Thứ Năm, 29 tháng 7, 2021

Khai giảng khóa tập huấn ‘Thực hành Khai thác Tài nguyên Giáo dục Mở’ do Hội Giáo dục Nghề nghiệp TP. Hồ Chí Minh tổ chức


Sáng ngày 29/07/2021, Hội Giáo dục nghề nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức khai giảng khóa tập huấn ‘Thực hành khai thác tài nguyên giáo dục mở’ với sự hỗ trợ kỹ thuật kết nối mạng và hạ tầng đường truyền từ trường Cao đẳng Viễn Đông. Hơn 200 cán bộ và giảng viên các trường thành viên của Hội đã tham dự.


Các đại biểu tham dự đã nghe trình bày bài: “Tài nguyên Giáo dục Mở và kịch bản giả tưởng cho giáo dục Việt Nam”. Tự do tải về bài trình bày tại địa chỉ:
https://www.dropbox.com/s/mgm9396woipbau9/OER-Basics_H2_2021.pdf?dl=0
Tweet:
https://twitter.com/nghiafoss/status/1420685509139988481

Video: https://www.youtube.com/watch?v=t845zT_YM8o&t=1s

Xem thêm: Khai thác tài nguyên giáo dục mở: Vượt khó khăn, biến công nghệ thành cơ hội - bài viết trên tạp chí Nghề nghiệp & Cuộc sống 

 

Blogger: Lê Trung Nghĩa

letrungnghia.foss@gmail.com

Thứ Ba, 27 tháng 7, 2021

Xúc tác cho các nhà xuất bản độc lập nhỏ hơn tham gia các thỏa thuận chuyển đổi quá độ Truy cập Mở: cam kết từ các bên liên quan chính

Enabling smaller independent publishers to participate in Open Access transformative arrangements: a commitment from key stakeholders

Theo: https://www.coalition-s.org/enabling-smaller-independent-publishers-to-participate-in-open-access-transformative-arrangements-a-commitment-from-key-stakeholders/

Bài được đưa lên Internet ngày: 17/06/2021

Sự chuyển đổi quá độ đang diễn ra của xuất bản học thuật sang Truy cập Mở đầy đủ và tức thì là một quá trình đòi hỏi tất cả các bên liên quan phải thích nghi.

Sự điều chỉnh cho phù hợp giữa các tổ chức cấp vốn nghiên cứu, các nhà xuất bản, và các tổ chức thực thi nghiên cứu - với các cộng đồng nghiên cứu của họ, các thư viện và các nhóm thư viện của họ - là đặc biệt cần thiết để xúc tác cho các nhà xuất bản độc lập nhỏ hơn chuyển đổi quá độ sang các mô hình xuất bản truy cập mở. Các nhà xuất bản đó được cộng đồng nghiên cứu đánh giá cao vì các hoạt động của họ để thúc đẩy sự xuất sắc trong nghiên cứu, cho các dịch vụ truyền thông học thuật họ cung cấp, và cho vai trò chính họ đóng trong việc đảm bảo bối cảnh xuất bản học thuật mở, đa dạng

Các thỏa thuận chuyển đổi quá độ - bao gồm Đọc & Xuất bản và Thuê bao sang Mở cũng như các mô hình đổi mới sáng tạo khác - có thể cung cấp cách thức có mức độ phạm vi, bền vững và trung lập về doanh thu đối với các nhà xuất bản để chuyển đổi quá độ sang Truy cập Mở đầy đủ và tức thì. Tuy nhiên, để đảm bảo là các nhà xuất bản độc lập nhỏ hơn có thể làm điều này, chúng ta phải quản lý rủi ro có liên quan tới kích cỡ và quy mô của họ.

Chúng tôi, các bên ký dưới đây, sẽ làm việc cùng nhau để tối thiểu hóa sự phức tạp và tối đa hóa hiệu quả và hỗ trợ cho chuyển đổi quá độ của các nhà xuất bản độc lập nhỏ hơn sang các mô hình xuất bản Truy cập Mở bền vững, công bằn, tức thì.

Các bên ký kết

Nếu các tổ chức khác có mong muốn ký tuyên bố mở này, vui lòng liên hệ info@coalition-s.org.

Thông tin thêm

Tuyên bố này được xuất bản để đáp lại báo cáo độc lập từ Information Power (Sức mạnh Thông tin), “Làm thế nào để xúc tác cho các nhà xuất bản độc lập nhỏ tham gia trong các thỏa thuận Truy cập Mở”, được phát hành ngày 09/06/2021. Tin tức liên quan: Các thỏa thuận Truy cập Mở với các nhà xuất bản nhỏ hơn đòi hỏi sự điều chỉnh phù hợp của các bên liên quan tích cực, báo cáo nêu.

The ongoing transition of scholarly publishing to full and immediate Open Access is a process that requires all stakeholders to adapt.

Alignment amongst research funding organizations, publishers, and research performing organizations – with their research communities, their libraries and library consortia – is particularly needed to enable smaller independent publishers to transition to open access publishing models. These publishers are highly valued by the research community for their activities in promoting excellence in research, for the scholarly communication services they provide, and for the key role they play in ensuring a diverse, open scholarly publishing landscape.

Transformative arrangements – including Read & Publish and Subscribe to Open as well as other innovative models – can provide a scalable, sustainable, and revenue-neutral way for publishers to transition to full and immediate Open Access. However, to ensure that smaller independent publishers can do this, we must manage risks related to their size and scale.

We, the undersigned, will work together to minimize complexity and maximize efficiency and to support the transition of smaller independent publishers to sustainable, equitable, immediate Open Access publishing models.

Signatures

If other organizations wish to sign this open statement, please contact info@coalition-s.org.

Further information

This statement is published in response to the independent report from Information Power, “How to enable smaller independent publishers to participate in OA agreements”, released on June 9, 2021. Related news: Open Access agreements with smaller publishers require active cross-stakeholder alignment, report says.

