Thứ Ba, 31 tháng 10, 2023

Khung năng lực Tài nguyên Giáo dục Mở - công cụ giúp nâng cao vai trò của Giáo dục Mở trong xây dựng xã hội học tập, học tập suốt đời

Open Educational Resources Competency Framework - a tool to help enhance the role of Open Education in building a learning society, lifelong learning



***

Tóm tắt: Tài nguyên giáo dục mở là nền tảng của giáo dục mở. Vai trò của giáo dục mở trong xây dựng xã hội học tập, học tập suốt đời sẽ được nâng cao khi mọi công dân trong xã hội đều có cơ hội giành được các năng lực tài nguyên giáo dục mở. Khung năng lực tài nguyên giáo dục mở là công cụ giúp giải quyết vấn đề này.

Các từ khóa: giáo dục mở (GDM), tài nguyên giáo dục mở (TNGDM), khung năng lực tài nguyên giáo dục mở (KNL TNGDM), xã hội học tập, học tập suốt đời.

Abstract: Open educational resources are the foundation of open education. The role of open education in building a learning society, lifelong learning will be enhanced when every citizen in society has the opportunity to acquire open educational resource competencies. The Open Educational Resource Competence Framework is a tool to help address this issue.

Keywords: open education (OE), open educational resources (OER), open educational resource competence framework, learning society, lifelong learning.

1. Đặt vấn đề

Giáo dục Mở (GDM) là gì, gồm những thành phần nào và vì sao nó có thể có vai trò trong xây dựng xã hội học tập, học tập suốt đời. Liệu có công cụ sẵn có nào đã được phát triển trên thế giới để có thể dựa vào đó mà tùy chỉnh nhằm giúp nhanh chóng và hiệu quả trong việc nâng cao vai trò của GDM trong xây dựng xã hội học tập, học tập suốt đời phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam hay không?

2. Cơ sở lý luận

Tuyên bố GDM Cape Town 2007 và định nghĩa GDM của Liên minh Xuất bản Học thuật và Tài nguyên Hàn lâm - SPARC (Scholarly Publishing and Academic Resources Coalition) đều khẳng định TNGDM là nền tảng của GDM.

Vào năm 2007, những người ủng hộ Giáo dục Mở (GDM)/Tài nguyên Giáo dục Mở (TNGDM) trên thế giới đã nhóm họp tại Cape Town, Nam Phi, và đã đưa ra Tuyên bố Giáo dục Mở Cape Town 2007[1], đánh dấu một trong những cột mốc quan trọng nhất trong chương trình nghị sự quốc tế của GDM và TNGDM.

Tuyên bố ủng hộ mạnh mẽ GDM/TNGDM, khuyến khích các nhà giáo dục và những người học trở thành những người tham gia tích cực trong phong trào GDM và kêu gọi tất cả các bên tham gia đóng góp phát triển các tài nguyên giáo dục và phát hành chúng như là TNGDM.

Tuyên bố nêu: GDM không có giới hạn chỉ cho TNGDM. Nó cũng dựa vào các công nghệ mở để tạo thuận lợi cho học tập cộng tác, mềm dẻo và chia sẻ mở các thực hành dạy học để trao quyền cho các nhà giáo dục nhằm hưởng lợi từ những ý tưởng tốt nhất từ các đồng nghiệp của họ. Nó có thể cũng phát triển để bao gồm cả các cách tiếp cận mới về đánh giá, công nhận và học tập cộng tác.

Tuyên bố đưa ra 3 chiến lược nhằm gia tăng sự vươn tới và tác động của TNGDM:

  1. Các nhà giáo dục và những người học: Trước hết, chúng tôi khuyến khích các nhà giáo dục và những người học tích cực tham gia vào phong trào giáo dục mở đang nổi lên. Việc tham gia bao gồm: tạo lập, sử dụng, tùy biến thích nghi và cải thiện tài nguyên giáo dục mở; ôm lấy các thực hành giáo dục mở được xây dựng xung quanh sự cộng tác, phát hiện và tạo lập tri thức; và mời các bạn ngang hàng và các đồng nghiệp cùng tham gia vào. Việc tạo lập và sử dụng các tài nguyên mở nên được coi là phần không thể thiếu đối với giáo dục và nên được hỗ trợ và thưởng tương xứng.

  2. Tài nguyên giáo dục mở: Thứ hai, chúng tôi kêu gọi các nhà giáo dục, tác giả, nhà xuất bản và các cơ sở phát hành mở các tài nguyên của họ. Các tài nguyên giáo dục mở đó nên được chia sẻ tự do qua các giấy phép mở để tạo thuận lợi cho bất kỳ ai để sử dụng, tùy chỉnh, dịch, cải tiến và chia sẻ. Các tài nguyên nên được xuất bản ở các định dạng tạo thuận lợi cho sử dụng và soạn sửa, và thích nghi được với sự đa dạng các nền tảng kỹ thuật. Bất kỳ khi nào có thể, chúng cũng nên là sẵn sàng ở các định dạng sao cho những người khuyết tật và những người còn chưa có sự truy cập tới Internet cũng truy cập được.

  3. Chính sách giáo dục mở: Thứ ba, các chính phủ, các ban lãnh đạo các trường học, các trường cao đẳng và đại học nên làm cho GDM trở thành ưu tiên cao. Lý tưởng, các tài nguyên giáo dục được những người đóng thuế cấp tiền nên là các TNGDM. Các quy trình công nhận và áp dụng nên trao sự ưu tiên cho TNGDM. Các kho tài nguyên giáo dục nên tích cực đưa vào và nhấn mạnh các TNGDM trong các bộ sưu tập của chúng.

Tuyên bố Cape Town cho thấy TNGDM chính là nền tảng của GDM, như được khẳng định trong định nghĩa GDM của Liên minh Xuất bản Học thuật và Tài nguyên Hàn lâm - SPARC (Scholarly Publishing and Academic Resources Coalition)[2] như sau:

Giáo dục Mở xoay quanh các tài nguyên, công cụ và thực hành là không có các rào cản về tài chính, pháp lý và kỹ thuật và có thể hoàn toàn được sử dụng, chia sẻ và tùy chỉnh trong môi trường (kỹ thuật) số. Nền tảng của Giáo dục Mở là Tài nguyên Giáo dục Mở (TNGDM).

3. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu

Tập trung vào các khía cạnh có liên quan tới TNGDM như là đối tượng nghiên cứu, cùng với giả thuyết là có các tài liệu về TNGDM sẵn có trên Internet và có liên quan tới xã hội học tập, học tập suốt đời cũng như KNL TNGDM, tiến hành phân tích/tổng hợp và dịch (nếu cần) các thông tin từ các tài liệu thu thập được. Bằng cách đó đã có được kết quả ban đầu như được trình bày bên dưới đây.

4. Tài liệu ‘Khuyến nghị TNGDM của UNESCO’ 2019[3] với các khuyến nghị đề cập tới vai trò của TNGDM trong xây dựng xã hội học tập, học tập suốt đời

Ngày 25/11/2019, Khuyến nghị TNGDM của UNESCO đã được 193 quốc gia thành viên của nó thông qua, biến TNGDM trở thành một xu thế không thể đảo ngược của thế giới ngày nay. Khuyến nghị đã đưa ra những điều chính sau:

4.1. Định nghĩa TNGDM

Định nghĩa TNGDM trong Khuyến nghị được nêu bằng 2 đoạn sau:

  • TNGDM là các tư liệu dạy, học và nghiên cứu ở bất kỳ định dạng và phương tiện nào mà nằm trong phạm vi công cộng hoặc có bản quyền đã được phát hành theo một giấy phép mở, cho phép những người khác không mất chi phí để truy cập, sử dụng lại, tái mục đích, tùy chỉnh và phân phối lại.

