Chủ Nhật, 10 tháng 10, 2021

Đại dịch COVID-19 hé lộ điều gì về bức tranh tư vấn khoa học đang tiến hóa

Peter Gluckman và Binyam Sisay Mendisu

Các quan điểm gây tranh cãi

Mối quan hệ giữa khoa học, xã hội, chính sách và chính trị đã và đang luôn phức tạp và gây tranh cãi. Chúng ta chỉ cần xem xét những trở ngại mà cộng đồng khoa học gặp phải trong vài thập kỷ qua trong nỗ lực thuyết phục cộng đồng chính trị toàn cầu thừa nhận và hành động đối với biến đổi khí hậu do các hoạt động của con người thúc đẩy, hoặc cuộc tranh cãi đang diễn ra về vai trò của cây trồng biến đổi gen trong việc đảm bảo an ninh lương thực, hay khó khăn trong việc thuyết phục các chính phủ giải quyết tình trạng béo phì và những hậu quả của nó.

Nhiều, nếu không nói là hầu hết, các quyết định chính sách có khía cạnh khoa học. Trong khi các hệ thống tư vấn khoa học ban đầu đã tiến hóa trong các nền kinh tế tiên tiến lớn làm việc chủ yếu với các vấn đề quốc phòng và công nghệ, chúng bây giờ đóng vai trò quan trọng trong các lĩnh vực như môi trường, tiến bộ xã hội và sức khỏe.

Đại dịch COVID-19 đã đưa các mối quan hệ đó thành trọng tâm chưa từng thấy. Từ những ngày đầu của đại dịch, các chính phủ đã phải đưa ra các quyết định sâu rộng trong bối cảnh kiến thức không hoàn chỉnh và đang tiến hóa về virus. Các quyết định đó đã được nhiều người thừa nhận như là sự cân nhắc lựa chọn đang tiến hóa giữa sức khỏe, kinh tế, phúc lợi xã hội và các quyền cá nhân, khi mà sự khóa lại (lockdown) đã làm chậm lại hoạt động kinh tế và kiềm chế sự di chuyển của cá nhân. Nhiều chính phủ đã công nhận tầm quan trọng sống còn của phân tích và tư vấn khoa học trong hỗ trợ ra quyết định của họ.

Dù bài luận này tập trung vào tương tác giữa khoa học và cộng đồng chính sách trong đại dịch COVID-19 hiện hành, việc sử dụng hiệu quả khoa học trong việc hoạch định chính sách cuối cùng bắt nguồn từ lòng tin của công chúng đối với cả cộng đồng khoa học và các cơ quan của chính phủ. Các bài học học được trong đại dịch COVID-19 vì thế có thể có các tác động lớn hơn về việc các quốc gia có thể sử dụng bằng chứng khoa học tốt hơn như thế nào để phát triển và triển khai các chính sách trong tương lai.

Vượt ra khỏi vai trò cơ bản và liên tục sinh ra kiến thức mới của cộng đồng khoa học trong đại dịch, hai thành phần trung tâm của tư vấn khoa học đã có vai trò quan trọng: tổng hợp bằng chứng (tổng hợp bằng chứng khoa học có sẵn và thường chưa hoàn chỉnh để hỗ trợ cho các chính phủ) và môi giới bằng chứng (truyền thông bằng chứng khoa học được tổng hợp và được giải thích cho cả các chính phủ và công dân của họ).

Vectơ tổng hợp bằng chứng

Để có giá trị, tổng hợp bằng chứng phải là trình bày cân bằng và toàn diện những gì đã biết và chưa biết, đối nghịch với biện hộ có thiên kiến. Tổng hợp bằng chứng cần được đa ngành thông báo, như được minh họa bằng một trường hợp điển hình của Uruguay (Hộp 1).


Rất thường thấy trong quá khứ, các quan điểm từ các khoa học xã hội và nhân văn đã bị bỏ qua, bất kể thực tế là hành vi của con người và các khía cạnh xã hội học là chìa khóa cho việc ra quyết định thành công, như được các tranh luận về cả đại dịch COVID-19 và biến đổi khí hậu thể hiện.

