#ORCIDat10:
Celebrating 10 Years of the ORCID Galaxy
October 27, 2022 By Élan Young
Theo:
https://info.orcid.org/orcidat10-celebrating-10-years-of-the-orcid-galaxy/
Bài được đưa lên Internet ngày:
27/10/2022
Khi NASA phát hành các hình ảnh từ Kính
viễn vọng Không gian James Webb vào tháng 7, thế giới đã
có được góc nhìn rõ hơn về sự tồn tại của hành
tinh trái đất giữa vô số ngôi sao và thiên hà. Ở đây
tại ORCID, khi chúng tôi tạm dừng kỷ niệm và phản ánh
một thập kỷ kể từ khi mã nhận diện ORCID iD đầu
tiên đã được tạo ra, chúng tôi cũng có thể nhìn quanh
với một triển vọng mới và thích thú với sự ngạc
nhiên về mức độ rộng lớn của hạ tầng mã nhận
diện thường trực - PID (Persistent IDentifier) ngày nay và
tất cả những gì chúng ta trong lĩnh vực này đã cùng
nhau tạo ra để tạo thêm niềm tin vào nghiên cứu bằng
cách nhận diện duy nhất mọi người (ví dụ: ORCID), địa
điểm (ví dụ, các tổ chức và phòng thí nghiệm) và mọi
thứ (mẫu vật nghiên cứu, sách và tài liệu).
Mã nhận diện thường trực - cho con
người
ORCID đã được hình
dung từ nhu cầu tạo ra hạ tầng số có thể thúc đẩy
cả tính mở và lòng tin của thông tin được các nhà
nghiên cứu chia sẻ khắp trên thế giới. Tầm nhìn
này đã được làm cho có thể (và tiếp tục phát triển)
phần lớn vì các thành viên của ORCID - những người đã
đầu tư sớm vào và đã tin tưởng vào tầm nhìn của
chúng tôi, và tham gia mỗi tháng để cung cấp cho các bên
liên quan của họ nhiều giá trị hơn
từ một môi trường nghiên cứu
tin cậy. Các thành viên bao gồm
các tổ chức nghiên cứu đang cố gắng xây
dựng hiệu suất của các nhà
nghiên cứu, nhà xuất bản và tạp chí, các cơ quan cấp
vốn tìm cách nhanh chóng xác thực các ứng viên, các nhà
hoạch định chính sách, và các
nhà cung cấp dịch vụ, trong số những người khác.
Tất nhiên, ORCID đã
không phát minh ra các PID, chúng đã được sử dụng tốt
trước khi Internet ra đời. Ví dụ, vào những năm
1960 đã thấy sự tạo ra Số Sách Tiêu chuẩn (Standard
Book Numbering), bây giờ được biết đến như là Số Sách
Tiêu chuẩn Quốc tế, hoặc ISBN, nó được gắn cho từng
ấn bản riêng biệt và các biến thể của một xuất bản
phẩm. Vào những năm 1990, nhu cầu về các PID đã gia
tăng, như các nghiên cứu đã chỉ ra rằng các đường
liên kết trích dẫn đã trở thành “liên kết hỏng”
chỉ sau vài năm, tham chiếu tới khi nào các link sẽ không
còn làm việc nữa. Sau đó, vào năm
2000, một trong những PID nổi tiếng nhất đã xuất hiện
- Mã nhận diện Đối tượng Số (Digital Object Identifier),
hoặc DOI, nó đã được sử dụng 12 năm trước khi ORCID
xuất hiện.
Điểm độc đáo mà
ORCID đã làm là mượn khái niệm về PID và áp dụng nó
cho mọi người—chữ C và R trong ORCID là viết tắt của
Người đóng góp (Contributor) và Nhà nghiên cứu
(Researcher). Bằng việc khai thác mã được Thomson Reuters
tài trợ vào năm 2010 theo một giấy phép vĩnh viễn với
sử dụng miễn phí bản quyền, ORCID đã có khả năng xây
dựng sổ đăng ký để nhận diện duy nhất các nhà
nghiên cứu khắp trên thế giới và làm cho nó sẵn sàng
cho công chúng theo các tiêu chuẩn nguồn mở.
Trong khi ý định ban đầu của chúng tôi
từng là để cung cấp cho các nhà nghiên cứu một PID độc
nhất để giải quyết vấn đề trùng tên, sổ đăng ký
ORCID ngày nay đã tiếng hóa và trở thành công cụ nổi
tiếng nhất để phân biệt các nhà nghiên cứu trong ngân
hà các PID.