  • Giấy phép mở tham chiếu tới giấy phép tôn trọng các quyền sở hữu trí tuệ của người nắm giữ bản quyền và đưa ra sự cho phép trao cho công chúng các quyền để truy cập, sử dụng lại, tái mục đích, tùy chỉnh và phân phối lại các tư liệu giáo dục.

Với định nghĩa như được nêu ở đây thì TNGDM chắc chắn sẽ mang lại nhiều lợi ích cho cả các nhà giáo dục, người học và cơ sở giáo dục[4], bất kể là chính quy, phi chính quy, không chính quy hay học tập suốt đời, và cho xã hội học tập nói chung.

4.2. Các lĩnh vực hành động được khuyến nghị

Có 5 lĩnh vực hành động được khuyến nghị, gồm:

  1. Xây dựng năng lực: phát triển năng lực của tất cả các bên tham gia đóng góp chính cho giáo dục để tạo lập, truy cập, sử dụng lại, tái mục đích, tùy biến thích nghi, và phân phối lại TNGDM, cũng như để sử dụng và áp dụng các giấy phép mở theo cách thức ổn định với pháp luật bản quyền quốc gia và các bổn phận quốc tế;

  2. Phát triển chính sách hỗ trợ: khuyến khích các chính phủ, các nhà chức trách và các cơ sở giáo dục áp dụng thường xuyên khung công việc hỗ trợ cho việc cấp phép mở cho các tư liệu giáo dục và nghiên cứu được nhà nước cấp vốn, phát triển các chiến lược để xúc tác cho sử dụng và tùy chỉnh TNGDM để hỗ trợ cho giáo dục chất lượng cao, bao hàm toàn diện và học tập suốt đời cho tất cả mọi người, được nghiên cứu thích hợp trong lĩnh vực này hỗ trợ;

  3. Truy cập hiệu quả, bao hàm toàn diện và công bằng tới TNGDM chất lượng: hỗ trợ áp dụng các chiến lược và chương trình, bao gồm qua các giải pháp công nghệ thích hợp để đảm bảo TNGDM trong bất kỳ phương tiện nào được chia sẻ ở các định dạng và các tiêu chuẩn mở để tối đa hóa truy cập công bằng, đồng sáng tạo, giám tuyển, và khả năng tìm thấy được, bao gồm cho những người từ các nhóm dễ bị tổn thương và những người khuyết tật;

  4. Nuôi dưỡng sự sáng tạo các mô hình bền vững cho TNGDM: hỗ trợ và khuyến khích sáng tạo các mô hình bền vững cho TNGDM ở các mức quốc gia, khu vực và cơ sở, và lên kế hoạch và kiểm thử thí điểm các dạng thức bền vững mới của giáo dục và học tập;

  5. Khai thác và tạo thuận lợi cho hợp tác quốc tế: hỗ trợ hợp tác quốc tế giữa các bên tham gia đóng góp để tối thiểu hóa đúp bản không cần thiết trong các đầu tư phát triển TNGDM và để phát trriển kho toàn cầu các tư liệu giáo dục đa dạng, phù hợp với địa phương, nhạy cảm với giới tính, truy cập được trong nhiều ngôn ngữ và định dạng.

Một mặt, các lĩnh vực hành động được khuyến nghị (ii) Phát triển chính sách hỗ trợ; (iii) Truy cập hiệu quả, bao hàm toàn diện và công bằng tới TNGDM chất lượng; và (v) Khai thác và tạo thuận lợi cho hợp tác quốc tế rõ ràng đề cập tới vai trò của TNGDM trong việc xây dựng xã hội học tập, học tập suốt đời khi chúng nhằm tới việc hỗ trợ cho tất cả mọi người, bao gồm cả những người từ các nhóm dễ bị tổn thương và những người khuyết tật, có chú ý tới bình đẳng giới và đa dạng ngôn ngữ.

Mặt khác, các lĩnh vực hành động được khuyến nghị (i): xây dựng năng lực, và (iv) nuôi dưỡng sự sáng tạo các mô hình bền vững cho TNGDM cũng cần phải được đưa vào thực tế cuộc sống cho tất cả các bên liên quan, như được nêu ở điểm 4, phần I. Định nghĩa và phạm vi của tài liệu Khuyến nghị, gồm: các giảng viên, nhà giáo dục, người học, cơ quan chính phủ, các bậc phụ huynh, các nhà cung cấp và các cơ sở giáo dục, các nhân viên hỗ trợ giáo dục, các huấn luyện viên giảng dạy, những người làm chính sách giáo dục, các cơ sở văn hóa (như các thư viện, kho lưu trữ và viện bảo tàng) và những người sử dụng chúng, các nhà cung cấp hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông, các nhà nghiên cứu, các cơ sở nghiên cứu, các tổ chức xã hội (bao gồm các hiệp hội nghề nghiệp và sinh viên), các nhà xuất bản, các khu vực nhà nước và tư nhân, các tổ chức liên chính phủ, những người nắm giữ bản quyền và các tác giả, các nhóm truyền thông và phát thanh truyền hình và các cơ quan cấp vốn. Đây cũng chính là việc xây dựng năng lực và duy trì bền vững trong dài hạn TNGDM cho một xã hội học tập, học tập suốt đời.

Lưu ý là bài viết này chỉ nêu tiêu đề của các lĩnh vực hành động được khuyến nghị, trong khi trong tài liệu Khuyến nghị TNGDM của UNESCO, ứng với mỗi tiêu đề lĩnh vực hành động được nêu, là hàng loạt gợi ý làm thế nào các hành động được khuyến nghị nên được thực hiện và/hoặc tùy chỉnh cho phù hợp với điều kiện và/hoặc hoàn cảnh cụ thể của từng quốc gia.

5. Khung năng lực TNGDM

Tài nguyên giáo dục mở có tiềm năng biến đổi phi thường giúp đạt được Mục tiêu Phát triển Bền vững - SDG (Sustainable Development Goal) thứ 4 của Liên hiệp quốc: “Đảm bảo giáo dục chất lượng toàn diện và công bằng và thúc đẩy các cơ hội học tập suốt đời cho tất cả mọi người”. Trong khi nhận thức về TNGDM đang tiến hóa từng ngày, là cơ bản để có công cụ như Khung Năng lực Tài nguyên Giáo dục Mở (KNL TNGDM) giúp hiện thực hóa các năng lực cơ bản như tìm kiếm, sử dụng/sử dụng lại, tạo lập và chia sẻ TNGDM vào thực tế cuộc sống cả trong ngắn, trung và dài hạn cho tất cả mọi người; và quan trọng không kém, để trả lời cho câu hỏi: Ai thực sự có năng lực TNGDM để có thể thực sự giúp nâng cao vai trò của GDM trong xây dựng xã hội học tập, học tập suốt đời.

Là một quốc gia đi sau trong phong trào TNGDM, Việt Nam không nhất thiết phải ‘làm lại cái bánh xe’, mà có thể tùy chỉnh KNL TNGDM có sẵn trên thế giới cho phù hợp với điều kiện của mình, chẳng hạn như KNL TNGDM do Nhóm chuyên gia về TNGDM của Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ – IOF (Organisation Internationale de la Francophonie) trong Diễn đàn Tunis đã tạo ra[5], như được minh họa trên Hình 1.