Dịch: Lê Trung Nghĩa

letrungnghia.foss@gmail.com

Thứ Hai, 26 tháng 7, 2021

Các thỏa thuận Truy cập Mở với các nhà xuất bản nhỏ hơn đòi hỏi sự điều chỉnh phù hợp của các bên liên quan tích cực

Open Access agreements with smaller publishers require active cross-stakeholder alignment, report says

Theo: https://www.coalition-s.org/open-access-agreements-with-smaller-publishers-require-active-cross-stakeholder-alignment-report-says/

Bài được đưa lên Internet ngày: 09/06/2021

Các thỏa thuận Truy cập Mở giữa các nhóm/các thư viện và các nhà xuất bản độc lập nhỏ hơn được sử dụng khắp trên thế giới ngày càng gia tăng kể từ 2020, đánh tín hiệu về tiềm năng phát triển xa hơn, được một báo cáo độc lập ngày hôm nay (09/06/2021) của Information Power nhấn mạnh. Báo cáo này được Liên minh SHiệp hội các Nhà xuất bản Xã hội Nghề nghiệp và Học tập (ALPSP) ủy quyền như một công việc bám theo các kết quả đầu ra của dự án các Nhà xuất bản Xã hội Thúc đẩy Truy cập Mở và Kế hoạch S (SPA-OPS), được xuất bản vào mùa thu 2019.

Báo cáo này chỉ ra rằng trong năm 2020 đã có sự gia tăng rõ ràng số lượng các bài báo truy cập mở - OA (Open Access) được xuất bản trên các tạp chí lai, điều đi ngược lại xu thế giảm giữa các năm 2016-2019, và có khả năng tiếp tục tăng trong các năm tới, một phần được các thỏa thuận mới về Truy cập Mở dẫn dắt.

Các nhà xuất bản nhỏ hơn - ví dụ, các nhà xuất bản xã hội không có đối tác xuất bản lớn hơn, các nhà xuất bản của các trường đại học, các nhà xuất bản thư viện, và các nhà xuất bản thương mại nhỏ độc lập - hỗ trợ cho khoa học mở, và họ muốn các bài báo trên tạp chí mà họ xuất bản là mở cho tất cả mọi người khắp trên thế giới. Tuy nhiên, vì quy mô của họ, sự chuyển đổi quá độ đầy đủ sang Truy cập Mở là một thách thức nghiêm trọng. Một thỏa thuận Truy cập Mở duy nhất với một cơ sở là dễ hơn nhiều cho một nhà xuất bản độc lập nhỏ hơn để quản lý hơn là nhiều giao dịch bài báo, tất nhiên trừ phi từng thư viện hoặc nhóm muốn dạng thỏa thuận khác. Các thư viện và nhóm đầu tư nhiều để làm cho các thỏa thuận với các nhà xuất bản xảy ra; tuy nhiên, có thể có nhận thức chưa đủ trong các tổ chức đó về việc các thỏa thuận đó là thách thức như thế nào để triển khai như báo cáo đó nhấn mạnh.

Cộng tác thực tế trong một số lĩnh vực được ngắm đích là cần thiết để điều chỉnh phù hợp theo các nguyên tắc được chia sẻ, ngôn ngữ giấy phép, trao đổi dữ liệu, và các tiến trình, được bám theo bằng cam kết với các cơ quan tiêu chuẩn, các bên trung gian, và các nhà cung cấp nền tảng để đảm bảo chúng có thể được nhúng vào trong thực tế.

Chuyển đổi quá độ sang Truy cập Mở đòi hỏi sự thay đổi ở phía các bên liên quan. Báo cáo lập luận là đặc biệt quan trọng sự điều chỉnh phù hợp của các bên liên quan tích cực tập trung vào việc xúc tá cho các nhà xuất bản đọc lập nhỏ hơn để chuyển đổi quá độ thành công. Trong số những điều khác, các tác giả khuyến cáo mạnh mẽ các nhà cấp vốn tiến hành các bước để xúc tác cho các trường đại học tích hợp tất cả các chi tiêu của họ với các nhà xuất bản thông qua thư viện. Họ cũng khuyến khích các nhà xuất bản nào đang kết nối chặt chẽ giá thành của các thỏa thuận Truy cập Mở với lượng các bài báo hãy nghĩ cẩn trọng về các mô hình công bằng hơn.

Các thỏa thuận Truy cập Mở dường như xuất hiện ở đây để nói, nhưng các thách thức khác nhau trong thực tế làm chậm sự phát triển của chúng; các nhóm các bên liên quan cần phải làm nhiều hơn để đơn giản hóa và tiêu chuẩn hóa nếu họ tiếp tục tăng tốc chuyển đổi quá độ sang Truy cập Mở”, Alicia Wise, Giám đốc của Information Power, đã lưu ý.

Dựa vào sự xuất bản các phát hiện và khuyến cáo của báo cáo, Robert Kiley, người đứng đầu về chiến lược của Liên minh S, đã bình luận: “Các nhà cấp vốn của Liên minh S đã luôn khuyến khích các nhà xuất bản nhỏ hơn ôm lấy Truy cập Mở và điều chỉnh phù hợp với các nguyên tắc của Kế hoạch S. Chúng tôi sẽ chú ý xem xét các khuyến cáo của báo cáo độc lập này và sẽ làm việc với các bên liên quan để tạo thuận lợi cho sự chuyển đổi quá độ”.

Wayne Sime, Giám đốc điều hành, ALPSP, lưu ý: “ALPSP hoàn toàn đồng ý với các khuyến cáo trong báo cáo đó. Chào đón việc các nhà xuất bản độc lập nhỏ hơn được đánh giá cao vì các hoạt động của họ trong việc thúc đẩy xuất sắc trong nghiên cứu, vì các dịch vụ truyền thông học thuật họ cung cấp, và vì vai trò chính họ đóng trong việc đảm bảo bối cảnh xuất bản học thuật đa dạng, mở.

Tải báo cáo về

Các lưu ý với ban biên tập

  • Liên minh S là nhóm quốc tế các tổ chức cấp vốn và thực thi nghiên cứu ủng hộ Kế hoạch S, một sáng kiến về xuất bản Truy cập Mở đã được khởi xướng vào tháng 9/2018. Kế hoạch S yêu cầu rằng, có hiệu lực từ 2021, tất cả các xuất bản phẩm học thuật là kết quả từ nghiên cứu được các trợ cấp công hoặc tư cấp vốn bởi ccs hội đồng nghiên cứu quốc gia, khu vực, và quốc tế và các cơ quan cấp vốn, phải được xuất bản trên các tạp chí Truy cập Mở, trên các nền tảng Truy cập Mở, hoặc được làm cho sẵn sàng tức thì thông qua các kho Truy cập Mở mà không có cấm vận.