Tiết kiệm thời gian và xây dựng lòng
tin
Ngoài việc phân biệt
tên ra, hai lợi ích chính mà ORCID cung cấp cho cộng đồng
nghiên cứu là tiết kiệm thời gian và gia tăng lòng tin
cho các nhà nghiên cứu và các kết
quả đầu ra của họ. Tùy thuộc
vào hệ thống đang được sử dụng, một chủ sở hữu
bản ghi ORCID có khả năng nhập vào các thông tin một lần
và tận dụng các thông tin được điền tự động của
họ hết lần này tới lần khác trong các hệ thống xúc
tác cho ORCID, như các các đơn xin trợ cấp và đăng nhập
tạp chí, tiết kiệm nhiều giờ đồng hồ qua thời gian.
Bằng cách đó, câu thần chú của chúng
tôi là: “Nhập vào một lần,
sử dụng lại thường xuyên”.
Ngoài ra, khi siêu dữ liệu di chuyển vào một bản ghi từ
tổ chức thành viên ORCID, nó sẽ tăng số lượng dấu
hiệu tin cậy và thông tin có thể được sử dụng dễ
dàng trong các ứng dụng khác trong cộng đồng nghiên cứu.
Trong một thập kỷ qua, khi sự áp dụng
ORCID đã nổi lên giữa các nhà nghiên cứu và các cơ sở,
chúng tôi bây giờ ở vào thời điểm nơi các cơ sở
ngày càng khuyến nghị sử dụng các ORCID iD để giúp cho
họ quản lý các tiến trình hành chính, như PhysioNet
đang làm. Tương tự, nhiều sử dụng các nhà nghiên
cứu nhận được từ việc có một bản ghi ORCID có nghĩa
là họ có nhiều khả năng hơn để yêu cầu các tổ chức
của họ trở thành thành viên. Những
lợi ích rõ ràng của ORCID mở rộng theo 2 hướng - vừa
cho nhà nghiên cứu và vừa cho cơ
sở. Tuy nhiên, với sự áp dụng
ORCID nhiều hơn trên toàn cầu, toàn bộ hệ sinh thái
nghiên cứu hưởng lợi. Với từng dấu hiệu tin
cậy được bổ sung (thuật ngữ ORCID dành cho các trường
hợp nơi các cơ sở đã lập chứng từ cho công việc và
các chi nhánh liên kết của nhà nghiên cứu trong bản ghi
ORCID) những người tham gia với các dữ
liệu đó cảm thấy tự tin về sự nhận diện, các xuất
bản phẩm, các trợ cấp, các chi nhánh liên kết, lịch
sử công việc, bình duyệt của nhà
nghiên cứu, và hơn thế.
Các số liệu thống kê đáng để chia
sẻ
Để biết thêm bối cảnh lịch sử về
cách ORCID quản lý để phát triển trong 10 năm qua, chúng
tôi khuyên bạn nên đọc tài liệu mới của chúng tôi
Thập
kỷ đầu tiên của ORCID: Từ khởi nghiệp đến bền
vững, giúp thể hiện tầm nhìn đáng kinh ngạc mà
những người trong cộng đồng PID đã có để tạo ra mã
nhận diện vĩnh viễn đầu tiên của con người. Để soi
sáng hơn nữa sự tăng trưởng không thể tin nổi của
các ORCID iD, đây là vài con số thống kê mô tả lộ
trình và sự tiến bộ của chúng tôi từ những ngày đầu
cho tới nay:
Tới cuối năm đầu
tiên sổ đăng ký này đã được khởi xướng, 44.217 cá
nhân đã đăng ký một ORCID iD; Chúng tôi đã đạt 10
triệu bản ghi vào năm 2020; Ngày nay có 15 triệu bản
ghi.
Chúng tôi đã khởi xướng với 4 nhân
viên và bây giờ có 37 nhân viên toàn thời gian ở 14
quốc gia.
Chúng tôi đã có 2 giám đốc điều
hành qua 10 năm với gần 100 năm kinh nghiệm kết hợp lại
trong xuất bản học thuật, hạ tầng số, và lãnh đạo
tổ chức.