Tổng hợp bằng chứng thường xuyên nhất được các nhân viên hàn lâm khoa học quốc gia tiến hành. Tuy nhiên, các ủy ban dựa vào khoa học và kỹ thuật quốc gia, các văn phòng tư vấn khoa học, các ủy ban đặc biệt, các viện nghiên cứu và các phòng ban của các trường đại học tất cả đều có thể cung cấp tổng hợp bằng chứng.

Thật đáng mừng khi ngày càng có nhiều quốc gia có thu nhập thấp hơn đã đầu tư vào phát triển các học viện khoa học trong những năm gần đây, bao gồm 28 quốc gia châu Phi. Viện hàn lâm Nam Phi đã sản xuất ra các báo cáo tổng hợp bằng chứng cho những người làm chính sách, chúng đặc biệt có giá trị toàn cầu1.

GS. Madiagne Diallo của Hội đồng Kinh tế, Xã hội và Môi trường của Senegal2 quan sát thấy số lượng gia tăng các chính phủ châu Phi đã và đang tiếp cận các viện hàn lâm khoa học để có tư vấn từ trước khi có đại dịch này. Ví dụ, vào năm 2015, Chính phủ Cameroon đã giao nhiệm vụ cho viện hàn lâm khoa học với việc phát triển khung chính sách công nghệ sinh học quốc gia. Năm 2019, Chính phủ Senegal đã giao nhiệm vụ cho viện hàn lâm khoa học của nó với việc cung cấp tổng hợp bằng chứng hiện trạng của các sinh vật biến đổi gen, những thách thức và triển vọng liên quan đối với Senegal.

Ngoài ra, có số lượng gia tăng các nhân viên hàn lâm trẻ, cũng như các nhóm quốc tế như Hiệp hội Thế giới các Nhà khoa học Trẻ và Viện hàn lâm Trẻ Toàn cầu. Các viện hàn lâm trẻ đó đang đưa ra tiếng nói liên các thế hệ có giá trị và đã chủ động tích cực trong nắm bắt tầm quan trọng của các tiếp cận liên ngành.

Sự nổi lên của tiếp cận vùng và tiểu vùng về cung cấp tư vấn khoa học từng là sự phát triển quan trọng. Tiếp cận này có thể ở dạng các cơ quan vùng. Ví dụ, Cộng đồng Thái bình dương (Pacific Community) nằm ở Noumea, New Caledonia (Pháp), cung cấp cho nhiều quốc gia biển đảo nhỏ ở Thái bình dương hỗ trợ kỹ thuật và khoa học trong các lĩnh vực như các tài nguyên biển và sức khỏe công chúng. Viện Khoa học châu Phi cũng cung cấp các phân tích bằng chứng cho các quốc gia châu Phi.

Bất chấp sự hợp tác này, năng lực và khả năng của cơ sở và cá nhân vẫn cần xây dựng ở nhiều quốc gia và khu vực. Với việc cấp vốn thí điểm từ Tập đoàn Nghiên cứu Phát triển Quốc tế - IDRC (International Development Research Corporation), Mạng Quốc tế về Tư vấn Khoa học của Chính phủ – INGSA (International Network for Government Science Advice) đã thiết lập Mạng Tư vấn Khoa học Đông Nam Á - SEASAN (Southeast Asian Science Advice Network) vào năm 2020 để tạo thuận lợi cho tổng hợp bằng chứng chung và chia sẻ thông tin cho các nhà khoa học cao cấp với trách nhiệm tư vấn qua một nền tảng trên trực tuyến; trọng tâm là nhằm vào các vấn đề về mối quan tâm khu vực được chia sẻ có liên quan tới các Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDG) tới năm 2030 của Liên hiệp quốc. Nền tảng này sẽ phát triển, chia sẻ và tiếp cận các báo cáo và phân tích các mối liên quan chung và triển khai tổng hợp bằng chứng về các vấn đề chung, cho phép từng quốc gia riêng rẽ cân nhắc cách để kết hợp kiến thức đó đúng thích đáng vào việc ra quyết định của họ. Qua thời gian, khi các lợi ích của các đầu vào có cấu trức trở nên rõ ràng hơn, hy vọng sáng kiến này sẽ dẫn tới thể chế hóa lớn hơn tư vấn khoa học.

