Chủ Nhật, 5 tháng 4, 2015

Chiến lược phần mềm nguồn mở 2014-2017 của EC


Open Source Software Strategy 2014-2017

  1. Ủy ban sẽ tiếp tục áp dụng chính thức, thông qua thủ tục Quản lý Sản phẩm, sử dụng các công nghệ và các sản phẩm PMNM.

  1. Ủy ban sẽ đảm bảo một sân chơi bình đẳng cho PMNM và thể hiện sự cân nhắc tích cực và công bằng về sử dụng PMNM - tính tới tổng chi phí sở hữu của giải pháp.

  1. Đối với tất cả các phát triển CNTT trong tương lai, Ủy ban sẽ thúc đẩy sử dụng các sản phẩm mà hỗ trợ cho các đặc tả kỹ thuật được thừa nhận, được viết tốt thành tài liệu và được ưu tiên là mở mà có thể được tự do áp dụng, triển khai và mở rộng. Tính tương hợp là vấn đề sống còn cho Ủy ban, và sử dụng các tiêu chuẩn được thiết lập tốt là yếu tố chính để đạt được điều đó.

  1. Đối với sự phát triển các hệ thống thông tin mới trong nội bộ, đặc biệt nơi mà sự triển khai là nhìn thấy được từ các bên thứ 3 bên ngoài hạ tầng của EC, thì PMNM sẽ là lựa chọn được ưu tiên và được sử dụng ở bất kỳ nơi nào có thể.

  1. Ủy ban sẽ làm rõ tiếp tục ngữ cảnh pháp lý xung quanh sử dụng trong nội bộ PMNM và làm cho sự làm rõ này sẵn sàng cho các bên có quan tâm. Các chủ đề chính sẽ được đề cập tới gồm: các sơ đồ cấp phép, các Quyền Sở hữu Trí tuệ, các cơ hội bình đẳng trong ngữ cảnh mua sắm và tham gia trong các cộng đồng PMNM.

  1. Ủy ban sẽ tiếp tục phát triển các chỉ dẫn và các thực tiễn tốt nhất cho phép thiết lập các giải pháp PMNM và các giải pháp pha trộn bao trùm toàn bộ tập hợp các dịch vụ chuyên nghiệp, bao gồm sự triển khai các giải pháp PMNM trong các trung tâm dữ liệu ở mức dịch vụ y hệt như với các giải pháp sở hữu độc quyền.

  1. Ủy ban sẽ tiếp tục phát triển và áp dụng các công cụ và thực tiễn tốt nhất nổi lên trừ các cộng đồng PMNM trong khi áp dụng các thực tiễn điều hành hiện đại, đặc biệt trong lĩnh vực an toàn. Hơn nữa, EC sẽ tạo thuận lợi và thúc đẩy tạo ra các cộng đồng cho các sản phẩm PMNM được Ủy ban phát hành và tạo thuận lợi cho sự tham gia trong các cộng đồng PMNM mở rộng.

  1. PMNM đóng một vai trò quan trọng trong các dự án Chính phủ điện tử và vì thế sẽ được cân nhắc trong khung các hoạt động đó.

  1. Sự cộng tác giữa các đội của Ủy ban có trách nhiệm về các chiến lược PMNM trong nội bộ và với bên ngoài sẽ tiếp tục được cải thiện để đạt được sự hội tụ, đặc biệt qua sự sắp xếp phù hợp với và sử dụng lại các giải pháp được kiểm chứng và được chương trình ISA tạo ra.

  1. Hệ sinh thái CNTT-TT là cực kỳ năng động, đổi mới, và tiến bộ liên tục; vì thế nó tác động tới nhiều lĩnh vực các chính sách của Ủy ban. Trong ngữ cảnh anỳ, DIGIT sẽ tiếp tục đóng vai trò tích cực trong việc thúc đẩy các quan hệ đối tác nhằm vào PMNM giữa các cơ quan của châu Âu và các bên tham gia đóng góp khác.

Kế hoạch hành động
Cùng với chiến lược này, một kế hoạch hành động toàn diện đã được tạo ra, đề cập tới tất cả 10 điểm ở trên. Nó được lên lịch cho việc thực thi trong giai đoạn 2015-2017.

1. The Commission shall continue to adopt formally, through the Product Management procedure, the use of OSS technologies and products.
2. The Commission shall ensure a level playing field for open source software and demonstrate an active and fair consideration of using open source software – taking account of the total cost of ownership of the solution.
3. For all future IT developments, the Commission shall promote the use of products that support recognised, well-documented and preferably open technical specifications that can be freely adopted, implemented and extended. Interoperability is a critical issue for the Commission, and use of well-established standards is a key factor to achieve it.
4. For the internal development of new information systems, in particular where deployment is foreseen by third parties outside the EC infrastructure, OSS shall be the preferred choice and used whenever possible.
5. The Commission shall further clarify the legal context around the internal use of OSS and make this clarification available to interested parties. The main topics to be addressed include: licensing schemes, Intellectual Property Rights, equal opportunities in the context of procurement and participation in OSS communities.
6. The Commission shall further develop guidelines and best practices allowing the setup of OSS and mixed solutions covering the full set of professional services, including deployment of OSS solutions in its data centres at the same level of service as the proprietary ones.
7. The Commission shall continue to develop and adopt best practice and tools emerging from OSS communities while applying state-of-the-art governance practices, particularly in the domain of security. In addition, the EC will facilitate and promote the creation of communities for those OSS products released by the Commission and facilitate participation in external OSS communities.
8. OSS plays an important role in e-Government projects and shall be therefore considered within the framework of these activities.
9. The collaboration between Commission teams in charge of the internal and external OSS strategies shall be further enhanced in order to achieve convergence, in particular through alignment with and reuse of validated solutions produced by the ISA programme.
10. The ICT ecosystem is extremely dynamic, innovative, and constantly evolving; as such it impacts many areas of the Commission's policies. Within this context, DIGIT shall continue to play an active role in promoting partnerships focusing on OSS between the European Institutions and other stakeholders.
Action plan
Together with the strategy, a comprehensive action plan has been created, addressing all 10 points above. It is scheduled for execution during the period 2015-2017.
Dịch: Lê Trung Nghĩa

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.