Tiếp
theo bài kỳ trước trên Tin học & Đời sống số
tháng 12/2012 “Chính
sách bắt buộc các tiêu chuẩn mở có hiệu lực từ
01/11/2012 của nước Anh - Những ví dụ cần thiết”,
bài kỳ này sẽ đưa ra những kết luận từ những phân
tích các số liệu của cuộc tư vấn công khai cho chính
sách trên, dù các độc giả có thể xem không chỉ các
kết luận, mà còn cả chi tiết các số liệu của từng
câu hỏi trong cuộc tư vấn công khai đó, được trình
bày trong tài liệu: Phân
tích tư vấn công khai về các tiêu chuẩn mở: các cơ hội
mở, do Trung tâm Quản lý Chính sách và Sở hữu Trí
tuệ tại Đại học Bournemouth
hoàn thành cho Văn phòng Nội các Chính phủ Anh, tháng
08/2012.
LÀM QUEN VỚI
CÁC KHÁI NIỆM RF, FRAND và RAND
Để
có được một chính sách mới về các tiêu chuẩn mở
bắt buộc trong các cơ quan nhà nước Anh từ 01/11/2012,
một trong những vấn đề được bàn tới và gây nhiều
tranh cãi nhất có liên quan tới các quyền sở hữu trí
tuệ, bằng sáng chế phần mềm và cấp phép theo RF, FRAND
hay RAND, được nêu trong các tài liệu có liên quan như:
(1) Phân tích
tư vấn công khai về các tiêu chuẩn mở: các cơ hội mở;
(2) Các nguyên
tắc của các tiêu chuẩn mở trong CNTT Chính phủ: Rà soát
lại bằng chứng; và (3) Tư
vấn về các tiêu chuẩn mở - Trả lời của Chính phủ.
Vậy, cấp phép theo RF, FRAND hoặc RAND là gì?
- RF, viết tắt từ tiếng Anh của chữ “Roalty Free”, tạm dịch là, tự do về phí bản quyền. Khái niệm RF từng được gán cho các ý nghĩa khác nhau, bao gồm sự không đòi quyền lợi của một bên đơn phương hoặc sự có đi có lại đối với các quyền sở hữu trí tuệ và các giấy phép tự do về phí bản quyền. Nếu không phải là như trên, thì sẽ là FRAND. Trong khi khái niệm RF chính xác có thể là quan trọng trong những trường hợp đặc thù nhất định, đặc biệt khi có liên quan tới phần mềm nguồn mở (PMNM), thì đối với các mục tiêu của tài liệu rà soát lại bằng chứng của Chính phủ Anh, khía cạnh quan trọng của RF là SỬ DỤNG TIÊU CHUẨN KHÔNG PHẢI TRẢ TIỀN PHÍ BẢN QUYỀN (The important aspect of RF is that no royalty is charged for use of the standard).
- FRAND, viết tắt từ tiếng Anh của chữ “Fair, Reasonable and Non-Discrimination”, tạm dịch là, công bằng - hợp lý và không phân biệt đối xử. Thuật ngữ này được sử dụng tại châu Âu và gần giống như với RAND, thường được sử dụng tại Mỹ. FRAND là một nguyên tắc cho việc đánh giá phí bản quyền.
- RAND, viết tắt từ tiếng Anh của chữ “Reasonable and Non-Discrimination”, tạm dịch là, hợp lý và không phân biệt đối xử.
XUẤT
XỨ CỦA TƯ VẤN CÔNG KHAI
Chiến
lược CNTT-TT của Chính phủ, được xuất bản ngày
30/03/2011, đã cam kết Chính phủ sẽ tạo ra một hạ tầng
CNTT chung và an ninh dựa vào một bộ các tiêu chuẩn mở
bắt buộc, áp dụng các tiêu chuẩn mở phù hợp ở bất
kỳ đâu có thể.