Các đánh giá toàn cầu là dạng tổng hợp bằng chứng hơn nữa. Hai ví dụ là các đánh giá được Nhóm Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu triển khai, được Tổ chức Khí tượng Thế giới về Biến đổi Khí hậu và Chương trình Môi trường của Liên hiệp quốc (UNEP) tài trợ, và chúng được Nền tảng Chính sách Liên chính phủ về các Dịch vụ Đa dạng sinh thái và Hệ sinh thái - IPBES (Intergovernmental Policy Platform on Biodiversity and Ecosystem Services) triển khai, được UNESCO, UNEP, Tổ chức Nông Lương và Chương trình Phát triển Liên hiệp quốc tài trợ.

Các khía cạnh môi giới bằng chứng

Môi giới bằng chứng là quá trình chuyển giao hiệu quả hiểu biết phương pháp khoa học sang cho cộng đồng chính sách và những người làm chính sách chính trị, trong khi công nhận nhiều yếu tố khác ảnh hưởng tới các quyết định chính sách. Môi giới có thể, có hoặc không, được chính các tác nhân đã triển khai tổng hợp bằng chứng cung cấp.

Môi giới phải là nhạy cảm với thực tế là các quyết định chính sách dựa vào nhiều yếu tố khác vượt ra khỏi bằng chứng khoa học. Các giá trị xã hội, sự chấp nhận của công chúng, lý tưởng chính trị và các ưu tiên, các hợp đồng điện tử, các yếu tố ngoại giao và kinh tế, tất cả đều là một phần của việc ra quyết định.

Dù tư vấn khoa học có thể có gốc gác lịch sử của nó trong khoa học tự nhiên và công nghệ, môi giới hiệu quả ngày càng mang tính liên ngành. Ngày càng gia tăng, các khoa học xã hội và nhân văn là trung tâm cho cả tổng hợp bằng chứng và môi giới. Một khía cạnh đặc biệt nhạy cảm là làm thế nào để đối phó với các nguồn tri thức khác có thẩm quyền nhưng không dựa trên các quy trình khoa học. Việc tích hợp kiến thức bản địa với kiến thức khoa học chính thống đòi hỏi sự hiểu biết và tôn trọng đặc biệt.

Các lựa chọn đánh giá

Tất cả việc ra chính sách liên quan tới việc chọn giữa các lựa chọn (bao gồm các lựa chọn duy trì tình trạng ban đầu), từng trong số đó có các tác động và chọn lựa khác nhau. Khi chào tư vấn khoa học, mục đích chính là hỗ trợ cho cộng đồng chính sách để chọn giữa các lựa chọn sẵn có.

Làm như vậy, chức năng môi giới phải luôn cân nhắc rủi ro suy diễn, ấy là, những gì là các tác động của sự không chắc chắn (chúng luôn hiện diện)? Để giảm thiểu rủi ro, bên môi giới xác định những gì biết và không biết và những cạm bẫy của bất kỳ tổng hợp nào, đặc biệt có liên quan đến xác suất và giải thích các giả định được đưa ra. Người làm chính sách phải hiểu các tác động tiềm tàng của các lựa chọn khác nhau trong ngữ cảnh không chắc chắn. Thách thức này là hiển nhiên trong các lựa chọn khác nhau các quốc gia đã đưa ra về cách làm thế nào họ tiếp cận COVID-19. Ví dụ, các quyết định sớm được vài quốc gia đưa ra dường như là đã dựa vào các suy diễn về phát triển sớm khả năng miễn dịch cộng đồng mà không được các sự kiện sau đó chứng minh. Đã nhận biết được rủi ro trong suy diễn đó, các quốc gia khác chọn các tiếp cận khắt khe hơn nhiều.

Là quan trọng đối với bên môi giới để tránh cái bẫy lựa chọn bằng chứng để đáp ứng các kết quả đầu ra chính trị được xác định trước.