  • Hiệp hội các Nhà xuất bản Xã hội Nghề nghiệp và Học tập (ALPSP) là một cơ quan thương mại theo cơ chế thành viên quốc tế ủng hộ và đại diện cho các tổ chức và các cơ sở không vì lợi nhuận xuất bản nội dung học thuật và chuyên nghiệp. Với hơn 300 thành viên ở 30 quốc gia, cơ chế thành viên cũng bao gồm các bên làm việc với các nhà xuất bản đó.

  • Information Power Ltd là một đơn vị dịch vụ tư vấn chuyên về Truy cập Mở và thông tin nghiên cứu. Các lãnh đạo của nó, TS. Alicia Wise và Lorraine Estelle, từng là những người ở trên tuyến đầu của các đổi mới sáng tạo trong xuất bản học thuật 25 năm qua. Nhóm này làm việc với các nhà cấp vốn, thư viện, nhóm các doanh nghiệp, các nhà xuất bản, các đại lý, các nhà cung cấp, và các trường đại học khắp trên thế giới.

Open Access agreements between consortia/libraries and smaller independent publishers are used worldwide increasingly since 2020, signalling a potential for further growth, highlights an independent report released today (June 9, 2021) by Information Power. The report was commissioned by cOAlition S and the Association of Learned & Professional Society Publishers (ALPSP) as a follow up on the outcomes of the Society Publishers Accelerating Open access and Plan S (SPA-OPS) project, published in autumn 2019.

The report indicates that during 2020 there was a clear increase in the number of open access (OA) articles published in hybrid journals, which reverses the downward trend between 2016 – 2019, and deems likely a further increase over the next few years, partly driven by new OA agreements.

Smaller independent publishers – for example, society publishers without a larger publishing partner, university presses, library presses, and small independent commercial presses – support open science, and they would like the journal articles that they publish to be open to people all over the world. However, due to their scale, a full transition to OA is a serious challenge. A single OA agreement with an institution is much easier for a smaller independent publisher to administer than many article transactions, unless of course each library or consortium wants a different sort of agreement. Libraries and consortia invest hugely in making agreements with publishers happen; however, there can be far less awareness within these organizations of how challenging the agreements are to implement highlights the report.

Practical collaboration in a number of targeted areas is needed to align on shared principles, license language, data exchange, and workflows, followed by engagement with standards bodies, intermediaries, and platform providers to ensure these can become embedded in practice.

The transition to OA requires change on the part of all stakeholders. The report argues it is particularly crucial that active cross-stakeholder alignment focuses on enabling smaller independent publishers to transition successfully. Among other things, the authors strongly recommend funders take steps to enable universities to aggregate all their expenditure with publishers via the library. They also encourage publishers who closely link the price of OA agreements to article volume to think carefully about more equitable models.

OA agreements do appear to be here to stay, but various practical challenges slow their growth; more needs to be done by cross-stakeholder groups to simplify and standardize if they are to continue to accelerate the transition to OA.”, remarked Alicia Wise, Director of Information Power.

Upon publication of the report’s findings and recommendations, Robert Kiley, Head of Strategy, cOAlition S, commented: “cOAlition S funders have always encouraged smaller publishers to embrace OA and align with Plan S principles. We will attentively examine the recommendations of this independent report and will work with stakeholders to facilitate the transition”.

Wayne Sime, Chief Executive, ALPSP, noted: “ALPSP fully endorses the recommendations within the report. It is welcome that smaller independent publishers are highly valued for their activities in promoting excellence in research, for the scholarly communication services they provide, and for the key role they play in ensuring a diverse, open scholarly publishing landscape.”

Download the report

Notes to Editors

  • cOAlition S is an international consortium of research funding and performing organisations supporting Plan S, an initiative for Open Access publishing that was launched in September 2018. Plan S requires that, with effect from 2021, all scholarly publications on the results from research funded by public or private grants provided by national, regional, and international research councils and funding bodies, must be published in Open Access Journals, on Open Access Platforms, or made immediately available through Open Access Repositories without embargo.

  • The Association of Learned and Professional Society Publishers (ALPSP) is an international membership trade body that supports and represents not-for-profit organizations and institutions that publish scholarly and professional content.  With over 300 members in 30 countries, membership also includes those that work with these publishers.

  • Information Power Ltd is a consultancy service specializing in Open Access and research information. Its principals, Dr Alicia Wise and Lorraine Estelle, have been at the forefront of innovations in scholarly publishing for over 25 years. The team works with funders, libraries, consortia, publishers, agents, vendors, and universities around the world.

Dịch: Lê Trung Nghĩa

letrungnghia.foss@gmail.com

Chủ Nhật, 25 tháng 7, 2021

Liên minh S mở rộng phạm vi toàn cầu của nó khi Quỹ Nghiên cứu Québec áp dụng Kế hoạch S

cOAlition S expands its global footprint as the Québec Research Funds adopt Plan S

Theo: https://www.coalition-s.org/coalition-s-expands-its-global-footprint-as-the-quebec-research-funds-adopt-plan-s/

Bài được đưa lên Internet ngày: 01/06/2021

Liên minh S phấn khởi chào đón sự tham gia của Quỹ Nghiên cứu Québec - QRF (Québec Research Funds) như là tổ chức mới nhất - và nhà cấp vốn nhà nước đầu tiên ở Bắc Mỹ - ra nhập nhóm quốc tế các tổ chức cấp vốn và thực thi nghiên cứu cam kiết phân phối Truy cập Mở đầy đủ và tức thì các xuất bản phẩm khoa học.

Đại diện cho 1/4 cộng đồng khoa học Canada, Quỹ Nghiên cứu Québec hỗ trợ xuất sắc trong nghiên cứu và đào tạo các nhà nghiên cứu trong các lĩnh vực khoa học tự nhiên, khoa học toán học, kỹ thuật, y tế, khoa học xã hội, nhân văn, nghệ thuật và văn học để khuyến khích phát triển tri thức và đổi mới sáng tạo. Trong các năm 2019-2020 QRF đã chi 253 triệu USD để hỗ trợ nghiên cứu với việc cung cấp các trợ cấp, học bổng và giải thưởng.