Cấu trúc KNL TNGDM có thể được chia thành 5 lĩnh vực năng lực gồm: (1) D1 Làm quen với TNGDM; (2) D2 Tìm kiếm TNGDM; (3) D3 Sử dụng TNGDM; (4) D4 Tạo lập TNGDM; và (5) D5 Chia sẻ TNGDM. Các năng lực TNGDM, được xây dựng dựa vào kiến thức - kỹ năng - thái độ, và được đặt trong từng lĩnh vực năng lực gồm:

D1 Làm quen với TNGDM

D1.1 Phân biệt TNGDM với tài nguyên khác

D1.2 Liệt kê vài yếu tố về sự nổi lên của TNGDM

D1.3 Cân nhắc vai trò cụ thể trong phong trào TNGDM

D2 Tìm kiếm TNGDM

D2.1 Sử dụng công cụ tìm kiếm để tìm ra TNGDM

D2.2 Lựa chọn TNGDM thích hợp

D3 Sử dụng/Sử dụng lại TNGDM

D3.1 Phân biệt các dạng giấy phép Creative Commons khác nhau

D3.2 Tôn trọng các điều khoản của các giấy phép Creative Commons

D4 Tạo lập TNGDM

D4.1 Thiết kế TNGDM

D4.2 Sửa lại TNGDM

D4.3 Pha trộn TNGDM

D4.4 Cùng tạo lập TNGDM

D5 Chia sẻ TNGDM

D5.1 Chọn giấy phép cho TNGDM

D5.1 Gắn giấy phép cho TNGDM

D5.3 Xuất bản TNGDM

D5.4 Quảng bá TNGDM

KNL TNGDM, giống như nhiều KNL khác, bản thân nó thường có những đặc điểm sau đây:

  • KNL là một khung tham chiếu, cho phép các quốc gia/tổ chức/cơ sở/công ty có thể tùy chỉnh cho phù hợp với bối cảnh của mình.

  • KNL thường không đi một mình, mà đi cùng với: (1) công cụ (tự) đánh giá năng lực trong KNL và thường được phát triển ở dạng một phần mềm web sao cho các kết quả (tự) đánh giá là có tức thì ngay sau khi gửi bản (tự) đánh giá để biết được người được đánh giá còn yếu ở (các) năng lực nào và cần phải được đào tạo cái gì để có được (các) năng lực đó; và (2) chương trình đào tạo với các nội dung cụ thể để có được từng năng lực trong KNL theo từng mức thông thạo khác nhau, chẳng hạn như: (1) cơ bản; (2) trung bình; (3) cao; (4) chuyên gia.

  • KNL là một khung lý thuyết, cần phải được triển khai trong thực tế và qua đó có được các phản hồi để dựa vào đó tinh chỉnh cho bản thân KNL đó cũng như công cụ đánh giá năng lực cho các phiên bản sau ngày càng sát hơn với thực tế.


Hình 1
. KNL TNGDM của IOF

Thông thường, có 5 bước triển khai để đưa bất kỳ KNL có nguồn gốc nước ngoài nào, bao gồm cả KNL TNGDM như ở đây vào thực tế cuộc sống, chúng gồm:

  1. Bản địa hóa, tùy chỉnh và đặc tả từng lĩnh vực năng lực và từng năng lực.

  2. Đánh giá năng lực để tìm ra các điểm mạnh/yếu và mức thông thạo của từng cá nhân đối với từng năng lực bằng việc sử dụng công cụ (tự) đánh giá năng lực.

  3. Huấn luyện huấn luyện viên cho những ai phải xây dựng năng lực cho mình.

  4. Đào tạo năng lực cho những người sử dụng đầu cuối.

  5. Công nhận và chứng thực các năng lực đạt được.

6. Thảo luận

Sơ đồ KNL TNGDM như trên Hình 1 mới dừng ở mức một khung khái niệm, cần phải được chi tiết hóa hơn nữa, chẳng hạn như bổ sung thêm các mô tả, hướng dẫn và/hoặc ví dụ cụ thể đi kèm với từng năng lực, để có thể trở thành một KNL TNGDM hoàn chỉnh; cùng với năm bước triển khai KNL TNGDM để đưa nó vào thực tế cuộc sống cũng đặt ra nhiều câu hỏi thảo luận, vài trong số đó được nêu ở đây, chẳng hạn như:

  • Đặc tả từng lĩnh vực năng lực và từng năng lực như thế nào?

  • Xây dựng bảng các câu hỏi (tự) đánh giá năng lực TNGDM như thế nào?

  • Cách đánh giá năng lực TNGDM dựa vào bảng câu hỏi như thế nào?

  • Xây dựng chương trình đào tạo tương ứng từng năng lực của KNL như thế nào?

  • Tổ chức nào có trách nhiệm công nhận và chứng thực KNL?

  • Làm thế nào để triển khai hiệu quả KNL TNGDM khi chưa/không có chính sách cấp phép mở ở cấp quốc gia/cơ sở?

7. Kết luận và gợi ý

Vai trò của GDM trong xây dựng xã hội học tập, học tập suốt đời chắc chắn sẽ được nâng cao nếu cả 5 lĩnh vực hành động được khuyến nghị trong tài liệu Khuyến nghị TNGDM của UNESCO đã được 193 quốc gia thành viên của nó nhất trí thông qua trong năm 2019 đều được tạo điều kiện để hiện thực hóa trong thực tế cuộc sống càng sớm và càng tích cực càng tốt, trong đó nên có việc triển khai KNL TNGDM sẵn có (được tùy chỉnh cho phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của Việt Nam) do Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ sáng tạo ra từ 2016, càng nhanh và càng rộng càng tốt trong tất cả các cơ sở giáo dục mọi cấp học, bất kể chính quy, phi chính quy, không chính quy, hay học tập suốt đời.

Vì việc cấp phép mở nằm trong định nghĩa của TNGDM và là các thành phần không thể thiếu trong cấu trúc của KNL TNGDM, thể hiện ở các năng lực chọn và gắn giấy phép cho TNGDM (trong lĩnh vực năng lực chia sẻ TNGDM), để nhanh chóng thúc đẩy ứng dụng và phát triển TNGDM, gợi ý cấp bách xây dựng chính sách cấp phép mở ở các mức quốc gia/cơ sở giáo dục cho các tài nguyên/dữ liệu được tạo ra từ tiền ngân sách nhà nước cấp, tất nhiên có loại trừ các tài nguyên/dữ liệu liên quan tới bí mật/an ninh quốc gia, quyền riêng tư của công dân và/hoặc bất kỳ điều cấm kỵ nào khác được pháp luật nêu rõ ràng; đi kèm với điều đó là chính sách ưu đãi/khen thưởng thỏa đáng cho (các) tác giả đã tạo ra các tài nguyên/dữ liệu nguyên bản gốc ban đầu đó.

KNL TNGDM đứng một mình hầu như sẽ không có ý nghĩa gì nhiều. Vì vậy, cần xây dựng bộ 3 sản phẩm: KNL TNGDM, công cụ đánh giá năng lực TNGDM và chương trình đào tạo năng lực TNGDM ở cả các mức quốc gia/cơ sở, và gợi ý, theo cách tiếp cận một khung tham chiếu chung để các cơ sở có thể dựa vào khung chung đó mà tùy chỉnh phù hợp với bối cảnh, nguồn lực và sự phát triển của từng cơ sở theo từng giai đoạn, biết rằng để có đầy đủ các năng lực TNGDM ở tất cả các mức thông thạo khác nhau không phải là công việc có thể đạt được ngay trong một sớm một chiều.

Tài liệu tham khảo

[1] Capetowndeclaration.org: Cape Town Open Eduction Declaration 10th Anniversary: https://www.capetowndeclaration.org/wp-content/uploads/cpt10-booklet.pdf. Bản dịch sang tiếng Việt: https://www.dropbox.com/s/skvnxnc64m82vz6/cpt10-booklet-Vi-04122018.pdf?dl=0

[2] SPARC: Open Education: https://sparcopen.org/open-education/

[3] UNESCO, 2019: Certified Copy of the Recommendation on Open Educational Resources (OER): https://unesdoc.unesco.org/ark:/48223/pf0000373755/PDF/373755eng.pdf.multi.page=3. Bản dịch từ tiếng Anh sang tiếng Việt: https://www.dropbox.com/s/o6lml26uw88ear2/DCPMS_U1911920_Vi-04122019.pdf?dl=0

[4] Trang Giáo dục Mở - Tài nguyên Giáo dục Mở: Lợi ích của Tài nguyên Giáo dục Mở: https://giaoducmo.avnuc.vn/giao-duc/loi-ich-cua-tai-nguyen-giao-duc-mo-290.html

[5] Open Educational Resources (OER) expert group of the International Organisation of La Francophonie IOF at the Tunis Forum: Open Educational Resources Competency Framework: https://unesdoc.unesco.org/ark:/48223/pf0000266159_eng; CC BY 4.0.

