Thứ Hai, 29 tháng 11, 2021

Khoa học Mở: thực hiện quyền con người chia sẻ tiến bộ khoa học và những lợi ích của nó

Open Science: fulfilling the human right to share in scientific advancement and its benefits

November 25, 2021

Last update: November 26, 2021

Theo: https://www.unesco.org/en/articles/open-science-fulfilling-human-right-share-scientific-advancement-and-its-benefits

Bài được đưa lên Internet ngày: 25/11/2021; Cập nhật lần cuối: 26/11/2021

Sự kiện mức cao “Lấp đi các phân cách kiến thức toàn cầu để xây dựng lại tốt hơn: Tiềm năng của Khoa học Mở” đã tập hợp các chính phủ, các cơ quan Liên hiệp quốc, các nhà khoa học và các nhà thực hành để phản ánh về tiềm năng của khoa học mở nhằm lấp đi các phân cách về kiến thức và tăng tốc nhằm đạt được các Mục tiêu Phát triển Bền vững - SDG (Sustainable Development Goals) trong kỷ nguyên hậu COVID-19. Nó đã được UNESCO tổ chức trong phiên 76 của Đại hội đồng Liên hiệp quốc, hôm 28/09/2021, kỷ niệm Ngày Quốc tế Truy cập Vạn năng tới Thông tin.


©
Shutterstock.com All right reserved

Bà Shamila Nair–Bedouelle, Trợ lý Tổng Giám đốc về Khoa học Tự nhiên của UNESCO, đã khai mạc sự kiện bằng việc nhấn mạnh rằng việc xây dựng lại tốt hơn sau đại dịch COVID-19 chỉ có thể có khả năng nếu từng người ở từng quốc gia có thể hưởng lợi từ quy trình khoa học. Bà đã giải thích rằng đây là mệnh lệnh phải đảm bảo rằng quy trình khoa học là mở và truy cập được, và vì thế UNESCO được các quốc gia thành viên của nó giao nhiệm vụ phát triển công cụ thiết lập tiêu chuẩn quốc tế đầu tiên để cung cấp một khung toàn cầu cho Khoa học Mở dựa vào các giá trị được chia sẻ như chất lượng, liêm chính, lợi ích tập thể, công bằng, bình đẳng, đa dạng, hòa nhập. Bản thảo Khuyến nghị Khoa học Mở của UNESCO (bản dịch sang tiếng Việt) đã được phát triển qua một quy trình tư vấn toàn diện, minh bạch và nhiều bên liên quan và đã được đệ trình để thông qua tại Hội nghị Toàn thể UNESCO vào tháng 11/2021.

Đại dịch COVID-19 cũng đã thể hiện tầm quan trọng sống còn của việc thực hiện quyền con người hưởng lợi từ các tiến bộ của quy trình khoa học như đặc biệt được nhấn mạnh ở Điều 27 Tuyên ngôn Nhân quyền.

Shamila Nair–Bedouelle, Trợ lý Tổng Giám đốc về Khoa học Tự nhiên, UNESCO

Ông Tawfik Jelassi, Trợ lý Tổng Giám đốc về Truyền thông và Thông tin của UNESCO, cũng đã nhấn mạnh quan điểm về quyền con người và đã chia sẻ từ thông điệp từ Tổng Giám đốc UNESCO, bà Audrey Azulay, rằng: “truy cập tới thông tin phải được thừa nhận như là một trụ cột của phát triển bền vững, và như là điều kiện tiên quyết nhằm thúc đẩy và bảo vệ các quyền con người”.

Xuất bản kiến thức khoa học, đặc biệt dữ liệu về các vấn đề y tế, vắc xin, và tiêm chủng đã chỉ ra lặp đi lặp lại tầm quan trọng của tính mở về thông tin khoa học để xây dựng lòng tin của công chúng khi các phán xét các đám mây không chắc chắn.

Tawfik Jelassi, Trợ lý Tổng Giám đốc về Truyền thông và Thông tin, UNESCO

GS. Fernanda Beigel, Chủ tịch Ban Cố vấn Khoa học Mở của UNESCO, đã có bài trình bày chủ chốt. Đưa ra các bài học từ đại dịch COVID-19, bà đã nhấn mạnh tầm quan trọng của truy cập kịp thời, tự do không mất tiền và vạn năng tới thông tin khoa học, bao gồm các xuất bản phẩm và dữ liệu. Bà tiếp tục bằng việc giải thích rằng khoa học mở là để làm cho toàn bộ quy trình khoa học truy cập được và có sự tham gia nhiều hơn, bằng việc thúc đẩy truy cập mở tới kiến thức khoa học và chia sẻ dữ liệu, các giao thức, phần mềm và hạ tầng. GS. Beigel cũng đã chia sẻ ‘Con đường của Mỹ Latin tới Khoa học Mở’, nó được ví dụ bằng các hệ thống thông tin quốc gia, các mạng và các kho của khu vực này, và các luật quốc gia.

Tiếp theo bài trình bày chính, ông Antonio Novoa, Đại sứ Bồ Đào Nha tại UNESCO, đã điều phối thảo luận bàn tròn và đã khẳng định tầm quan trọng của truy cập tới thông tin và tiềm năng của Khoa học Mở để lấp đi các phân cách về kiến thức giữa Bắc và Nam. Trong thảo luận, các Bộ trưởng và đại diện các chính phủ từ Ai Cập, Nigeria, Jordan, Malaysia và Nam Phi đã thừa nhận rằng Khoa học Mở đóng góp cho việc tăng cường giao diện giữa khoa học - chính sách - xã hội và thúc đẩy sự tham gia của công dân vào các thí nghiệm khoa học và thu thập dữ liệu vì lợi ích của nhân loại. Đặc biệt, Nền tảng Khoa học Mở châu Phi đã được thiết lập như là động cơ để tưng cường doanh nghiệp nghiên cứu ở lục địa châu Phi.

Bà Niamh O’Connor, Giám đốc Xuất bản của Thư viện Khoa học Công cộng, đã mô tả các chính sách truy cập mở và dữ liệu mở đã thay đổi bức tranh xuất bản như thế nào. Bà đã trình bày các giải pháp và mô hình truy cập mở bền vững mà bảo vệ các tác giả, các cơ sở và các nhà cấp vốn khỏi các chi phí chọn lọc ngày một gia tăng và loại bỏ các rào cản tài chính đối với các nhà nghiên cứu. Bà Victoria Lovins, nhà Điều phối Nền tảng Giao diện Chính sách Khoa học, Nhóm chủ chốt về Trẻ em & Thanh thiếu niên, đã cho rằng Khoa học Mở có thể thúc đẩy mạnh mẽ truyền thông khoa học hòa nhập, điều làm lợi cho sự phát triển của các nhà nghiên cứu trẻ. Bà Joji Carino, Cố vấn Chính sách của Chương trình Người Rừng (Forest Peoples Programme), đã nhấn mạnh rằng Khoa học Mở là quan trọng cho những người bản địa, vì phong trào này thúc đẩy sự hòa nhập kiến thức từ các học giả bị thiệt thòi trong việc cải thiện mối quan hệ qua lại và bổ sung cho nhau giữa những cách thức đa dạng để tồn tại và hiểu biết.



The high-level event “Closing the Global Knowledge Gaps to Build Back Better: The Potential of Open Science” brought together governments, UN agencies, scientists and practitioners to reflect on the potential of open science for closing the knowledge gaps and accelerating the achievement of the Sustainable Development Goals in the post-COVID19 era. It was organized by UNESCO during the 76th Session of the United Nations General Assembly, on 28 September 2021, celebrating the International Day for Universal Access to Information.

Ms Shamila Nair–Bedouelle, Assistant Director-General for Natural Sciences, UNESCO, opened the event by emphasizing that building back better the COVID-19 pandemic will only be possible if everyone in every country can benefit from the scientific process. She explained that it is imperative to ensure that the scientific process is open and accessible, and thus UNESCO is tasked by its Member States to develop the first international standard setting instrument to provide a global framework for Open Science based on shared values such as quality, integrity, collective benefits, equity, fairness, diversity, inclusiveness. The draft UNESCO Recommendation on Open Science has been developed through an inclusive, transparent and multi-stakeholder consultative process and was submitted for adoption by the UNESCO General Conference in November 2021.

The COVID 19 pandemic has also demonstrated the critical importance of fulfilling the human right to benefit from the advances of scientific progress as particularly highlighted in Article 27 of the Universal Declaration of Human Rights.

Shamila Nair–Bedouelle, Assistant Director-General for Natural Sciences, UNESCO

Mr Tawfik Jelassi, Assistant Director-General for Communication and Information, UNESCO, also underlined the human rights perspective and shared from the message from UNESCO Director-General Ms. Audrey Azulay, that: “access to information must be recognized as a pillar of sustainable development, and as an prerequisite for the promotion and the protection of all of human rights.”

The publication of scientific knowledge, especially data about health issues, vaccines, and vaccination have repeatedly shown the importance of openness in scientific information to build public confidence when uncertainty clouds judgment.

Tawfik Jelassi, Assistant Director-General for Communication and Information, UNESCO

Professor Fernanda Beigel, Chair UNESCO Open Science Advisory Committee, delivered the keynote address. Drawing on lessons from the COVID-19 pandemic, she emphasized the importance of timely, free and universal access to scientific information, including publications and data. She continued by explaining that open science is to make the entire scientific process more accessible and participatory, by fostering open access to scientific knowledge and sharing data, protocols, software and infrastructure. Prof. Beigel also shared the ‘Latin American road to Open Science’, which is exemplified by national information systems, regional networks and repositories and national laws.

Following the keynote address, Mr Antonio Novoa, Ambassador of Portugal to UNESCO, moderated a roundtable discussion and endorsed the importance of access to information and the potential of Open Science to bridge knowledge divides between the North and South. During the discussion, Ministers and government representatives from Egypt, Nigeria, Jordan, Malaysia and South Africa acknowledged that Open Science contributes to strengthening the science-policy-society interface and promotes citizens’ engagement in scientific experiments and data collection for the good of humanity. In particular, the African Open Science Platform has been established as a vehicle to strengthen the research enterprise on the African continent.

