Thứ Ba, 20 tháng 7, 2021

Cuộc họp của chuyên gia về Khoa học Mở và các quyền sở hữu trí tuệ

Expert Meeting on Open Science and Intellectual Property Rights

Theo: https://en.unesco.org/news/expert-meeting-open-science-and-intellectual-property-rights

Bài được đưa lên Internet ngày: 15/06/2021

Nhận thức được Khoa học Mở như là người thay đổi cuộc chơi đích thực trong việc giải quyết các thách thức về kinh tế - xã hội và cấp bách của hành tinh, UNESCO đang dẫn dắt đối thoại toàn cầu với mục tiêu phát triển một công cụ thiết lập tiêu chuẩn quốc tế đầu tiên về Khoa học Mở, Khuyến cáo Khoa học Mở của UNESCO.

Một trong những vấn đề phát sinh trong quá trình tư vấn phát triển Khuyến cáo đó từng là nhu cầu hiểu rõ các mối quan hệ giữa Khoa học Mở và các quyền sở hữu trí tuệ - IPR - (Intellectual Property Rights). Liệu Khoa học Mở có tương thích với IPR hay không? Và ngược lại? Làm thế nào các viện nghiên cứu nhà nước đạt được sự cân bằng đúng giữa IPR và truy cập mở tới kiến thức? Các kết nối giữa Khoa học Mở, đổi mới sáng tạo, chuyển giao tri thức và IPR là gì, đặc biệt trong bối cảnh của các quốc gia đang phát triển?

Nhận thức được thách thức chính sách hiện hành để thiết lập sự cân bằng tối ưu giữa bảo vệ IPR và tính mở là quan trọng sống còn cho hoạt động của Khoa học Mở khắp trên thế giới, UNESCO đã mời các chuyên gia về chủ đề này, các đại diện của các quốc gia thành viên và cộng đồng Khoa học Mở rộng lớn của UNESCO để thảo luận về mối quan hệ giữa Khoa học Mở và IPR; để trình bày các công cụ và các cơ chế khác nhau hiện có để hòa giải quyền sở hữu và việc chia sẻ/tính mở, và để trao đổi về các tiếp cận cân bằng giữa IPR và Khoa học Mở.

Cuộc họp này đánh dấu cơ hội khởi xướng thảo luận về các mối quan hệ giữa IPR và Khoa học Mở và để nâng cao nhận thức của các công cụ khác nhau hiện có mà hòa giải được IP và tính mở.”

Shamila Nair-Bedouelle, Phó Tổng Giám đốc về Khoa học Tự nhiên, UNESCO

Cuộc họp trên trực tuyến này mang tới hơn 500 người tham gia vào tranh luận sống động với các chuyên gia khách mời: ông Marco Aleman, Trợ lý Tổng Giám đốc, Lĩnh vực các Hệ sinh thái IP và Đổi mới sáng tạo ở WIPO; Brigitte Vezina, Giám đốc Chính sách ở Creative Commons; Alessandra Baccigotti, Giám đốc Chuyển giao Tri thức và Người đứng đầu về Bảo vệ Sở hữu Trí tuệ của Văn phòng Chuyển giao Tri thức của Đại học Bologna; Ruth L. Okediji, Giáo sư Luật ở Trường Luật Harvard và Đồng Giám đốc của Trung tâm Berkman Klein; Margo A. Bagley, Giáo sư Luật của Trường Luật Đại học Emory; Carolina Botero Cabrera, Giám đốc Quỹ Karisma.

Các thảo luận đã tập trung chủ yếu vào sự phức tạp của các yếu tố Khoa học Mở khác nhau theo các quyền sở hữu trí tuệ (IP) và sự thấu hiểu về các công cụ và các cơ chế hiện có; các công cụ và các cơ chế khác nhau hiện có và các ví dụ về các cách thức đổi mới sáng tạo hòa giải quyền sở hữu và việc chia sẻ/tính mở trong các tiếp cận của các cơ sở mà còn cả trong các cộng đồng khoa học; và các thương thảo và thỏa thuận quốc tế hiện có về chủ đề này và cách chúng được hình thành hiện nay như thế nào khi cân nhắc kinh nghiệm được xây dựng trong khủng hoảng COVID-19.