Vào năm 2012, chúng
tôi đã đạt mục tiêu có 17 thành viên trong năm 2012, và
chúng tôi đã kết thúc năm đó với 27 người. Ngày nay
có 1.300 thành viên trải rộng 55 quốc gia. Các thành viên
trong Hội đoàn Toàn cầu bây giờ chiếm 74% tổng số
các thành viên.
Chúng tôi đã kết thúc năm đầu tiên
của chúng tôi với 8 tích hợp, và ngày nay chúng tôi đã
hoàn thành hơn 4.000 tích hợp ORCID.
Vào năm 2012, nhóm Hỗ trợ đã trả
lời 625 yêu cầu; trong năm 2021 chúng tôi đã làm rõ gần
70.000 phiếu hỗ trợ người sử dụng, trung bình hơn
1.300 lượt một tuần. Vào năm 2021
chúng tôi cũng đã bắt đầu đo lường sự thỏa mãn về
hỗ trợ người sử dụng, thiết lập mức thỏa mãn 93%
với tỷ lệ trả lời 24%.
ORCID đã có 1.200 người đi theo trên
Twitter trong năm 2012, và ngày nay chúng tôi có 49.100.
Vào năm 2019, ORCID
đã hòa vốn. Vào các năm 2020 và 2021, chúng tôi đã có
lãi.
Nhìn về tương lai: Gia tăng sự
tham gia và giá trị, duy trì lòng tin
Một trong những thành tích đáng tự hào
nhất của ORCID là tạo ra Chương trình Tham gia Toàn cầu,
nó đã được khởi xướng vào tháng 5. Tiền
đề của nó là tận dụng các khoản vay khởi nghiệp của
ORCID, vài số trong số đó đã được 10 nhà tài trợ ban
đầu hào phóng tha thứ, với mục tiêu giúp tạo sân chơi
bình đẳng giữa các cơ sở
nghiên cứu ở các quốc gia có
thu nhập thấp và trung bình, theo định nghĩa của Ngân
hàng Thế giới. Điều này có
nghĩa là nhiều cơ sở nghiên cứu
hơn ở Bán cầu Nam và các khu vực khác không có đại
diện sẽ có quyền truy cập tới các trợ cấp tài nguyên
tích hợp và cơ chế thành viên của ORCID để giúp áp
dụng và tích hợp với ORCID.
Vừa mới tháng trước chúng tôi đã khởi
xướng lời kêu gọi đầu tiên của chúng tôi về các đề
xuất cho chương trình trợ cấp Quỹ Tham gia Toàn cầu
(Global Participation Fund), nó cung cấp các trợ cấp để
phát triển cộng đồng và tiếp cận cộng đồng cũng
như tích hợp kỹ thuật. Hướng tới tương lai 10 năm
tới, chúng tôi dự báo trước một hệ sinh thái nghiên
cứu toàn cầu đa dạng hơn với sự tham gia lành mạnh
giữa các nhà nghiên cứu từ các quốc gia còn chưa có
đại diện, bất kể GDP quốc gia của họ.
ORCID luôn lắng nghe cộng đồng và nghĩ
về những gì các thành viên của chúng tôi cần, dự báo
trước những thay đổi, và kết hợp chúng vào trong tiến
trình công việc của chúng tôi. Điều này giải thích vì
sao việc Nâng cao Giá trị cho các Thành viên và các Nhà
nghiên cứu và việc Duy trì Lòng tin và Liêm chính là
trong số 4 ưu tiên chiến lược của chúng tôi. Các
thành viên có thể kỳ vọng thấy nhiều tài nguyên hơn
sẵn sàng cho họ, dạng như loạt webinar Tôi là Thành
viên, Bây giờ Thế nào?! đã được khởi xướng
năm nay, các điều chỉnh để làm cho sổ đăng ký truy
cập được nhiều hơn, và tăng cường bảo mật cho các
đăng nhập có xác thực OAuth, và nhiều hơn thế.
Làm việc với cộng đồng PID
của chúng tôi
Như một tổ chức do
cộng đồng xây dựng, ORCID ưu
tiên làm việc với các bên liên quan trong cộng đồng của
chúng tôi theo nhiều cách thức chúng tôi có thể.
Qua suốt lịch sử của chúng tôi điều này đã được
thực hiện theo nhiều dạng khác nhau, từ các hội thảo
cộng đồng, hội nghị, hội trường thành phố, và các
nhóm làm việc đủ loại.