Ms Niamh O’Connor, Chief Publishing Officer of Public Library of Science, described how open access and open data policies have changed the publishing landscape. She demonstrated sustainable open access solutions and models that protect authors, institutions and funders from the rising costs of selectivity and that remove financial barriers for researchers. Ms Victoria Lovins, Science Policy Interface Platform Coordinator, Major Group for Children & Youth, opined that Open Science can greatly promote an inclusive scientific communication that benefits young researchers’ development. Ms Joji Carino, Senior Policy Adviser, Forest Peoples Programme, highlighted that Open Science is important to indigenous peoples, because the movement promotes the inclusion of knowledge from marginalized scholars in enhancing the interrelationships and complementarities between diverse ways of being and knowing.

Dịch: Lê Trung Nghĩa

letrungnghia.foss@gmail.com

Chủ Nhật, 28 tháng 11, 2021

Thông cáo báo chí: UNESCO thiết lập các tiêu chuẩn quốc tế đầy tham vọng cho khoa học mở

UNESCO sets ambitious international standards for open science


 

2021-128

November 26, 2021

Theo: https://www.unesco.org/en/articles/unesco-sets-ambitious-international-standards-open-science

Bài được đưa lên Internet ngày: 26/11/2021

Khung quốc tế về khoa học mở đầu tiên đã được 193 quốc gia tham dự Hội nghị Toàn thể của UNESCO thông qua. Bằng việc làm cho khoa học minh bạch hơn và truy cập được nhiều hơn, Khuyến nghị Khoa học Mở của UNESCO sẽ làm cho khoa học công bằng và hòa nhập hơn.

Thông qua khoa học mở, các nhà khoa học và các kỹ sư sử dụng các giấy phép mở để chia sẻ các xuất bản phẩm và dữ liệu, phần mềm và thậm chí phần cứng của họ rộng rãi hơn. Khoa học nên, vì thế, cải thiện hợp tác khoa học quốc tế.

Đại dịch COVID-19 đã đặt ra trọng tâm làm thế nào các thực hành khoa học mở như truy cập mở tới các xuất bản phẩm khoa học, việc chia sẻ dữ liệu và cộng tác khoa học vượt ra khởi cộng đồng khoa học có thể làm tăng tốc nghiên cứu và tăng cường các mối liên kết giữa chính sách khoa học và xã hội. Khuyến nghị Khoa học Mở của UNESCO sẽ dẫn dắt áp dụng rộng rãi hơn các thực hành mở, khuyến khích tán thành khoa học mở nhiều hơn và đảm bảo rằng các phát hiện nghiên cứu là có lợi cho tất cả mọi người

Audrey Azoulay, Tổng Giám đốc UNESCO

Khoảng 70% các xuất bản phẩm khoa học bị khóa sau các bức tường thanh toán. Tuy nhiên, trong vòng 2 năm qua, tỷ lệ này đã rớt xuống còn khoảng 30% đối với các xuất bản phẩm về COVID-19. Điều này chỉ ra rằng khoa học có thể là mở hơn.

Khuyến nghị Khoa học Mở của UNESCO (tiếng Anh, và tiếng Việt)

Lần đầu tiên có định nghĩa phổ quát

Cho tới hôm nay, đã không có định nghĩa phổ quát về khoa học mở và các tiêu chuẩn chỉ tồn tại ở các mức khu vực, quốc gia hoặc cơ sở. Khi thông qua Khuyến nghị này, 193 quốc gia đã nhất trí tuân theo các tiêu chuẩn chung cho khoa học mở. Bằng việc thống nhất lại đằng sau một tập hợp các giá trị được chia sẻ và các nguyên tắc hướng dẫn, họ đã thông qua lộ trình chung.

Với nhiệm vụ của mình về khoa học, UNESCO đang dẫn dắt ở mức toàn cầu sự dịch chuyển sang khoa học mở và đảm bảo rằng nó thực sự đóng góp cho việc lấp đi các khoảng trống về kiến thức và công nghệ giữa và trong các quốc gia.

Khoa học mở có thể là công cụ mạnh để làm giảm các bất bình đẳng giữa và trong các quốc gia và xa hơn là quyền con người để hưởng thụ và hưởng lợi vì sự tiến bộ của khoa học, như được nêu ở Điều 27 Tuyên ngôn Nhân quyền.

Với Khuyến nghị này, các quốc gia thành viên đã ôm lấy văn hóa và thực hành khoa học mở và nhất trí sẽ báo cáo ngược lại mỗi 4 năm một lần về sự tiến bộ của họ.

Khuyến nghị này kêu gọi các quốc gia thành viên thiết lập các cơ chế cấp vốn khu vực và quốc tế cho khoa học mở và đảm bảo rằng tất cả các nghiên cứu được nhà nước cấp vốn tôn trọng các nguyên tắc và các giá trị cốt lõi của khoa học mở.

Khuyến nghị này kêu gọi các quốc gia thành viên đầu tư vào hạ tầng cho khoa học mở và phát triển khung các kỹ năng và năng lực cần thiết cho những ai mong muốn tham gia vào khoa học mở. Các bên liên quan bao gồm các nhà nghiên cứu từ các ngành khác nhau và các giai đoạn sự nghiệp khác nhau.

Các quốc gia thành viên được khuyến khích ưu tiên 7 lĩnh vực trong triển khai Khuyến nghị này của họ:

  1. thúc đẩy sự hiểu biết chung về khoa học mở và những lợi ích có liên quan của nó

  2. phát triển môi trường chính sách xúc tác cho khoa học mở;

  3. đầu tư vào hạ tầng và các dịch vụ đóng góp cho khoa học mở;

  4. đầu tư vào đào tạo, giáo dục, sáng số và xây dựng năng lực, để xúc tác cho các nhà nghiên cứu và các bên liên quan khác tham gia vào khoa học mở;

  5. nuôi dưỡng văn hóa khoa học mở và điều chỉnh các ưu đãi cho phù hợp với khoa học mở;

  6. thúc đẩy các tiếp cận đổi mới sáng tạo cho khoa học mở ở các giai đoạn khác nhau của quy trình khoa học; và

  7. thúc đẩy hợp tác quốc tế và đa phương trong bối cảnh khoa học mở với tầm nhìn nhằm làm giảm các phân cách số, công nghệ và kiến thức.

Video: Khuyến nghị Khoa học Mở của UNESCO

Liên hệ về truyền thông: Clare O’Hagan, c.o-hagan@unesco.org

The first international framework on open science was adopted by 193 countries attending UNESCO’s General Conference. By making science more transparent and more accessible, the UNESCO Recommendation on Open Science will make science more equitable and inclusive.

Through open science, scientists and engineers use open licenses to share their publications and data, software and even hardware more widely. Open science should, thus, enhance international scientific cooperation.

The COVID-19 pandemic has brought into focus how open science practices such as open access to scientific publications, the sharing of scientific data and collaboration beyond the scientific community can speed up research and strengthen the links between science policy and society. The UNESCO Recommendation on Open Science will drive the wider adoption of open practices, encourage greater endorsement of open science and ensure that research findings are beneficial to all

Audrey Azoulay, UNESCO Director-General

Some 70% of scientific publications are locked behind paywalls. Over the past two years, however, this proportion has dropped to about 30% for publications on COVID-19 specifically. This shows that science can be more open.

UNESCO Recommendation on Open Science

For the first time, a universal definition

Until today, there was no universal definition of open science and standards existed only at regional, national or institutional levels. In adopting the Recommendation, 193 countries have agreed to abide by common standards for open science. By rallying behind a set of shared values and guiding principles, they have adopted a common roadmap.

With its mandate for the sciences, UNESCO is driving at the global level the shift to open science and ensure that it truly contributes to bridging the knowledge and technology gaps between and within countries.

Open science can be a powerful tool to reduce inequalities between and within countries and further the human right to enjoy and benefit for scientific progress, as stipulated in Article 27 of the Universal Declaration on Human Rights.

With this Recommendation, Member States have embraced the culture and practice of open science and agreed to report back every four years on their progress.

The Recommendation calls on Member States to set up regional and international funding mechanisms for open science and to ensure that all publicly funded research respects the principles and core values of open science.

The Recommendation calls on Member States to invest in infrastructure for open science and to develop a framework outlining the requisite skills and competencies for those wishing to participate in open science. These stakeholders include researchers from different disciplines and at different stages of their career.

Member States are encouraged to prioritize seven areas in their implementation of the Recommendation:

  1. promoting a common understanding of open science and its associated benefits and challenges, as well as the diverse paths to open science;

  2. developing an enabling policy environment for open science;

  3. investing in infrastructure and services which contribute to open science;

  4. investing in training, education, digital literacy and capacity-building, to enable researchers and other stakeholders to participate in open science;

  5. fostering a culture of open science and aligning incentives for open science;

  6. promoting innovative approaches to open science at different stages of the scientific process; and

  7. promoting international and multistakeholder co-operation in the context of open science with a view to reducing digital, technological and knowledge gaps.