Các khó khăn của việc ra quyết định và cân bằng các lợi ích cạnh tranh, thậm chí khi được bằng chứng thông báo, đã được khủng hoảng COVID-19 minh họa lặp đi lặp lại. Khi hầu hết các quốc gia ở châu Phi và nhiều nước khắp trên thế giới chọn áp đặt khóa nghiêm ngặt, Ethiopia đã chọn con đường khác. Nó đã tập trung vào việc ép tuân thủ các biện pháp sức khỏe, bao gồm thúc đẩy vệ sinh cá nhân, đeo khẩu trang bảo vệ và giãn cách xã hội ở những nơi công cộng. Dù các biện pháp khóa nghiêm ngặt có ý nghĩa từ quan điểm sức khỏe công cộng, nó có thể đã làm cho cuộc sống không thở được đối với nhiều hộ gia đình nghèo dựa chủ yếu vào thu nhập từ khu vực phi chính quy. Mặc dù người phán xét vẫn chưa xác định được hiệu quả và lợi ích lâu dài của những lựa chọn thay thế này, các quyết định chính sách được đưa ra cần phải được hiểu trong bối cảnh địa phương có các nhu cầu cạnh tranh. Điều này nhấn mạnh nhu cầu có nhiều đầu vào khoa học, bao gồm từ các khoa học xã hội và nhân văn nhưng nó cũng minh họa thực tế là việc ra quyết định cuối cùng phụ thuộc vào dải các phán xét dựa và các tác giả từ các chính trị gia.

Điều hướng giao diện

Giao diện giữa tổng hợp và môi giới tất nhiên là phức tạp. Trong khi tổng hợp bằng chứng có xu hướng là minh bạch ở dạng tóm tắt hoặc báo cáo chính sách, và trong khi vài môi giới là tương tự ở dạng các báo cáo chính thức, nhiều trong số đó là phi chính thức, đặc biệt ở các giai đoạn sớm của hình thành chính sách hoặc trong tình trạng khẩn cấp, và có ở dạng đối thoại giữa bên môi giới và cộng đồng chính sách. Ai tham gia trong đối thoại này sẽ phụ thuộc vào cơ chế hiện có, liệu cơ chế môi giới là ban hay ủy ban, nhóm tư vấn khoa học hay liệu viện khoa học quốc gia có đóng vai trò nào không. Trong tình trạng khẩn cấp, các cơ chế hiện đại hiệu quả có thể được tạo ra, như ở Sri Lanka (Hộp 2) và Jamaica (Hộp 3) nhưng các tiếp cận hiện đại như vậy sẽ không đảm bảo đầu vào thích hợp cho vô số lĩnh vực hoạch định chính sách không cấp bách nơi khoa học có thể hỗ trợ.

Môi giới thường liên quan đến việc tiếp xúc trực tiếp giữa các cá nhân với người ra quyết định chính trị và do đó, liên quan đến các cá nhân như cố vấn khoa học hoặc viện sĩ cấp cao. Ngày càng được thừa nhận rằng chức năng môi giới đòi hỏi tập hợp đặc biệt các kỹ năng và hiểu biết bối cảnh của cả khoa học và các hệ thống chính . Các chương trình đào tạo đặc biệt đã được INGSA và các đối tác phát triển để hỗ trợ cho phát triển các kỹ năng đó.






Khoa học, chính sách và các giá trị

Là quan trọng để thừa nhận khoa học có các giá trị được gắn liền. Chúng bao gồm sự cân nhắc các câu hỏi nào phải nghiên cứu, làm thế nào nghiên cứu chúng và sử dụng cái gì để tạo ra thông tin thu được. Tuy nhiên, phương pháp khoa học cũng đòi hỏi các nhà khoa học đặt sang một bên các định kiến và các giá trị cá nhân của họ khi thu thập và phân tích các dữ liệu thô, vì các định kiến và giá trị đó có thể làm méo mó các quan sát thực tế hoặc tổng hợp bằng chứng, điều cơ bản của khoa học tốt.