Theo
điều này, Văn phòng Nội các Chính phủ Anh đã đưa ra
một tư vấn về chính sách được đề xuất về các
tiêu chuẩn mở đặc thù bắt buộc trong mua sắm nhà
nước, bao trùm cả Chính phủ trung ương và các cơ quan
ngang bộ, các cơ quan và đơn vị khác báo cáo cho họ.
Cuộc
tư vấn công khai này bắt đầu vào ngày 09/02/2012 và dự
tính kết thúc vào ngày 03/05/2012. Sau đó đã được mở
rộng tới hết ngày 04/06/2012, nghĩa là kéo dài gần 4
tháng.
Mục
tiêu của Chính phủ là để nhận diện ra các tiêu chí
để xác định một tiêu chuẩn mở và những hoàn cảnh
theo đó Chính phủ nên bắt buộc một tiêu chuẩn mở.
Hơn nữa, chính sách này sẽ được sắp xếp phù hợp
với các chính sách quốc tế về các tiêu chuẩn trong mua
sắm CNTT của Chính phủ.
Tư
vấn công khai bao gồm 3 tập các câu hỏi, được chia
thành 3 phần:
- Phần 1 về “định nghĩa tiêu chuẩn mở trong ngữ cảnh của CNTT Chính phủ”;
- Phần 2 về “ý nghĩa của sự bắt buộc và các hiệu ứng mà các tiêu chuẩn mở bắt buộc có thể có lên các bộ của Chính phủ, lên các đối tác phân phối và các chuỗi cung ứng”;
- Phần 3 về “sự sắp xếp quốc tế tính tương hợp xuyên biên giới”
Tài
liệu này phân tích và tóm tắt các kết quả của tư vấn
công khai về việc bắt buộc các tiêu chuẩn mở cho tính
tương hợp của phần mềm, các định dạng dữ liệu và
tài liệu trong chính sách mua sắm công của Vương quốc
Anh. Những đóng góp và đệ trình được lượng hóa,
được tóm tắt và được hệ thống hóa, không trình bày
các ý kiến cá nhân của các tác giả. Hơn nữa, báo cáo
không đưa ra bất kỳ chỉ số nào của chính sách trong
tương lai của Vương quốc Anh trong lĩnh vực các tiêu
chuẩn mở.
Văn
phòng Nội các Chính phủ Anh đã nhận được các câu trả
lời cho tư vấn thông qua vài kênh:
- Một bảng câu hỏi trực tuyến được Văn phòng Nội các làm sẵn sàng cho công chúng;
- Các đề xuất bằng văn bản gửi tới Văn phòng Nội các tuân theo cấu trúc của bảng câu hỏi trên trực tuyến;
- Các đề xuất bằng văn bản tới Văn phòng Nội các mà không tuân theo cấu trúc của bảng câu hỏi;
- Các thư điện tử và thư giấy tới Văn phòng Nội các;
- Bảy (7) thảo luận bàn tròn được Văn phòng Nội các tổ chức;
- Một bảng câu hỏi trực tuyến được một bên thứ 3 đưa ra, đề xuất các câu hỏi y hệt như của Văn phòng Nội các;
- Các cuộc họp với các bên tham gia đóng góp.
Tổng
thể, hơn 480 đề xuất đã được Văn phòng Nội các
tiếp tục dùng, được cân nhắc để thực hiện phân
tích này. Những người trả lời cho tư vấn bao gồm các
cơ quan Chính phủ, giới công nghiệp (các doanh nghiệp vừa
và nhỏ - SME và các tập đoàn), các tổ chức thiết lập
tiêu chuẩn (SSO), các nhóm chuyên gia, các hiệp hội nghề
nghiệp, các tổ chức tình nguyện và cộng đồng và các
nhóm chiến dịch, những người chuyên nghiệp (như các
luật sư, những người chuyên nghiệp về CNTT); các viện
trường, các nhà quan sát nước ngoài (như các công
chức/những người chuyên nghiệp dân sự của Hà Lan), và
công chúng nói chung.