Video: UNESCO Recommendation on Open Science

Media contact: Clare O’Hagan, c.o-hagan@unesco.org

Blogger: Lê Trung Nghĩa

letrungnghia.foss@gmail.com

Thứ Sáu, 26 tháng 11, 2021

Thực trạng tài nguyên giáo dục mở ở Việt Nam và gợi ý giải pháp cho học tập suốt đời


 

(Bài đăng trong kỷ yếu hội thảo quốc gia: ‘Khoa học Giáo dục với đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo’ do Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam tổ chức ngày 26/11/2021, các trang 304-323)


Tóm tắt: Trong kỷ nguyên số, việc học tập suốt đời luôn đi song hành với tài nguyên giáo dục mở (TNGDM) và chúng đều ngày càng trở nên quan trọng hơn. Trong khi việc học tập suốt đời có khả năng phát triển thành một quyền cơ bản mới của con người, thì TNGDM, cùng những điều mở khác, có khả năng phát triển thành hàng hóa chung của xã hội hoặc những điều chung của giáo dục. Đối chiếu với 5 khía cạnh ưu tiên thúc đẩy theo Khuyến nghị TNGDM của UNESCO cho thấy thực trạng ứng dụng và phát triển TNGDM ở Việt Nam còn đang ở mức sơ khai. Đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2021-2030” và các Đề án khác có liên quan tới TNGDM cũng chỉ đang ở vạch xuất phát khi tất cả chúng đang được trình lên Thủ tướng Chính phủ để chờ phê duyệt. Phía trước còn rất nhiều thách thức.

Các từ khóa: Tài nguyên Giáo dục Mở, học tập suốt đời, kỷ nguyến số, Covid-19.


A. Bối cảnh và quan niệm về Tài nguyên Giáo dục Mở (TNGDM)

Vào thời điểm báo cáo này được viết, đại dịch COVID-19 đã gây ra sự đổ vỡ chính trong các hệ thống giáo dục và trong cuộc sống của mọi người. Trong khi công nhận tác động của COVID-19 lên các cộng đồng là nghiêm trọng, chúng ta cũng nhận thấy cơ hội để suy nghĩ lại cách để việc học tập có thể đóng góp tốt hơn cho việc tạo lập các xã hội bền vững và hòa nhập hơn, nơi mà mọi người có khả năng tham gia như những công dân tích cực và toàn cầu.”[1]

Ở Việt Nam, việc dạy và học của khoảng 25 triệu học sinh, sinh viên và khoảng 1,5 triệu giảng viên trong các năm 2020-2021 bị ảnh hưởng lớn tới mức nào, chắc ai cũng đều rõ. Một trong những khó khăn khi phải triển khai việc dạy và học trên trực tuyến, bên cạnh nhiều khó khăn khác, là thiếu hụt trầm trọng các tài nguyên số, đặc biệt là hầu như chưa/không tồn tại các tài nguyên giáo dục mở (TNGDM), khi so sánh với định nghĩa TNGDM trong Khuyến nghị TNGDM của UNESCO[2] đã được 193 quốc gia trên thế giới phê chuẩn ngày 25/11/2019. Không thể có giáo dục số phát triển nếu không có các tài nguyên số, đặc biệt là các TNGDM dạng số.

Định nghĩa Tài nguyên Giáo dục Mở (TNGDM):

  • TNGDM là các tư liệu dạy, học và nghiên cứu ở bất kỳ định dạng và phương tiện nào mà nằm trong phạm vi công cộng hoặc có bản quyền đã được phát hành theo một giấy phép mở, cho phép những người khác không mất chi phí để truy cập, sử dụng lại, tái mục đích, tùy biến thích nghi và phân phối lại.

  • Giấy phép mở tham chiếu tới giấy phép tôn trọng các quyền sở hữu trí tuệ của người nắm giữ bản quyền và đưa ra sự cho phép trao cho công chúng các quyền để truy cập, sử dụng lại, tái mục đích, tùy biến thích nghi và phân phối lại các tư liệu giáo dục.

Điều cơ bản là: việc người sử dụng chỉ có khả năng truy cập tự do không mất tiền tới một tài nguyên là quá ít, quá tối thiểu và hoàn toàn không đủ điều kiện để tài nguyên đó được gọi là TNGDM!

TNGDM có những lợi ích to lớn được thế giới thừa nhận, cho cả các giảng viên, các học viên và các cơ sở giáo dục[3]:

  • Đối với các giảng viên, TNGDM có các lợi ích sau:

    • Đảm bảo mọi sinh viên có truy cập tức thì và không giới hạn tới nội dung khóa học

    • Lựa chọn đối tác công nghệ thay vì bị khóa trói vào một nền tảng hoặc hệ thống nhất định

    • Có khả năng để sử dụng, sửa đổi, và tùy biến thích nghi các tư liệu đang có mà không cần có sự cho phép về bản quyền

    • Sẵn sàng trong nhiều định dạng (như, HTML, PDF, ePUB) hoặc khả năng sản xuất tài nguyên ở các định dạng lựa chọn thay thế

    • Chủ sở hữu nội dung vĩnh viễn

    • Mềm dẻo về việc ở đâu và liệu có chuyển sang một ấn bản mới hay không

  • Đối với các sinh viên, TNGDM chào tiết kiệm chi phí và các lợi ích sau:

    • Truy cập tới nội dung khóa học ở các định dạng thích hợp cho các thiết bị và các tình huống khác nhau, bao gồm lựa chọn tải về văn bản khi không có truy cập Internet

    • Khả năng chia sẻ nội dung trên các mạng xã hội và các diễn đàn công cộng, bao gồm các môi trường học tập pha trộn

    • Truy cập tới nội dung tức thì, không có giới hạn, và vĩnh viễn

      • loại bỏ nhu cầu mua nội dung nhiều lần hoặc cho một giai đoạn thời gian dài để sử dụng nội dung cho nhiều học kỳ;

      • xúc tác cho sử dụng nội dung như là tham chiếu cho các khóa học tiên tiến hơn (như, sử dụng sách thống kê giới thiệu như là tham chiếu cho khóa học về các phương pháp nghiên cứu);

      • nới lỏng học tập cho đầu vào giáo dục đại học và các cuộc thi cấp bằng;

      • cung cấp truy cập tới nội dung cho học tập suốt đời và các thay đổi sự nghiệp.

    • Khả năng in tất cả các tư liệu khóa học khi thuận tiện

  • Đối với các cơ sở giáo dục, TNGDM chào những lợi ích sau:

    • Truy cập rộng hơn của sinh viên tới các tư liệu khóa học, điều có thể dẫn tới sự ở lại và tiến bộ trình độ gia tăng và/hoặc giảm thiểu tỷ lệ thất bại và rút lui

    • Gia tăng tác động và sự trực quan cho những người hướng dẫn tạo lập và chia sẻ TNGDM, tiềm tàng tác động tới sự phát triển của khóa học ở các cơ sở khác

    • Sư phạm được cải thiện, vì các giảng viên có thể tùy biến thích nghi các tư liệu khóa học cho các mục đích học tập của họ thay vì điều chỉnh nội dung khóa học của họ cho “vừa” với sách giáo khoa đã thành danh

    • Các quan hệ công chúng tích cực và cơ hội để triển lãm các nỗ lực làm giảm các chi phí của sinh viên


B. Thực trạng TNGDM ở Việt Nam so với chuẩn mực của thế giới

Hầu hết tất cả các tài nguyên giáo dục của Việt Nam có sẵn trên trực tuyến ở thời điểm hiện tại đều không phải là TNGDM. Khi đối chiếu với định nghĩa TNGDM được nêu ở trên, ngoại trừ một số lượng vô cùng nhỏ tuân thủ với định nghĩa đó, ví dụ như bộ sách giáo khoa mở cho học sinh phổ thông của nhóm Cánh Buồm[4], số còn lại thì không phải, ở đó người sử dụng chỉ có quyền nhiều nhất là truy cập miễn phí tới chúng, chứ họ không có quyền để tùy biến thích nghi và/hoặc sửa đổi chúng. Điều này có thể được giải thích rõ hơn thông qua phổ các giấy phép mở của hệ thống Creative Commons như trên Hình 1.

Cần lưu ý là, trên Hình 1, hai giấy phép Creative Commons (CC) nằm dưới cùng không phù hợp để cấp phép mở cho tài nguyên /tác phẩm để nó được gọi là TNGDM, vì hai giấy phép đó, CC BY-ND và CC BY-NC-ND, không cho phép người sử dụng tùy biến thích nghi và/hoặc sửa đổi tài nguyên /tác phẩm (có yếu tố ND - không phái sinh), và điều này là trái với định nghĩa TNGDM được nêu ở trên. Xem Hình 2 để dễ hình dung.


Hình 1. Phân loại TNGDM theo phổ các giấy phép mở của hệ thống Creative Commons


Hình 2. CC BY-ND và CC BY-NC-ND không phù hợp để cấp phép mở CC cho TNGDM

Theo Luật sở hữu trí tuệ, bao gồm cả Luật sở hữu trí tuệ của Việt Nam, ngay khi một tài nguyên / tác phẩm được tạo ra, nó sẽ tự động được Luật sở hữu trí tuệ bảo vệ, bất kể (các) tác giả của nó có đăng ký tác phẩm đó hay không. Vì thế, chỉ khi được chính (các) tác giả cấp phép mở, tài nguyên đó mới thực sự là tài nguyên mở, vì người sử dụng rõ ràng có được sự cho phép từ (các) tác giả đối với tài nguyên đó để họ sử dụng mà không vi phạm bất kỳ bản quyền/các quyền sở hữu trí tuệ nào của (các) tác giả được Luật sở hữu trí tuệ bảo vệ.

B1. Các TNGDM nằm trong phạm vi công cộng

Định nghĩa ở trên cho thấy, TNGDM có thể nằm trong phạm vi công cộng (PVCC). Có 2 dạng tài nguyên/tác phẩm nằm trong PVCC, dù ở dạng số hay không, cụ thể là:

  • Các tài nguyên /tác phẩm đang nằm sẵn rồi trong phạm vi công cộng: là khi chúng đã hết thời hạn bảo vệ của Luật sở hữu trí tuệ. Khi số hóa một tài nguyên /tác phẩm đang nằm sẵn rồi trong phạm vi công cộng thì phiên bản được số hóa của nó thường được gắn dấu phạm vi công cộng (Public Domain Mark). Đây là trường hợp duy nhất không có việc cấp phép mở cho tài nguyên/tác phẩm.

