Chủ Nhật, 9 tháng 5, 2010

Tọa đàm “Đánh giá thực trạng về tôn trọng bản quyền phần mềm ở Việt Nam năm 2009 - con số và nhận thức”

Ngày 07/05/2010, tại Khách sạn Sofitel Plazza, Hà Nội, từ 14h00 – 17h00.

Dự kiến: Ngày 11/05/2010 BSA và IDC sẽ công bố Báo cáo Software Piracy Study 2009 (seventh) và VN vẫn có tỷ lệ vi phạm cao bậc nhất thế giới 85% (không đổi so với các năm 2007, 2008).

Một số câu hỏi dành cho BSA và IDC:

  1. Được biết, ngày 12/04/2010, Văn phòng Kiểm toán Liên bang Mỹ GAO (Government Accountability Office), đã đưa ra báo cáo “Sở hữu trí tuệ, Những nghiên cứu về những nỗ lực để lượng hóa những ảnh hưởng về kinh tế của những hàng hóa làm giả và ăn cắp”, với sự thừa nhận rằng, với những nghiên cứu thường được trích dẫn ra nhiều nhất lại “không thể trụ vững được vì thiếu các nghiên cứu bên trong. Mỗi phương pháp (đo đếm) có những hạn chế, và hầu hết các chuyên gia đã quan sát rằng điều này khó, nếu không nói là không thể, xác định được số lượng những ảnh hưởng rộng lớn về kinh tế” (Trích trang 2 của tài liệu). Vậy theo BSA, Việt Nam chúng tôi có nên tin vào những nghiên cứu và những con số thống kê của BSA-IDC nêu ra hay không, khi mà bản thân chính phủ Mỹ còn không tin?

Trích dẫn từ tài liệu: “INTELLECTUAL PROPERTY, Observations on Efforts to Quantify the Economic Effects of Counterfeit and Pirated Goods”, (“Sở hữu trí tuệ, Những nghiên cứu về những nỗ lực để lượng hóa những ảnh hưởng về kinh tế của những hàng hóa làm giả và ăn cắp”), United States Government Accountability Office , April 2010 (Văn phòng Kiểm toán Mỹ, tháng 04/2010):

Trích đoạn trên trang 25: “Liên minh Phần mềm Doanh nghiệp BSA xuất bản những đánh giá về ăn cắp dựa trên một tập hợp các khảo sát hàng năm mà Liên minh này tiến hành tại các quốc gia khác nhau (Theo tài liệu: Business Software Alliance (BSA), Sixth Annual BSA-IDC Global Software 08 Piracy Study. (Washington, D.C.: BSA, May 2009). Dựa trên các kết quả nghiên cứu của mình, tổ chức công nghiệp này ước tính tỷ lệ ăn cắp của Mỹ là 20% đối với phần mềm của các doanh nghiệp, gây thiệt hại 9 tỷ USD vào năm 2008. Nghiên cứu này đã xác định sự khác biệt giữa tổng số những phần mềm được cài đặt và tổng số những phần mềm được bán, và phạm vi của nó có liên quan chỉ tới những phần mềm đóng gói một cách vật lý. Trong khi nghiên cứu này có một tập hợp các dữ liệu gây thèm muốn về các ngành công nghiệp và những người tiêu dùng nằm trên khắp thế giới từ những khảo sát các quốc gia của mình, tổ chức này sử dụng những giả thiết mà nó đã làm dấy lên những lo lắng trong các chuyên gia mà chúng tôi (GAO) đã phỏng vấn, bao gồm cả giả thiết về một tỷ lệ 1:1 đối với sự thay thế và những câu hỏi về kết quả nào đó từ các quốc gia được khảo sát được ngoại suy cho những quốc gia không được khảo sát”.

  1. Vừa qua có việc IIPA liệt một số quốc gia, trong đó có Việt Nam, vào danh sách đen trong cái gọi là “Báo cáo đặc biệt 301 năm 2010” gửi lên Đại diện thương mại Mỹ để gây sức ép về kinh tế đối với Việt Nam vì những chính sách của chính phủ Việt Nam ủng hộ việc sử dụng phần mềm tự do nguồn mở (FOSS), cụ thể là quyết định của Thủ tướng chính phủ số 235/QĐ-TTg ngày 02/03/2004 về “Ứng dụng và phát triển phần mềm nguồn mở ở Việt Nam giai đoạn 2004-2008”, chỉ thị của Bộ Thông tin và Truyền thông số 07/2008/CT-BTTTT ngày 30/12/2008 “Về đẩy mạnh sử dụng phần mềm mã nguồn mở trong hoạt động của cơ quan, tổ chức nhà nước”, quan điểm của BSA về vấn đề này là như thế nào?