Có lẽ sự kiện cộng đồng đáng nhớ
và nổi bật nhất từng là “PIDapalooza”— một lễ hội
mở của nghiên cứu học thuật và mã nhận diện thường
trực - nó đã được phát triển cộng tác với Thư viện
Số California, Crossref, và DataCite. Chúng tôi tin tưởng
rằng việc tập hợp mọi người từng làm việc với các
PID cho một chương trình tăng cường thảo luận, trình
diễn, hội thảo, động não, và cập nhật về hiện
trạng có thể xúc tác cho sự phát triển các công cụ và
dịch vụ của cộng đồng PID.
Lấy cảm hứng từ sự trùng tên,
Lollapalooza, PIDapalooza là một sự kiện tương tác vui vẻ,
tràn đầy năng lượng và luôn nhận được phản hồi
tích cực từ những người tham gia. Vào tháng 11/2016, sự
kiện khai trương đã được tổ chức ở Reykjavik,
Iceland, và các năm sau đó nó đã được tổ chức ở Tây
Ban Nha, Ireland, và Bồ Đào Nha. Cuối cùng, vào năm 2021,
khi đại dịch toàn cầu bước sang năm thứ hai và ngăn
cản các cuộc tụ họp trực tiếp, chúng tôi lại làm
việc với Thư viện Kỹ thuật số California (CDL),
Crossref, DataCite, bổ sung NISO vào nhóm để biến hội nghị
trực tiếp rất thành công thành sự kiện ảo kéo dài 24
giờ với 1.163 người tham dự đã đăng ký, trong đó 890
người tham dự trực tiếp từ 38 quốc gia, với 92 phiên
trên ba kênh bằng bảy ngôn ngữ.
Hiện hành, các nhân
viên từ ORCID, Crossref, và DataCite đã bắt đầu làm việc
chặt chẽ cùng nhau trên cơ sở
thường xuyên để xác định và hành động về các cơ
hội cộng tác chặt chẽ hơn trong các lĩnh vực phát
triển sản phẩm, tham gia và thành viên cộng đồng,
truyền thông và thông điệp, và các hoạt động.
Các nhà nghiên cứu nằm ở trung
tâm
Phản ánh về lịch sử của chúng tôi là
quan trọng vì nhiều lý do, ấy là để thấy chúng tôi
đang đi đâu, chúng tôi cần thấy rõ chúng tôi đã ở
đâu. Việc dành thời gian để tạm nghỉ và phản ảnh
giúp chúng tôi hình dung các khả năng cho thập kỷ tới
và hơn thế nữa.
Hệt như việc chúng tôi tự hào về các
cách thức ở đó ORCID đã phát triển và đã thay đổi
trong 10 năm, chúng tôi cũng tự hào về các cách thức ở
đó ORCID đã giữ được sự nhất quán và không thay đổi,
đặc biệt về việc các nhà
nghiên cứu luôn nằm ở trung tâm thiên hà của chúng tôi.
Khi các trường hợp sử dụng mới các
PID liên tục nổi lên, chúng tôi vẫn giữ cam kết cung
cấp một nền tảng cường tráng cho việc nhận diện duy
nhất các nhà nghiên cứu để những đóng góp của họ
có thể đi xa hơn, nhanh hơn, với sự kiểm soát đầy đủ
đối với bản ghi ORCID sẽ sống vĩnh viễn, sao cho nó có
thể phục vụ họ suốt toàn bộ sự nghiệp của họ.
ORCID có làm lợi cho bạn trong một thập
kỷ qua không? Hãy cho chúng tôi biết bằng việc chia sẻ
kinh nghiệm của bạn trên Twitter. Tag @ORCID_org và sử dụng
hashtag #ORCIDat10. Chúng tôi sẽ chia sẻ lại vài câu chuyện
từ cộng đồng của chúng tôi để kỷ niệm cột mốc
này. Cảm ơn vì là một phần của lộ trình của chúng
tôi! Chúng tôi mong chờ 10 năm tiếp theo với bạn.
Tác giả
Élan
Young
Élan tạo lập và quản lý việc cung cấp
nội dung cho blog, website, và các tìm kiếm phương tiện xã
hội của ORCID, và các kênh khác để nâng cao nhận thức
về tổ chức và thúc đẩy sự tham gia với cộng đồng
ORCID.