  • Các tài nguyên/ tác phẩm được (các) tác giả gắn giấy phép CC0. Bằng cách cấp phép mở với giấy phép CC0, (các) tác giả khước từ các quyền bản quyền và hiến tặng tác phẩm của mình vào phạm vi công cộng.

Các tác phẩm hết thời hạn bảo vệ của Luật và đang nằm sẵn rồi trong phạm vi công cộng (PVCC) thường có trong các thư viện, kho lưu trữ hoặc viện bảo tàng. Theo Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam, hầu như tất cả các tác phẩm do các tác giả Việt Nam sáng tạo ra từ năm 1900 trở về trước dọc theo lịch sử vài ngàn năm của Việt Nam, là nằm trong PVCC, chúng đã hết thời hạn bảo vệ của Luật. Chúng đều là các tài nguyên rất tốt cho văn hóa - khoa học - giáo dục, đặc biệt cho việc nghiên cứu trên nhiều khía cạnh dựa vào lịch sử vài ngàn năm của Việt Nam. Bất kỳ ai trong số gần 8 tỷ người trên thế giới cũng đều có quyền tự do không mất tiền để truy cập tới chúng một cách hợp lệ. Phiên bản số hóa của các tác phẩm đang nằm sẵn rồi trong PVCC cũng nên tiếp tục nằm trong PVCC, như của Europeana[5], một kho di sản văn hóa nổi tiếng của châu Âu.

Mặt khác, cũng có thể có các tác phẩm do các tác giả Việt Nam sáng tạo ra và họ khước từ các quyền bản quyền và các quyền liên quan của mình và hiến tặng chúng vào PVCC nhưng nhiều khả năng chúng chưa/không được số hóa và chưa/không được các tác giả cấp phép mở CC0, như điều có thể thấy ở các quốc gia phát triển.

Dù chưa có các báo cáo thống kê liệu có bao nhiêu trong số các tài nguyên /tác phẩm thuộc về PVCC ở cả 2 dạng kể trên đã được số hóa, có thể phỏng đoán số lượng các tài nguyên đó ở dạng số là hiếm thấy, nếu không nói là chưa tồn tại ở thời điểm hiện tại ở Việt Nam, nhưng có lẽ chúng sẽ được phát triển nhanh trong những năm tới, nhờ vào các quyết định gần đây của Thủ tướng Chính phủ, như Quyết định số 1296/QĐ-TTg[6] và 206/QĐ-TTg[7], nếu nhiều trong số chúng được số hóa và được gắn nhãn (dấu PVCC) và/hoặc cấp phép mở bằng giấy phép CC0 để vẫn được nằm lại trong PVCC[8].

B2. Các TNGDM và được cấp phép mở không thuộc về PVCC

Ngoại trừ các TNGDM thuộc về PVCC được nêu ở trên, hầu hết tất cả các tài nguyên giáo dục của Việt Nam có sẵn trên trực tuyến ở thời điểm hiện tại đều không phải là TNGDM, mà đặc điểm chung của chúng, là không được cấp phép mở, dù trong một số trường hợp, các tài nguyên giáo dục đó được truy cập miễn phí, đặc biệt trong giai đoạn đại dịch COVID-19. Dễ nhận thấy nhất đối với các tài nguyên giáo dục như vậy, là người sử dụng không có quyền để tùy chỉnh và/hoặc sửa đổi các tài nguyên đó.

Một dạng TNGDM phổ biến khác là các phần mềm nguồn mở được sử dụng trong giáo dục và đào tạo. Theo bản thảo Khuyến nghị Khoa học Mở mới nhất của UNESCO[9], thì:

Phần mềm nguồn mở và mã nguồn mở thường gồm các phần mềm mà mã nguồn của chúng được làm cho sẵn sàng công khai, kịp thời và thân thiện với người sử dụng, ở định dạng cả con người và máy móc đều đọc được và sửa đổi được, theo một giấy phép mở trao cho những người khác quyền để sử dụng, sử dụng lại, sửa đổi, mở rộng, nghiên cứu, tạo ra các tác phẩm phái sinh, và chia sẻ phần mềm và mã nguồn đó, thiết kế hoặc kế hoạch chi tiết của nó. Mã nguồn đó phải được đưa vào trong phát hành phần mềm và làm cho sẵn sàng trong các kho truy cập mở và giấy phép được chọn phải cho phép các sửa đổi, có các tác phẩm phái sinh, và chia sẻ theo các điều khoản và điều kiện mở tương đương hoặc tương thích.”

Từ định nghĩa này có thể thấy, bất kỳ phần mềm nguồn mở nào được sử dụng trong việc dạy, học và nghiên cứu cũng đều là các TNGDM.

Hiện tại, ở Việt Nam, số lượng các dự án phần mềm nguồn mở là vô cùng ít, có thể đếm được trên đầu ngón tay, trong khi số lượng này trên thế giới là cỡ hàng trăm triệu dự án với hàng chục tỷ tệp mã nguồn được chia sẻ tự do không mất tiền trên Internet[10]. Không chỉ ít về số lượng, mà cách tận dụng mã nguồn của các dự án sẵn có đó trên thế giới ở Việt Nam cũng hiếm khi tuân theo mô hình phát triển đúng của một dự án phần mềm nguồn mở như đoạn trích bên dưới đây[11]:

Trên thực tế, hầu hết các phần mềm nguồn mở đều do các cộng đồng lập trình viên phần mềm trên thế giới tạo ra, rất ít người trong số đó là người Việt Nam. Không ít các công ty Việt Nam tải về kho mã nguồn phần mềm nguồn mở, rồi sửa đổi các mã nguồn đó, sau đó đóng nó lại, ngắt bỏ mọi liên hệ với cộng đồng các lập trình viên của thế giới phát triển chính phần mềm đó. Cách làm này là rất không khôn ngoan, vì sau một khoảng thời gian, phần mềm được công ty tùy chỉnh đó có thể sẽ rất khác với phần mềm gốc của cộng đồng thế giới; và vì chúng ta không phải là những người khởi xướng ra phần mềm đó, nên nếu họ thay đổi ở (một) vài phần quan trọng của phần mềm đó, chúng ta sẽ gặp khó, đôi khi hoàn toàn mất khả năng quản lý và kiểm soát đối với phần mềm cùng các phần tùy chỉnh của chúng ta.”

B3. Các hoạt động có liên quan tới TNGDM

Nhằm thúc đẩy ứng dụng và phát triển TNGDM trên thế giới, ngày 25/11/2019, 193 quốc gia thành viên UNESCO đã nhất trí phê chuẩn Khuyến nghị TNGDM[12], nhấn mạnh tới 5 khía cạnh ưu tiên thúc đẩy, gồm: (1) Xây dựng năng lực; (2) Phát triển chính sách hỗ trợ; (3) Khuyến khích TNGDM chất lượng; (4) Nuôi dưỡng sáng tạo các mô hình bền vững cho TNGDM; (5) Tạo thuận lợi cho hợp tác quốc tế.

Bám theo 5 khía cạnh được nêu ở đây, đối sánh với các hoạt động đã và đang diễn ra có liên quan tới TNGDM ở Việt Nam, dù không đi sâu vào chi tiết, cho thấy như sau:

Xây dựng năng lực: phát triển năng lực của tất cả các bên liên quan chính cho giáo dục để tạo lập, truy cập, sử dụng lại, tái mục đích, tùy biến thích nghi, và phân phối lại TNGDM, cũng như để sử dụng và áp dụng các giấy phép mở theo cách thức ổn định với pháp luật bản quyền quốc gia và các bổn phận quốc tế;

Khuyến nghị TNGDM của UNESCO nêu:

Các bên liên quan chính trong các khu vực chính quy, không chính quy và phi chính quy trong Khuyến nghị bao gồm: các giảng viên, nhà giáo dục, người học, cơ quan chính phủ, các bậc phụ huynh, các nhà cung cấp và các cơ sở giáo dục, các nhân viên hỗ trợ giáo dục, các huấn luyện viên giảng dạy, những người làm chính sách giáo dục, các cơ sở văn hóa (như các thư viện, kho lưu trữ và viện bảo tàng) và những người sử dụng chúng, các nhà cung cấp hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông (CNTT-TT), các nhà nghiên cứu, các cơ sở nghiên cứu, các tổ chức xã hội dân sự (bao gồm các hiệp hội nghề nghiệp và sinh viên), các nhà xuất bản, các khu vực nhà nước và tư nhân, các tổ chức liên chính phủ, những người nắm giữ bản quyền và các tác giả, các nhóm truyền thông và phát thanh và các cơ quan cấp vốn.

Có thể nói ở thời điểm hiện tại, hầu hết tất cả các bên liên quan chính ở Việt Nam có lẽ chưa biết hoặc chưa quan tâm tới đủ tới TNGDM, ngoại trừ một vài hội, hiệp hội nghề nghiệp, một vài trường đại học, và một vài cá nhân có mối quan tâm, một cách tự phát. Cũng có một số hoạt động nâng cao nhận thức, tổ chức các hội nghi, hội thảo, tọa đàm từ năm 2012 cho tới nay[13]; và đặc biệt là các khóa huấn luyện huấn luyện viên thực hành khai thác TNGDM, dù với số lượng các học viên tham dự là rất khiêm tốn. Từ năm 2017 cho tới nay[14], chỉ gần 60 khóa thực hành như vậy được tiến hành cho gần 1.200 học viên là các cán bộ, giảng viên của một số trường đại học, cao đẳng khắp cả nước, một con số rất khiêm tốn nếu so với số lượng toàn bộ các giảng viên trong ngành giáo dục ở Việt Nam cần phải có các năng lực và kỹ năng về TNGDM là khoảng 1,5 triệu người, chưa nói gì tới các bên liên quan chính khác như được nêu ở trên.

