Draft recommendation on Open Science on its way to final adoption
Theo: https://en.unesco.org/news/draft-recommendation-open-science-its-way-final-adoption
Bài được đưa lên Internet ngày: 14/05/2021
Sau 4 ngày tranh luận trên trực tuyến, các chuyên gia pháp lý và kỹ thuật đại diện cho hơn 100 quốc gia thành viên đã xem xét và đồng thuận thông qua bản thảo Khuyến cáo Khoa học Mở của UNESCO (bản dịch sang tiếng Việt). Văn bản Khuyến cáo bây giờ sẽ được đệ trình tới Hội nghị Toàn thể UNESCO, để thông qua lần cuối từ tất cả 193 quốc gia thành viên UNESCO vào tháng 11/2021.
Khuyến cáo này, được phát triển qua một quy trình hòa nhập, có tư vấn đầy đủ, nhiều bên tham gia đóng góp, được kỳ vọng cung cấp một khung thiết lập các tiêu chuẩn toàn cầu đầu tiên về Khoa học Mở. Tính tới những khác biệt khu vực và ngành khoa học, nó nhằm vào việc thúc đẩy lưu thông rộng rãi kiến thức khoa học, cải thiện sự cộng tác giữa các nhà khoa học khắp trên thế giới, tăng cường liên kết giữa khoa học và xã hội, và dẫn dắt để hợp tác khoa học quốc tế, vì chỉ 23,5% sản phẩm khoa học hiện được các đồng tác giả quốc tế sản xuất. Được xây dựng dựa vào sự đồng thuận khắp các khu vực, nó gồm định nghĩa rõ ràng, các mục tiêu chính và các trụ cột chính của Khoa học Mở.
Để thúc đẩy Khoa học Mở ở mức độ quốc gia và quốc tế, Khuyến cáo khuyến khích tất cả các quốc gia thành viên nỗ lực đóng góp ít nhất 1% GDP quốc gia chuyên dành cho nghiên cứu và hợp tác. Quả thực, Khoa học Mở sẽ chỉ thịnh vượng nếu tất cả các quốc gia ở tất cả các khu vực có sự đầu thích đáng vào các hệ thống khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo quốc gia của họ.
Ủy ban đã thông qua với sự đồng thuận mạnh định nghĩa “Khoa học Mở”:
“một công trình toàn diện kết hợp các phong trào và thực tiễn khác nhau nhằm mục đích làm cho kiến thức khoa học đa ngôn ngữ trở nên sẵn sàng công khai, truy cập được và sử dụng lại được cho tất cả mọi người, để gia tăng hợp tác khoa học và chia sẻ thông tin vì lợi ích của khoa học và xã hội, và mở ra các quá trình sáng tạo, đánh giá và truyền thông các kiến thức khoa học cho các tác nhân xã hội vượt ra khỏi cộng đồng khoa học truyền thống. Nó bao gồm tất cả các môn khoa học và các khía cạnh thực hành học thuật, bao gồm các khoa học cơ bản và ứng dụng, các khoa học tự nhiên và xã hội và nhân văn, và nó xây dựng dựa vào các trụ cột chính sau: kiến thức khoa học mở, hạ tầng khoa học mở, truyền thông khoa học, sự tham gia mở của các tác nhân xã hội và đối thoại mở với các hệ thống tri thức khác.”
Bản thảo khuyến cáo, được phát triển trong khủng hoảng y tế và thảo luận theo sau nó về các bằng sáng chế vắc xin tự do không mất tiền, vì thể đưa ra định nghĩa chung, các giá trị được chia sẻ, các nguyên tắc và tiêu chuẩn cho khoa học mở và đề xuất một tập hợp các hành động để triển khai khoa học mở công bằng và không thiên vị ở tất cả các mức. Nó cũng giới thiệu tính toàn diện hơn về khía cạnh các khác biệt khu vực và các hệ thống tri thức bản địa, nắm bắt những thách thức nhất định của các nhà khoa học và các tác nhân khoa học mở khác ở các quốc gia đang phát triển, và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thu hút toàn bộ xã hội vào khoa học.
Như được Tổng Giám đốc nêu “Chúng tôi hy vọng Khuyến cáo Toàn cầu này về Khoa học Mở sẽ cung cấp khuôn khổ cần thiết cho các tác nhân khắp trên thế giới để biến đổi và dân chủ hóa khoa học. Theo cách này, chúng tôi có thể đảm bảo rằng khoa học thực sự đáp ứng được các nhu cấp cấp bách nhất của con người và trái đất, vì lợi ích của tất cả mọi người”.
Cuộc họp liên các chính phủ đã thấy sự tham gia của 106 quốc gia được 230 chuyên gia đại diện.
Thông tin thêm
After four days of online debates, legal and technical experts representing over 100 Member States examined and adopted by consensus the draft text of the UNESCO Recommendation on Open Science. The text of the Recommendation will now be submitted to the UNESCO General Conference, for final adoption by all 193 UNESCO Member States in November 2021.
The Recommendation, developed through an inclusive, consultative, multistakeholder process, is expected to provide the first global standard-setting framework on Open Science. Taking into account regional and disciplinary differences, it aims at promoting broad circulation of scientific knowledge, enhancing collaboration between scientists worldwide, strengthening the links between science and society, and driving for international scientific cooperation, since only 23.5 % of scientific production is currently produced by international co-authors. Building on the consensus across regions, it includes a clear definition, key objectives and the key pillars of Open Science.
In order to promote Open Science on a national and international scale, the Recommendation encourages all Member States to make an effort to contribute at least 1% of national gross domestic product (GDP) dedicated to research and cooperation. Indeed, Open Science will only strive if all countries in all regions provide appropriate investment in their national science, technology and innovation systems.
The committee adopted with a strong consensus the definition of “Open Science” :
“an inclusive construct that combines various movements and practices aiming to make multilingual scientific knowledge openly available, accessible and reusable for everyone, to increase scientific collaborations and sharing of information for the benefits of science and society, and to open the processes of scientific knowledge creation, evaluation and communication to societal actors beyond the traditional scientific community. It includes all scientific disciplines and aspects of scholarly practices, including basic and applied sciences, natural and social sciences and the humanities, and it builds on the following key pillars: open scientific knowledge, open science infrastructures, science communication, open engagement of societal actors and open dialogue with other knowledge systems.”
The draft recommendation, developed during the health crisis and its follow-up discussion to free vaccine patents, thus presents a common definition, shared values, principles and standards for open science and proposes a set of actions conducive to a fair and equitable implementation of open science at all levels. It also introduces more inclusiveness with regard to regional differences and indigenous knowledge systems, captures the specific challenges of scientists and other open science actors in developing countries, and stresses the importance of engaging the whole society in science.
As noted by the Director General “We are hopeful that this Global Recommendation on Open Science will provide the necessary framework for actors across the world to transform and democratize science. In this way, we can ensure that science truly responds to the most pressing needs of people and the planet, for the benefit of all.”
This intergovernmental meeting saw the participation of 106 countries represented by 230 experts.
More information:
Blogger: Lê Trung Nghĩa
letrungnghia.foss@gmail.com
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.