hơn nữa cam kết trong các cộng đồng nguồn mở, nhiều áp lực hơn nữa cho các bằng sáng chế phải được tái điều chỉnh và các giấy phép sẽ được chọn một cách rộng rãi hơn.
Tương lai của nguồn mở
Phong trào nguồn mở đã tiến hóa đáng kể từ khi OSI đã ra đời cách đây 15 năm. Vâng theo nhiều cách thức, các yếu tố dẫn dắt sử dụng và áp dụng nguồn mở đơn giản là kế thừa các động lực ban đầu của nguồn mở: 4 quyền tự do và sự đảm bảo của chúng thông qua việc cấp phép nguồn mở.
Miễn là chúng ta tập trung vào các quyền tự do đó để sử dụng, nghiên cứu, sửa đổi và phân phối nguồn, thì chúng ta vẫn tiếp tục thấy những cách thức mới mà những quyền tự do đó làm lợi cho cá nhân, doanh nghiệp và xã hội một cách tổng thể. Những động lực dẫn dắt nguồn mở sẽ tiếp tục thay đổi; gốc gác của chúng trong sự tự do thì sẽ không.
The historic revenue model around open source software has been to monetize consulting, support, and services around software delivered free of charge. The rise of data-centric and data-driven organizations is changing this.
In today's market, the largest base for open source software -- companies like Google, Facebook, and Twitter -- derive value from the way their users or customers access software online, rather than by charging for access to the software. They gather massive amounts of data about user activity and process it to drive their actual business. Thus, what differentiates their business is not the software itself, but the way it is configured, deployed, and combined with other software to manage and extract value from data on an epic scale.
For these businesses, tight control over software is no longer critical to their profit. It's no detriment to their business for customers and even competitors to have many of the same software components they are using. As a consequence, many of these entities experiment both by open-sourcing internally developed code and using open source code created by other entities, including competitors, in core business functions.
As more businesses move toward business models where the mere software they use does not differentiate them, we can expect to see further growth in open source: more projects released, more businesses engaging in open source communities, more pressure for patents to be remediated and licenses to be chosen wisely.
Open source future
The open source movement has evolved significantly since OSI was launched 15 years ago. Yet in many ways, the factors driving open source use and adoption are simply heirs of the original drivers of open source: the four software freedoms and their guarantee through open source licensing.
As long as we keep focus on those freedoms to use, study, modify, and distribute the source, we'll keep finding new ways that software freedom drives benefit to the individual, to business, and to society as a whole. The forces driving open source will continue to change; their origins in software freedom won't.
Dịch: Lê Trung Nghĩa

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.