 


Giấy phép nội dung: CC BY 4.0 Quốc tế

Tự do tải về bài viết định dạng PDF ở địa chỉ DOI: 10.5281/zenodo.10059828

Tự do tải về bài trình chiếu tại hội thảo ở địa chỉ:

Tweet: https://twitter.com/nghiafoss/status/1719529326591574124

Lê Trung Nghĩa, ORCID: https://orcid.org/0009-0007-7683-7703

Viện Nghiên cứu, Đào tạo và Phát triển Tài nguyên Giáo dục Mở (InOER)

Hiệp hội các trường đại học cao đẳng Việt Nam (AVU&C)

(Bài viết cho Hội thảo khoa học quốc gia: Vai trò của Giáo dục Mở trong xây dựng xã hội học tập ở Việt Nam, do Trường Đại học Mở Hà Nội tổ chức ngày 01/11/2023).

Xem thêm:



Thứ Hai, 30 tháng 10, 2023

Những người tiên phong về Văn hóa Mở: Nhìn lại cách truy cập mở đã xảy ra ở 3 người áp dụng sớm


Photo of Central Building from North East.” is marked with CC0 1.0.

Pioneers of Open Culture: A look back at how open access happened at three early adopters

by Brigitte Vézina, Michael Weinberg

Posted 12 January 2023

Theo: https://creativecommons.org/2023/01/12/pioneers-of-open-culture-a-look-back-at-how-open-access-happened-at-three-early-adopters/

Bài được đưa lên Internet ngày: 12/01/2023

Bạn đã bao giờ tự hỏi làm thế nào một số cơ sở di sản văn hóa đầu tiên bắt tay vào hành trình truy cập mở của họ chưa? Michael Weinberg, Giám đốc điều hành của Trung tâm Engelberg về Luật & Chính sách Đổi mới tại NYU Law, đã nói chuyện với ba cơ sở lớn đã giúp định hình phong trào GLAM/văn hóa mở sớm để tìm ra. Đây là những gì anh ấy tìm thấy.

Danh sách các Phòng trưng bày, Thư viện, Kho lưu trữ, và Viện bảo tàng - GLAM (Galleries, Libraries, Archives, and Museums) với các chương trình truy cập mở dài thêm ra mỗi ngày. Tuy nhiên, các chương trình đó không tự nó xảy ra. Chúng là kết quả của công việc từ các nhóm bên trong và bên ngoài cơ sở đó.

Tương tự như những điều chung họ tạo ra, các chương trình truy cập mở được xây dựng dựa trên nhau. Từng chương trình truy cập mở được khởi xướng ngày nay sử dụng các kinh nghiệm học được từ các chương trình trước đó.

“Những người tiên phong của Văn hóa Mở” gồm 3 trường hợp điển hình của những người áp dụng sớm GLAM mở. Nó xem xét vài cơ sở đã tạo ra các chương trình truy cập mở trong những ngày đầu của phong trào này.

Phòng trưng bày Nghệ thuật Quốc gia (Mỹ), Bảo tàng Nghệ thuật Statens và Thư viện Công cộng New York là các cơ sở khác nhau. Họ có các mô hình cấp vốn khác nhau, các mối quan hệ khác nhau với chính phủ và các phong cách tham gia của công chúng khác nhau. Trong những năm kể từ khi họ bắt đầu, các chương trình truy cập mở của họ đã có những hướng đi khác nhau. Tuy nhiên, cả ba đều đi tiên phong trong các phiên bản chương trình truy cập mở thành công của riêng họ.

Không ai trong số các cơ sở này tuyên bố đã xây dựng chương trình của họ một mình. Họ là một phần của cộng đồng, các cuộc thảo luận và thực tiễn phát triển cùng với họ. Đồng thời, các cơ sở này điều hướng môi trường của họ với ít mô hình hơn so với hiện nay. Điều đó buộc họ phải học những bài học mà các cơ sở ngày nay có thể coi là đương nhiên. Những nghiên cứu trường hợp này giúp làm sáng tỏ quá trình đó.

Những người tiên phong về Văn hóa Mở không phải là một phân tích toàn diện về chương trình truy cập mở của từng cơ sở. Nó cũng không khám phá tất cả các cơ sở đã đóng góp cho những ngày đầu của phong trào văn hóa mở. Thay vào đó, nó là sự khám phá xem một số người tạo ra và vận hành các chương trình này hiểu công việc của họ như thế nào. Mục tiêu là cung cấp một cửa sổ vào quy trình. Cửa sổ này có thể giúp ích cho những ai muốn đi theo con đường tương tự.

Mặc dù mỗi trường hợp nghiên cứu đều có những kết luận cụ thể đối một cơ sở, nhưng một số điểm chung bắt đầu xuất hiện:

Các vấn đề hạ tầng kỹ thuật số

Các chương trình truy cập mở thành công được xây dựng trên nền tảng kỹ thuật số kết hợp trực tiếp với các quyền và nhận thức về quyền. Việc thiết kế lại các hệ thống số là cơ hội để xây dựng khả năng mở vào DNA của cơ sở. Các chương trình phụ trợ kỹ thuật số được thiết kế tốt cũng giúp dễ dàng thử nghiệm các dự án nhỏ hơn, không phải chỉ thực hiện một lần mà được tích hợp chặt chẽ vào cơ sở hạ tầng công nghệ của cơ sở.

Thử nghiệm là quan trọng

Các bộ sưu tập rất đa dạng và người dùng quan tâm đến chúng cũng vậy. Các chương trình truy cập mở thành công khi có không gian để thử những điều mới và tạo ra nhiều điểm truy cập vào các bộ sưu tập của cơ sở. Điều này đúng với những thành viên của công chúng muốn khám phá bộ sưu tập. Điều đó cũng đúng với các bên liên quan nội bộ, những người muốn hiểu truy cập mở có thể giúp họ đạt được các mục tiêu riêng của họ như thế nào. Không gian có hình thức hỗ trợ tài chính từ bên trong và bên ngoài cơ sở. Nó cũng chiếm không gian của một môi trường thể chế luôn chào đón sự thử nghiệm.

Làm cho những điều dễ dàng trở nên dễ dàng

Các chương trình truy cập mở có thể là thách thức để xây dựng và duy trì. Công nghệ phải được xây dựng. Bộ sưu tập phải được thiết kế. Tình trạng quyền phải được ghi lại. Điều đó khiến việc sử dụng các công cụ giúp mọi việc trở nên dễ dàng hơn bất cứ khi nào chúng tồn tại là điều quan trọng. Những công cụ đó bao gồm các công cụ pháp lý, chẳng hạn như công cụ hiến tặng vào phạm vi công cộng CC0, và các công cụ kỹ thuật, chẳng hạn như phần mềm nguồn mở. Độ tin cậy của các công cụ này cho phép các nhóm tập trung vào phần cứng của việc tạo các bộ sưu tập truy cập mở.

“Những người tiên phong của Văn hóa Mở” mang lại màu sắc và bối cảnh cho lịch sử truy cập mở. Hy vọng rằng, sự hiểu biết rằng lịch sử có thể giúp đẩy nhanh các chương trình truy cập mở chưa được tạo ra và khuyến khích mọi người bắt tay vào việc chia sẻ di sản văn hóa trên toàn thế giới tốt hơn.