Phần
lớn nhất của những người trả lời được thực hiện
từ các cá nhân tư nhân (43%). Nhóm này bao gồm các sinh
viên, các lập trình viên phần mềm, và những người
chuyên nghiệp về CNTT, cũng như các thành viên của SSO và
các hiệp hội chuyên gia, những người đã đóng góp theo
năng lực cá nhân. Một phần đáng kể khác những người
trả lời là từ các doanh nghiệp vừa và nhỏ - SME (23%).
Các cơ quan Chính phủ bao gồm các bộ của Chính phủ
trung ương, các cơ quan trực thuộc các bộ, các cơ quan
nhà nước ngang bộ và các cơ quan khác mà theo đó họ có
trách nhiệm và các nhà chức trách địa phương chiếm 7%
các câu trả lời.
Nhiều tập đoàn (7%) và
các tổ chức doanh nghiệp (3%) từ nền công nghiệp phần
mềm, nền công nghiệp phần cứng, nền công nghiệp viễn
thông, nền công nghiệp điện tử và các nền công nghiệp
khác đã tham gia. Các tổ chức thiết lập tiêu chuẩn, cả
ở dạng các hiệp hội doanh nghiệp tự nguyện và các tổ
chức chính thống (2%), và các hiệp hội chuyên gia (2%)
cũng đã có đại diện.
Các
tổ chức tự nguyện và cộng đồng, bao gồm cả các
cộng đồng các lập trình viên phần mềm nguồn mở
(PMNM), các nhóm chiến dịch, các phong trào chính trị và
xã hội, chiếm tới 4% những người tham gia, nơi mà những
người chuyên nghiệp như các luật sư và các nhà nghiên
cứu hàn lâm đại diện đã chiếm khoảng 3% và 4% tổng
số những người tham gia. Cuối cùng, các nhà quan sát bên
ngoài, các công chức dân sự và những người chuyên
nghiệp của các nước ngoài (đặc biệt từ Hà Lan) đã
tiến hành đóng góp (1%).
Các
thảo luận bàn tròn và những đóng góp không theo cấu
trúc đã lặp đi lặp lại các chủ đề tư vấn trực
tuyến và về những đề xuất bằng văn bản. Các kiểu
dạng thư từ giữa các loại hình của những người trả
lời và các lập trường về chính sách được đề xuất
này cũng đã được khẳng định.
KẾT
LUẬN TỪ PHÂN TÍCH CÁC SỐ LIỆU NÊU TRONG TÀI LIỆU:
“PHÂN TÍCH TƯ VẤN CÔNG KHAI VỀ CÁC TIÊU CHUẨN MỞ: CÁC
CƠ HỘI MỞ”.
Tổng
quan
Tư
vấn công khai về chính sách được đề xuất cho các
tiêu chuẩn mở trong các đặc tả CNTT Chính phủ, liên
quan tới tính tương hợp của phần mềm, các định dạng
dữ liệu và tài liệu, đã tạo ra một số lượng lớn
các đóng góp và câu trả lời. Số lượng và cấu tạo
của những người tham gia chỉ ra mối quan
tâm đáng kể, không chỉ trong nền công nghiệp CNTT và
trong các tổ chức thiết lập tiêu chuẩn, mà còn trong
các lĩnh vực khác của nền công nghiệp và xã hội, bao
gồm cả công chúng một cách rộng rãi. Hình thức của
những người tham gia là cực kỳ đa dạng và tất cả
các nhóm tham gia đóng góp có quan tâm trong chính sách này
đều đã có đại diện.
Tiếp
cận có tính phương pháp luận được áp dụng cho phân
tích này là một sự kết hợp của lý thuyết nền tảng
cơ bản và các phương pháp nghiên cứu định lượng. Nó
có liên quan tới việc tái lập nhóm các lý do tái diễn
định kỳ từ những câu trả lời cho tư vấn trong
các danh sách câu trả lời có cấu trúc. Điều này đã
cho phép không chỉ nhận diện được các chủ đề lặp
đi lặp lại, mà còng định lượng được tỷ lệ những
người sử dụng ủng hộ cho từng lý lẽ.
