5.1 Open Access to Scholarship
Theo: https://certificates.creativecommons.org/cccertedu/chapter/6-1-open-access-to-scholarship/
Tài liệu truy cập mở là tài liệu kỹ thuật số, trực tuyến, miễn phí và không có hầu hết các hạn chế về bản quyền và cấp phép. Truy cập mở trái ngược với hệ thống “đóng” hiện có để truyền đạt nghiên cứu khoa học và học thuật. Cách tiếp cận hiện hành này chậm chạp, tốn kém và không phù hợp cho việc cộng tác và khám phá nghiên cứu. Và mặc dù nghiên cứu học thuật phần lớn được thực hiện nhờ nguồn vốn cấp công, các kết quả thường bị ẩn dấu sau các rào cản hoặc bức tường thanh toán về kỹ thuật, pháp lý và tài chính. Xuất bản truy cập mở là một mô hình thay thế - một mô hình tận dụng tối đa các công nghệ kỹ thuật số, web và cấp phép mở để cung cấp quyền truy cập miễn phí tới sự uyên thâm.
Kết quả học tập
Xác định quyền truy cập mở
Giải thích các lợi ích của Truy cập Mở cho người học của bạn và cho các nhà nghiên cứu tại cơ sở của bạn
Hiểu cách các tác giả có thể tạo ra tác phẩm Truy cập Mở của riêng họ
Câu hỏi lớn / Vì sao nó lại quan trọng
Mục đích của nghiên cứu khoa học ở trường đại học cơ bản là tìm kiếm kiến thức. Giảng dạy, trao đổi cởi mở các ý tưởng và quy trình xuất bản nghiên cứu gốc đều là các phương pháp mà giảng viên, người học, nhân viên và những người khác đóng góp vào việc thúc đẩy uyên thâm.
Các hoạt động truy cập và chia sẻ thông tin hiện tại trong hệ thống trường đại học phản ánh và hỗ trợ các mục tiêu nghiên cứu và uyên thâm đã được nêu như thế nào?
Bài này sẽ khám phá cách thực hành xuất bản Truy cập Mở phù hợp với các mục tiêu cải thiện truy cập tới tri thức như thế nào, và các thủ thư có thể hỗ trợ trường đại học như thế nào trong việc triển khai các thực hành và chính sách Truy cập Mở.
Truy cập Mở ở CC được Amy Collier thiết kế, bản quyền của Creative Commons. CC BY
Suy ngẫm cá nhân/Tại sao điều đó lại quan trọng với bạn
Cơ sở của bạn hỗ trợ (hoặc không) việc xuất bản mở nghiên cứu như thế nào? Bạn tương tác với người học và giảng viên đang tìm kiếm nghiên cứu học thuật như thế nào? Bạn đã bao giờ gặp phải bức tường thanh toán khi cố gắng truy cập các bài báo nghiên cứu chưa?
Có được kiến thức cơ bản
Truy cập Mở
Theo định nghĩa của Sáng kiến Truy cập Mở Budapest, Truy cập Mở (OA) tới nghiên cứu có nghĩa là “sự sẵn có miễn phí trên Internet công cộng, cho phép bất kỳ người sử dụng nào đọc, tải xuống, sao chép, phân phối, in, tìm kiếm hoặc liên kết tới toàn bộ các văn bản của các bài báo [nghiên cứu], luồn sâu vào chún để lập chỉ mục, truyền chúng dưới dạng dữ liệu tới các phần mềm hoặc sử dụng chúng cho bất kỳ mục đích hợp pháp nào khác mà không có rào cản về tài chính, pháp lý hoặc kỹ thuật ngoài những rào cản không thể tách rời để có được quyền truy cập vào Internet. Hạn chế duy nhất đối với việc sao chép và phân phối cũng như vai trò duy nhất của bản quyền trong lĩnh vực này là trao cho tác giả quyền kiểm soát tính toàn vẹn của tác phẩm của họ và quyền được thừa nhận và trích dẫn một cách hợp lý.”
Các thành phần quan trọng của mô hình OA bao gồm:
Tác giả giữ bản quyền của mình.
Thời hạn cấm vận bằng không.
Chia sẻ dữ liệu nghiên cứu kèm bài viết.
Thêm một giấy phép Creative Commons vào bài viết nghiên cứu cho phép khai thác văn bản và dữ liệu (bất kỳ giấy phép nào cũng hoạt động, nhưng CC BY được ưu tiên).
Xem các khuyến nghị Budapest +10 về các thực hành tốt nhất trong việc tạo lập, áp dụng và triển khai các chính sách và quy trình OA. Ví dụ: “khi có thể, các chính sách của nhà cấp vốn nên yêu cầu OA tự do (Libre OA), tốt nhất là theo giấy phép CC-BY hoặc tương đương”.
Xuất bản học thuật ngày nay
Đầu tiên, hãy đọc bài viết trên Wikipedia về truyền thông học thuật. Bài viết này định nghĩa truyền thông học thuật là “hệ thống qua đó nghiên cứu và các tác phẩm học thuật khác được tạo ra, được đánh giá về chất lượng, được phổ biến tới cộng đồng học thuật và được bảo tồn để sử dụng trong tương lai. Hệ thống này bao gồm cả các phương tiện truyền thông chính thức, chẳng hạn như xuất bản trên các tạp chí được bình duyệt ngang hàng, và các kênh không chính thức, ví dụ như listservs điện tử.”
“Vòng đời của bài viết nghiên cứu,” của Billymeinke. CC BY 4.0.
