Thứ Tư, 26 tháng 4, 2023

Giữ lại các quyền được xây dựng sẵn trong Chính sách Tự Lưu trữ của Cambridge

Rights retention built into Cambridge Self-Archiving Policy

03/04/2023

Theo: https://www.coalition-s.org/blog/rights-retention-built-into-cambridge-self-archiving-policy/

Bài được đưa lên Internet ngày: 03/04/2023

Bài báo sau đây của Niamh Tumelty đã được xuất bản lần đầu trên blog “Unlocking Research(Tháo khóa cho Nghiên cứu), nó được Văn phòng Truyền thông Học thuật có trụ sở ở Thư viện Đại học Cambridge và Văn phòng Nghiên cứu của Đại học duy trì.

Chúng tôi vui mừng công bố rằng Đại học Cambridge có Chính sách Tự Lưu trữ mới (bản dịch sang tiếng Việt), nó đã có hiệu lực từ ngày 01/04/2023. Chính sách này trao cho các nhà nghiên cứu con đường để biến phiên bản các tài liệu được chấp nhận của họ trở thành truy cập mở không có cấm vận theo một giấy phép họ lựa chọn (tuân thủ với các yêu cầu của nhà cấp vốn). Chúng tôi tin tưởng rằng các nhà nghiên cứu sẽ có sự kiểm soát nhiều hơn đối với những gì diễn ra với tác phẩm của riêng họ và quyết tâm làm những gì chúng tôi có thể để giúp họ làm điều đó.

Chính sách này đã được phát triển sau một thí điểm trong thời gian dài về giữ lại các quyền, theo đó hơn 400 nhà nghiên cứu tự nguyện tham gia. Thí điểm đó đã giúp chúng tôi hiểu ý nghĩa của cách tiếp cận này xuyên suốt một loạt các ngành nên chúng tôi có thể đưa ra một quyết định có đầy đủ thông tin. Chúng tôi cũng không đơn độc trong việc giới thiệu một chính sách như thế này - Harvard đã và đang có chính sách như thế này từ năm 2008, Liên minh S từng là chất xúc tác cho sự phát triển các chính sách tương tự, và chúng tôi mang ơn Đại học Edinburgh vì đã chia sẻ cách tiếp cận của họ với chúng tôi.

Vài vấn đề đã nảy sinh trong quá trình thí điểm đã được Samuel Moore, Chuyên gia Truyền thông Học thuật của chúng tôi nêu trong một bài đăng mới nhất trên blog Tháo khóa cho Nghiên cứu. Các hình mẫu mà chúng tôi thấy ở giai đoạn đó vẫn tiếp tục trong suốt quá trình thí điểm kéo dài một năm – hầu hết các bài báo đều không có vấn đề gì, nhưng một số nhà xuất bản đã gây nhầm lẫn thông qua thông tin sai lệch hoặc bằng cách đưa ra các giấy phép mâu thuẫn để các nhà nghiên cứu ký. Chúng tôi nhận thức được rằng có các chi phí liên quan trong việc xuất bản chất lượng cao, và chúng tôi có thiện chí trang trải các chi phí hợp lý (trong khi lưu ý các lo ngại của chúng tôi về những bất bình đẳng trong xuất bản học thuật). Thực tế là vài nhà xuất bản đang cố gắng làm thay đổi ngành này nhiều lần đối với nội dung y hệt - các khoản phí thuê bao, các khoản phí Truy cập Mở, và các khoản phí quản trị khác - tất cả trong khi nhận nội dung miễn phí lịch sự của các nhà nghiên cứu mà thường được người đóng thuế và các nhà cấp vốn hảo tâm trả tiền.

Nhiều nhà nghiên cứu và nhà cấp vốn ngày càng có hiểu biết chắc chắn một cách thuyết phục rằng nghiên cứu được nhà nước cấp vốn phải là sẵn sàng mở và công khai. Chúng tôi may mắn là ở Cambridge chúng tôi ở vào vị thế hỗ trợ cho điều này thông qua sự ủng hộ của chúng tôi cho các sáng kiến xuất bản kim cương (ở đó các chi phí xuất bản được chi trả chẳng hạn bởi các trường đại học và độc giả hay tác giả đều không phải trả khoản phí nào), thông qua các thỏa thuận đọc và xuất bản được thương lượng nhân danh khu vực giáo dục đại học của Vương quốc Anh và thông qua việc thanh toán các chi phí có liên quan tới xuất bản ở các nơi truy cập mở. Việc giữ lại các quyền trao cho các nhà nghiên cứu một kế hoạch dự phòng khi các con đường khác không sẵn sàng đối với họ, nghĩa là khi một tạp chí, một cách không mong đợi, đi vượt ra khỏi thỏa thuận đọc và xuất bản hoặc nhà xuất bản không chào bất kỳ con đường xuất bản nào đáp ứng các yêu cầu của nhà cấp vốn của họ.