Đọc toàn bộ tài liệu

Cần biết thêm điều gì hoặc tham gia vào chương trình văn hóa mở của CC? Liên hệ: info@creativecommons.org

Ever wondered how it must have been for some of the first cultural heritage institutions to embark on their open access journey? Michael Weinberg, Executive Director of the Engelberg Center on Innovation Law & Policy at NYU Law, talked to three major institutions that helped shape the early open GLAM / open culture movement to find out. Here’s what he found.

The list of Galleries, Libraries, Archives, and Museums (GLAMs) with open access programs gets longer every day. However, those programs don’t just happen. They are the result of work from teams inside and outside of the institution.

Like the commons they create, the open access programs build on one another.  Each open access program launched today uses lessons learned from programs that came before.

Pioneers of Open Culture” contains three case studies of open GLAM early adopters.  It examines some of the institutions that created open access programs in the early days of the movement.

The National Gallery of Art (United States), Statens Museum for Kunst, and New York Public Library are different institutions. They have different funding models, different relationships to government, and different styles of public engagement.  In the years since they started, their open access programs have taken different directions.  However, all three pioneered their own versions of successful open access programs.

None of these institutions would claim to have built their programs alone.  They were part of communities, discussions, and practices that evolved along with them.  At the same time, these institutions navigated their environment with many fewer models than are available today.  That forced them to learn lessons that today’s institutions can take for granted.  These case studies help shed light on that process.

Pioneers of Open Culture is not a comprehensive analysis of each institution’s open access program.  It also does not explore all of the institutions that contributed to the early days of the open culture movement.  Instead, it is an exploration of how some of the people who created and operated these programs understood their work.  The goal is to provide a window into the process. This window might help those who want to follow similar paths.

While each case study has conclusions specific to the institution, a few points of commonality do begin to emerge:

Digital Infrastructure Matters

Successful open access programs are built on digital foundations that directly incorporate rights and rights awareness.  Digital systems redesigns were opportunities to build the possibility of open into an institution’s DNA.  Well designed digital backends also made it easier to experiment with smaller projects that were not true one-offs, but rather closely integrated into the institution’s technology infrastructure.

Experimentation is Important.

Collections are diverse, as are the users who are interested in them. Open access programs succeed when there is space to try new things, and create multiple points of entry into an institution’s collections. This is true for members of the public who want to explore the collection.  It is also true of internal stakeholders who want to understand how open access can help them achieve their own goals.  Space takes the form of financial support from within and without the institution.  It also takes the space of an institutional environment that is welcoming to experimentation.

Make the Easy Things Easy.

Open access programs can be challenging to construct and sustain.  Technology must be built.  Collections must be designed.  Rights statuses must be documented.  That makes it important to use tools that make things easier whenever they exist.  Those tools include legal tools, such as the CC0 public domain dedication, and technical tools, such as open source software.  The reliability of these tools allows teams to focus on the hard parts of creating open access collections.

Pioneers of Open Culture” brings color and context to the history of open access.  Hopefully, understanding that history can help accelerate open access programs yet to be created, and encourage people to embark on better sharing of cultural heritage worldwide.

Read the full document

What to know more or get involved in CC’s open culture program? Reach out: info@creativecommons.org

Dịch: Lê Trung Nghĩa

letrungnghia.foss@gmail.com

Chủ Nhật, 29 tháng 10, 2023

Sự khởi đầu bận rộn của năm Văn hóa Mở ở CC! Bản cập nhật


nonfigurative painting by Lazur URH licensed CC0 1 00

It’s been a busy start of the year for open culture at CC! Here’s an update

by Brigitte Vézina

Posted 02 February 2022

Theo: https://creativecommons.org/2022/02/02/cc-open-culture-february-updates/

Bài được đưa lên Internet ngày: 02/02/2022

Kể từ tháng 6/2021, nhờ vào trợ cấp từ Quỹ Arcadia, Creative Commons đã và đang phát triển chương trình Văn hóa Mở / Open GLAM (bản dịch sang tiếng Việt) của chúng tôi để giúp biến đổi các cơ sở và hỗ trợ họ khi họ ôm lấy văn hóa mở và tất cả những lợi ích nó tạo ra cho họ và các cộng đồng của họ. Nhiệm vụ cốt lõi của chúng tôi là để xúc tác cho các phòng trưng bày, thư viện, kho lưu trữ, và viện bảo tàng - GLAM (Galleries, Libraries, Archives and Museums) chia sẻ các bộ sưu tập của họ trên trực tuyến càng tự do và mở càng tốt theo các cách thức có sự tham gia, tương tác, bền vững, có đạo đức, và công bằng.

Đây là tổng quan những gì chúng tôi đã làm trong các tháng gần đây.

Open Culture VOICES

Open Culture VOICES Vlog của chúng tôi gồm một loạt các cuộc phỏng vấn ngắn với hàng tá các chuyên gia GLAM Mở từ khắp nơi trên thế giới, tất cả họ mang đến các quan điểm độc đáo của họ, với nhiều ngôn ngữ khác nhau, về việc mở ra nội dung di sản trên trực tuyến như thế nào. Chúng tôi đã hỏi tất cả các khách mời của chúng tôi 4 câu hỏi như nhau: (1) Lợi ích chính của GLAM Mở là gì? (2) Đâu là các rào cản? (3) Bạn có thể chia sẻ vài điều ai đó đã nói với bạn mà đã khai sáng cho bạn về GLAM Mở? (4) Bạn có thông điệp cá nhân nào cho những ai còn ngại ngùng mở ra các bộ sưu tập không? Các câu trả lời của họ hé lộ không chỉ các ưu điểm của GLAM Mở và sức mạnh chuyển tải của truy cập mở tới di sản văn hóa, mà còn cả các khó khăn trở ngại trên con đường đó. Đón xem 2 video mỗi tuần trên website của chúng tôi và trên các kênh phương tiện truyền thông xã hội.

Các công cụ phạm vi công cộng của GLAM

Trong Ngày Phạm vi Công cộng (Public Domain Day), chúng tôi đã khởi xướng Công cụ phạm vi công cộng của CC - Cần đánh giá, một khảo sát trên trực tuyến để kiểm thử liệu các công cụ của CC có phù hợp mục đích để làm cho di sản văn hóa sẵn sàng hay không. Chúng tôi đang tiếp cận tới những người thực hành và các chuyên gia GLAM để giúp tạo ra bức tranh rõ ràng hơn về sử dụng các công cụ phạm vi công cộng của CC, CC0 và Dấu Phạm vi Công cộng - PDM (Public Domain Mark). Các công cụ đó phục vụ để truyền đạt tình trạng phạm vi công cộng của nội dung và ra dấu hiệu nó có thể được sử dụng vì bất kỳ mục đích gì, miễn phí, không cần sự cho phép về bản quyền. Các GLAM là những người sử dụng chính các công cụ CC - gần 5 triệu tác phẩm từ các bộ sưu tập GLAM đã được phát hành sử dụng các công cụ của chúng tôi. Chúng tôi hướng tới việc học hỏi từ dữ liệu thu thập được, và hy vọng họ sẽ hướng dẫn chúng tôi ở đâu và khi nào hành động khi chúng tôi tiếp tục xây dựng và cải tiến hạ tầng chia sẻ để hỗ trợ cho việc chia sẻ tốt hơn di sản văn hóa. Khảo sát có thể được trả lời bằng tiếng Anh, Pháp, và Tây Ban Nha cho tới ngày 15/02/2022.

Lắng nghe câu chuyện mới nhất từ Tệp âm thanh Tư duy Mở của CC

Không quên Brigitte Vézina, Giám đốc Chính sách, Văn hóa Mở, và GLAM của CC, trong câu chuyện mới nhất về Tư duy Mở … từ Creative Commons. Chúng tôi thảo luận mọi điều bạn cần biết về chương trình Văn hóa Mở/GLAM Mở của Creative Commons và tin tức và các cơ hội thú vị chúng tôi có trong kho.