Những thách thức với cách tiếp cận hiện tại đối với truyền thông học thuật được trình bày trong hình trên. Hình ảnh này giải thích—theo thuật ngữ khái quát—vòng đời hiện tại liên quan đến việc phát triển và truyền đạt các kết quả khoa học. Trong bước đầu tiên của quy trình này, các nhà khoa học, nhân viên hàn lâm và tổ chức nghiên cứu tìm kiếm nguồn vốn cấp để tiến hành nhiều loại nghiên cứu. Thông thường nguồn vốn cấp này đến từ các nguồn của chính phủ (ví dụ: Viện Y học Quốc gia ở Mỹ), mặc dù có một số quỹ từ thiện (như Quỹ Bill & Melinda Gates) hiện đang đầu tư lớn vào các loại hình nghiên cứu cụ thể.
Sau khi các nhà nghiên cứu đã nhận được các trợ cấp của họ, họ tiến hành thí nghiệm và thu thập dữ liệu. Hầu hết các nhà nghiên cứu này chuẩn bị kết quả của họ dưới dạng một bài báo học thuật, sau đó họ gửi đến một tạp chí học thuật để xuất bản. Sau đó, các tạp chí sắp xếp để một số bài báo được gửi trải qua quá trình đánh giá ngang hàng, trong đó các chuyên gia trong một chủ đề cụ thể của lĩnh vực này sẽ đọc, đánh giá và thường đưa ra nhận xét về bài báo được gửi.
Một số bài báo vượt qua được giai đoạn bình duyệt sau đó sẽ được đăng trên tạp chí. Tạp chí sẽ thông báo cho tác giả rằng bài báo của cô ấy đã được chấp nhận và thường yêu cầu tác giả chuyển giao bản quyền cho (hoặc đồng ý với hợp đồng xuất bản độc quyền với) tạp chí. Bằng cách chấp nhận các điều khoản này, tác giả đã cấp cho tạp chí các quyền độc quyền theo bản quyền. Điều này có nghĩa là tạp chí—chứ không phải tác giả—hiện là chủ sở hữu bản quyền và do đó có thể hạn chế các điều khoản truy cập và sử dụng lại được cung cấp bởi gói quyền được cấp cho chủ sở hữu quyền theo luật.
Bởi vì các tạp chí đã trở thành người nắm giữ các quyền trên thực tế đối với nghiên cứu khoa học, nên họ cũng là những thực thể có quyền cấp phép truy cập tới những tài liệu này cho các thư viện đại học, cơ quan nghiên cứu và công chúng—thường với một khoản phí đáng kể. Điều này dẫn đến tình trạng mang tính chu kỳ trong đó các nhà xuất bản vì lợi nhuận về cơ bản bán lại quyền truy cập vào hồ sơ khoa học và học thuật mà các học giả ban đầu tạo ra thông qua các trợ cấp công.
Ngay cả sau khi lệnh cấm vận xuất bản (thường là từ 6 tháng đến một năm khi các nhà xuất bản giữ độc quyền xuất bản) hết hạn, quyền truy cập vào nghiên cứu khoa học hầu hết được nhà nước tài trợ vẫn bị hạn chế, và người sử dụng chỉ được phép đọc những bài báo đó (nếu chúng được gửi đúng cách tới các kho của cơ sở). Cuối cùng, công chúng bị hạn chế quyền truy cập vào hồ sơ học thuật được nhà nước cấp vốn, và sự tiến bộ trong doanh nghiệp khoa học không đạt được tiềm năng tối đa của nó.
Có một số lời phê bình về hệ thống xuất bản học thuật hiện tại. SPARC có bản tóm tắt các điểm chính trên trang Truy cập Mở của nó, một số điểm nổi bật được ở bên dưới:
Các chính phủ cung cấp phần lớn kinh phí cho nghiên cứu—hàng trăm tỷ đô la hàng năm—và các tổ chức công tuyển dụng phần lớn các nhà nghiên cứu.
Các nhà nghiên cứu công bố những phát hiện của họ mà không mong đợi được đền bù. Không giống như các tác giả khác, họ giao tác phẩm của mình cho các nhà xuất bản mà không có việc thanh toán tiền, nhằm nâng cao kiến thức của nhân loại.
Thông qua quá trình đánh giá ngang hàng, các nhà nghiên cứu đánh giá công việc của nhau một cách miễn phí.
Sau khi được xuất bản, những người đóng góp cho nghiên cứu (từ người nộp thuế đến bản thân các tổ chức hỗ trợ nghiên cứu) phải trả tiền một lần nữa để truy cập các phát hiện đó. Mặc dù nghiên cứu được sản xuất như một hàng hóa công nhưng nó không được cung cấp cho công chúng đã trả tiền cho nó.
© 2007-2017 SPARC, CC BY
Khi giá tạp chí ngày càng tăng vượt xa ngân sách thư viện, các thư viện đại học buộc phải đưa ra những quyết định khó khăn - thường phải hủy đăng ký thuê bao hoặc chuyển tiền ra khỏi các hạng mục ngân sách khác. Các tổ chức thành viên của Hiệp hội Thư viện Nghiên cứu (một số tổ chức được cấp vốn tốt nhất ở Bắc Mỹ) báo cáo đã chi khoảng 1 tỷ USD mỗi năm để mua thuê bao dài hạn các tạp chí. Kể từ năm 2003, giá trung bình các tạp chí đã tăng khoảng 9% mỗi năm.
Xuất bản Truy cập Mở
Hệ thống xuất bản “truy cập đóng” hạn chế tác động của cộng đồng khoa học và học thuật và tiến độ bị chậm lại đáng kể. Tài liệu Truy cập Mở được học giả Peter Suber định nghĩa là “kỹ thuật số, trực tuyến, miễn phí và không có hầu hết các hạn chế về bản quyền và cấp phép”. Đọc hình bên dưới để có cái nhìn tổng quan nhanh về cách hoạt động của hệ thống xuất bản truy cập mở.