  2. Có thông tin cho rằng, trong thời gian Bộ GDĐT Việt Nam đang đưa bản dự thảo của cái mà sau này đã trở thành Thông tư số 08/2010/TT-BGDĐT ngày 01/03/2010, BSA đã có quan điểm rằng việc sử dụng PMNM trong toàn ngành giáo dục Việt Nam về lâu dài sẽ ngăn cản sự phát triển của nền công nghiệp phần mềm Việt Nam, quan điểm của BSA hôm nay là thế nào?

  3. Đề nghị cho biết quan điểm của BSA về việc FOSS có tôn trọng các luật về quyền sở hữu trí tuệ hay không hay chỉ có phần mềm sở hữu độc quyền mới có sự tôn trọng đó?

  4. Đề nghị cho biết quan điểm của BSA về việc nếu sử dụng FOSS liệu có bóp nghẹt sự đổi mới sáng tạo trong phần mềm và không làm giảm được tỷ lệ vi phạm bản quyền như những gì được nêu trong “Báo cáo đặc biệt 301 năm 2010” của IIPA đối với Việt Nam và một số quốc gia khác hay không? Và nếu có thì nó bóp nghẹt như thế nào?

  5. Trong các “Báo cáo đặc biệt 301 năm 2010”, IIPA đã liệt kê chỉ các quốc gia như Ấn Độ, Brazil, Indonesia, Phillipine, Thailand và Việt Nam vì có những chính sách khuyến khích sử dụng FOSS. Đề nghị BSA cho biết quan điểm, vì sao những quốc gia có chính sách khuyến khích FOSS còn mạnh hơn nhiều so với Việt Nam như Anh (tháng 02/2009 với chính sách: Chuẩn mở, phần mềm nguồn mở và sự sử dụng lại: Kế hoạch hành động của Chính phủ), hay Malaysia với MyGIFOSS (Khung tương hợp về Chính phủ điện tử của chính phủ Malaysia đối với phần mềm nguồn mở) hay Ý nơi mà Tòa án Hiến pháp của nước này vừa tuyên bố rằng bất kỳ nơi nào tại Ý ban hành chính sách có lợi cho phần mềm tự do nguồn mở thì đều là hợp pháp, hay với bản thân chính phủ Mỹ với chương trình Chính phủ Mở (Open Government) của Tổng thống Barack Obama, lại không bị liệt vào trong các báo cáo đặc biệt 301 này? Có phải đó là chính sách chống FOSS, 2 mặt, phân biệt đối xử và “mềm nắm rắn buông” của IIPA và BSA trong quan hệ quốc tế đối với các quốc gia khác nhau trên thế giới hay không?

  6. Vì sao những tổ chức nghề nghiệp trên thế giới như FSF, OSI, OSFA, TechAmerica lại có quan điểm hoàn toàn trái ngược với IIPA và BSA và họ khẳng định FOSS là sở hữu trí tuệ, FOSS là khuyến khích sự cạnh tranh thị trường, và họ kịch liệt lên án bất kỳ tổ chức nào như IIPA, BSA gây sức ép một cách vô căn cứ đối với các danh sách đen hoặc trừng phạt bất kỳ quốc gia nào vì các chính sách cho phép hoặc khuyến khích sử dụng FOSS? Quan điểm của BSA về việc này là thế nào?

  7. Đề nghị BSA cho biết quan điểm liệu chính phủ Việt Nam có nên tin tưởng vào những chuẩn đóng, định dạng đóng cùng với những phần mềm nguồn đóng, sở hữu độc quyền của các công ty phần mềm mà không ai trên thế giới này ngoài chính công ty đó có thể nhìn thấy được mã nguồn, không ai có thể biết được liệu chúng có những lỗ hổng an ninh, những cửa hậu an ninh hay không, trong khi vấn đề an ninh không gian mạng đang là nóng nhất hiện nay tại chính nước Mỹ, trên khắp thế giới và cả đối với Việt Nam? Và việc Việt Nam, cả chính phủ cũng như doanh nghiệp, đã và đang là nạn nhân của sự mất an ninh đó hay không? Vì sao BSA và IIPA muốn “tư vấn” cho chính phủ Việt Nam đi vào con đường này?

Lê Trung Nghĩa

PS: Cũng tại buổi tọa đàm, có thông tin về việc ngày 11/05/2010 BSA và IDC hoãn công bố Báo cáo Software Piracy Study 2009 (seventh) đối với Việt Nam. Còn được biết sau đó từ ban tổ chức, trong buổi tọa đàm, đã có các đại diện của cả BSA, IDC và Microsoft tham dự. Hy vọng, chúng ta sẽ sớm được nghe các ý kiến trả lời của các đon vị này đối với các câu hỏi ở trên.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.