Các trường hợp điển hình GLAM

Vào tháng 10 năm ngoái, chúng tôi đã khởi xướng Lời kêu gọi Mở cho các trường hợp điển hình GLAM và đã mời các thành viên từ cộng đồng của chúng tôi chia sẻ các câu chuyện của họ từ các cơ sở ở Bán cầu Nam hoặc từ những người đã tham gia với các cộng đồng còn chưa có đại diện hoặc còn chưa được phục vụ đúng mức. Chúng tôi hướng tới việc xuất bản tám trường hợp điển hình thành công trong tháng này và chia sẻ các câu chuyện đầy cảm hứng của họ từ Brazil, Balan, Chile, Ấn Độ, Pakistan và Nigeria. Chúng tôi hy vọng phát hiện được đa dạng và toàn diện các địa điểm tham gia với cộng đồng GLAM Mở.

Khởi động cuộc thi nghệ thuật kết hợp của Văn hóa Mở

Việc chia sẻ mở thú vị ở chỗ tiềm năng hầu như vô hạn của nó để mở khóa sáng tạo khi mọi người khám phá, chia sẻ, và kết hợp di sản văn hóa. Khi nội dung là truy cập mở, bất kỳ ai cũng có thể sử dụng lại nó, xây dựng dựa vào nó, và sáng tạo bất kỳ điều gì mới và bất ngờ. Đó là ý tưởng đằng sau cuộc thi Nghệ thuật Kết hợp Văn hóa Mở sắp tới của chúng tôi. Những người tham gia sẽ được mời sử dụng lại các tác phẩm thuộc phạm vi công cộng hoặc được cấp phép mở như các tranh, ảnh, bản vẽ, .v.v. để sáng tạo các tác phẩm nghệ thuật gốc. Đây không chỉ là cách để trưng bày tính sáng tạo đương thời, mà còn là phương tiện để tìm hiểu tầm quan trọng của cơ sở hạ tầng của CC đối với việc phổ biến và phục hưng văn hóa.

Nền tảng GLAM của CC và các nhóm làm việc của nó

Nền tảng GLAM Mở của CC (bản dịch sang tiếng Việt) cung cấp không gian cho những người chuyên nghiệp về GLAM và các nhà biện hộ mở để chia sẻ các tài nguyên, thúc đẩy cộng tác và nâng cao nhận thức về truy cập mở tới di sản văn hóa. Chúng tôi ở CC may mắn làm việc với cộng đồng toàn cầu, và có nhiều cơ hội để tham gia. Chúng tôi duy trì các cuộc gọi hàng tháng, và trong suốt năm 2022, vài nhóm làm việc sẽ tham gia vào các thảo luận để xử lý các vấn đề đang nổi lên, như các bộ sưu tập di sản dân gian và bản địa, các tư liệu di sản từ các sáng kiến do cộng đồng dẫn dắt, tác động của việc sử dụng lại di sản văn hóa, việc bảo tồn di sản văn hóa đương thời, và các mô hình “ghi công” cho các tư liệu thuộc phạm vi công cộng. Các nhóm khác sẽ phát triển các tài nguyên thực hành, như biên mục và bảng chú giải của GLAM Mở. Nếu điều này là cần cho bạn, hãy chắc chắn trở thành thành viên của nền tảng và đăng ký với danh sách thư của chúng tôi.

Tài liệu chính sách về các GLAM của CC

CC ảnh hưởng đến chính sách toàn cầu nhằm hạ thấp các rào cản bản quyền (bản dịch sang tiếng Việt) đối với việc truy cập và tái sử dụng phổ biến di sản văn hóa được lưu giữ trong các GLAM. Chúng tôi làm việc để đảm bảo rằng các mối quan tâm, các lo ngại và các nhu cầu của công chúng và các GLAM trong việc hoàn thành sứ mệnh lợi ích công của họ được cân bằng với những thứ đó của những người nắm giữ các quyền theo một cách thức công bằng. Như một phần của nền tảng bản quyền (bản dịch sang tiếng Việt), chúng tôi đã phát triển một bản dự thảo chính sách tạm thời có tựa đề “Hướng tới việc chia sẻ tốt hơn di sản văn hóa - Chương trình nghị sự về cải cách bản quyền”. Nó có ý định như một điểm tham chiếu cho công việc biện hộ của CC trong cải cách bản quyền trong bối cảnh di sản văn hóa, với trọng tâm nhằm vào các vấn đề phát sinh trong môi trường kỹ thuật số. Hy vọng nó sẽ phục vụ để hỗ trợ cho cộng đồng CC trong các nỗ lực biện hộ khác nhau, hướng dẫn các nhà hoạch định chính sách trong quá trình làm luật của họ, và thông tin cho bất kỳ ai có quan tâm trong các vấn đề chính sách xoay quanh việc truy cập và sử dụng lại văn hóa và di sản văn hóa. Tài liệu thừa nhận vai trò then chốt của các GLAM trong việc bảo tồn và cung cấp quyền truy cập tới kiến thức và văn hóa cho tất cả các thành viên của xã hội. Nó sẽ rất sớm được xuất bản trên website của CC, hãy theo dõi không gian này!

Khởi xướng nhóm đầu tiên Chứng chỉ GLAM

Chương trình Chứng chỉ CC cung cấp các khóa học chuyên môn sâu về các giấy phép CC, các thực hành mở và các đặc tính của Những điều chung (Commons). Các khóa học gồm các tài liệu đọc, câu đố, thảo luận, và bài tập thực hành để phát triển các kỹ năng mở của người học. Vào ngày 31/01, CC đã chào đón nhóm chứng chỉ GLAM mới đầu tiên của mình. Chứng chỉ CC cho các GLAM là một khóa đào tạo phát triển nghề nghiệp cho các cơ sở hoặc các nhóm cộng đồng tham gia trong di sản văn hóa hoặc di sản tài liệu (Documentary Heritage). Khi nhiều GLAM hơn thích nghi với các khán thính phòng và người sử dụng trên trực tuyến, họ thường tìm kiếm các công cụ, sự tinh thông và sự hỗ trợ cộng đồng về pháp lý của CC. Các cơ sở di sản văn hóa chia sẻ mục tiêu chung với CC: để làm cho kiến thức và văn hóa là truy cập được toàn cầu. Trong chương trình Chứng chỉ CC cho GLAM, các thành viên cộng đồng sẽ phát triển khả năng truy cập mở tới di sản văn hóa. Họ sẽ phát triển sự hiểu biết sâu hơn về việc cấp phép mở và cân nhắc bản quyền với các dự án số hóa, Các tuyên bố Quyền, các Nhãn Kiến thức Truyền thống, làm việc với phạm vi công cộng, và hơn thế nữa. Những người tham gia Chứng chỉ CC cho GLAM cũng sẽ có được quyền truy cập tới cộng đồng toàn cầu những người chuyên nghiệp và các nhà hoạt động xã hội làm việc hướng tới những thay đổi tương tự về chính sách và văn hóa tại các cơ sở di sản văn hóa của riêng họ.

Có quan tâm để hiểu biết nhiều hơn về công việc của CC về di sản văn hóa? Hãy liên hệ: info@creativecommons.org.

Since June 2021, thanks to a grant by the Arcadia Fund, Creative Commons has been developing our Open Culture / Open GLAM program to help transform institutions and support them as they embrace open culture and all the benefits it creates for themselves and their communities. Our core task is to enable galleries, libraries, archives and museums (GLAMs) to share their collections online as freely and openly as possible in participatory, interactive, sustainable, ethical, and equitable ways. 

Here’s an overview of what we have been up to in recent months. 