“Vòng đời bài báo nghiên cứu,” của Billymeinke. CC BY 4.0.
Ngược lại với hình ảnh trước đó giải thích vòng đời xuất bản khoa học tốn kém và kém hiệu quả hiện nay, hình ảnh trên khám phá một con đường thay thế—một con đường truy cập mở.
Quá trình này bắt đầu giống như khi nó diễn ra trong phần giải thích về hệ thống đương nhiệm – với các yêu cầu của chính phủ về đề xuất – RFP (Request For Proposal) cho nghiên cứu. Trong lộ trình truy cập mở, RFP chứa ngôn ngữ chính sách yêu cầu nghiên cứu được xuất bản ở định dạng truy cập mở. Tiếp theo, các nhà nghiên cứu tiến hành nghiên cứu khoa học và chuẩn bị các bản thảo học thuật. Khi gửi các bài báo nghiên cứu tới các tạp chí, các nhà nghiên cứu phải xem xét các yêu cầu chính sách truy cập mở đối với vốn cấp trợ cấp của họ. Điều này có nghĩa là các nhà nghiên cứu giữ bản quyền của họ thay vì nhường chúng cho các nhà xuất bản vì lợi nhuận. Hoặc các nhà nghiên cứu phải tìm kiếm một tạp chí truy cập mở “vàng”, xuất bản nghiên cứu theo các giấy phép truy cập mở tự do (như CC BY) ngay từ đầu. Trong cả hai trường hợp, các nhà nghiên cứu giữ một số—hoặc tất cả—các quyền đối với các bài báo nghiên cứu của họ, cho phép họ xuất bản theo các giấy phép mở, và đảm bảo rằng họ có thể ký gửi các bài báo của mình vào kho của trường đại học hoặc cơ sở để truy cập và bảo quản lâu dài. Bằng cách xuất bản theo các giấy phép mở, những người sử dụng tiếp theo được cấp quyền hợp pháp để truy cập và sử dụng lại nghiên cứu đó. Dạng hệ thống truy cập mở này phù hợp hơn với mục đích ban đầu là tiến hành khoa học và chia sẻ mở kết quả thông qua quy trình xuất bản học thuật. Cuối cùng, cách tiếp cận truy cập mở hiệu quả hơn, công bằng hơn, giá cả phải chăng hơn và cộng tác hơn.
Xem Giải thích về Truy cập Mở! Video.
“Giải thích về Truy cập Mở!” Tác giả: Hoạt hình của Jorge Cham Tường thuật của Nick Shockey và Jonathan Eisen Phiên âm của Noel Dilworth Được sản xuất với sự hợp tác của Liên minh Quyền Nghiên cứu, Liên minh Tài nguyên và Xuất bản Học thuật và Hiệp hội Sinh viên Chuyên nghiệp Quốc gia. CC BY 3.0.
Các lựa chọn Truy cập Mở
Các tác giả Truy cập Mở có cơ hội xuất bản theo một số cách. Phổ biến nhất được gọi là Truy cập mở “Xanh” (Green OA) hoặc “Vàng” (Gold OA).
OA xanh = làm cho một phiên bản của bản thảo sẵn sàng tự do trong một kho. Điều này còn được gọi là tự lưu trữ. Một ví dụ về OA xanh là kho nghiên cứu của trường đại học. Các kho OA có thể được tổ chức theo ngành (ví dụ: arXiv cho vật lý) hoặc tổ chức (ví dụ: Knowledge@UChicago cho Đại học Chicago).
OA vàng = làm cho phiên bản cuối cùng của bản thảo có sẵn miễn phí ngay sau khi nhà xuất bản xuất bản, thường bằng cách xuất bản trên tạp chí Truy cập Mở và làm cho bài báo có sẵn theo một giấy phép mở. Thông thường, các tạp chí Truy cập Mở tính Phí Xử lý Bài báo – APC (Article Processing Charge) khi tác giả muốn (a) xuất bản một bài báo trên trực tuyến cho phép công chúng truy cập miễn phí và (b) giữ bản quyền của bài báo đó. APC dao động từ 0 USD đến vài nghìn USD cho mỗi bài viết. Đọc thêm về APC tại Wikipedia. Một ví dụ về tạp chí OA vàng là PLOS.
Diamond OA (OA Kim cương) = mô hình xuất bản học thuật trong đó các tạp chí không thu phí tác giả hoặc độc giả. Các tạp chí Diamond OA là một loại sáng kiến xuất bản do cộng đồng định hướng, do giới học thuật lãnh đạo và sở hữu. Các tạp chí Diamond OA được thiết kế để có tính công bằng về bản chất và thiết kế và tìm cách hỗ trợ đa dạng thư mục thông qua các cộng đồng học thuật đa ngôn ngữ và đa văn hóa.
Thư mục các Tạp chí Truy cập Mở – DOAJ (Directory of Open Access Journals) là một trang lập chỉ mục các tạp chí truy cập mở và HowOpenIsIt? (xem bên dưới) là một công cụ hữu ích để đánh giá “tính mở” tương đối của việc xuất bản từ truy cập mở hoàn toàn đến truy cập đóng.
HowOpenIsIt? Guide by SPARC AND PLOS. CC BY.
Một số mô hình đang nổi lên như các bản in trước (Preprints) và các trung tâm (Hub) đang nổi lên nhanh chóng, nhưng chúng có thể cung cấp cách mới để xem xét việc xuất bản Truy cập Mở nằm ngoài các ràng buộc của các mô hình do nhà xuất bản làm trung gian. Xem phần tài nguyên bổ sung để biết thêm thông tin về các lĩnh vực mới nổi này trong xuất bản Truy cập Mở.