Đây không phải là mục tiêu cuối cùng, chúng tôi có công việc phải làm để đạt được cách tiếp cận công bằng cho xuất bản học thuật toàn cầu, và chúng tôi có thể học được nhiều, đặc biệt từ cách làm thế nào Nam Mỹ tiếp cận được các vấn đề đó. Chúng tôi chào đón các cơ hội để làm việc cùng nhau với những người khác khắp trên thế giới để tạo ra một tương lai bền vững và công bằng hơn cho truyền thông học thuật.

Hãy đọc thêm về Chính sách Tự Lưu trữ của Cambridge trên website Truy cập Mở của Cambridge.

Niamh Tumelty

Niamh Tumelty là Giám đốc Dịch vụ Nghiên cứu Mở ở Đại học Cambridge. Vai trò này liên quan tới lãnh đạo Văn phòng Truyền thông Học thuật ở Thư viện Đại học Cambridge và làm việc với các nhà nghiên cứu và các đồng nghiệp các dịch vụ nghề nghiệp để phát triển và cung cấp một Chương trình Nghiên cứu Mở cho trường đại học này. Cách tiếp cận của cô có nền tảng trong việc phát triển sự hiểu biết sâu các nhu cầu của các nhà nghiên cứu khắp tất cả các ngành và hình thành các mối quan hệ cộng tác mạnh khắp trong và ngoài trường Đại học này. Các mối quan tâm nghiên cứu của cô là về hiệu suất được cung cấp thông tin lịch sử của đàn hạc Ailen thời kỳ đầu và trong các hoạt động nghiên cứu của cộng đồng chơi đàn hạc lịch sử.

Xem tất cả các bài đăng của Niamh Tumelty

The following article by Niamh Tumelty was originally published on the “Unlocking Research” blog, which is maintained by the Office of Scholarly Communication based in the University of Cambridge Library and the University Research Office.

We’re delighted to announce that the University of Cambridge has a new Self-Archiving Policy, which took effect from 1 April 2023. The policy gives researchers a route to make the accepted version of their papers open access without embargo under a licence of their choosing (subject to funder requirements). We believe that researchers should have more control over what happens to their own work and are determined to do what we can to help them to do that.

This policy has been developed after a year-long rights retention pilot in which more than 400 researchers voluntarily participated. The pilot helped us understand the implications of this approach across a wide range of disciplines so we could make an informed decision. We are also not alone in introducing a policy like this – Harvard has been doing it since 2008, cOAlition S have been a catalyst for development of similar policies, and we owe a debt of gratitude to the University of Edinburgh for sharing their approach with us.

Some of the issues that cropped up during the pilot were outlined by Samuel Moore, our Scholarly Communications Specialist, in an earlier post on the Unlocking Research blog. The patterns we saw at that stage continued throughout the year-long pilot – there was no issue for most articles, but some publishers caused confusion through misinformation or by presenting conflicting licences for the researchers to sign. We do recognise that there are costs involved in high quality publishing, and we are willing to cover reasonable costs (while noting our concerns around inequities in scholarly publishing).   The fact is that some publishers are trying to charge the sector multiple times for the same content – subscription fees, OA fees, other admin fees – all while receiving free content courtesy of researchers that are usually funded by the taxpayer and charity funders.

Many researchers and funders are understandably becoming firmer in their convictions that publicly funded research should be openly and publicly available. We are fortunate that at Cambridge we are in a position to support this through our support for diamond publishing initiatives (in which the costs of publishing are absorbed for example by universities and no fees are charged to the reader or the author), through read and publish agreements negotiated on behalf of the UK higher education sector and through payment of costs associated with publishing in fully open access venues. Rights retention gives researchers a back-up plan for when other routes are not available to them, e.g. when a journal moves unexpectedly out of a read and publish agreement or a publisher does not offer any publishing route that meets their funder requirements. 

This is not the end goal, we have work to do to reach an equitable approach to global scholarly publishing, and we can learn a lot especially from how South America approaches these issues. We welcome opportunities to work together with others around the world to create a more sustainable and equitable future for scholarly communications.

Read more about the new Cambridge Self-Archiving Policy on the Cambridge Open Access website.

Niamh Tumelty is Head of Open Research Services at the University of Cambridge. This role involves leadership of the Office of Scholarly Communication within Cambridge University Libraries and working with researchers and professional services colleagues to develop and deliver an Open Research Programme for the university. Her approach is founded in developing deep understanding of the needs of researchers across all disciplines and forming strong collaborative relationships across the University and externally. Her own research interests are in historically-informed performance of the early Irish harp and in the research practices of the historical harping community.

View all posts by Niamh Tumelty

Dịch: Lê Trung Nghĩa

letrungnghia.foss@gmail.com

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.