Xem
tất cả các bài đăng
When NASA
released images from the James Webb Space Telescope in July, the
world gained greater perspective on the earth’s planetary existence
in the midst of innumerable stars and galaxies. Here at ORCID, as we
pause to celebrate and reflect on a decade since the first ORCID iD
was created, we can also look around with a new perspective and
relish in the wonder of how vast the persistent identifier (PID)
infrastructure is today and all that we in this field have created
together to generate more trust in research by uniquely identifying
people (i.e. ORCID), places (i.e. organizations and laboratories),
and things (i.e. research specimens, books, and documents.)
Persistent
Identifiers—for People
ORCID was
envisioned from the need to create a digital infrastructure that
would foster both openness and trust of information shared by
researchers around the world. This vision has been made possible (and
continues to grow) in large part because of ORCID’s members—the
ones who invested early on and believed in our vision, and those who
join every month to provide their stakeholders more value from a
trusted research environment. Members include research institutions
trying to build researcher performance, publishers and journals,
funding agencies seeking to quickly authenticate applicants, policy
makers, and service providers, among others.
Of course, ORCID
did not invent PIDs, which were in use well before the dawn of the
internet. For example, the 1960s saw the creation of the Standard
Book Numbering, now known as the International Standard Book Number,
or ISBN, which is assigned to each separate edition and variation of
a publication. In the 1990s, the need for PIDs increased, as studies
showed that citation links would suffer “link rot” after only a
few years, referring to when links no longer work. Then, in 2000, one
of the most well-known PIDs came on the scene—the Digital Object
Identifier, or DOI, which was in use for 12 years before ORCID’s
existence.
The unique thing
that ORCID did was borrow the concept of PIDs and apply it to
people—the C and R in ORCID stands for Contributor and Researcher.
By harnessing code donated by Thomson Reuters in 2010 under a
perpetual license with royalty-free use, ORCID was able to build a
registry to uniquely identify researchers worldwide and make it
available to the public under open-source standards.
While our
original intent was to provide researchers with a unique PID for name
disambiguation, the ORCID registry has now evolved to become the most
well-known tool to disambiguate researchers in the PID universe.
Saving
Time and Building Trust
Apart from name
disambiguation, two key benefits that ORCID provides the research
community are time savings and increased trust for researchers and
their outputs. Depending on the system being used, an ORCID record
owner may be able to enter information once and take advantage of
auto-filling their information over and over on ORCID-enabled
systems, like grant applications and journal logins, saving countless
hours over time. Hence, our mantra: “Enter once, reuse often.”
Additionally, as metadata moves into a record from an ORCID-member
institution, it increases the number of trust markers and information
that can be used easily in other applications across the research
community.
Over the last
decade, as ORCID adoption surged among researchers and institutions,
we are now at the point where institutions are increasingly
recommending the use of ORCID iDs to help them manage administrative
workflows, such as PhysioNet
does. Likewise, the many uses that researchers receive from
having an ORCID record means that they are more likely to request
that their institutions become members. ORCID’s obvious benefits
extend bidirectionally—to both researcher and institution. However,
with more global adoption of ORCID, the entire research ecosystem
benefits. With each added trust marker (ORCID’s term for instances
where institutions have vouched for researchers’ work and
affiliations on an ORCID record) people engaging with that data can
feel confident about researcher identity, publications, grants,
affiliations, work history, peer reviews, and more.
Statistics
Worth Sharing
For more
historical context on how ORCID managed to grow over the last 10
years, we recommend reading our new document ORCID’s
First Decade: From Startup to Sustainability,
which helps show the incredible vision that those in the PID
community had to create the first perpetual identifier of people. To
further illuminate the incredible growth of ORCID iDs, here are some
of the statistics that describe our journey and progress from
inception to today:
By the end
of the first year that the registry was launched, 44, 217
individuals had registered for an ORCID iD; We reached 10 million
records in 2020; Today there are 15 million records
We launched
with four staff and now have 37 full-time staff among 14 countries.
We’ve had
two executive directors over ten years with nearly 100 years of
combined experience in scholarly publishing, digital infrastructure,
and organizational leadership.
In 2012, we
had a goal of acquiring 17 members in 2012, and we ended the year
with 27. Today there are 1.3 thousand members spanning 55 countries.
Members in the Global Consortia now equal 74% of our total members.
We ended
our first year with eight integrations, and today we have completed
more than 4,000 live ORCID integrations.