Giáo dục tác giả về các quyền xuất bản của họ
Bằng việc hiểu rõ bản quyền và các lựa chọn xuất bản học thuật khác nhau, các thủ thư có thể giúp các giảng viên và sinh viên tốt nghiệp điều hướng hệ thống khi họ xuất bản nghiên cứu.
Thông thường, các nhà xuất bản học thuật yêu cầu tác giả chuyển giao quyền của họ cho các công ty xuất bản trước khi nghiên cứu của họ được công bố trên một tạp chí học thuật. Các thủ thư hàn lâm và các bộ phận thư viện khác có thể hỗ trợ cho các tác giả là giảng viên và sinh viên bằng cách giúp họ hiểu những gì họ từ bỏ khi chuyển giao bản quyền của mình cho nhà xuất bản. Ví dụ: các tác giả học thuật chuyển giao bản quyền có thể mất khả năng đăng nghiên cứu của họ lên trang web của riêng họ.
Hiện có một số công cụ nhằm giúp giảng viên và học giả hiểu rõ các quyền và các lựa chọn xuất bản của họ, đồng thời giúp họ thực hiện các quyền đó. Công cụ Chấm dứt chuyển giao,[1] do Liên minh tác giả và Creative Commons đồng quản lý, cung cấp cho các tác giả trước đây đã ký kết thỏa thuận xuất bản thông tin về liệu và cách thức họ có thể lấy lại quyền xuất bản đã được chuyển giao trước đó để họ có thể xuất bản theo các điều khoản mới, bao gồm cả theo giấy phép CC nếu họ chọn. Giảng viên và các tác giả khác có thể sử dụng Công cụ Phụ lục Bản quyền của Học giả để sửa đổi bổ sung các thỏa thuận xuất bản khi gửi bài viết cho nhà xuất bản truyền thống.[2] Công cụ này cho phép tác giả lựa chọn trong số các tùy chọn khác nhau để giữ lại các quyền cho mình, và tạo ra một thỏa thuận sau đó được gửi cùng với thỏa thuận xuất bản truyền thống để làm cho thỏa thuận đó có hiệu lực về mặt pháp lý. Ngoài ra, Liên minh các tác giả xuất bản vô số tài nguyên về các công cụ này và truy cập mở, đồng thời PLoS cũng cung cấp các tài nguyên và bài viết về lợi ích của truy cập mở.
Các thủ thư hàn lâm cũng có thể giúp các học giả hiểu được các lựa chọn xuất bản khác nhau ảnh hưởng như thế nào đến độc giả và uy tín của tác phẩm của họ. Hệ số tác động (Impact Factor) là thước đo chính về mức độ nổi bật của một tạp chí hoặc ấn phẩm, được đo bằng số lượng trích dẫn trung bình của tạp chí đó. Vì các yếu tố tác động không nhất thiết phải là thước đo đáng tin cậy về tầm quan trọng của tạp chí nên một số nhà xuất bản như Nature đang xem xét lại tầm quan trọng của các yếu tố tác động đối với tạp chí. Nhiều học giả Truy cập Mở khuyến khích các hệ thống như phép đo lựa chọn thay thế (altmetrics) để cung cấp cách suy nghĩ khác về tác động vượt ra khỏi các phép đo truyền thống. Năm 2017, 1Science OA- Finder đã phát hành một nghiên cứu cho thấy rằng trung bình, các tài liệu Truy cập Mở tạo ra tác động nghiên cứu cao hơn 50% so với các tài liệu có bức tường thanh toán nghiêm ngặt. Để biết thêm thông tin, hãy đọc bài viết của Jon Tennant từ năm 2016 về các lợi ích kinh tế, xã hội và học thuật của truy cập mở để tìm hiểu thêm. Điều quan trọng nữa là phải nhận thức được các tạp chí có thể gây tranh cãi hoặc các hoạt động xuất bản mang tính bóc lột, có thể là truy cập đóng hoặc truy cập mở. Wikipedia cung cấp một bản tóm tắt về cái mà đôi khi được gọi là “xuất bản có tính chất săn mồi” (predatory publishing), kèm theo các đường liên kết đến các tài nguyên bổ sung dành cho những ai muốn khám phá thêm chủ đề này.
Các thực hành và chính sách Truy cập Mở tại trường đại học và hơn thế nữa
Chính sách truy cập mở là chính sách chính thức được cơ sở thông qua để hỗ trợ các nhà nghiên cứu làm cho tác phẩm của họ sẵn sàng mở. Các chính sách này có thể đề cập đến các bài báo được bình duyệt đã xuất bản, tài liệu hội nghị, và/hoặc các bản thảo được bình duyệt hoặc các ấn phẩm trước khi in (pre-printed) được ký gửi trong kho của cơ sở hoặc được xuất bản theo các điều khoản truy cập mở trên một tạp chí. Các chính sách Truy cập Mở thường xác định các hướng dẫn về cách các nhà nghiên cứu có thể phổ biến nghiên cứu của họ để tối đa hóa quyền truy cập. Sổ đăng ký các chính sách lưu trữ tài liệu kho truy cập mở (ROAR Map) là cơ quan đăng ký lập biểu đồ các chính sách hoặc chỉ thị truy cập mở được thông qua bởi các trường đại học, cơ sở nghiên cứu và các nhà cấp vốn nghiên cứu yêu cầu hoặc đòi hỏi các nhà nghiên cứu của họ cung cấp quyền truy cập mở tới kết quả bài viết nghiên cứu được bình duyệt của họ bằng cách ký gửi nó vào kho của cơ sở hoặc xuất bản theo các điều khoản truy cập mở trên một tạp chí.