QRF đã công bố hôm nay rằng họ ra nhập Liên minh S để triển khai truy cập mở tức thì tới các xuất bản phẩm khoa học là kết quả từ nghiên cứu họ cấp tiền. Từ 2019, QRF yêu cầu các bài báo khoa học sinh ra từ nghiên cứu họ cấp tiền được làm cho sẵn sàng theo truy cập mở trong vòng 12 tháng kể từ khi xuất bản. Bằng việc ra nhập Liên minh S, QRF sẽ sửa đổi bố sung Chính sách Truy cập Mở của họ cho phù hợp với Kế hoạch S và yêu cầu từ tháng 3/2023, tất cả các nghiên cứu do QRF cấp tiền phải được làm thành Truy cập Mở vào thời điểm xuất bản. Sự thay đổi này sẽ đặc biệt có lợi cho những ai còn chưa có truy cập tới các thuê bao của cơ sở tới các tạp chí khoa học, những cũng rộng rãi hơn cho các công dân, tuyên bố kết luận.

Khi công bố tin đó, Lãnh đạo Khoa học của Québec, Rémi Quirion, đã nói: Chúng tôi tự hào hỗ trợ các sáng kiến tối đa hóa các phát hiện được các nhà nghiên cứu Québec làm và thúc đẩy phổ biến kiến thức khoa học được sinh ra từ các vốn cấp của nhà nước cho càng nhiều công dân của chúng tôi càng tốt”.

Marc Schiltz, Chủ tịch của Science Europe và Chủ tịch của Nhóm Lãnh đạo Liên minh S đã bổ sung:“Tôi vui mừng rằng QRF ra nhập liên minh toàn cầu đang phát triển này của các nhà cấp vốn ủng hộ Kế hoạch S, bằng cách đó xúc tác cho Truy cập Mở đầy đủ và tức thì tới các kết quả đầu ra nghiên cứu mà họ cấp tiền. Các tháng vừa qua cũng đã rõ ràng thể hiện tầm quan trọng của Khoa học Mở cho việc thúc đẩy cộng tác nghiên cứu ở phạm vi toàn cầu và nhằm phân phối lợi ích của khoa học tới xã hội”.

Thông tin thêm

cOAlition S is excited to welcome on board the Québec Research Funds (QRF) as the latest organisation – and first North American public funder – to join the international consortium of research funding and performing organisations committed to delivering full and immediate Open Access to scientific publications.

Representing almost a quarter of Canada’s scientific community, the Québec Research Funds support excellence in research and the training of researchers in the fields of natural sciences, mathematical sciences, engineering, health, social sciences, humanities, arts and literature in order to stimulate the development of knowledge and innovation. In 2019-2020 the QRF spent 253 million dollars in support of research by providing grants, scholarships and awards.

The QRF announced today that they are joining cOAlition S to implement immediate open access to scientific publications resulting from the research they fund. Since 2019, the QRF require that scientific articles generated by the research they fund are made available in open access within 12 months of publication. By joining cOAlition S, the QRF will amend their Open Access Policy to align with Plan S and require that from March 2023, all QRF funded research must be made open access at the time of publication. This change will be of particular benefit to those who do not have access to institutional subscriptions to scientific journals, but also more broadly to citizens, concludes the announcement.

Announcing the news, the Chief Scientist of Québec, Rémi Quirion, stated: “We are proud to support initiatives that maximize the discoveries made by Québec researchers and promote the dissemination of scientific knowledge generated by public funds to as many of our fellow citizens as possible”.

Further information

Dịch: Lê Trung Nghĩa

letrungnghia.foss@gmail.com

Thứ Năm, 22 tháng 7, 2021

Hội thảo: Phần mềm nguồn mở, nền tảng số, và quyền riêng tư

 


Ngày 23/07/2021, Oxfam Việt Nam đã tổ chức hội thảo trên trực tuyến: Phần mềm nguồn mở, nền tảng số, và quyền riêng tư với hơn 20 cán bộ của Oxfam đã tham dự.

Một trong các tham luận chính của hội thảo là về phần mềm nguồn mở với tiêu đề: ‘Cơ bản về phần mềm nguồn mở’. Tự do tải về bài trình bày tại địa chỉ:
https://www.dropbox.com/s/gy0n9hl2yh3674d/OpenSource_Software_Basics.pdf?dl=0

Tweet: https://twitter.com/nghiafoss/status/1418749918886301697

 

Blogger: Lê Trung Nghĩa

letrungnghia.foss@gmail.com

Thứ Ba, 20 tháng 7, 2021

Cuộc họp của chuyên gia về Khoa học Mở và các quyền sở hữu trí tuệ

Expert Meeting on Open Science and Intellectual Property Rights

Theo: https://en.unesco.org/news/expert-meeting-open-science-and-intellectual-property-rights

Bài được đưa lên Internet ngày: 15/06/2021

Nhận thức được Khoa học Mở như là người thay đổi cuộc chơi đích thực trong việc giải quyết các thách thức về kinh tế - xã hội và cấp bách của hành tinh, UNESCO đang dẫn dắt đối thoại toàn cầu với mục tiêu phát triển một công cụ thiết lập tiêu chuẩn quốc tế đầu tiên về Khoa học Mở, Khuyến cáo Khoa học Mở của UNESCO.

Một trong những vấn đề phát sinh trong quá trình tư vấn phát triển Khuyến cáo đó từng là nhu cầu hiểu rõ các mối quan hệ giữa Khoa học Mở và các quyền sở hữu trí tuệ - IPR - (Intellectual Property Rights). Liệu Khoa học Mở có tương thích với IPR hay không? Và ngược lại? Làm thế nào các viện nghiên cứu nhà nước đạt được sự cân bằng đúng giữa IPR và truy cập mở tới kiến thức? Các kết nối giữa Khoa học Mở, đổi mới sáng tạo, chuyển giao tri thức và IPR là gì, đặc biệt trong bối cảnh của các quốc gia đang phát triển?

Nhận thức được thách thức chính sách hiện hành để thiết lập sự cân bằng tối ưu giữa bảo vệ IPR và tính mở là quan trọng sống còn cho hoạt động của Khoa học Mở khắp trên thế giới, UNESCO đã mời các chuyên gia về chủ đề này, các đại diện của các quốc gia thành viên và cộng đồng Khoa học Mở rộng lớn của UNESCO để thảo luận về mối quan hệ giữa Khoa học Mở và IPR; để trình bày các công cụ và các cơ chế khác nhau hiện có để hòa giải quyền sở hữu và việc chia sẻ/tính mở, và để trao đổi về các tiếp cận cân bằng giữa IPR và Khoa học Mở.