Open Culture VOICES

Our Open Culture VOICES Vlog consists of a series of short interviews with dozens of open GLAM experts from around the world, who all bring their unique perspectives, in various languages, on what it is like to open up heritage content online. We asked all our guests the same four questions: (1) What are the main benefits of open GLAM? (2) What are the barriers? (3) Could you share something someone else told you that opened up your eyes and mind about open GLAM? (4) Do you have a personal message to those hesitating to open up collections? Their answers reveal not only the key advantages of open GLAM and the transformative power of open access to cultural heritage, but also the hurdles that stand in the way. Look out for two videos per week on our website and social media channels.

GLAM Public Domain Tools

On Public Domain Day, we launched the CC Public Domain Tools in GLAMs – Needs Assessment, an online survey to probe whether CC’s tools are fit-for-purpose to make cultural heritage available. We are reaching out to GLAM practitioners and experts to help create a clearer picture of the use of CCs’ public domain tools, CC0 and the Public Domain Mark (PDM). These tools serve to communicate the public domain status of content and indicate it can be used for any purpose, free of charge, without copyright permission. GLAMs are key users of CC tools — nearly 5 million works from GLAM collections have been released using our tools. We look forward to learning from the data gathered, and hope they will guide us on where and when to take action as we continue to build and improve the sharing infrastructure in support of better sharing of cultural heritage. The survey can be answered in English, French or Spanish until 15 February, 2022.

Listen to the latest episode of CC’s Open Minds Podcast

Don’t miss Brigitte Vézina, CC’s Director of Policy, Open Culture, and GLAM, on the latest episode of Open Minds… from Creative Commons. We discuss everything you need to know about the Creative Commons Open Culture / Open GLAM program and the new and exciting opportunities we have in store.

GLAM Case Studies 

In October last year, we launched an Open call for open GLAM case studies and invited members from our community to share their stories from institutions in the Global South or those involved with underrepresented or underserved communities. We look forward to publishing the eight successful case studies this month and sharing their inspiring stories from Brazil, Poland, Chile, India, Pakistan and Nigeria. We hope to discover diverse and inclusive avenues of engagement with the open GLAM community. 

Teaser of Open Culture Remix Art Contest

What is so exciting about open sharing is its almost limitless potential to unlock creativity as people discover, share, and remix cultural heritage. When content is openly accessible, anyone can reuse it, build upon it, and create something new and unexpected. That is the idea behind our upcoming Open Culture Remix Art contest. Participants will be invited to reuse public domain or openly licensed works like paintings, photographs, drawings, etc. to create original artworks. Not only is it a way to showcase contemporary creativity, it is also a means of canvassing the importance of CC’s infrastructure for the dissemination and revitalization of culture.

CC GLAM platform and its working groups

The CC Open GLAM Platform provides a space for GLAM professionals and open advocates to share resources, enhance collaboration and raise awareness about open access to cultural heritage. We at CC are lucky to work with a global community, and there are plenty of opportunities to get involved. We hold monthly calls, and over the course of 2022, several working groups will engage in conversations to tackle emerging issues, such as folklore and indigenous heritage collections, heritage materials from community-driven initiatives, the impact of reuse of cultural heritage, contemporary archiving of cultural heritage, and “attribution” models for public domain materials. Other groups will develop practical resources, like a bibliography and glossary of open GLAM. If this is for you, make sure to become a platform member and sign up to our mailing list.

CC policy paper on GLAMs 

CC influences global policy to bring down the copyright barriers to universal access and reuse of the cultural heritage held in GLAMs. We work to ensure that the interests, concerns and needs of the public and GLAMs in fulfilling their public-interest mission are balanced with those of rights holders in a fair manner. As part of the copyright platform, we have developed a draft policy paper provisionally entitled “Towards Better Sharing of Cultural Heritage — An Agenda for Copyright Reform.” It is intended as a reference point for CC’s advocacy work in copyright reform in the cultural heritage context, with a focus on issues arising in the digital environment. It will hopefully serve to support the CC community in various advocacy efforts, guide policymakers in their legislative processes, and inform anyone interested in the policy issues gravitating around access and reuse of culture and cultural heritage. The paper recognizes the pivotal roles of GLAMs in preserving and providing access to knowledge and culture to all members of society. It will be published on CC’s website very soon, so watch this space!

Launch of the first GLAM Certificate cohort

The CC Certificate program offers in-depth courses about CC licenses, open practices and the ethos of the Commons. Courses are composed of readings, quizzes, discussions, and practical exercises to develop learners’ open skills. On January 31, CC welcomed its first cohort of the new GLAM certificate. The CC Certificate for GLAMs is a professional development training for institutions or community groups engaged in cultural or documentary heritage. As more GLAMs adapt to increasingly online audiences and users, they often seek CC legal tools, expertise and community support. Cultural heritage institutions share a common goal with CC: to make knowledge and culture globally accessible. In the CC Certificate for GLAM, community members will develop capacity in opening access to cultural heritage. They will develop a deeper understanding of open licensing and copyright considerations with digitization projects, Rights Statements, Traditional Knowledge Labels, working with the public domain, and more. CC Certificate for GLAM participants will also gain access to a global community of professionals and activists working toward similar cultural and policy changes in their own cultural heritage institutions.

Interested in knowing more about CC’s work on cultural heritage? Get in touch: info@creativecommons.org.

Dịch: Lê Trung Nghĩa

letrungnghia.foss@gmail.com

Thứ Năm, 26 tháng 10, 2023

Hội thảo: Dữ liệu nghiên cứu Khoa học Mở và lưu trữ dữ liệu nghiên cứu Khoa học Mở


Ngày 27/10/2023, Trung tâm Công nghệ Thông tin, Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với Trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng tổ chức Hội thảo: Dữ liệu nghiên cứu Khoa học Mở và lưu trữ dữ liệu nghiên cứu Khoa học Mở. Sự kiện này nằm trong chuỗi các hội thảo cùng chủ đề, như đã diễn ra tại TP. Hồ Chí Minh ngày 13/09/2023 vừa qua.


Các bài tham luận tại hội thảo có thể xem và tải về tại các địa chỉ:

  • Dữ liệu nghiên cứu mở và các nguyên tắc dữ liệu FAIR, DOI: 10.5281/zenodo.8339722

  • Lưu trữ các kết quả nghiên cứu khoa học và gợi ý từ chương trình chuyển đổi sang Khoa học Mở của NASA. DOI: 10.5281/zenodo.8341435

Xem thêm:

Blogger: Lê Trung Nghĩa

letrungnghia.foss@gmail.com

Tọa đàm: Kết nối và chia sẻ dữ liệu theo nguyên tắc Mở và An toàn


Ngày 26/10/2023: Để tiếp tục triển khai chủ đề chuyển đổi số năm 2023 của thành phố (Khai thông các nguồn dữ liệu để tạo ra giá trị mới); Sở Thông tin và Truyền thông thành phố Đà Nẵng tổ chức buổi tọa đàm về “Kết nối và chia sẻ dữ liệu theo nguyên tắc Mở và An toàn”.

Các chủ đề, các bài toàn văn, và các bài trình chiếu có tại các đường liên kết sau:

1. Nghị định bảo vệ dữ liệu cá nhân và một vài gợi ý

2. Khung năng lực số và công cụ đánh giá năng lực số:

  • Chuyển đổi số giáo dục Việt Nam: năng lực số, văn hóa số và tính mở là điều kiện tiên quyết để thành công. DOI: 10.5281/zenodo.7980030, và

  • Giới thiệu các khung năng lực số và gợi ý cách xây dựng công cụ đánh giá năng lực số. DOI: 10.5281/zenodo.7980046.