Người ủng hộ Truy cập Mở Peter Suber đã nhận xét rằng “nhiệm vụ” (mandate) không phải là một từ hay cho các chính sách truy cập mở, “…nhưng cũng không có bất kỳ từ tiếng Anh nào khác”. Nếu không có nhiệm vụ, các cơ sở có thể xem xét các chính sách chọn tham gia của giảng viên, trong đó các thư viện hoặc văn phòng bản quyền tập trung vào việc chuyển thực hành xuất bản mặc định sang truy cập mở.
Các chính sách của trường đại học
Nhiều trường đại học đã áp dụng các chính sách truy cập mở, yêu cầu các nhà nghiên cứu trực thuộc trường đại học cấp cho cơ sở của họ giấy phép không độc quyền cho một bài báo học thuật tại thời điểm tạo ra tác phẩm đó. Quá trình này giải quyết các vấn đề với các nhà xuất bản sau đó, vì trường đại học vẫn giữ quyền hợp pháp đối với tác phẩm trước khi bản quyền được chuyển giao cho nhà xuất bản. Những chính sách này đã được phổ biến rộng rãi với giả định rằng bản thân các trường đại học phải có khả năng tiếp cận và bảo tồn các kết quả nghiên cứu của giảng viên của họ. Để xem một ví dụ, hãy xem lại Chính sách Truy cập Mở của Đại học California. Bạn cũng có thể xem nhiều chính sách truy cập mở của cơ quan khác trong ROARMAP, nó đã thu thập hàng trăm chính sách truy cập mở, bao gồm các chính sách của các trường đại học, tổ chức nghiên cứu và các cơ sở hàn lâm.
Đối với các thủ thư hàn lâm quan tâm đến việc phát triển chính sách truy cập mở cho trường đại học hoặc cơ sở của họ, Dự án Truy cập Mở Harvard đã phát triển một bộ công cụ. Các chính sách Truy cập Mở thường bắt nguồn từ Văn phòng Truyền thông Học thuật, nhưng các thủ thư ở nhiều vai trò khác nhau (tiếp cận, tham khảo, .v.v.) có thể giúp xây dựng các chính sách này.
Chính sách công
Ngoài việc khuyến khích phát triển các chính sách truy cập mở ở cấp đại học, các chính sách công có thể đảm bảo rằng nghiên cứu được nhà nước cấp vốn sẽ được cung cấp theo các điều khoản Truy cập Mở. Điều này thường được thực hiện thông qua việc bao gồm các yêu cầu chia sẻ gắn liền với việc nhận các vốn trợ cấp từ chính phủ hoặc từ thiện. Khi các chu kỳ cấp vốn cho nghiên cứu bao gồm các yêu cầu ký gửi và/hoặc giấy phép mở cho các ấn phẩm, quyền truy cập và các cơ hội sử dụng lại tăng lên sẽ mở rộng giá trị của cấp vốn nghiên cứu.
Một ví dụ là bản ghi nhớ này của Văn phòng Chính sách Khoa học và Công nghệ (OSTP) của Nhà Trắng nước Mỹ từ năm 2022 (bài đăng trên blog CC). Bản ghi nhớ này hướng dẫn tất cả các cơ quan và ban ngành liên bang công bố các ấn phẩm và nghiên cứu được cấp vốn bởi người nộp thuế mà không có bất kỳ lệnh cấm vận hoặc chi phí nào. Kế hoạch là hướng dẫn này sẽ được thực hiện đầy đủ trên toàn quốc vào cuối năm 2025, nhưng nhiều bộ và cơ quan liên bang đã ban hành các chính sách và thủ tục mới dưới thời chính quyền Biden-Harris để bắt đầu cung cấp nhiều ấn phẩm và kết quả nghiên cứu hơn. Ví dụ về một số chính sách này có thể được tìm thấy trong tờ thông tin năm 2023 của OSTP, bao gồm các định nghĩa được cập nhật về khoa học mở, các tài nguyên trên trực tuyến mới, các yêu cầu trợ cấp đang phát triển, quyền truy cập nhiều hơn vào dữ liệu của chính phủ thông qua các cổng trên trực tuyến.
Thực thi các chính sách truy cập mở
Quan điểm của hầu hết các chính sách truy cập mở là đảm bảo rằng nghiên cứu được nhà nước (hoặc tổ chức) cấp vốn có thể được bất kỳ ai đọc, và - lý tưởng - được cấp phép mở với thời gian cấm vận bằng không. Khi nói đến việc thực thi các chính sách truy cập mở, nhiều người đóng các vai trò quan trọng.
Nhà cấp vốn và các quan chức chương trình của nó cần hiểu chính sách truy cập mở, truyền đạt tầm quan trọng của nó tới những người nhận trợ cấp bằng lời nói và bằng văn bản, và theo dõi bằng cách kiểm tra để đảm bảo công chúng có quyền truy cập đầy đủ vào nghiên cứu và dữ liệu theo các điều khoản của chính sách Truy cập Mở (OA).
Ban quản trị đại học/cao đẳng nên cung cấp hỗ trợ (ví dụ: thuê thủ thư OA/OER toàn thời gian) cho giảng viên xuất bản trên các tạp chí truy cập mở hoặc chia sẻ mở nghiên cứu của họ. Các cơ sở cũng có thể xem xét và sửa đổi (nếu cần) các chính sách thăng chức và bổ nhiệm để đảm bảo các giảng viên tham gia vào xuất bản OA được khen thưởng (không bị trừng phạt) trong quá trình xem xét thăng chức và bổ nhiệm.
Bóc trần những lầm tưởng về truy cập mở
Đối với các giảng viên và người học, Truy cập Mở có thể giống như một thế giới mới đáng sợ, đặc biệt khi áp lực xuất bản đã tăng lên. Có nhiều hướng dẫn để vạch trần những lầm tưởng về xuất bản Truy cập Mở và đọc chúng cẩn thận để xua tan mọi nỗi sợ hãi hoặc hiểu lầm là rất quan trọng trong bối cảnh học thuật hiện tại.