Cuộc họp này đánh dấu cơ hội khởi xướng thảo luận về các mối quan hệ giữa IPR và Khoa học Mở và để nâng cao nhận thức của các công cụ khác nhau hiện có mà hòa giải được IP và tính mở.”

Shamila Nair-Bedouelle, Phó Tổng Giám đốc về Khoa học Tự nhiên, UNESCO

Cuộc họp trên trực tuyến này mang tới hơn 500 người tham gia vào tranh luận sống động với các chuyên gia khách mời: ông Marco Aleman, Trợ lý Tổng Giám đốc, Lĩnh vực các Hệ sinh thái IP và Đổi mới sáng tạo ở WIPO; Brigitte Vezina, Giám đốc Chính sách ở Creative Commons; Alessandra Baccigotti, Giám đốc Chuyển giao Tri thức và Người đứng đầu về Bảo vệ Sở hữu Trí tuệ của Văn phòng Chuyển giao Tri thức của Đại học Bologna; Ruth L. Okediji, Giáo sư Luật ở Trường Luật Harvard và Đồng Giám đốc của Trung tâm Berkman Klein; Margo A. Bagley, Giáo sư Luật của Trường Luật Đại học Emory; Carolina Botero Cabrera, Giám đốc Quỹ Karisma.

Các thảo luận đã tập trung chủ yếu vào sự phức tạp của các yếu tố Khoa học Mở khác nhau theo các quyền sở hữu trí tuệ (IP) và sự thấu hiểu về các công cụ và các cơ chế hiện có; các công cụ và các cơ chế khác nhau hiện có và các ví dụ về các cách thức đổi mới sáng tạo hòa giải quyền sở hữu và việc chia sẻ/tính mở trong các tiếp cận của các cơ sở mà còn cả trong các cộng đồng khoa học; và các thương thảo và thỏa thuận quốc tế hiện có về chủ đề này và cách chúng được hình thành hiện nay như thế nào khi cân nhắc kinh nghiệm được xây dựng trong khủng hoảng COVID-19.

Các chuyên gia đã thống nhất rằng IPR không phải là trở ngại cho Khoa học Mở. Ngược lại, định nghĩa đúng của khung sở hữu trí tuệ có thể là công cụ cơ bản cho Khoa học Mở để khuyến khích cộng tác và đảm bảo, trong số những điều khác, rằng tất cả những người đóng góp chia sẻ dữ liệu, thông tin và kiến thức khoa học của họ được thừa nhận và công nhận đúng.

Họ cũng đã viện lý rằng các dạng IPR khác nhau có các tác động khác nhau lên hệ sinh thái Khoa học Mở vì chúng tạo thuận lợi cho các mức khác nhau của tính mở, các quy định độc quyền và bảo vệ khác nhau chống lại sử dụng sai dữ liệu và kiến thức.

Cuối cùng, họ đã đồng ý rằng các chính sách và các chiến lược cân bằng là cần thiết để hòa giải những căng thẳng có thể giữa Khoa học Mở và IPR và đã đưa ra các ví dụ về các thực hành tốt hướng về phía trước.

Thông tin thêm:

Recognizing Open Science as a true game-changer in addressing the pressing planetary and socio-economic challenges, UNESCO is leading a global dialogue with the aim of developing the first international standard setting instrument on Open Science, the UNESCO Recommendation on Open Science.

One of the issues raised during the consultative process of developing the Recommendation has been the need for a clear understanding of the relationships between Open Science and Intellectual Property Rights (IPR). Is Open Science compatible with IPRs? And vice-versa? How do public research institutes strike the right balance between IPR and open knowledge access? What are the connections between Open Science, innovation, knowledge transfer and IPRs, particularly in the context of developing countries?

Recognizing the ongoing policy challenge to establish an optimal balance between IPR protection and openness as critical for the operationalization of Open Science worldwide, UNESCO invited experts on the topic, Member States’ representatives and the broad UNESCO Open Science community to discuss the relationships between IPRs and Open Science; to present the different existing instruments and mechanisms that reconcile ownership and sharing/openness, and to exchange on balanced approaches between IPRs and Open Science.

This meeting marks an opportunity to initiate the discussion on the relationships between IPRs and Open Science and to increase our awareness of the different existing instruments that reconcile IP and openness.

Shamila Nair-Bedouelle, Assistant Director-General for Natural Sciences, UNESCO

This online meeting brought together over 500 participants who engaged in a lively debate with the invited experts: Mr Marco Aleman, Assistant Director-General, IP and Innovation Ecosystems Sector in WIPO; Ms Brigitte Vezina, Director of Policy in Creative Commons; Ms Alessandra Baccigotti, Knowledge Transfer Manager and Head of Intellectual Property Protection at the University of Bologna’s Knowledge Transfer Office; Ms Ruth L. Okediji, Professor of Law at Harvard Law School and Co-Director of the Berkman Klein Centre; Ms Margo A. Bagley, Professor of Law at Emory University School of Law; Ms Carolina Botero Cabrera, Director of the Karisma Foundation.

The discussions focused mainly on the complexity of the different Open Science elements under IP rights and insights of existing tools and mechanisms; different existing instruments and mechanisms and examples of innovative ways of reconciling ownership and sharing/openness in institutional approaches but also in scientific communities; and the current international negotiations and agreements on the topic and how they are currently formulated considering the experience built during the COVID-19 crisis.

The experts concurred that IPRs are not an obstacle to Open Science. On the contrary, the correct definition of the IP framework can be an essential tool for Open Science to stimulate collaboration and ensure, among others, that all contributors that share their scientific data, information and knowledge are adequately acknowledged and recognized.

They also argued that different types of IPRs have different impacts on the Open Science ecosystem since they facilitate different levels of openness, regulatory exclusivities and protection against misuse of data and knowledge.

Finally, they agreed that balanced policies and strategies are needed to reconcile possible tensions between Open Science and IPRs and provided examples of good practices going forward.