Xem thêm:

Blogger: Lê Trung Nghĩa

letrungnghia.foss@gmail.com

Thứ Ba, 24 tháng 10, 2023

‘Chủ đề: Khuyến nghị liên quan tới bảo tồn, và truy cập tới di sản tư liệu bao gồm ở dạng kỹ thuật số’ - bản dịch sang tiếng Việt


Là bức thư của Tổng giám đốc UNESCO đề ngày ngày 28/04/2016 gửi tới các nơi liên quan về Khuyến nghị liên quan tới bảo tồn, và truy cập tới di sản tư liệu bao gồm ở dạng kỹ thuật số.

Di sản tư liệu bao gồm những tài liệu đơn lẻ - hoặc các nhóm tài liệu - có giá trị quan trọng và lâu dài đối với một cộng đồng, một nền văn hóa, một quốc gia hoặc đối với nhân loại nói chung, và sự hư hỏng hoặc mất mát của chúng sẽ gây ra tình trạng bần cùng hóa có hại. Ý nghĩa của di sản này chỉ có thể trở nên rõ ràng theo thời gian. Di sản tư liệu của thế giới có tầm quan trọng và trách nhiệm toàn cầu đối với tất cả mọi người, đồng thời cần được bảo tồn và bảo vệ đầy đủ cho tất cả mọi người, với sự tôn trọng và công nhận phù hợp với các tập tục và tính thực tiễn văn hóa. Tất cả mọi người đều có thể truy cập và tái sử dụng nó vĩnh viễn mà không gặp trở ngại. Nó cung cấp phương tiện để hiểu lịch sử xã hội, chính trị, tập thể cũng như cá nhân. Nó có thể giúp củng cố điều hành tốt và phát triển bền vững. Đối với mỗi Quốc gia, di sản tư liệu phản ánh ký ức và bản sắc của quốc gia đó, từ đó góp phần xác định vị trí của quốc gia đó trong cộng đồng toàn cầu.

Tự do tải về bản dịch sang tiếng Việt của tài liệu có 15 trang tại địa chỉ: https://www.dropbox.com/scl/fi/ke3mzhtntuzgyzi0rqxcr/244675eng_Vi-24102023.pdf?rlkey=o7bp7g2dvh7u08xig39dee7g2&dl=0

Xem thêm:

Blogger: Lê Trung Nghĩa

letrungnghia.foss@gmail.com

Thứ Hai, 23 tháng 10, 2023

Cải cách bản quyền

https://cdn.pixabay.com/photo/2019/03/31/07/36/copyright-reform-4092608_960_720.jpg

Copyright Reform

Theo: https://creativecommons.org/about/policy-advocacy-copyright-reform/reform/

Creative Commons (CC) đã xúc tác cho một tiếp cận mới về cấp phép bản quyền. Các giấy phép của CC tạo thuận lợi cho các hoạt động xã hội, giáo dục, công nghệ, và kinh doanh mới, và hỗ trợ cho các mối quan hệ hiệu quả xung quanh kiến thức và văn hóa được kết nối mạng.

Chúng tôi chuyên tâm quản lý các giấy phép và công cụ của chúng tôi, và chúng tôi giáo dục người sử dụng, các cơ sở, và các nhà hoạch định chính sách về những lợi ích tích cực của việc áp dụng các giấy phép CC. Các giấy phép của chúng tôi sẽ luôn cung cấp các lựa chọn tình nguyện cho các nhà sáng tạo có mong muốn chia sẻ tư liệu của họ theo các điều khoản mở hơn so với các hệ thống bản quyền hiện hành cho phép. Nhưng tầm nhìn của CC - quyền truy cập vạn năng tới nghiên cứu và giáo dục và sự tham gia đầy đủ vào văn hóa - sẽ được hiện thực hóa không chỉ qua việc cấp phép.

Khắp trên thế giới, nhiều chính phủ quốc gia đang rà soát lại hoặc làm lại luật bản quyền của họ. Vài chính phủ đã đề xuất sửa đổi sẽ mở rộng phạm vi sử dụng các tác phẩm có bản quyền được phép không cần sự cho phép của người nắm giữ các quyền. Đáp lại, người ta đã gợi ý rằng chính sự thành công của các giấy phép CC có nghĩa là cải cách bản quyền là không cần thiết - rằng các giấy phép đó giải quyết được bất kỳ vấn đề nào cho người sử dụng mà có thể tồn tại theo cách khác.

Điều này chắc chắn là không đúng. Các giấy phép CC là một bản vá, không phải sự sửa lỗi, cho các vấn đề của một hệ thống bản quyền. Chúng chỉ áp dụng cho các tác phẩm mà các nhà sáng tạo của chúng đưa ra quyết định có ý thức để khẳng định cấp phép cho công chúng quyền thực hiện các quyền độc quyền mà luật pháp tự động cấp cho họ. Thành công của việc cấp phép mở thể hiện những lợi ích mà việc chia sẻ và kết hợp có thể mang lại cho các cá nhân và xã hội như một tổng thể. Tuy nhiên, CC hoạt động trong khuôn khổ luật bản quyền và trên thực tế, chỉ một phần nhỏ các tác phẩm có bản quyền sẽ được các giấy phép của chúng tôi bảo vệ.

Kinh nghiệm của chúng tôi đã củng cố lòng tin của chúng tôi để đảm bảo những lợi ích tối đa cho cả văn hóa và kinh tế trong kỷ nguyên số này, phạm vi và hình thức của luật bản quyền cần được xem xét lại. Cho dù mô hình cấp phép công được xây dựng tốt đến đâu thì nó cũng không bao giờ có thể đạt được đầy đủ những gì mà một sự thay đổi trong luật sẽ mang lại, điều đó có nghĩa là cải cách luật vẫn là một chủ đề cấp bách. Công chúng sẽ được hưởng lợi từ các quyền rộng rãi hơn trong việc sử dụng toàn bộ văn hóa và kiến thức của con người vì lợi ích công cộng. Các giấy phép CC không là sự thay thế cho các quyền của người sử dụng, và CC hỗ trợ cho những nỗ lực liên tục cải cách luật bản quyền để tăng cường các quyền của người sử dụng và mở rộng phạm vi công cộng.

Xem bài đăng trên blog có liên quan: Hỗ trợ cho Cải cách Bản quyền

Creative Commons (CC) has enabled a new approach to copyright licensing. CC licenses facilitate novel social, educational, technological, and business practices, and support productive relationships around networked knowledge and culture.

We are dedicated stewards of our licenses and tools, and we educate users, institutions, and policymakers about the positive benefits of adopting CC licenses. Our licenses will always provide voluntary options for creators who wish to share their material on more open terms than current copyright systems allow. But the CC vision— universal access to research and education and full participation in culture— will not be realized through licensing alone.

Around the world, numerous national governments are reviewing or revising their copyright law. Some proposed revisions would broaden the scope of uses of copyrighted works permitted without the rightsholder’s permission. In response, it has been suggested that the very success of CC licenses means that copyright reform is unnecessary— that the licenses solve any problems for users that might otherwise exist. This is certainly not the case. CC licenses are a patch, not a fix, for the problems of the copyright system. They apply only to works whose creators make a conscious decision to affirmatively license the right for the public to exercise exclusive rights that the law automatically grants to them. The success of open licensing demonstrates the benefits that sharing and remixing can bring to individuals and society as a whole. However, CC operates within the frame of copyright law, and as a practical matter, only a small fraction of copyrighted works will ever be covered by our licenses.

Our experience has reinforced our belief that to ensure the maximum benefits to both culture and the economy in this digital age, the scope and shape of copyright law need to be reviewed. However well-crafted a public licensing model may be, it can never fully achieve what a change in the law would do, which means that law reform remains a pressing topic. The public would benefit from more extensive rights to use the full body of human culture and knowledge for the public benefit. CC licenses are not a substitute for users’ rights, and CC supports ongoing efforts to reform copyright law to strengthen users’ rights and expand the public domain.

See related blog post: Supporting Copyright Reform

Dịch: Lê Trung Nghĩa

letrungnghia.foss@gmail.com