“Hướng dẫn thực địa những hiểu lầm về Truy cập Mở” của Peter Suber
“Những hiểu lầm dai dẳng về xuất bản khoa học truy cập mở” của Mike Taylor
Các lưu ý cuối cùng
Các trường đại học đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy nghiên cứu khoa học và xuất bản học thuật là một cách quan trọng để giảng viên truyền đạt những phát hiện với đồng nghiệp và công chúng. Với tư cách là người tổ chức tri thức ở các cơ sở, các thủ thư có thể làm việc cùng với các nhà nghiên cứu của trường đại học để thúc đẩy quyền tiếp cận tới thông tin. Họ có thể làm điều này bằng cách giáo dục về “làm thế nào” và “tại sao” về Truy cập Mở, trả lời các câu hỏi về bản quyền và cung cấp hướng dẫn và khuyến nghị để tối đa hóa phạm vi tiếp cận và tác động của xuất bản học thuật trong các lĩnh vực cụ thể.
-----------------------------------------------------------------------
Hiện tại, công cụ Chấm dứt Chuyển giao chỉ bao gồm bản quyền và hợp đồng của nước Mỹ do luật pháp nước Mỹ kiểm soát. Creative Commons đang nỗ lực làm việc để mở rộng công cụ này nhằm cung cấp thông tin và tài nguyên về các điều khoản có hiệu lực tương tự trên khắp thế giới.
SCAE và các phụ lục đang được Creative Commons cập nhật vào năm 2019.
-----------------------------------------------------------------------
Giấy phép và Ghi công
Nội dung được cấp phép CC, Bản gốc
Open access literature is digital, online, free of charge, and free of most copyright and licensing restrictions. Open access stands in contrast to the existing “closed” system for communicating scientific and scholarly research. This current approach is slow, expensive, and ill-suited for research collaboration and discovery. And even though scholarly research is largely produced as a result of public funding, the results are often hidden behind technical, legal, and financial barriers or paywalls. Open access publishing is an alternative model — one that takes full advantage of digital technologies, the web, and open licensing to provide free access to scholarship.
Learning Outcomes
Define Open Access
Explain the benefits of Open Access for your learners and for researchers at your institution
Understand how authors can make their own works Open Access
The Big Question / Why It Matters
The purpose of scientific inquiry at the university is the fundamental search for knowledge. Teaching, the open exchange of ideas, and the process of publishing original research are all methods by which academic faculty, learners, staff, and others contribute to advancing scholarship.
How well do current information access and sharing practices within the university system reflect and support the stated goals of research and scholarship?
This unit will explore how the practice of Open Access publishing aligns with the goals of improving access to knowledge, and how librarians can support the university in implementing Open Access practices and policies.
Open Access at CC designed by Amy Collier, copyright owned by Creative Commons. CC BY
Personal Reflection / Why it Matters To You
How does your institution support (or not) the open publication of research? How do you interact with learners and faculty searching for academic research? Have you ever encountered a paywall while trying to access research articles?
Acquiring Essential Knowledge
Open Access
As defined by the Budapest Open Access Initiative, Open Access (OA) to research means free “availability on the public internet, permitting any users to read, download, copy, distribute, print, search, or link to the full texts of [research] articles, crawl them for indexing, pass them as data to software, or use them for any other lawful purpose, without financial, legal, or technical barriers other than those inseparable from gaining access to the internet itself. The only constraint on reproduction and distribution and the only role for copyright in this domain should be to give authors control over the integrity of their work and the right to be properly acknowledged and cited.”
Important components of the OA model include:
Authors keep their copyright.
Zero embargo period.
Share the research data with the article.
Add a Creative Commons license to the research article that enables text and data mining (any of the licenses work, but CC BY is preferred).
See the Budapest +10 recommendations for best practices in creating, adopting and implementing OA policies and processes. For example, “when possible, funder policies should require libre OA, preferably under a CC-BY license or equivalent.”
Scholarly publishing today
First, read the Wikipedia article on scholarly communication. This article defines scholarly communication as “the system through which research and other scholarly writings are created, evaluated for quality, disseminated to the scholarly community, and preserved for future use. The system includes both formal means of communication, such as publication in peer-reviewed journals, and informal channels, such as electronic listservs.”
“Research Article Cycles,” by Billymeinke. CC BY 4.0.
The challenges with the existing approach to scholarly communications are laid out in the graphic above. This image explains—in generalized terms—the current process involved with developing and communicating scientific results. In the first step of the life cycle, scientists, academics, and research institutions seek funds to conduct a variety of research. Most often this funding comes from government sources (e.g., the National Institutes of Health in the United States), although there are several philanthropic foundations (such as the Bill & Melinda Gates Foundation) that are now making major investments in particular types of research.
After the researchers have secured their grants, they conduct their experiments and collect their data. Most of the time these researchers prepare their results in the form of an academic article, which they then submit to a scholarly journal for publication. The journals then arrange for some of the submitted articles to undergo a process of peer review, in which experts within the particular topic of the field will read, review, and usually provide comments on the submitted paper.
Some of the articles that pass the peer review stage are then offered for publication in the journal. The journal will notify the author that her paper has been accepted, and usually require that the author transfer copyright to (or agree to an exclusive publishing contract with) the journal. By accepting these terms, the author has granted to the journal her exclusive rights under copyright. This means that the journal—and not the author—is now the copyright holder, and thus may restrict the terms of access and reuse provided for by the bundle of rights granted to rights holders under the law.