More information:

Dịch: Lê Trung Nghĩa

letrungnghia.foss@gmail.com

Thứ Hai, 19 tháng 7, 2021

‘Cuộc họp trên trực tuyến của các chuyên gia về Khoa học Mở và các quyền sở hữu trí tuệ’ - tài liệu báo cáo, bản dịch sang tiếng Việt

 


Là tài liệu của UNESCO xuất bản ngày 23/04/2021. Tài liệu đưa ra các ý kiến đóng góp của 6 chuyên gia khách mời cùng với cuộc thảo luận mở với hơn 500 người tham gia khắp trên thế giới về các mối quan hệ giữa Khoa học Mở và các quyền sở hữu trí tuệ.

Các cuộc tư vấn Khoa học Mở do UNESCO dẫn dắt đã chỉ ra vài vấn đề quan trọng sống còn cần phải được giải quyết trong khi xây dựng sự đồng thuận toàn cầu về Khoa học Mở. Một trong những vấn đề đó là nhu cầu làm rõ các mối quan hệ giữa Khoa học Mở và các quyền sở hữu trí tuệ - IPR (Intellectual Property Rights). Sự hiểu biết rõ ràng của các mối quan hệ đó là chìa khóa cho sự tiến bộ của khoa học và đóng góp của nó vì sự tiến bộ và phúc lợi của loài người, vì cả Khoa học Mở và IPR đều là cần thiết, có lợi và không triệt tiêu lẫn nhau.

Khuyến cáo Khoa học Mở của UNESCO sẽ được 193 quốc gia thành viên phê chuẩn vào tháng 11/2021 nhân kỳ họp thứ 41 Hội nghị Toàn thể UNESCO.


Tự do tải về bản dịch sang tiếng Việt có 9 trang tại địa chỉ:

https://www.dropbox.com/s/hdgqqg4bru0rbgu/report_expert_meeting_ipr_os_23apr_Vi-14072021.pdf?dl=0


Xem thêm:


Blogger: Lê Trung Nghĩa

letrungnghia.foss@gmail.com

Chủ Nhật, 18 tháng 7, 2021

‘Cuộc họp trên trực tuyến của các chuyên gia về Khoa học Mở và các quyền sở hữu trí tuệ’ - tài liệu khái niệm, bản dịch sang tiếng Việt


Là tài liệu của UNESCO xuất bản ngày 23/04/2021. Tài liệu đưa ra các khái niệm cơ bản và các mục tiêu cần đạt được sau cuộc họp của các chuyên gia về Khoa học Mở và các quyền sở hữu trí tuệ.


Tự do tải về bản dịch sang tiếng Việt có 4 trang tại địa chỉ:

https://www.dropbox.com/s/f5clwfg1qk61vn6/concept_note_expert_meeting_open_science_and_intellectual_property_rights_23_april_Vi-13072021.pdf?dl=0


Xem thêm: Khoa học Mở


Blogger: Lê Trung Nghĩa

letrungnghia.foss@gmail.com

Thứ Sáu, 16 tháng 7, 2021

Thảo luận về các khung năng lực doanh nghiệp nên biết trong chuyển đổi số và xây dựng nền kinh tế số


Sáng 17/07/2021, tại TP. Hồ Chí Minh, nhóm ITAN (Information Advisory Network) - nhóm chuyên gia về ứng dụng công nghệ thông tin để giải quyết các bài toán của doanh nghiệp trong chuyển đổi số đã có cuộc thảo luận về các khung năng lực số các doanh nghiệp nên biết để tạo thuận lợi cho việc chuyển đổi số thành công.


Tự do tải về bài trình bày trong thảo luận tại địa chỉ:

https://www.dropbox.com/s/926zuay1nwzzyx5/Competence_Frameworks_for_Businesses.pdf?dl=0


Xem thêm: Chuyển đổi số/Năng lực số


Blogger: Lê Trung Nghĩa

letrungnghia.foss@gmail.com

Thứ Năm, 15 tháng 7, 2021

Các khung năng lực trong hành động

 


Khi các khung năng lực được xây dựng xong, bạn sẽ có được một khung lý thuyết. Khung lý thuyết đó cần được đưa vào thực tế cuộc sống để sau đó được cập nhật, sửa đổi bổ sung để hy vọng có được (các) phiên bản tiếp theo của khung phản ánh sát thực tế hơn.

Kết quả của việc đưa các khung năng lực vào thực tế có thể giúp bạn hiểu và trả lời được hàng loạt câu hỏi xung quanh các khung năng lực đó, ví dụ như: khung dành cho những ai; dành cho những lĩnh vực nào; các bước triển khai ra làm sao; chúng đã được triển khai thí điểm ở những nơi cụ thể nào; chúng được xây dựng dựa vào, ví dụ, kiến thức - kỹ năng - thái độ ra làm sao; chúng được sử dụng để đánh giá xếp hạng năng lực của tổ chức và cá nhân theo các mức thông thạo như thế nào; các ví dụ và gợi ý về các hành động cụ thể nào giúp bạn đánh giá được các năng lực của các đối tượng đó; chúng sử dụng các công cụ nào để đánh giá xếp hạng các đối tượng đó; và nhiều câu hỏi liên quan khác.

Dưới đây liệt kê các nội dung chính của các khung năng lực từng trải qua thực tế cuộc sống sau khi được phát hành:

  1. Khung năng lực số cho các công dân (DigComp) trong hành động

  2. Khung năng lực khởi nghiệp (EntreComp) trong hành động


Xem thêm: Chuyển đổi số/Năng lực số

Blogger: Lê Trung Nghĩa

letrungnghia.foss@gmail.com

Thứ Tư, 14 tháng 7, 2021

EntreComp: khung đầy đủ. LĨNH VỰC: TRONG HÀNH ĐỘNG

 

NĂNG LỰC: CHỦ ĐỘNG

GỢI Ý VÀ TRÌNH MÔ TẢ: Cứ liều đi thử.

Khởi xướng các quy trình tạo ra giá trị. Hãy chấp nhận thách thức. Hãy hành động và làm việc độc lập để đạt được các mục tiêu, bám sát các ý định và triển khai các nhiệm vụ được lên kế hoạch.

NĂNG LỰC: LẬP KẾ HOẠCH & QUẢN LÝ

GỢI Ý VÀ TRÌNH MÔ TẢ: Đặt ưu tiên, tổ chức và bám theo.

Thiết lập các mục tiêu ngắn, trung và dài hạn. Xác định các ưu tiên và các kế hoạch hành động. Tùy chỉnh các thay đổi không lường trước được. 