Điều quan trọng khác ở khía cạnh xây dựng năng lực TNGDM, là việc sử dụng và áp dụng các giấy phép mở theo cách thức ổn định với pháp luật bản quyền quốc gia và các bổn phận quốc tế là chưa tồn tại ở Việt Nam hiện nay, trong khi việc cấp phép mở là điều kiện tiên quyết để một tài nguyên giáo dục trở thành TNGDM.

Tóm lại, việc xây dựng năng lực TNGDM ở thời điểm hiện tại ở Việt Nam là còn thiếu và còn rất yếu so với Khuyến nghị của UNESCO: “cung cấp việc xây dựng năng lực có hệ thống và liên tục (trong và trước khi phục vụ) về cách để tạo lập, truy cập, làm cho sẵn sàng, sử dụng lại, tùy biến thích nghi, và phân phối lại TNGDM như một phần không thể thiếu của các chương trình huấn luyện ở tất cả các mức giáo dục, bao gồm trợ giúp trong các chương trình huấn luyện ban đầu cho các nhà giáo dục.”

Phát triển chính sách hỗ trợ: khuyến khích các chính phủ, các nhà chức trách và các cơ sở giáo dục áp dụng thường xuyên khung công việc hỗ trợ cho việc cấp phép mở cho các tư liệu giáo dục và nghiên cứu được nhà nước cấp vốn, phát triển các chiến lược để xúc tác cho sử dụng và tùy biến thích nghi TNGDM để hỗ trợ cho giáo dục chất lượng cao, bao hàm toàn diện và học tập suốt đời cho tất cả mọi người, được nghiên cứu thích hợp trong lĩnh vực này hỗ trợ;

Có thể nói ở thời điểm hiện tại, không/chưa ở đâu ở Việt Nam, cả ở mức quốc gia, địa phương và cơ sở giáo dục có khung công việc hỗ trợ cho việc cấp phép mở cho các tư liệu giáo dục và nghiên cứu được nhà nước cấp vốn, cũng không/chưa ở đâu phát triển các chiến lược để xúc tác cho sử dụng và tùy biến thích nghi TNGDM để hỗ trợ cho giáo dục chất lượng cao, bao hàm toàn diện và học tập suốt đời cho tất cả mọi người.

Dù vậy, cũng đã có những dấu hiệu tích cực cho thấy, trong những năm tới có thể có những khởi sắc trong chính sách về TNGDM từ khu vực nhà nước, với một số Đề án có liên quan tới TNGDM như: (1) Đề án của Vụ GDTX về xây dựng xã hội học tập do Bộ GDĐT chủ trì, trong đó có lồng ghép một số Đề án có liên quan tới TNGDM do các Bộ – Ngành - Tổ chức xã hội khác chủ trì; (2) Đề án Xây dựng mô hình TNGDM trong GDĐH; (3) Đề án Chuyển đổi số trong GDNN của Tổng cục GDNN, Bộ LĐ-TB-XH. Cả 3 Đề án này đều đang ở giai đoạn hoàn thiện để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Truy cập hiệu quả, bao hàm toàn diện và công bằng tới TNGDM chất lượng: hỗ trợ áp dụng các chiến lược và chương trình, bao gồm qua các giải pháp công nghệ thích hợp để đảm bảo TNGDM trong bất kỳ phương tiện nào được chia sẻ ở các định dạng và các tiêu chuẩn mở để tối đa hóa truy cập công bằng, đồng sáng tạo, giám tuyển, và khả năng tìm thấy được, bao gồm cho những người từ các nhóm bị tổn thương và những người khuyết tật;

Đây là công việc hy vọng sẽ có trong tương lai từ 2022 trở đi, khi các Đề án có liên quan tới TNGDM được nêu ở trên được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Cũng cần phải lưu ý là, ở thời điểm hiện tại, các định dạng và tiêu chuẩn mở hầu như vô cùng hiếm được sử dụng cả trong toàn bộ ngành giáo dục cũng như trong toàn bộ các cơ quan nhà nước. Hầu hết các định dạng và tiêu chuẩn được sử dụng đều là các định dạng và tiêu chuẩn sở hữu độc quyền, bị phụ thuộc và khóa trói (lock-in) vào các nhà cung cấp độc quyền. Đây có thể là trở ngại vô cùng lớn cho Việt Nam trong tương lai, nếu không có các thay đổi chính sách có tính bước ngoặt.

Nuôi dưỡng sự sáng tạo các mô hình bền vững cho TNGDM: hỗ trợ và khuyến khích sáng tạo các mô hình bền vững cho TNGDM ở mức quốc gia, khu vực và cơ sở, và lên kế hoạch và kiểm thử thí điểm các dạng thức bền vững mới của giáo dục và học tập;

Do đặc điểm của mô hình phát triển và mô hình cấp phép của TNGDM, các mô hình bền vững cho TNGDM thường là các mô hình doanh thu của thế giới nguồn mở, dựa vào việc bán các dịch vụ xung quanh sản phẩm của chung cộng đồng, chứ không dựa vào các mô hình kinh doanh của thế giới nguồn đóng, thường dựa vào việc bán trực tiếp các sản phẩm là sở hữu độc quyền của công ty, tập đoàn. Các mô hình doanh thu dựa vào việc bán các dịch vụ xung quanh sản phẩm của chung cộng đồng hầu như hoàn toàn trái ngược với văn hóa vài ngàn năm lịch sử của Việt Nam[15] được truyền đời qua các thành ngữ như ‘tiền nào của nấy’ hay ‘ăn bánh trả tiền’, trong khi các mô hình doanh thu dựa vào việc bán các dịch vụ lại được các tập đoàn giàu có nhất thế giới, phần lớn trong số họ là các tập đoàn công nghệ số, đã và đang triển khai trong thực tế hàng ngày. Các mô hình doanh thu bền vững cho TNGDM đều dựa vào nguyên lý cộng lực để phát triển với 2 điều kiện tiên quyết cùng song hành: Mởhình[16].

Thay đổi văn hóa là việc khó, thậm chí rất khó, có thể mất hàng thế kỷ. Nhưng có thể, trong kỷ nguyên số, khi mà chuyển đổi số mệnh lệnh cho tất cả các quốc gia có mong muốn phát triển, trong khi kết quả của chuyển đổi số chắc chắn 100% sẽ là các tài nguyên vô hình, thì việc không thay đổi văn hóa như được nêu ở trên, có thể sẽ luôn cản trở sự phát triển của Việt Nam và chiến lược chuyển đổi số của Việt Nam nói chung, TNGDM, nói riêng. Có thể, việc thay đổi văn hóa từ đóng sang mở, là rào cản lớn nhất nhằm nuôi dưỡng sự sáng tạo các mô hình bền vững cho TNGDM ở Việt Nam.

Khai thác và tạo thuận lợi cho hợp tác quốc tế: hỗ trợ hợp tác quốc tế giữa các bên liên quan để tối thiểu hóa đúp bản không cần thiết trong các đầu tư phát triển TNGDM và để phát triển kho toàn cầu các tư liệu giáo dục đa dạng, phù hợp với địa phương, nhạy cảm với giới tính, truy cập được trong nhiều ngôn ngữ và định dạng.

Việt Nam có hợp tác quốc tế trong hầu hết tất cả các lĩnh vực của xã hội và nền kinh tế. Tuy nhiên, hợp tác quốc tế trong lĩnh vực có liên quan tới TNGDM có lẽ là rất hiếm thấy ở thời điểm hiện tại. Được biết, từ góc độ của cấp phép mở như được chỉ ra trên Hình 2, thì dữ liệu mở là TNGDM, dù ngược lại, thì không đúng. Ở lĩnh vực dữ liệu mở, hiện Việt Nam có vài tổ chức, đơn vị, là thành viên của Đối tác Dữ liệu Mở châu Á - AODP (Asian Open Data Partnership)[17], một tổ chức có sứ mệnh thúc đẩy ứng dụng và phát triển dữ liệu mở ở châu Á dựa vào văn hóa và nhu cầu của các quốc gia châu Á.

Tại các hội nghị AODP trong các năm 2019 và 2020[18], [19], [20], đại diện của Việt Nam từ khối giáo dục đã tham dự và đã có các bài trình bày nhấn mạnh việc ứng dụng và phát triển dữ liệu mở ở Việt Nam tốt nhất và khả thi nhất là thông qua giáo dục và bằng TNGDM.

Năm 2021 là năm Việt Nam đăng cai tổ chức Hội nghị AODP, dù là trên trực tuyến vì đại dịch COVID-19, là một điểm sáng cho khía cạnh hợp tác quốc tế trong lĩnh vực TNGDM. Hội nghị toàn thể AODP năm nay diễn ra vào ngày 16/11/2021, là hội nghị AODP lần đầu tiên có một phiên dành riêng cho giáo dục ‘Dữ liệu Mở cho Công nghệ Giáo dục’.

Cũng thừa nhận là các hoạt động khai thác và tạo thuận lợi cho hợp tác quốc tế có thể còn được tiến hành ở vài cơ sở giáo dục nào đó khác mà chưa được nhắc tới ở đây.


C. Học tập suốt đời trong kỷ nguyên hậu COVID-19

C1. Tổng kết Đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2012-2020” và dự thảo xây dựng Đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2021-2030” của Bộ GDĐT

Ngày 18/6, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) đã tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 8 năm thực hiện Đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2012-2020”. Hội nghị nhằm đánh giá những kết quả đạt được, tồn tại và hạn chế của việc triển khai Đề án; trên cơ sở đó đề ra mục tiêu, giải pháp cho việc xây dựng Đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2021-2030”[21]. Đánh giá chung việc thực hiện Đề án 2012-2020 nêu:

Bên cạnh những kết quả đạt được, quá trình thực hiện Đề án còn một số hạn chế. Trong đó, nhận thức về đối với công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập ở một số địa phương, cơ quan, doanh nghiệp, trường học, đơn vị… còn chưa đúng mức. Các hoạt động học tập suốt đời ở ngoài nhà trường chưa đa dạng, phong phú, điều kiện hoạt động còn nhiều khó khăn. Sự tham gia của các cơ sở giáo dục đại học trong công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập còn hạn chế...”