Because journals have become the de facto rights holders to scientific research, they are also the entities in the position to license access to these materials to university libraries, research institutions, and the public—typically for a significant fee. This leads to a cyclical situation in which for-profit publishers essentially sell back access to the scientific and scholarly record that academics originally produced through public grants.
Even after a publishing embargo (usually a time of 6 months to a year when publishers retain exclusive publishing rights) expires, the access to the mostly-publicly funded scientific research remains limited, with users only permitted to read those articles (if they are properly submitted to institutional repositories). In the end, the public is left with restricted access to the publicly-funded scholarly record, and progress in the scientific enterprise doesn’t reach its maximum potential.
There are several critiques of the existing academic publishing system. SPARC has a summary of the key points on its Open Access page, some highlights of which are pasted below:
Governments provide most of the funding for research—hundreds of billions of dollars annually—and public institutions employ a large portion of all researchers.
Researchers publish their findings without the expectation of compensation. Unlike other authors, they hand their work over to publishers without payment, in the interest of advancing human knowledge.
Through the process of peer review, researchers review each other’s work for free.
Once published, those that contributed to the research (from taxpayers to the institutions that supported the research itself) have to pay again to access the findings. Though research is produced as a public good, it isn’t available to the public who paid for it.
© 2007-2017 SPARC, CC BY
As ever-increasing journal prices outpace library budgets, academic libraries are forced to make difficult decisions — often having to cancel subscriptions or shift money away from other budget items. The Association of Research Libraries member institutions (some of the most well-funded institutions in North America) report spending about $1 billion per year purchasing subscriptions to journals. Since 2003, average journal prices have been rising about 9% per year.
Open Access Publishing
The “closed access” publishing system limits the impact of the scientific and scholarly community and progress is slowed significantly. Open Access literature is defined by scholar Peter Suber as “digital, online, free of charge, and free of most copyright and licensing restrictions.” Read the graphic below for a quick overview of how an open access publishing system works.
“Research Article Cycles,” by Billymeinke. CC BY 4.0.
In contrast to the earlier graphic that explained the current costly and inefficient science publishing life cycle, the image above explores an alternate path—an open access route.
The process begins just as it did in the explanation of the incumbent system—with government requests for proposals (RFPs) for research. In the open access route, RFPs contain policy language requiring research to be published in open access formats. Next, researchers conduct scientific research and prepare academic manuscripts. When submitting research articles to journals, researchers must consider the open access policy requirements of their grant funding. This means that researchers retain their copyrights instead of yielding them to for-profit publishers. Or researchers must search out a “gold” open access journal, which publishes research under liberal open access licenses (like CC BY) from the start. In either case, researchers retain some—or all—rights to their research articles, permitting them to publish under open licenses, and ensuring that they may deposit their articles in a university or institutional repository for long-term access and preservation. By publishing under open licenses, subsequent users are granted the legal permissions to access and reuse the research. This type of open access system is better aligned with the original purpose of conducting science and sharing results openly through the scholarly publishing process. Ultimately, the open access approach is more efficient, equitable, affordable, and collaborative.
Watch the Open Access Explained! Video.
“Open Access Explained!” Attributions: Animation by Jorge Cham Narration by Nick Shockey and Jonathan Eisen Transcription by Noel Dilworth Produced in partnership with the Right to Research Coalition, the Scholarly Publishing and Resources Coalition and the National Association of Graduate-Professional Students. CC BY 3.0.
Open Access Options
Open Access authors have the opportunity to publish in a few ways. The most common are known as “Green” or “Gold” Open Access.
Green OA = making a version of the manuscript freely available in a repository. This is also known as self-archiving. An example of green OA is a university research repository. OA repositories can be organized by discipline (e.g. arXiv for physics) or institution (e.g. Knowledge@UChicago for the University of Chicago).
Gold OA = making the final version of the manuscript freely available immediately upon publication by the publisher, typically by publishing in an Open Access journal and making the article available under an open license. Typically, Open Access journals charge an Article Processing Charge (APC) when an author wishes to (a) publish an article online allowing for free public access and (b) retain the copyright to the article. APCs range from $0 to several thousand dollars per article. Read more about APCs at Wikipedia. An example of a gold OA journal is PLOS.
Diamond OA = a scholarly publication model in which journals do not charge fees to either authors or readers. Diamond OA journals are one type of community-driven, academic-led and -owned publishing initiatives. Diamond OA journals are designed to be equitable by nature and design and seek to support bibliodiversity through multilingual and multicultural scholarly communities.
The Directory of Open Access Journals (DOAJ) is a site that indexes open access journals, and HowOpenIsIt? (see below) is a handy tool for evaluating the relative “openness” of publishing from full open access to closed access.
HowOpenIsIt? Guide by SPARC AND PLOS. CC BY.
Certain emerging models like preprints and hubs are rapidly emerging, but they can provide a new way of considering Open Access publishing outside of the constraints of publisher-mediated models. See the additional resources section for more information about these emerging areas in Open Access publishing.
Educating authors about their publishing rights
By understanding copyright and the various scholarly publishing options, librarians can help faculty members and graduate learners navigate the system as they publish research.
Often, scholarly publishers require authors to transfer their rights to publishing companies before their research will be published in an academic journal. Academic librarians and other library departments can support faculty and student authors by helping them understand what they give up when they transfer their copyright to a publisher. For example, scholarly authors who transfer copyright could lose the ability to post their research on their own websites.
Several tools exist to help faculty and scholars understand their rights and publishing options, and to help them exercise those rights. The Termination of Transfer tool,[1] co-stewarded by Authors Alliance and Creative Commons, gives authors who have previously entered into publishing agreements information about whether and how they can regain the publication rights previously assigned away so they can publish on new terms, including under a CC license if they choose. The Scholars Copyright Addendum Engine can be used by faculty and other authors to amend publication agreements when submitting an article to a traditional publisher.[2] The engine allows authors to choose among different options to reserve rights for themselves, and generates an agreement that is then submitted with a traditional publication agreement to make that legally effective. Additionally, Authors Alliance publishes myriad resources about these tools and open access, and PLoS offers resources and articles about the benefits of open access as well.