NĂNG LỰC: VƯỢT QUA SỰ KHÔNG CHẮC CHẮN, MÙ MỜ VÀ RỦI RO

GỢI Ý VÀ TRÌNH MÔ TẢ: Ra các quyết định làm việc với sự không chắc chắn, mù mờ và rủi ro.

Ra các quyết định khi kết quả của quyết định đó còn chưa chắc chắn, khi thông tin sẵn sàng chỉ có một phần hoặc mù mờ, hoặc khi có rủi ro các kết quả không như mong đợi. Trong quá trình tạo ra giá trị, đưa vào các cách thức có cấu trúc để kiểm thử các ý tưởng và các nguyên mẫu từ các giai đoạn sớm, để giảm thiểu các rủi ro thất bại. Xử lý các tình huống phát triển nhanh kịp thời và linh hoạt. 


NĂNG LỰC: LÀM VIỆC VỚI NHỮNG NGƯỜI KHÁC

GỢI Ý VÀ TRÌNH MÔ TẢ: Làm việc nhóm, làm việc cùng nhau, và kết nối mạng.

Làm việc cùng nhau và hợp tác với những người khác để phát triển các ý tưởng và biến chúng thành hành động. Kết nối mạng. Giải quyết các xung đột và đối mặt tích cực với sự cạnh tranh tranh khi cần thiết. 


NĂNG LỰC: HỌC TẬP QUA KINH NGHIỆM

GỢI Ý VÀ TRÌNH MÔ TẢ: Học bằng cách làm.

Sử dụng bất kỳ sáng kiến nào để tạo ra giá trị như một cơ hội học tập. Học với những người khác, bao gồm bạn bề và các cố vấn. Suy ngẫm và học tập từ cả sự thành công và thất bại (của bản thân bạn và của những người khác). 


Thừa nhận:

Dịch và trích dẫn từ: McCallum E., Weicht R., McMullan L., Price A., EntreComp trong Hành động: Lấy cảm hứng để làm cho nó xảy ra (M. Baci-galupo & W. O’Keeffe Eds.), EUR 29105 EN, Văn phòng Xuất bản của Liên minh châu Âu, Luxembourg, 2018. ISBN 978-92-79-79360-8, doi:10.2760/574864, JRC109128

Tham chiếu: EntreComp: Khung Năng lực Khởi nghiệp

Xem thêm: Chuyển đổi số/Năng lực số


Thứ Ba, 13 tháng 7, 2021

EntreComp: khung đầy đủ. LĨNH VỰC: CÁC TÀI NGUYÊN (NGUỒN LỰC)



NĂNG LỰC: TỰ NHẬN THỨC VÀ TỰ HIỆU QUẢ

GỢI Ý VÀ TRÌNH MÔ TẢ: Tin tưởng vào bản thân và duy trì phát triển.

Suy ngẫm về các nhu cầu, khát vọng và mong muốn của bạn trong ngắn, trung và dài hạn. Xác định và đánh giá điểm mạnh và yếu của cá nhân và nhóm của bạn. Tin tưởng vào khả năng của bạn gây ảnh hưởng tới tiến trình các sự kiện, bất kể sự không chắc chắn, chậm trễ và thất bại tạm thời.


NĂNG LỰC: ĐỘNG LỰC VÀ KIÊN TRÌ

GỢI Ý VÀ TRÌNH MÔ TẢ: Giữ tập trung và không từ bỏ.

Quyết tâm biến ý tưởng thành hành động và thỏa mãn nhu cầu đạt được của bạn. Chuẩn bị kiên trì và cố gắng đạt được các mục tiêu của cá nhân và nhóm của bạn về dài hạn. Kiên cường trước áp lực, nghịch cảnh và thất bại tạm thời.


NĂNG LỰC: HUY ĐỘNG CÁC TÀI NGUYÊN

GỢI Ý VÀ TRÌNH MÔ TẢ: Có và quản lý các tài nguyên bạn cần.

Có và quản lý các tài nguyên vật chất, phi vật chất và kỹ thuật số cần thiết để biến các ý tưởng thành hành động. Tận dụng tốt nhất các tài nguyên hữu hạn. Có và quản lý các năng lực cần thiết ở bất cứ giai đoạn nào, bao gồm các năng lực kỹ thuật, pháp lý, thuế và kỹ thuật số (ví dụ, thông qua các quan hệ đối tác phù hợp, kết nối mạng, thuê ngoài làm và nguồn đám đông).


NĂNG LỰC: SÁNG TÀI CHÍNH VÀ KINH TẾ

GỢI Ý VÀ TRÌNH MÔ TẢ: Phát triển bí quyết tài chính và kinh tế.

Ước tính chi phí biến ý tưởng thành hoạt động tạo ra giá trị. Lập kế hoạch, đưa ra tại chỗ và đánh giá các quyết định tài chính qua thời gian. Quản lý tài chính để đảm bảo hoạt động tạo ra giá trị của tôi có thể kéo dài qua một thời gian dài.


NĂNG LỰC: HUY ĐỘNG NHỮNG NGƯỜI KHÁC

GỢI Ý VÀ TRÌNH MÔ TẢ: Truyền cảm hứng, thu hút và làm cho những người khác cùng tham gia.

Truyền cảm hứng và hấp dẫn các bên tham gia đóng góp liên quan. Có sự hỗ trợ cần thiết để đạt được các kết quả có giá trị. Thể hiện giao tiếp, thuyết phục, thương thảo và lãnh đạo hiệu quả.


Thừa nhận:

Dịch và trích dẫn từ: McCallum E., Weicht R., McMullan L., Price A., EntreComp trong Hành động: Lấy cảm hứng để làm cho nó xảy ra (M. Baci-galupo & W. O’Keeffe Eds.), EUR 29105 EN, Văn phòng Xuất bản của Liên minh châu Âu, Luxembourg, 2018. ISBN 978-92-79-79360-8, doi:10.2760/574864, JRC109128

Tham chiếu: EntreComp: Khung Năng lực Khởi nghiệp

Xem thêm: Chuyển đổi số/Năng lực số

Thứ Hai, 12 tháng 7, 2021

EntreComp: Khung đầy đủ. LĨNH VỰC: Ý TƯỞNG VÀ CƠ HỘI



NĂNG LỰC: NẮM BẮT CƠ HỘI

GỢI Ý VÀ TRÌNH MÔ TẢ: Sử dụng trí tưởng tượng và khả năng của bạn để xác định các cơ hội tạo ra giá trị.