In 2012,
the Support team responded to 625 requests; in 2021 we cleared
nearly 70,000 user support tickets, an average of over 1,300 a week.
In 2021 we also started to measure user support satisfaction,
establishing a baseline of 93% satisfaction with a 24% response
rate.
ORCID had
1,200 Twitter followers in 2012, and today we have 49.1K.
In 2019,
ORCID broke even. In both 2020 and 2021, we posted a surplus.
Looking Ahead: Increasing
Participation and Value, Maintaining Trust
One of ORCID’s
proudest achievements is the creation of the Global Participation
Program, which was launched in May. The premise of it is to leverage
ORCID’s start-up loans, some of which were generously forgiven by
10 original funders, with the goal of helping to level the playing
field among research institutions in low-and middle-income countries,
as defined by the World Bank. This means that more research
institutions in the Global South and other underrepresented regions
will have access to ORCID membership and integration resources grants
to help with ORCID adoption and integrations.
Just last month
we launched our first call for proposals for the Global Participation
Fund grant program, which offers grants for community development and
outreach as well as technical integration. Looking ahead to the next
10 years, we anticipate a more diverse global research ecosystem with
healthy participation among researchers from underrepresented
countries, irrespective of their country’s GDP.
ORCID is
constantly listening to the community and thinking about what our
members need, anticipating changes, and incorporating them into our
workflows. This is why both Increasing Value for Members and
Researchers and Maintaining Trust and Integrity are among our four
strategic priorities. Members can expect to see more resources
available to them, such as the I’m a Member, Now What?! webinar
series that launched this year, adjustments to make the registry more
accessible, and tightened security for OAuth sign-ins, and more.
Working
with our PID Community
As a
community-built organization, ORCID prioritizes working with our
community stakeholders in as many ways as we can. Throughout our
history this has taken on many different forms, from community
workshops, conferences, town halls, and working groups of all kinds.
Perhaps our most
notable, and memorable, community event was “PIDapalooza”—an
open festival of scholarly research and persistent identifiers—that
was developed in collaboration with California Digital Library,
Crossref, and DataCite. We believed that bringing together everyone
who was working with PIDs for an intense program of discussions,
demos, workshops, brainstorming, and updates on the state-of-the-art
would catalyze the development of PID community tools and services.
Taking its cue
from its namesake, Lollapalooza, PIDapalooza was a fun, energetic,
and interactive event with consistently positive feedback from
participants. In November 2016, the inaugural event was held in
Reykjavik, Iceland, and in subsequent years it was held in Spain,
Ireland, and Portugal. Finally, in 2021, as the global pandemic
carried into its second year and prevented in-person gatherings, we
again worked with California Digital Library (CDL), Crossref,
DataCite, adding NISO to the team to transform the highly successful
in-person conference into virtual 24-hour event with 1,163 registered
attendees, of which 890 attended live from 38 countries, with 92
sessions across three tracks in seven languages.
Currently, staff
from ORCID, Crossref, and DataCite have begun working closely
together on a regular basis to identify and act on opportunities for
closer collaboration in the areas of product development, community
engagement and membership, communications and messaging, and
operations.
Researchers
at the Center
Reflecting on
our history is important for many reasons, namely that to see where
we’re going, we need to see clearly where we’ve been. Taking time
to pause and reflect helps us envision the possibilities for the next
decade and beyond.
Just as we are
proud of the ways in which ORCID has grown and changed in 10 years,
we are also proud of the ways in which ORCID has remained constant
and unchanging, particularly in that researchers have always remained
at the center of our galaxy. As new use cases of PIDs are constantly
emerging, we remain committed to providing a robust platform for
uniquely identifying researchers whose contributions can go farther,
faster, with full control over an ORCID record that will live on in
perpetuity, so that it can serve them throughout their entire
careers.
Has ORCID
benefited you over the last decade? Let us know by sharing your
experience on Twitter. Tag @ORCID_org and use the hashtag #ORCIDat10.
We’ll reshare some of the stories from our community to celebrate
this milestone. Thanks for being a part of our journey! We look
forward to the next 10 with you.
Author
Élan
Young
Élan creates
and manages the distribution of content for ORCID’s blog, website,
social media accounts, and other channels to promote awareness of the
organization and foster engagement with ORCID’s community.
Dịch: Lê Trung Nghĩa
letrungnghia.foss@gmail.com