Hầu
hết những người trả lời (62%) đã thể hiện một quan
điểm tích cực về định nghĩa một tiêu chuẩn mở được
Chính phủ đề xuất. Tuy nhiên, đa số những người trả
lời (95% bao gồm những người thể hiện quan điểm tiêu
cực) đã gợi ý một số sửa đổi định nghĩa. Hầu
hết những sửa đổi thích hợp là về những điều
khoản về việc cấp phép sở hữu trí tuệ (IP) chống
trụ cho các tiêu chuẩn mở.
Các
quan điểm đã bày tỏ về tác động của chính sách này
lên nền công nghiệp và các dịch vụ của Chính phủ
phần lớn là tích cực. Hầu hết những người trả lời
đã đồng ý rằng chính sách này có thể là sân chơi
bình đẳng, cho phép các doanh nghiệp mới vào được thị
trường CNTT của Chính phủ, có một ảnh hưởng tích cực
lên tổ chức của họ, và làm gia tăng giá trị về tiền
của sự cung cấp các dịch vụ của Chính phủ. Đa số
những người trả lời đã khuyến cáo đầu tư của
Chính phủ để hỗ trợ chính sách này trong việc cấp
vốn và tham gia trong các tổ chức và ban lãnh đạo thiết
lập tiêu chuẩn. Theo hầu hết những người trả lời,
không nên có cơ sở hợp lý khác trong sự bắt buộc các
tiêu chuẩn mở trong các giải pháp phần mềm dùng được
ngay hoặc làm theo đơn đặt hàng.
Quan
điểm tiêu cực của hầu hết những người trả lời
cho tư vấn nhằm vào các chính sách có thể liên quan tới
các quyền IP. Họ nói chung là tiêu cực về vai trò của
các bằng sáng chế và các giấy phép trong việc hỗ trợ
cho tính tương hợp; không tin tưởng vào các hệ thống
cấp phép mà triển khai các giấy phép FRAND có thể là
một sân chơi bình đẳng, và rất nghi ngờ về tính bền
vững của những điều khoản phí bản quyền và về sự
hứa hẹn của việc không đòi quyền lợi của các bằng
sáng chế.
Đa
số lớn những người trả lời cũng là tích cực về sự
bắt buộc các tiêu chuẩn đặc thù trong mua sắm CNTT
Chính phủ. Tuy nhiên, đa số có bằng
chứng với phần này của tư vấn là khá nhỏ hơn so với
đa số có bằng chứng trong Phần 1. Điều này rõ ràng
nổi lên từ sự so sánh các số liệu có liên quan tới
câu hỏi hầu như tương tự được đưa ra trong Phần 1
và trong Phần 2. Về bản chất, sự bắt buộc các tiêu
chuẩn mở nói chung đã tạo ra một sự đồng thuận lớn
hơn so với sự bắt buộc của một hoặc nhiều hơn các
tiêu chuẩn đặc thù. Tuy nhiên, đa số những người trả
lời tin tưởng rằng chính sách này sẽ cải thiện giá
trị về tiền trong các dịch vụ của Chính phủ, rằng
không có những rào cản về pháp lý hoặc mua sắm cho
chính sách này, và sự bắt buộc các tiêu chuẩn cạnh
tranh là không hiệu quả. Hơn nữa, họ tin tưởng rằng
chính sách này có thể không tạo ra hành vi chống
cạnh tranh trong mua sắm công và rằng nó sẽ có một ảnh
hưởng tích cực lên tổ chức của họ. Những thay đổi
trong các công nghệ nên làm bật dậy nhanh sự rà soát
lại một tiêu chuẩn được bắt buộc, theo đa số những
người trả lời, và Chính phủ nên có một tiếp cận
dần dần để làm việc với sự chuyển tiếp quá độ
từ các hệ thống đã có trước đó sang các giải pháp
mới tuân thủ với các tiêu chuẩn mở.