Dự thảo Đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2021-2030”, do Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, đang được xây dựng và hoàn thiện để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt với học tập suốt đời là một trong định hướng trong quan điểm chỉ đạo của Đề án. Khác với giai đoạn 2012-2020, việc “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2021-2030” có liên quan chặt chẽ tới chiến lược chuyển đổi số quốc gia[22] đã được ban hành tháng 6/2020. Đề án lần này đặt ra mục tiêu cụ thể tới năm 2030 có 60% các trường đại học và cao đẳng triển khai hệ thống học tập trực tuyếntham gia xây dựng, khai thác nguồn tài nguyên giáo dục mở. Ở phần nhiệm vụ và giải pháp của đề án có giao cho các cơ sở giáo dục đại học và giáo dục thường xuyên nhiệm vụ chia sẻ, khai thác các nguồn tài nguyên giáo dục mở trong nước và Việt hóa các nguồn tài nguyên giáo dục mở quốc tế.

Dự thảo đề án cũng đề cập tới các thành tố của học tập suốt đời như việc học tập của từng gia đình, dòng họ, cộng đồng dân cư, thành phố học tập.v.v., và quan trọng, Đề án dự kiến đề xuất và trình ra Quốc hội dự án Luật học tập suốt đời.

Để có thể xây dựng xã hội học tập theo định hướng học tập suốt đời, dự thảo Đề án này cũng đề xuất Thủ tướng Chính phủ phê duyệt một loạt các Đề án có liên quan tới việc học tập suốt đời mà các bộ - ngành - tổ chức xã hội khác chủ trì.

Tóm tắt ngắn gọn, như được nêu ở phần trên, việc chọn học tập suốt đời và ứng dụng và phát triển các nguồn TNGDM là một đường hướng được lựa chọn đúng với xu thế của thế giới, cho dù ở thời điểm hiện tại, các yếu tố đó, nếu được phê duyệt, mới chỉ dừng ở mức lý thuyết và cần được kiểm chứng trong thực tế cuộc sống những năm tới.

C2. Đại dịch COVID-19 và sự dịch chuyển sang học tập suốt đời ở một số quốc gia

Vào thời điểm các Đề án liên quan tới TNGDM ở Việt Nam đang được hoàn thiện trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Hội nghị Giáo dục Mở Toàn cầu 2021 đã vừa diễn ra trên trực tuyến trong 5 ngày, từ 27/09/2021 tới 01/10/2021, với mỗi ngày tập trung vào 1 trong 5 khía cạnh được Khuyến nghị Tài nguyên Giáo dục Mở của UNESCO khuyến khích thúc đẩy, với nhiều bài trình bày và các video được chuẩn bị từ trước mà bất kỳ ai cũng có thể tải về để xem[23], trong số đó có các bài trình bày đề cập tới việc TNGDM[24] và Khuyến nghị TNGDM của UNESCO hỗ trợ cho việc học tập suốt đời[25]. Tiếp theo Hội nghị này là Hội nghị Giáo dục Mở Toàn cầu năm 2022 dự kiến sẽ diễn ra trực tiếp tại thành phố Nantes của nước Pháp vào các ngày 23-25/05/2022. Tại Hội nghị trực tiếp ở Nantes, các diễn giả sẽ đưa ra các báo cáo dựa vào các đầu ra từ hội nghị trên trực tuyến để phục vụ như là các đầu vào cho Hội nghị, cung cấp điểm khởi đầu cho các thảo luận từ đó các khuyến nghị thực hành sẽ được đề xuất và thông qua.

Hội nghị Giáo dục Mở Toàn cầu diễn ra trong bối cảnh cả thế giới chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch COVID-19, nhấn mạnh tới việc giảng dạy và học tập trên trực tuyến, nhu cầu giáo dục số học tập suốt đời cho các công dân, bất kể giới tính, tuổi tác, xuất thân hay hoàn cảnh của họ.

châu Âu, vào năm 2018, trước khi đại dịch COVID-19 xảy ra, Ủy ban châu Âu đã ban hành Kế hoạch Hành động Giáo dục số 2018, nó chính là khung đầu tiên của Liên minh châu Âu về giáo dục số, với 11 hành động được nhóm trong 3 ưu tiên, tập trung vào giáo dục chính quy. Các ưu tiên gồm: (1) Sử dụng tốt hơn công nghệ số để dạy và học; (2) Phát triển các năng lực và kỹ năng số; và (3) Cải thiện giáo dục thông qua phân tích và dự báo dữ liệu tốt hơn. Tuy nhiên, đại dịch COVID-19 ập tới vào đầu năm 2020 đã làm thay đổi mọi điều, dẫn tới sự ra đời của Kế hoạch hành động giáo dục số 2021-2027 trong khi việc thực hiện Kế hoạch hành động giáo dục số 2018 còn chưa kết thúc và chưa có tổng kết đánh giá. Tài liệu về Kế hoạch hành động giáo dục số 2021-2027 của Ủy ban châu Âu[26] nêu có sự thừa nhận rộng rãi trong số những người trả lời cho các câu hỏi xung quanh việc sử dụng hiệu quả công nghệ cho việc dạy và học và nêu:

Khủng hoảng COVID-19 là ‘bước ngoặt’ cho giáo dục số. Sự dịch chuyển bị ép buộc đó sang học tập từ xa và trên trực tuyến có thể có tác động dài hạn lên giáo dục và đào tạo... Kế hoạch Hành động Giáo dục Số 2021-2027 nắm lấy thách thức này và đặt ra các nguyên tắc, tầm nhìn và một loạt các biện pháp để hỗ trợ cho giáo dục số chất lượng cao và hòa nhập. Khi xem xét tranh luận về sử dụng công nghệ cho việc học từ xa do khủng hoảng COVID-19 đã gây ra, Kế hoạch Hành động đề cập tới các thách thức và cơ hội cho giáo dục số trong các môi trường học tập khác nhau (chính quy, không chính quy, và phi chính quy) và mở rộng phạm vi của nó tới học tập suốt đời.”

Tính tới việc dạy và học từ xa và trên trực tuyến sẽ là công việc lâu dài nhằm khắc phục các rào cản do đại dịch COVID-19 và các khủng hoảng tương tự trong tương lai, song song với việc ban hành Kế hoạch giáo dục số 2021-2027 nhằm vào giáo dục cả chính quy, không chính quy, phi chính quy và mở rộng phạm vi tới học tập suốt đời, vào năm 2020, được sự ủy quyền của Ủy ban châu Âu, Trung tâm Nghiên cứu Chung – JRC (Joint Research Centre) đã xuất bản tài liệu ‘LifeComp: Khung Năng lực Chính cho Cá nhân, Xã hộiHọc để Học của châu Âu[27]’, có thể được coi là điểm khởi đầu cho việc xây dựng khung năng lực số cho các công dân châu Âu theo hướng học tập suốt đời là định hướng trọng tâm.

Tính mở, một khái niệm bao trùm lên cả TNGDM và các khái niệm MỞ khác, được gắn với việc học tập suốt đời, như được nêu ở một trong các mô tả năng lực chính cho lĩnh vực năng lực Học để Học của Khung năng lực LifeComp, khi nó nêu: “Hiểu rằng học tập là một quá trình suốt đời đòi hỏi tính mở, sự tò mò ham học hỏi và quyết tâm.”

Ngoài các quốc gia thuộc Liên minh châu Âu ra, cũng còn có vài quốc gia khác đã và đang tính tới việc xây dựng chính sách hướng tới việc học tập suốt đời, ví dụ như nước Nga và Israel[28].

C3. Nghiên cứu về học tập suốt đời và sáng kiến ‘Tương lai của giáo dục’ tới năm 2050 và 10 thông điệp chính của nó

Cũng từ sự đổ vỡ do đại dịch COVID-19 gây ra trong các hệ thống giáo dục và trong cuộc sống của tất cả mọi người trên khắp thế giới, vào năm 2020, Viện Học tập Suốt đời của UNESCO - UIL (UNESCO Institute for Lifelong Learning) đã xuất bản tài liệu báo cáo ‘Ôm lấy văn hóa học tập suốt đời: Đóng góp cho sáng kiến Tương lai của Giáo dục[29]’, đưa ra tiếp cận và những khái niệm mới chưa từng có liên quan tới việc học tập suốt đời cho sáng kiến Tương lai của Giáo dục tới năm 2050.

Từ trước tới nay, việc học tập suốt đời luôn nằm trong khuôn khổ của các lĩnh vực chính sách giáo dục và thị trường lao động. Nhưng từ bây giờ trở đi, nó có thể sẽ rất khác, vì nó “sẽ phải dịch chuyển nhiều hơn nữa tới chương trình nghị sự chính sách, vượt ra khỏi các lĩnh vực chính sách giáo dục và thị trường lao độngvà “tiềm năng của học tập suốt đời không chỉ để biến đổi lĩnh vực giáo dục, mà còn tạo ra tương lai bền vững, lành mạnh và hòa nhập hơn” cho tất cả mọi người và cho tương lai của giáo dục, theo quan điểm của các tác giả tài liệu.