Academic librarians can also help scholars understand how different publishing options affect the audience and prestige of their work. Impact factor is a primary metric of prominence of a journal or publication, measured by a journal’s average number of citations. Because impact factors are not necessarily a reliable metric of a journal’s importance, some publishers like Nature, are reconsidering the importance of impact factors for journals. Many Open Access scholars encourage systems like altmetrics to provide another way of thinking about impact beyond the traditional metrics. In 2017, 1Science OA- Finder released a study finding that on average, Open Access papers produce a 50% higher research impact than strictly paywalled papers. For more information, Read Jon Tennant’s article from 2016 on the academic, societal, and economic advantages of open access to learn more. It’s also important to be aware of potential disreputable journals or exploitative publishing practices, which can be either closed or open access. Wikipedia provides a summary of what is sometimes known as “predatory publishing,” with links to additional resources for those interested in exploring this topic further.
Open Access practices and policies at the university and beyond
An open access policy is a formal policy adopted by an institution to support researchers in making their work openly available. These policies can refer to published peer-reviewed articles, conference papers, and/or peer-reviewed drafts or pre-printed publications that are deposited in an institutional repository or published under open access terms in a journal. Open Access policies generally define the guidelines for how researchers can disseminate their research to maximize access. The Registry of Open Access Repository Material Archiving Policies (ROAR Map) is a registry that charts open access policies or mandates adopted by universities, research institutions, and research funders that require or request their researchers to provide open access to their peer-reviewed research article output by depositing it in an institutional repository or publish under open access terms in a journal.
Open Access advocate Peter Suber has remarked that “mandate” is not a good word for open-access policies, “…but neither is any other English word.” Without a mandate, institutions can consider faculty opt-in policies, where libraries or copyright offices focus on shifting the default publishing practice to open access.
University policies
Many universities have adopted open access policies that require university-affiliated researchers to grant to their institution a non-exclusive license to a scholarly article at the time of creation of the work. This process heads off problems with publishers downstream, since the university retains a legal right to the work before copyright is transferred to a publisher. These policies have proliferated under the assumption that universities themselves should be able to access and preserve the research outputs of their faculty. To view an example, review the University of California Open Access Policy. You can also view many other institutional open access policies in the ROARMAP, which has collected several hundred open access policies, including those of universities, research organizations, and academic institutions.
For academic librarians interested in developing an open access policy for their university or institution, the Harvard Open Access Project has developed a toolkit. Open Access policies usually originate from the Office of Scholarly Communications, but librarians in a variety of roles (outreach, reference, etc.) can help craft these policies.
Public policy
In addition to encouraging the development of open access policies at the university level, public policies can ensure that publicly funded research be made available under Open Access terms. This typically is accomplished through the inclusion of sharing requirements tied to receiving government or philanthropic grant funds. When funding cycles for research include deposit and/or open license requirements for publications, increased access and opportunities for reuse extends the value of research funding.
One example is this U.S. White House Office of Science and Technology Policy (OSTP) memo from 2022 (CC blog post). This memo guides all federal departments and agencies to make publications and research funded by taxpayers publicly accessible, without any embargo or cost. The plan is for this guidance to be fully implemented nationwide by the end of 2025, but many federal departments and agencies have already issued new policies and procedures under the Biden-Harris administration to begin making publications and research outputs more available. Examples of some of these policies can be found in the OSTP’s 2023 fact sheet, which includes updated definitions of open science, new online resources, evolving grant requirements, greater access to government data through online portals.
Enforcing Open Access Policies
The point of most open access policies is to ensure that publicly (or foundation) funded research can be read by everyone, and is – ideally – openly licensed with a zero embargo period. When it comes to enforcing open access policies, multiple people play important roles.
The funder and its program officers need to understand the open access policy, communicate the importance of it to grantees verbally and in writing, and follow-up by checking to ensure the public has full access to the research and data under the terms of the OA policy.
The university / college administration should provide support (e.g., hire a full-time OA / OER librarian) to faculty publishing in open access journals or otherwise sharing their research openly. Institutions can also review and modify (as needed) promotion and tenure policies to ensure faculty engaged in OA publishing are rewarded (not punished) during promotion and tenure review.
Open Access Myths Debunked
For faculty and learners, Open Access can seem like a scary new world, particularly as the pressure to publish has increased. There are many guides to debunking the myths of Open Access publishing, and reading them carefully to dispel any fear or misunderstanding is crucial in the current academic landscape.
Peter Suber’s “Field Guide to misunderstandings about Open Access”
University of Minnesota “Myths about Open Access Publishing.”
Mike Taylor’s “Persistent Myths about open access scientific publishing”
Final remarks
Universities play a major role in advancing scientific research, and academic publishing is a key way for faculty to communicate findings with colleagues and the public. As organizers of knowledge within institutions, librarians can work together with university researchers to promote access to information. They can do this by educating on the “how” and “why” of Open Access, answering questions about copyright, and providing guidance and recommendations to maximize the reach and impact of scholarly publishing in particular fields.
Currently, the Termination of Transfer tool covers U.S. copyright and contracts controlled by U.S. law only. Creative Commons is working to expand the tool to provide information and resources about provisions with similar effect around the world.
The SCAE and the addenda are being updated by Creative Commons in 2019.
Licenses and Attributions
CC licensed content, Original
Provided by: Creative Commons. License: CC BY: Attribution
Dịch: Lê Trung Nghĩa
letrungnghia.foss@gmail.com
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.