Sự
cân bằng giữa các tiêu chuẩn và đổi mới không phải
là mối quan tâm cho đa số những người trả lời, họ
tin tưởng rằng chính sách của Chính phủ nên tập trung
vào các tiêu chuẩn mở; đổi mới sẽ tự nhiên xây dựng
trên đó. Việc kiểm thử tính tương hợp của một tiêu
chuẩn bắt buộc nên được để lại cho Chính phủ, vì
nó có thể tới lượt mình dựa vào các đặc tả kiểm
thử của các SSO.
Cuối
cùng, các tiêu chí sẽ được Chính phủ tuân theo trong
việc bắt buộc các tiêu chuẩn mở từng được những
người trả lời cho tư vấn này gợi ý đã không trệch
nhiều khỏi các tiêu chí được Chính phủ đề xuất.
Thay vào đó, họ đã gợi ý những sửa đổi nhỏ cho
chính sách được đề xuất trên cơ sở của quan điểm
chung của họ (xem “Những căng thẳng và xu thế” ở
phần bên dưới).
Hầu
hết những người trả lời cho tư vấn công khai đã
không thấy bất kỳ tính tương hợp nào giữa chính sách
được đề xuất và pháp luật, các qui định hoặc chính
sách của châu Âu, bao gồm cả Khung Tương hợp châu Âu
(EIF) phiên bản v2.0 và tin tưởng rằng chính sách này sẽ
có lợi cho đổi mới và sự cạnh tranh ở mức châu Âu,
cho cả các doanh nghiệp của Vương quốc Anh và châu Âu.
Từ
tất cả các câu trả lời cho tư vấn này, bao gồm cả
các gợi ý cho những lựa chọn chính sách thay thế đã
được nêu lên ở cuối của từng phần, và những đề
xuất khác (như các thư tay, các thảo luận bàn tròn), 2
quan điểm chính nổi lên, chúng hầu như là trọng tâm về
một vấn đề cơ bản: sự triển khai các quyền sở
hữu trí tuệ trong chính sách này. Đây là lý do chính
cho sự chia rẽ những người trả lời tư vấn và nó
thấm vào toàn bộ tư vấn.
Trong
Phần 1, sự tương phản chính được thấy trong phần
định nghĩa các tiêu chuẩn mở, nhắc tới các bằng sáng
chế, các giấy phép và hứa hẹn về sự không đòi quyền
lợi. Một nhóm những người trả lời, bao gồm hầu hết
các nhà cung cấp hiện nay của Chính phủ, không thỏa mãn
với tham chiếu tới tính sẵn sàng ở “chi phí thấp
hoặc bằng 0”, và việc cấp phép “tự do về
phí bản quyền” của các tiêu chuẩn mang theo các
bằng sáng chế. Họ nói các tiêu chuẩn công bằng, hợp
lý và không phân biệt đối xử - FRAND được triển
khai cả với tự do về phí bản quyền và mang
theo phí bản quyền ở mức quốc gia và quốc tế,
tuân theo với pháp luật của Liên minh châu Âu (EU). Họ
khăng khăng về một sửa đổi cho phần này của định
nghĩa. Nhóm khác những người trả lời, chủ yếu là các
cá nhân và các SME, không được thỏa mãn tương tự với
phần này của chính sách được đề xuất, nhưng vì
những lý do khác. Họ tin tưởng rằng các giấy phép
FRAND không đảm bảo rằng các điều kiện tự do về
phí bản quyền được truyền tới những người chủ
sở hữu tiếp sau của giấy phép, như các giấy phép
nguồn mở (PMNM) làm. Các giấy phép FRAND, dù tự do về
phí bản quyền, là không tương thích với PMNM, và vì
thế bị kêu là sẽ loại trừ tất cả các doanh nghiệp
vừa và nhỏ triển khai dạng giải pháp này khỏi thị
trường (như, sự cho phép các tiêu chuẩn FRAND sẽ không
phải là một sân chơi bình đẳng).