Tài liệu đưa ra ở phần kết của nó 10 thông điệp chính, mỗi thông điệp cùng đi với các gợi ý đường hướng hành động nhằm biến các thông điệp chính đó thành các chính sách, chương trình nghiên cứu và các sáng kiến cụ thể. Dưới đây liệt kê giới thiệu qua 10 thông điệp chính đó và mô tả rất ngắn gọn và còn chưa đầy đủ về chúng:

  1. Thừa nhận đặc tính toàn diện của học tập suốt đời. Khái niệm học tập suốt đời đầy đủ ngụ ý việc học tập từ lúc sinh ra cho tới lúc chết đi (bất kỳ lúc nào), tồn tại bên trong và bên ngoài hệ thống giáo dục (bất kỳ ở đâu), được mọi người ở mọi lứa tuổi triển khai (bất kỳ ai, bất kỳ lứa tuổi nào), bằng và/hoặc qua một dải rộng lớn các phương thức, bao gồm mặt đối mặt, từ xa, trên trực tuyến (bất kỳ cách gì), và liên quan tới tất cả các lĩnh vực kiến thức (bất kỳ điều gì). Việc học tập suốt đời như vậy sẽ kéo theo việc phát triển năng lực của người học, cá nhân hóa việc học tập, việc thừa nhận các kết quả học tập giành được trong các bối cảnh khác nhau và thúc đẩy lộ trình học tập linh hoạt. Điều này, tới lượt nó, sẽ dẫn tới việc xây dựng chính sách học tập suốt đời dịch chuyển từ cung sang cầu.

  2. Thúc đẩy nghiên cứu liên ngành và cộng tác liên lĩnh vực cho học tập suốt đời. Nhiều thách thức ngày nay loài người đối mặt chỉ có thể được giải quyết bằng kiến thức liên ngành, liên lĩnh vực. Vì đặc tính của việc học tập suốt đời với nhiều điều ‘bất kỳ’ như được nêu ở thông điệp 1 ở trên, nó đòi hỏi sự cộng tác liên ngành, liên lĩnh vực.

  3. Đặt các nhóm bị tổn thương vào cốt lõi của chương trình nghị sự chính sách học tập suốt đời. Mục đích của nó là để ‘không để ai bị bỏ lại phía sau’ được triển khai trong thực tế. Ví dụ, đại dịch COVID-19 đã cho thấy, bạn chỉ an toàn khi mọi người được an toàn, và ngược lại.

  4. Làm cho việc học tập suốt đời trở thành hàng hóa công cộng. Quan điểm này bắt nguồn từ ý tưởng các hàng hóa chung (Common Goods), được định nghĩa như là các hàng hóa làm lợi cho xã hội như một tổng thể và là nền tảng cho cuộc sống của mọi người. Xây dựng những điều chung của giáo dục (Education Commons) - tính sẵn sàng tự do không mất tiền của các tài nguyên dạy và học - các bài học học được từ kinh nghiệm của các sáng kiến của chính phủ và xã hội dân sự xung quanh khái niệm những điều chung (như truy cập mở, nguồn mở, tài nguyên giáo dục mở, và các nền tảng tập thể trên trực tuyến) cần được áp dụng cho các sáng kiến học tập suốt đời.

  5. Đảm bảo truy cập lớn hơn và công bằng tới công nghệ học tập. Trong một thế giới ngày càng gia tăng trên trực tuyến, mọi người cần có khả năng giành được và liên tục cập nhật các kỹ năng số cần thiết để tham gia đầy đủ trong nền kinh tế, trong khi đại dịch COVID-19 đã và đang cảnh báo về sự đào sâu thêm các bất bình đẳng số trong cung ứng giáo dục trên trực tuyến.

  6. Biến đổi các trường phổ thông và đại học thành các cơ sở học tập suốt đời. Thay vì hiểu sứ mệnh của các cơ sở giáo dục phổ thông và đại học chủ yếu như là việc dạy các môn học đặc biệt cho các nhóm học sinh sinh viên được xác định rõ ràng (từ giáo dục tiểu học tới đại học), nhiệm vụ của các trường phổ thông và đại học cần được mở rộng để bao gồm tất cả các thành viên của cộng đồng. Hệ quả là, điều này ngụ ý trách nhiệm vừa để chuẩn bị cho học sinh sinh viên trở thành những người học tập suốt đời và vừa cung cấp các cơ hội học tập suốt đời cho tất cả mọi người, bất kể độ tuổi và trình độ học vấn.

  7. Thừa nhận và thúc đẩy khía cạnh học tập tập thể. Việc học tập suốt đời có thể diễn ra trong bất kỳ cộng đồng dân cư nào, bao gồm cả trong gia đình, làng xóm. Vai trò của người thầy và người học trở nên hoán đổi lẫn nhau được trong các cộng đồng tập thể như vậy, khi mọi người chia sẻ sự tinh thông của họ cùng một lúc, học từ những người khác.

  8. Khuyến khích và hỗ trợ các sáng kiến học tập suốt đời của địa phương bao gồm các thành phố học tập. Các sáng kiến học tập suốt đời của địa phương là phần quan trọng của sự thay đổi từ dưới lên hướng tới văn hóa học tập suốt đời.

  9. Thiết kế lại và phục hồi lại hoạt động học tập ở nơi làm việc. Để khai thác các không gian làm việc như là các không gian cho học tập suốt đời, việc thiết kế lại và phục hồi lại việc học tập ở nơi làm việc là chìa khóa.

  10. Thừa nhận học tập suốt đời như là quyền mới của con người. Quyền được giáo dục phải được làm mới lại, khẳng định lại học tập suốt đời như là quyền con người. Quyền này vì thế không còn bị giới hạn tới việc truy cập được hệ thống trường học, mà thay vào đó phục vụ để đảm bảo tính liên tục của việc học tập suốt cuộc đời, bao gồm hướng dẫn thích hợp và đánh giá tính khả chuyển kỹ thuật số của tất cả các kết quả học tập. Trên cơ sở này, quyền mới này có thể cần phải được chuyển mạnh thành pháp luật, chính sách và thực hành. Điều này cũng nhằm loại bỏ các bất bình đẳng trong thực tế tới giáo dục, bao gồm bất bình đẳng truy cập tới các hạ tầng kỹ thuật số.


D. Kết luận và gợi ý

Trong kỷ nguyên số, học tập suốt đời đang ngày càng trở nên quan trọng hơn, thậm chí nó có thể trở thành một quyền mới của con người, đi vượt ra khỏi khuôn khổ chính sách giáo dục và thị trường lao động, điều từ trước tới nay chưa từng thấy. Để làm phong phú cho thảo luận về việc phát triển nền tảng pháp lý hơn nữa cho việc đó, UNESCO có thể khởi xướng một sáng kiến mở thu thập những đóng góp toàn cầu về cách để xác định quyền con người cho học tập suốt đời và các tác động có liên quan. Tài liệu của UIL gợi ý các thông điệp ở trên sẽ được đưa ra thảo luận từ năm sau, 2022:

Nỗ lực triết học và pháp lý như vậy có thể được triển khai để chuẩn bị cho kỷ niệm 75 năm tuyên ngôn quyền giáo dục vào năm 2023. Như một bước trung gian, Hội nghị Quốc tế về Giáo dục Người trưởng thành lần thứ 7 - CONFINTEA VII (International Conferences on Adult Education VII[30]) sẽ được tổ chức năm 2022 có thể đưa ra cơ hội xem xét các cân nhắc của các quốc gia thành viên, chuyên gia và các bên liên quan đến quyền phổ cập học tập suốt đời.

TNGDM hầu hết là các tài nguyên giáo dục được cấp phép mở bằng các giấy phép Creative Commons. Bản thân cụm từ Creative Commons có nghĩa là những điều chung có tính sáng tạo. Trong kỷ nguyên số, việc học tập suốt đời luôn song hành với TNGDM cùng nhiều khái niệm và thực hành MỞ khác, thậm chí nó có thể phát triển để trở thành hàng hóa công cộng hay một trong những điều chung của giáo dục (Education Commons), bên cạnh các điều chung khác, như truy cập mở, dữ liệu mở, phần mềm nguồn mở.

Ngày nay, một xu thế với khái niệm bao trùm lên cả TNGDM và những điều MỞ được liệt kê ở trên đang nổi lên, là Khoa học Mở. Trong các ngày 9-24/11/2021, Hội nghị Toàn thể phiên thứ 41 của UNESCO diễn ra và ở đó, Khuyến nghị Khoa học Mở dự kiến sẽ được gần 200 quốc gia thành viên của UNESCO phê chuẩn, một lần nữa nhấn mạnh tới TNGDM như một thành phần nền tảng của Khoa học Mở.

Ở Việt Nam hiện nay, việc học tập suốt đời đang ở vào thời điểm chuyển giai đoạn, có thể gọi như là việc chuyển từ xóa mù chữ sang xóa mù số, khi mà chiến lược chuyển đổi số quốc gia đã được công bố tháng 6/2020. Tương tự, việc ứng dụng và phát triển TNGDM ở Việt Nam theo các chuẩn mực của thế giới như được nêu trong Khuyến nghị TNGDM của UNESCO năm 2019 cũng mới chỉ ở vạch xuất phát, hầu hết chúng đang nằm trong các Đề án chờ được phê duyệt, cần nhiều thời gian hơn trong những năm tới để được chứng minh tính hiệu quả trong thực tế triển khai.

Đường hướng được chọn cho việc học tập suốt đời đi cùng với TNGDM là đúng theo xu thế của thế giới, dù để hiện thực hóa nó là đầy thách thức. Có thể gợi ý, cách nhanh nhất và hiệu quả nhất, là nghiên cứu thật kỹ tài liệu Khuyến nghị TNGDM của UNESCO và điều chỉnh nó cho phù hợp với điều kiện của Việt Nam với lưu ý là những đối sánh được nêu trong bài viết này, chỉ mới dừng ở tiêu đề của 5 khía cạnh ưu tiên thúc đẩy, trong khi tài liệu Khuyến nghị TNGDM đó chi tiết hóa các hoạt động của từng trong tất cả 5 khía cạnh đó. Một gợi ý khác với mức ưu tiên cao nhất ở thời điểm hiện nay, là có chính sách cấp phép mở ở mức quốc gia, vì không có cấp phép mở, với thực tế ở Việt Nam hiện nay như được nêu trong bài, sẽ không tài nguyên nào là TNGDM!