Xác định và nắm bắt các cơ hội để tạo ra giá trị bằng việc khai phá bức tranh xã hội, văn hóa và kinh tế. Xác định các nhu cầu và thách thức cần được đáp ứng. Thiết lập các kết nối mới và tập hợp các yếu tố rời rạc của bức tranh đó để tạo ra các cơ hội tạo ra giá trị.


NĂNG LỰC: SÁNG TẠO

GỢI Ý VÀ TRÌNH MÔ TẢ: Phát triển các ý tưởng sáng tạo và có mục đích.

Phát triển vài ý tưởng và các cơ hộ tạo ra giá trị, bao gồm các giải pháp tốt hơn so với hiện hành và các thách thức mới. Khai phá và thí điểm với các tiếp cận đổi mới sáng tạo. Kết hợp kiến thức và tài nguyên để đạt được các hiệu quả có giá trị.


NĂNG LỰC: TẦM NHÌN

GỢI Ý VÀ TRÌNH MÔ TẢ: Làm việc hướng tới tầm nhìn về tương lai của bạn.

Hãy tưởng tượng tương lai. Hãy phát triển tầm nhìn để biến các ý tưởng thành hành động. Trực quan hóa các kịch bản tương lai để giúp hướng dẫn nỗ lực và hành động.


NĂNG LỰC: ĐỊNH GIÁ Ý TƯỞNG

GỢI Ý VÀ TRÌNH MÔ TẢ: Tận dụng tối đa các ý tưởng và cơ hội.

Phán xét giá trị nào là về xã hội, văn hóa và kinh tế. Nhận biết tiềm năng một ý tưởng có để tạo ra giá trị và xác định các cách thức bền vững để tận dụng nó tốt nhất.


NĂNG LỰC: ĐẠO ĐỨC VÀ TƯ DUY BỀN VỮNG

GỢI Ý VÀ TRÌNH MÔ TẢ: Đánh giá các hậu quả và tác động của các ý tưởng, cơ hội và hành động.

Đánh giá các hậu quả của các ý tưởng mang giá trị và tác động của hành động khởi nghiệp lên cộng đồng đích, thị trường, xã hội và môi trường. Hãy suy ngẫm về các mục tiêu bền vững trong dài hạn về xã hội, văn hóa và kinh tế như thế nào, và quá trình hành động được chọn. Hãy hành động có trách nhiệm.


Thừa nhận:

Dịch và trích dẫn từ: McCallum E., Weicht R., McMullan L., Price A., EntreComp trong Hành động: Lấy cảm hứng để làm cho nó xảy ra (M. Baci-galupo & W. O’Keeffe Eds.), EUR 29105 EN, Văn phòng Xuất bản của Liên minh châu Âu, Luxembourg, 2018. ISBN 978-92-79-79360-8, doi:10.2760/574864, JRC109128

Tham chiếu: EntreComp: Khung Năng lực Khởi nghiệp

Xem thêm: Chuyển đổi số/Năng lực số

Thứ Năm, 8 tháng 7, 2021

‘THIẾT KẾ | CHẾ TẠO | BẢO VỆ - Báo cáo về đối phó của các nhà chế tạo và sản xuất nguồn mở với khủng hoảng COVID-19 về các thiết bị bảo vệ cá nhân (PPE).’ - bản dịch sang tiếng Việt

 


Là tài liệu của các tác giả Cavalcanti, Gui; Cocciole, Claire; Cole, Christina; Forgues, Angela; Jaqua, Victoria; Jones-Davis, Dorothy; Merlo, Sabrina, do Open Source Medical Supplies (OSMS) & Nation of Makers (NoM) xuất bản năm 2021, giấy phép mở Creative Commons Attribution-ShareAlike 4.0 Quốc tế .

Tài liệu mô tả mọi khía cạnh của việc THIẾT KẾ | CHẾ TẠO | BẢO VỆ của các cộng đồng Phần cứng Nguồn Mở toàn thế giới và chủ yếu ở nước Mỹ đã đối phó với với sự thiếu hụt và đổ vỡ hoàn toàn dây chuyền cung ứng các thiết bị bảo vệ cá nhân - PPE (Personal Protective Equipment) và vật tư y tế toàn cầu trong đại dịch COVID-19, khi mà ở đầu đại dịch cả các cơ quan chính phủ và doanh nghiệp lớn đã không đáp ứng nhanh được sự đổ vỡ và thiếu hụt toàn cầu đó.

Trong vòng 8 tháng, một cộng đồng quốc tế của các nhà chế tạo, các lập trình viên phần mềm, người làm việc thủ công, những người tự làm, và các nhà sản xuất vừa và nhỏ đã được kêu gọi hành động theo các đồng nghiệp ngang hàng, các đối tác cộng đồng, và các nhân viên y tế. Đúng theo tinh thần của “NGUỒN MỞ”, họ đã chia sẻ các tệp thiết kế và đặc tả kỹ thuật, các kế hoạch sản xuất, các thực hành tốt nhất, và các tài nguyên.

Tài liệu cũng đưa ra 9 khuyến cáo để cải cách chính sách của chính phủ Mỹ, dù các gợi ý đó cũng có thể áp dụng và triển khai được ở các quốc gia khác nhằm “tích hợp tốt hơn với và xúc tác cho Ứng phó của các Nhà chế tạo là Công dân (Citizen Maker Response) để đối phó với các trường hợp khẩn cấp.

Tài liệu có lẽ là tham khảo rất tốt cho những người làm chính sách của Việt Nam tham khảo để xây dựng các cộng đồng Phần cứng Nguồn Mở ở Việt Nam, để họ có thể phát triển CÙNG và KHÔNG TÁCH RỜI khỏi các cộng đồng Phần cứng Nguồn Mở Thế giới, để đáp ứng được nhu cầu trong các tình huống thảm họa và khẩn cấp.

Tự do tải về bản dịch sang tiếng Việt có 131 trang tại địa chỉ:

https://www.dropbox.com/s/yvqtlzfevrx0qzf/Design-Make-Protect_21.01.27_Vi-06072021.pdf?dl=0


Xem thêm:


Blogger: Lê Trung Nghĩa

letrungnghia.foss@gmail.com