HỘI
THẢO eGov-ICT: ‘NHỮNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TRIỂN
KHAI CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ’
HÀ
NỘI, NGÀY 07/01/2017
NGƯỜI
TRÌNH BÀY: LÊ TRUNG NGHĨA, THÀNH VIÊN CỦA CỘNG ĐỒNG
ICT-VN
MẤT
ATANTT CÁC HỆ THỐNG MẠNG CỦA NHÀ NƯỚC. VÌ SAO?
-
Hầu hết các hệ thống mạng của nhà nước dựa vào
công nghệ phụ thuộc nền tảng!
-
Không làm chủ được công nghệ →
Không thể có ATANTT các hệ thống được.
GỢI
Ý NHỮNG VIỆC NHÀ NƯỚC NÊN ƯU TIÊN LÀM NGAY:
1.
Nhà nước, thông qua bộ tài chính, không cấp tiền đóng
thuế của người dân cho bất kỳ hoạt động nào có
liên quan tới CNTT mà chỉ chạy trên các công nghệ phụ
thuộc nền tảng,
bao gồm
các hoạt động mua
sắm nhà nước, tuyên
truyền, giáo dục, xây dựng các hệ thống CNTT, cả phần
cứng, phần mềm và phần dẻo.
2.
Lên kế hoạch rõ ràng để loại bỏ càng sớm càng tốt
(các) hệ thống công nghệ phụ thuộc nền tảng ra khỏi
tất cả các hệ thống CNTT của nhà nước và thay thế
dần vào đó bằng các hệ thống có công nghệ độc lập
nền tảng để đảm bảo ATTT và tính tương thích liên
thông của hệ thống, không bị khóa trói vào bất kỳ
nhà cung cấp độc quyền nào.
3.
Đưa nội dung đào tạo CNTT nguồn mở và các công nghệ
độc lập với nền tảng thành bắt
buộc trong tất cả các cơ sở giáo dục công
lập trong cả nước, ở tất cả các mức học,
từ tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông,
đào tạo nghề, cao đẳng - đại học và sau đại học.
4.
Không nhận người không đạt chuẩn kỹ năng theo Thông
tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11/03/2014 Quy định Chuẩn kỹ
năng sử dụng CNTT, có hiệu lực từ ngày 28/04/2014, vào
cơ quan nhà nước. Trong các cơ quan nhà nước, không đề
bạt, không thưởng, không tăng lương, không cử đi nước
ngoài, không kết nạp Đảng những người không đạt
chuẩn kỹ năng này.
5.
Nhà nước sớm đầu tư xây dựng hệ điều hành công
nghệ không phụ thuộc nền tảng để làm cơ sở cho các
hệ thống của nhà nước từ nay về sau này sẽ dựa
vào, theo nguyên lý phát triển nguồn mở quốc tế, phát
triển cùng và không tách rời khỏi các cộng đồng nguồn
mở thế giới.
6.
Nhà nước ưu tiên phát triển mật mã, mã hóa - giải mã,
để bảo vệ dữ liệu theo vòng đời dữ liệu, với sự
hợp tác chặt chẽ giữa BCYCP và các nhà toán học chuyên
mật mã.
Nếu
các công việc nêu trên là KHÔNG KHẢ
THI đối với nhà nước, thì về bản chất,
mong ước có ATANTT trong các hệ thống CNTT của nhà nước
là KHÔNG KHẢ THI, bất kể
nhà nước đổ bao nhiêu tiền, bao nhiêu người và bao
nhiêu công sức vào đó.
Công
nghệ phụ thuộc nền tảng là gì? Xin tham khảo Tài liệu
Mô hình tham chiếu hợp nhất Kiến trúc tổng thể Liên
bang (Mỹ) (FEA), bản
tiếng Anh và bản
dịch tiếng Việt.
CÁC
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1.
Vụ
tấn công vào VNA và một vài gợi ý (với các tham
chiếu trong bài).
5.
Chính phủ Mỹ có chính sách ‘Mã
nguồn Liên bang’ (Federal
Source Code Policy), và đã xây dựng kho
mã nguồn với hàng
loạt các bộ tham gia, kể cả nhiều bộ quan trọng
vào nửa cuối năm 2016.
6.
Kho
các dự án nguồn mở sử dụng trong các chính phủ
EU.
7.
Không chỉ có phần mềm, mà phần cứng cũng là mở. Từ
năm 2011 đã có các thông tin về dự án Máy tính Mở
- Open Computer của
Facebook
và nhiều hãng khác nhằm phá
vỡ những chiếc hộp đen trong hạ tầng CNTT nguồn đóng
sở hữu độc quyền để có được sự lựa chọn
lớn hơn, tùy biến được và tiết kiệm được. Trên
hết, nó mở ra cơ hội cho các thế hệ sau của Việt Nam
để sáng tạo và làm chủ các hệ thống thông tin của
mình khi phát
triển cùng và không tách rời khỏi các cộng đồng nguồn
mở thế giới.
Blogger:
Lê Trung Nghĩa
PS:
Bạn có thể tải về bài viết ở định dạng PDF tại
địa chỉ:
Hoặc
ở định dạng Slide tại địa chỉ:
http://www.slideshare.net/lnghia/ict-vn07012017
PS: Xem thêm bài đã được đăng sau bài viết này vài tháng với tiêu đề: 'Các nhà báo điều tra nghiên cứu: “Sự khóa trói của các chính phủ vào Microsoft là đáng báo động'.
PS: Xem thêm bài đã được đăng sau bài viết này vài tháng với tiêu đề: 'Các nhà báo điều tra nghiên cứu: “Sự khóa trói của các chính phủ vào Microsoft là đáng báo động'.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.