E. Các chú giải

[1] UNESCO, 2020: Ôm lấy văn hóa học tập suốt đời - Đóng góp cho sáng kiến Tương lai của Giáo dục. Bản dịch sang tiếng Việt: https://giaoducmo.avnuc.vn/tai-lieu-dich/om-lay-van-hoa-hoc-tap-suot-doi-dong-gop-cho-sang-kien-tuong-lai-cua-giao-duc-ban-dich-sang-tieng-viet-509.html

[2] UNESCO, 2019: Khuyến nghị Tài nguyên giáo dục Mở. Bản dịch sang tiếng Việt: https://giaoducmo.avnuc.vn/giao-duc/khuyen-cao-ve-tai-nguyen-giao-duc-mo-cua-unesco-ban-dich-sang-tieng-viet-90.html

[3] Sarah Hare, Jessica Kirschner, và Michelle Reed biên tập: Đánh dấu khóa học mở và kham được: Các thực hành tốt nhất và các trường hợp điển hình. Nhà xuất bản Mavs, 2020, CC BY 4.0. Đoạn dịch trích dẫn: https://giaoducmo.avnuc.vn/giao-duc/loi-ich-cua-tai-nguyen-giao-duc-mo-290.html

[4] Cánh Buồm. Sách mở: https://canhbuom.edu.vn/sachmo/

[5] Lê Trung Nghĩa, 2021: Công nghệ mở trong các cơ sở văn hóa và giáo dục: https://giaoducmo.avnuc.vn/bai-viet-toan-van/cong-nghe-mo-trong-cac-co-so-van-hoa-va-giao-duc-513.html

[6] Cổng thông tin điện tử Chính phủ: Quyết định số 1296/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ: Phê duyệt Chương trình "Nghiên cứu, xây dựng cơ sở dữ liệu và công bố tác phẩm văn học nghệ thuật Việt Nam trên nền tảng cách mạng công nghiệp lần thứ tư": http://vanban.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/hethongvanban?class_id=2&_page=1&mode=detail&document_id=200827

[7] Cổng thông tin điện tử Chính phủ: Quyết định số 206/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ : Phê duyệt "Chương trình chuyển đổi số ngành thư viện đến năm 2025, định hướng đến năm 2030": http://vanban.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/hethongvanban?class_id=2&_page=1&mode=detail&document_id=202657

[8] Lê Trung Nghĩa, 2020: Chuyển đổi số của ngành văn hóa trong bối cảnh hội nhập quốc tế và cách mạng công nghiệp lần thứ tư và khía cạnh chuyển thể các tác phẩm và di sản văn hóa đang nằm trong phạm vi công cộng sang dạng kỹ thuật số: https://giaoducmo.avnuc.vn/bai-viet-toan-van/chuyen-doi-so-cua-nganh-van-hoa-trong-boi-canh-hoi-nhap-quoc-te-va-cach-mang-cong-nghiep-lan-thu-tu-va-khia-canh-chuyen-the-cac-tac-pham-va-di-san-van-hoa-dang-nam-trong-pham-vi-cong-cong-sang-dang-ky-thuat-so-312.html

[9] UNESCO, 12/05/2021: Bản thảo Khuyến nghị Khoa học Mở của UNESCO. Bản dịch sang tiếng Việt: https://giaoducmo.avnuc.vn/tai-lieu-dich/ban-thao-khuyen-cao-khoa-hoc-mo-cua-unesco-ban-dich-sang-tieng-viet-411.html

[10] Software Heritage: https://www.softwareheritage.org/

[11] Lê Trung Nghĩa, 2021: Những điều cơ bản về nguồn mở (Phần 1): https://giaoducmo.avnuc.vn/bai-viet-toan-van/nhung-dieu-co-ban-ve-nguon-mo-phan-1-448.html

[12] Trang Giáo dục Mở - Tài nguyên Giáo dục Mở, 2019: ‘Khuyến cáo về Tài nguyên Giáo dục Mở’ của UNESCO - bản dịch sang tiếng Việt: https://giaoducmo.avnuc.vn/giao-duc/khuyen-cao-ve-tai-nguyen-giao-duc-mo-cua-unesco-ban-dich-sang-tieng-viet-90.html

[13] Trang Giáo dục Mở - Tài nguyên Giáo dục Mở: Các bài trình chiếu tại hội nghị và hội thảo tới hết năm 2020: https://giaoducmo.avnuc.vn/hoi-thao/cac-bai-trinh-chieu-tai-hoi-nghi-va-hoi-thao-toi-het-nam-2020-372.html

[14] Trang Giáo dục Mở - Tài nguyên Giáo dục Mở: Các lớp tập huấn thực hành ‘Khai thác tài nguyên giáo dục mở’ tới hết năm 2020: https://giaoducmo.avnuc.vn/tap-huan/cac-lop-tap-huan-thuc-hanh-khai-thac-tai-nguyen-giao-duc-mo-toi-het-nam-2020-370.html

[15] Lê Trung Nghĩa, 2021: Những điều cơ bản về nguồn mở (Phần 1): https://giaoducmo.avnuc.vn/bai-viet-toan-van/nhung-dieu-co-ban-ve-nguon-mo-phan-1-448.html, xem phần B. Triết lý của nguồn mở và văn hóa của người Việt Nam.

[16] Lê Trung Nghĩa, 2020: Chuyển đổi số: Cách tiếp cận mới về mở: https://giaoducmo.avnuc.vn/bai-viet-toan-van/chuyen-doi-so-cach-tiep-can-moi-ve-mo-280.html

[17] Trang web của AODP: About: https://opendata.tca.org.tw/asia/about.php

[18] Trang Giáo dục Mở - Tài nguyên Giáo dục Mở: Đối thoại của Đối tác Dữ liệu Mở châu Á 2019: https://giaoducmo.avnuc.vn/hoi-thao/doi-thoai-cua-doi-tac-du-lieu-mo-chau-a-tai-dai-hoc-tokyo-nhat-ban-45.html

[19] Trang Giáo dục Mở - Tài nguyên Giáo dục Mở: Hội nghị thượng đỉnh của Đối tác Dữ liệu Mở châu Á 2019: https://giaoducmo.avnuc.vn/hoi-thao/hoi-nghi-thuong-dinh-du-lieu-mo-quoc-te-2019-tokyo-nhat-ban-8-10-2019-46.html

[20] Trang Giáo dục Mở - Tài nguyên Giáo dục Mở: Đối thoại của Đối tác Dữ liệu Mở châu Á 2020: https://giaoducmo.avnuc.vn/hop-tac/doi-thoai-cua-doi-tac-du-lieu-mo-chau-a-2020-qua-hinh-anh-320.html

[21] Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2021: Tổng kết đề án xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2012-2020: https://moet.gov.vn/giaoducquocdan/giao-duc-thuong-xuyen/Pages/default.aspx?ItemID=7376

[22] Cổng thông tin điện tử Chính phủ: Quyết định số 749/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ: Phê duyệt "Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030": http://vanban.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/hethongvanban?class_id=2&_page=1&mode=detail&document_id=200163

[23] OE Global 2021 Online Conference: Pre-recorded Presentations: https://connect.oeglobal.org/t/pre-recorded-presentations/2197

[24] Gomathi Shridhar, Annapurna Madhuri Kadiyala, Praveen Raj, Mahesh Deshmukh, Vinodkumar Didwana, Deepa Verma, 2021: Exploring the possibilities of OER in improving the effectiveness of higher education and promoting lifelong learning. Bản dịch sang tiếng Việt: https://www.dropbox.com/s/ifeka1e3hkrddxs/OE%20Global%20-%20Background%20of%20the%20study_Vi-10102021.pdf?dl=0

[25] Mohammadreza Tavakoli (TIB), Abdolali Faraji (TIB), Gábor Kismihók (TIB): OER Recommendations to Support Lifelong Learning. Bản dịch sang tiếng Việt: https://www.dropbox.com/s/io8fkijlv3man4o/OE_Global_2021_paper_27_Vi-09102021.pdf?dl=0

[26] EC, 30/09/2020: Digital Education Action Plan 2021-2027: Resetting Education and Training for the Digital Age. Bản dịch sang tiếng Việt: https://giaoducmo.avnuc.vn/tai-lieu-dich/ke-hoach-hanh-dong-giao-duc-so-2021-2027-thiet-lap-lai-giao-duc-va-dao-tao-cho-ky-nguyen-so-cua-lien-minh-chau-au-ban-dich-sang-tieng-viet-393.html

[27] EC, JRC, 2020: LifeComp: The European Framework for Personal, Social and Learning to Learn Key Competence. Bản dịch sang tiếng Việt: https://publications.jrc.ec.europa.eu/repository/bitstream/JRC117987/jrc117987_lifecomp_technical_report.pdf

[28] UNESCO, 2021: UNESCO Science Report: the Race Against Time for Smarter Development. S. Schneegans, T. Straza and J. Lewis (eds). UNESCO Publishing: Paris. https://unesdoc.unesco.org/ark:/48223/pf0000377433.locale=en. Xem trang 350, Hình 13.2: Funding and focus of Russian national projects, 2019–2024, xem cột EDUCATION; và các trang 409-411, mục 16. Israel.

[29] UNESCO, UIL, 2020: Embracing a Culture of Lifelong Learning: Contribution to the Futures of Education initiative. Bản dịch sang tiếng Việt: https://giaoducmo.avnuc.vn/tai-lieu-dich/om-lay-van-hoa-hoc-tap-suot-doi-dong-gop-cho-sang-kien-tuong-lai-cua-giao-duc-ban-dich-sang-tieng-viet-509.html

[30] UNESCO Institute for Lifelong Learning: Towards CONFINTEA VII: Adult learning and education and the 2030 Agenda: https://uil.unesco.org/adult-education/confintea/towards-confintea-vii-adult-learning-and-education-and-2030-agenda-0



 

 

Giấy phép nội dung: CC BY 4.0 Quốc tế

Lê Trung Nghĩa


PS: Xem thêm: