Thứ Tư, 19 tháng 5, 2021

Bước 1 trong 5 bước triển khai DigComp: Tùy biến thích nghi và đặc tả

 


T6. Bước 1: tùy biến thích nghi
và đặc tả/các hạng mục nội dung liên quan

DigComp tùy biến thích nghi được và thường được đặc tả để đặt ra năng lực số và các mức thông thạo thích hợp cho một quần thể đích hoặc sử dụng chính sách và chiến lược được đề ra. Bước này thường dựa vào sự nhận diện và phân tích sơ bộ các nhu cầu và/hoặc các cơ hội để phát triển năng lực số của quần thể đích và ngữ cảnh nhất định.

DigComp cung cấp các mô tả năng lực số mức cao và các kết quả đầu ra học tập có liên quan được kỳ vọng ở các mức thông thạo khác nhau, cùng với các ví dụ minh họa trong 2 kịch bản ứng dụng. Các mô tả đó được cung cấp có mục đích với đặc tính chung, thường mang tính lý thuyết, để chúng là mở cho diễn giải và không có liên quan tới bất kỳ tiêu chuẩn, giải pháp hay sản phẩm công nghệ cụ thể nào.

Các đặc tính đó cải thiện sự hồi phục của Khung khi đối mặt với thế giới công nghệ đa dạng và thay đổi liên tục. Chúng cũng làm cho có khả năng để áp dụng DigComp trong tất cả các dạng khu vực, các tổ chức và các nhóm đích, trong khi vẫn duy trì tham chiếu tới khung chung được thiết lập ở mức châu Âu. Dù để điều này xảy ra, trong hầu hết các trường hợp một quy trình là cần thiết, nó liên quan tới các hoạt động sau: chuyển ngữ (nếu cần) và sau đó có sự tùy biến thích nghi và/hoặc đặc tả Khung, như được minh họa bên dưới.

Các hoạt động đó nên phản ánh các mục tiêu phát triển năng lực được đặt ra sau khi đánh giá các nhu cầu của nhóm đích và xác định các năng lực nhất định có thể giúp đáp ứng các nhu cầu đó. Ở giai đoạn sơ bộ này, DigComp đóng góp để thông báo cho khung phản ánh thường diễn ra giữa các bên tham gia đóng góp khác nhau bằng việc tạo ra sự hiểu biết chung về năng lực số giữa họ và ngôn ngữ để nói về nó. Khi sự phản ánh và thảo luận về các nhu cầu và các yêu cầu năng lực số đi sâu hơn và ở mức hoạt động hơn, các quy trình tùy biến thích nghi và đặc tả khung bắt đầu.

Chuyển ngữ

Một khi quyết định được đưa ra để áp dụng DigComp cho phát triển năng lực số, hoạt động sơ bộ (nếu chuyển ngữ chưa tồn tại) là dịch Khung đó hoặc các phần của nó từ tiếng Anh sang ngôn ngữ đích. Các bản dịch thường được các bộ và các cơ quan có liên quan ở quốc gia đó thực hiện. Như được chỉ ra trong các Bảng 2 và 3, chuyển ngữ có thể chỉ liên quan tới vài chiều của Khung - thường các khu vực năng lực (chiều 1) và tiêu đề và các trình mô tả năng lực (chiều 2) - hoặc tất cả chúng. Các bản dịch được sử dụng để nâng cao nhận thức của công chúng về năng lực số và sự thích hợp của nó, để hỗ trợ cho các thảo luận giữa các bên tham gia đóng góp và khởi xướng các cuộc tư vấn về các hành động phát triển năng lực, và chúng trở thành cơ sở cho các hoạt động tiếp sau.

Tùy biến thích nghi”

“Tùy biến thích nghi” tham chiếu tới các thay đổi được thực hiện dựa vào mô hình tham chiếu khái niệm của DigComp dẫn tới ít nhiều khung tương tự được nó truyền cảm hứng. Các lĩnh vực năng lực hoặc các năng lực nhất định có thể được thêm vào vì chúng được coi là quan trọng cho một quần thể đích mà năng lực số được yêu cầu của nó vượt ra khỏi các năng lực được kỳ vọng từ “tất cả các công dân”, như các giảng viên (C3, T20), các hiệu trưởng và các nhân viên hành chính của trường học (C4), các công nhân trẻ (C30), các nhân viên (C28), hoặc các công nhân chăm sóc như trong dự án Carer+).

Các tùy biến thích nghi cũng có thể xảy ra bằng việc bổ sung thêm các năng lực nhất định hoặc đổi tên các lĩnh vực năng lực và/hoặc thay đổi một phần hoặc dịch chuyển các trình mô tả năng lực nhất định (C1, C12, C15, C17, C26). Chúng thường phản ánh sự hiểu biết và các cách nhìn khác nhau về năng lực số (như làm thế nào để “định vị” các năng lực xuyên suốt an toàn và giải quyết vấn đề của DigComp hoặc tầm quan trọng để nhấn mạnh rõ ràng các sự thông thạo và các kỹ năng làm việc về CNTT-TT), hoặc nhu cầu tích hợp các khung đã có trước đó (T16).

Đặc tả”

“Đặc tả” khung thường diễn ra trong các bước triển khai tiếp, như thiết kế các chương trình giáo dục và đào tạo năng lực số cho quần thể đích nhất định, hoặc các mục đích đánh giá và chứng nhận chung các năng lực và các mức thông thạo nhất định.

Đặc tả gồm việc xác định và lựa chọn các năng lực được coi là phù hợp ngữ cảnh và có thể bỏ qua các năng lực khác, tiến hành các lựa chọn các mức thông thạo để đạt được (như khung cho các sinh viên T15 ở Slovenia đã xác định các mức thông thạo dựa vào mức độ tuổi tác/trường học của các học sinh), và hầu hết tất cả, việc làm lại và/hoặc làm phong phú thêm và/hoặc chi tiết hóa các trình mô tả và các ví dụ của DigComp, thường trong các Chiều 3, 4 và 5 (của DigComp) vì các mục đích vận hành. C5 đã tổ chức lại 500 kết quả đầu ra học tập được trích ra từ DigComp 1.0 thành khoảng 360 năng lực, để thiết kế các khóa học mới về CNTT-TT cho người lớn.

Trong một trường hợp (C2 + T3), các năng lực rất đặc biệt cho các công việc của công nghiệp 4.0 đã được thêm vào như là các năng lực phụ cho khung DigComp.

Đôi khi đặc tả và tùy biến thích nghi xảy ra cùng nhau (như C3, C12). REBIUN, Mạng của các Thư viện Đại học Tây Ban Nha đã phát triển đặc tả của DigComp 2.0 cho các sinh viên tốt nghiệp, tập trung vào các mức thông thạo cơ bản và trung bình.

Kết quả của các quy trình ở trên là các khung chung hoặc “các hồ sơ số” dựa vào DigComp cho các nhóm đích nhất định (như, những người lớn có giáo dục thấp), các nghề nghiệp và các chức năng công việc, chúng xác định các năng lực và các mức thông thạo được kỳ vọng sẽ được đánh giá, được phát triển .v.v. với chúng. Các hồ sơ nghề nghiệp số dựa vào DigComp đã được phát triển cho:

  • các giảng viên và các nhân viên trường học (xem ở trên)

  • các công việc đặc thù công nghiệp 4.0 (C2 + T3)

  • các nhân viên dịch vụ tuyển dụng việc làm (C8)

  • các con đường sự nghiệp trong nghề thư ký/hành chính, quản lý dự án, tiếp thị và quảng cáo và các công việc giảng dạy (C10)

  • những người chuyên nghiệp mới trong các viện bảo tàng (C6)

  • các nhân viên văn phòng ảo và doanh nhân tự thân (C19)

  • các công nhân xã hội làm việc với thanh niên (C24)

  • các công nhân trẻ (C30 đào tạo các nhu cầu cho công việc của thanh niên).

Các khung và hồ sơ đó là đầu vào cho các bước triển khai tiếp sau.


Thừa nhận:

Dịch và trích dẫn từ: Kluzer S., Pujol Priego L. (2018). DigComp trong Hành động - Lấy cảm hứng, biến nó thành hiện thực (DigComp into Action: GET INSPIRED MAKE IT HAPPEN). S. Carretero, Y. Punie, R. Vuorikari, M. Cabrera, và O’Keefe, W. (Eds.). Báo cáo Khoa học cho Chính sách của JRC, EUR 29115 EN, Văn phòng Xuất bản của Liên minh châu Âu, Luxembourg, 2018. ISBN 978-92-79-79901-3, doi:10.2760/112945.

Tham chiếu: Khung Năng lực Số cho các Công dân (DigComp).

Xem thêm: Chuyển đổi số/Năng lực số

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.