Trong
Phần 2, sự chia rẽ y hệt xuất hiện. Theo nhóm thứ
nhất, trong khi bắt buộc các tiêu chuẩn mở, thì Chính
phủ nên cho phép các nhà cung cấp tự do phác thảo các
giấy phép FRAND của họ, bằng việc
đưa vào các điều kiện hoặc tự
do về phí bản quyền hoặc
mang theo phí bản quyền.
Ngược lại, nhóm thứ 2 có quan điểm về triển khai các
tiêu chuẩn mở tương thích với PMNM, và vì thế không có
FRAND, trừ phi FRAND là bắt buộc phải tuân thủ với các
giấy phép của phần mềm tự do nguồn mở (PMTDNM).
Trong
Phần 3, nhóm đầu tiên bảo vệ rằng chính sách này là
không tương thích với EIF v2.0 và pháp luật khác của EU
và quốc tế, vì nó không để cho các nhà cung cấp tự
do triển khai FRAND mang theo phí bản quyền, điều
được EIF v2.0 thừa nhận; trong khi nhóm thứ 2 nói rằng
các điều khoản của chỉ thị này không tác động lên
pháp luật mua sắm công của các quốc gia thành viên. Vì
thế, EIF v2.0 là hoàn toàn tương thích với chính sách
này.
Vì
thế dường như là trong khi đa số những người trả lời
nói chung là tích cực về chính sách được đề xuất,
và chào đón sáng kiến của Chính phủ bắt buộc về
các tiêu chuẩn mở trong mua sắm CNTT của Chính phủ,
thì vấn đề gai góc về các giấy phép FRAND và tính
tương thích của chúng với các mô hình kinh doanh nhất
định, vẫn chưa giải quyết được.
BÀI
HỌC CHO VIỆT NAM
Chính
sách bắt buộc các tiêu chuẩn mở, có hiệu lực từ
01/11/2012, của Chính phủ Anh có
nhiều điều để các bên liên quan của Việt Nam học
hỏi, như các cơ quan có trách nhiệm ra chính sách của
nhà nước, các cơ quan tiêu chuẩn quốc gia, các hiệp hội
ngành nghề CNTT và đặc biệt là các doanh nghiệp CNTT
Việt Nam.
Một
vấn đề lớn được đặt ra tại Việt Nam là nhu cầu
tri thức về các quyền sở hữu trí tuệ, bằng sáng chế
phần mềm, các cách thức cấp phép trong các tiêu chuẩn
và/hoặc giao diện phần mềm vì chúng có ảnh hưởng
trực tiếp tới việc tham gia thị trường và một sân
chơi bình đẳng cho mọi doanh nghiệp, đặc biệt khi hầu
hết các doanh nghiệp CNTT Việt Nam đều là các doanh
nghiệp vừa và nhỏ. Bỏ qua những điều này, các doanh
nghiệp CNTT vừa và nhỏ của Việt Nam có thể sẽ tự
đánh mất sân chơi của mình bất kỳ lúc nào mà không
hề hay biết. Điều đáng tiếc, cho tới lúc này, các vấn
đề được nêu ở trên có lẽ còn rất xa lạ với hầu
hết tất cả các doanh nghiệp CNTT Việt Nam.
Một
điều rất quan trọng được rút ra cho các doanh nghiệp
cung cấp các dịch vụ xung quanh các PMTDNM, là các giấy
phép FRAND hiện nay là không tương thích với các giấy
phép của PMTDNM. Hay nói một cách khác, chỉ có các giấy
phép RF mới chắc chắn tương thích với các giấy phép
của PMTDNM. Chính sách mới bắt buộc các tiêu chuẩn mở
của Chính phủ Anh, may thay, là theo cách này.
Trần
Lê
Dựa
theo: “Phân tích tư vấn công khai về các tiêu
chuẩn mở: các cơ hội mở”.
Bài
đăng trên tạp chí Tin học & Đời sống, số tháng
1+2 năm 2013, trang 82-85.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.