Các chuyên gia đã thống nhất rằng IPR không phải là trở ngại cho Khoa học Mở. Ngược lại, định nghĩa đúng của khung sở hữu trí tuệ có thể là công cụ cơ bản cho Khoa học Mở để khuyến khích cộng tác và đảm bảo, trong số những điều khác, rằng tất cả những người đóng góp chia sẻ dữ liệu, thông tin và kiến thức khoa học của họ được thừa nhận và công nhận đúng.

Họ cũng đã viện lý rằng các dạng IPR khác nhau có các tác động khác nhau lên hệ sinh thái Khoa học Mở vì chúng tạo thuận lợi cho các mức khác nhau của tính mở, các quy định độc quyền và bảo vệ khác nhau chống lại sử dụng sai dữ liệu và kiến thức.

Cuối cùng, họ đã đồng ý rằng các chính sách và các chiến lược cân bằng là cần thiết để hòa giải những căng thẳng có thể giữa Khoa học Mở và IPR và đã đưa ra các ví dụ về các thực hành tốt hướng về phía trước.

Thông tin thêm:

Recognizing Open Science as a true game-changer in addressing the pressing planetary and socio-economic challenges, UNESCO is leading a global dialogue with the aim of developing the first international standard setting instrument on Open Science, the UNESCO Recommendation on Open Science.

One of the issues raised during the consultative process of developing the Recommendation has been the need for a clear understanding of the relationships between Open Science and Intellectual Property Rights (IPR). Is Open Science compatible with IPRs? And vice-versa? How do public research institutes strike the right balance between IPR and open knowledge access? What are the connections between Open Science, innovation, knowledge transfer and IPRs, particularly in the context of developing countries?

Recognizing the ongoing policy challenge to establish an optimal balance between IPR protection and openness as critical for the operationalization of Open Science worldwide, UNESCO invited experts on the topic, Member States’ representatives and the broad UNESCO Open Science community to discuss the relationships between IPRs and Open Science; to present the different existing instruments and mechanisms that reconcile ownership and sharing/openness, and to exchange on balanced approaches between IPRs and Open Science.

This meeting marks an opportunity to initiate the discussion on the relationships between IPRs and Open Science and to increase our awareness of the different existing instruments that reconcile IP and openness.

Shamila Nair-Bedouelle, Assistant Director-General for Natural Sciences, UNESCO

This online meeting brought together over 500 participants who engaged in a lively debate with the invited experts: Mr Marco Aleman, Assistant Director-General, IP and Innovation Ecosystems Sector in WIPO; Ms Brigitte Vezina, Director of Policy in Creative Commons; Ms Alessandra Baccigotti, Knowledge Transfer Manager and Head of Intellectual Property Protection at the University of Bologna’s Knowledge Transfer Office; Ms Ruth L. Okediji, Professor of Law at Harvard Law School and Co-Director of the Berkman Klein Centre; Ms Margo A. Bagley, Professor of Law at Emory University School of Law; Ms Carolina Botero Cabrera, Director of the Karisma Foundation.

The discussions focused mainly on the complexity of the different Open Science elements under IP rights and insights of existing tools and mechanisms; different existing instruments and mechanisms and examples of innovative ways of reconciling ownership and sharing/openness in institutional approaches but also in scientific communities; and the current international negotiations and agreements on the topic and how they are currently formulated considering the experience built during the COVID-19 crisis.

The experts concurred that IPRs are not an obstacle to Open Science. On the contrary, the correct definition of the IP framework can be an essential tool for Open Science to stimulate collaboration and ensure, among others, that all contributors that share their scientific data, information and knowledge are adequately acknowledged and recognized.

They also argued that different types of IPRs have different impacts on the Open Science ecosystem since they facilitate different levels of openness, regulatory exclusivities and protection against misuse of data and knowledge.

Finally, they agreed that balanced policies and strategies are needed to reconcile possible tensions between Open Science and IPRs and provided examples of good practices going forward.

More information:

Dịch: Lê Trung Nghĩa

letrungnghia.foss@gmail.com

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.