Ngược lại, việc ra chính sách phần lớn là một quá trình dựa vào giá trị của việc chọn giữa các lựa chọn ảnh hưởng tới các bên liên quan khác nhau theo các cách thức khác nhau. Thậm chí một quyết định như liệu có thực hiện bất kỳ hành động chính sách nào hay không là một quyết định đầy giá trị. Các giá trị được đưa ra bao gồm tưởng chính trị, thế giới quan, tình hình tài khóa, dư luận và các vấn đề về uy tín.

Hơn nữa, các đánh giá rủi ro khoa học là khác nhau với các nhận thức về rủi ro đối với các công dân, điều sau trước hết đang được các định kiến về nhận thức xác định. Đổi lại, các chính trị gia sẽ xem xét một cách có hiểu biết các vấn đề qua lăng kính rủi ro chính trị của họ. Việc dịch thuật và truyền đạt giữa 2 khía cạnh đó, vì thế là nhạy cảm và là một chức năng ranh giới đang tiến hóa.

Rủi ro suy diễn có thể ảnh hưởng tới quy trình chính sách

Từ quan điểm tư vấn khoa học, giá trị quan trọng nhất liên quan tới sự đầy đủ và chất lượng của bằng chứng trong đó các suy diễn được các nhà khoa học và những người làm chính sách làm giống như trong việc đạt được các kết luận có thể tác động tới quy trình chính sách. vậy, các lý lẽ chuẩn mực có thể gợi ý rằng hiệu quả và kịp thời đưa kiến thức đúng vào các quyết định chính sách sẽ dẫn tới việc tạo ra chính sách tốt hơn.

Nhận thức khác nhau về sự không chắc chắn của khoa học và chính sách

Tuy nhiên, vì nhận thức khác nhau về sự không chắc chắn đối với khoa học và làm chính sách, sự cộng tác giữa 2 nhóm đó không luôn suôn sẻ. Trong khi kiến thức khoa học luôn mang tính tạm thời và chấp nhận những bất ổn về mặt nhận thức và phương pháp luận, các nhà hoạch định chính sách cần phải hành động, đặc biệt là trong thời kỳ khủng hoảng. Các chính trị gia thích chắc chắn hơn trong truyền thông của họ.

Sự hiểu biết có tính trái chiều nhau này về chất lượng của bằng chứng có thể làm cho sự cộng tác giữa các cộng đồng khoa học và làm chính sách trở thành một công việc thách thức. Do đó, tại sao người ta không thể nhấn mạnh quá mức vai trò quan trọng của việc trao đổi thông tin hiệu quả giữa các cộng đồng chính sách và khoa học trong bối cảnh như vậy.

Phát triển hệ sinh thái tư vấn trong trường hợp khẩn cấp

Không mô hình duy nhất nào cho hệ sinh thái tư vấn khoa học đã thể hiện được tính hiệu quả của nó trong tất cả các tình huống. Chúng trải từ việc cung cấp tư vấn trong trường hợp khẩn cấp cho tới tư vấn và làm việc với các vấn đề về tính bền vững dài hạn và phát triển con người. Ngay cả trong các hệ thống chín muồi rồi của nhiều quốc gia có thu nhập cao, nhiều thành phần cần có để tạo ra hệ sinh thái tư vấn khoa học hoàn chỉnh, dù, trong một vài trường hợp, đại dịch đã bộc lộ các vấn đề về tính hiệu quả.

Sự nổi lên của đại dịch COVID-19 giúp nhắc nhở rõ ràng về tầm quan trọng sống còn của việc thiết lập các cơ sở, các quy trình và các hướng dẫn tư vấn khoa học chính quy, hoạt động tốt ở các quốc gia thu nhập thấp và trung bình và, quả thực, cả ở nhiều quốc gia có thu nhập cao hơn.

Ví dụ, ở Ethiopia trong vòng 2 năm qua, các chính trị gia và những người làm chính sách đã yêu cầu công khai hỗ trợ từ cộng đồng khoa học trong việc cải cách các chính sách hiện hành và phát triển các chính sách mới - một động thái chưa từng có. Tuy nhiên, cam kết đầy hứa hẹn giữa các nhà khoa học và những người làm chính sách được lưu ý trong giai đoạn cải cách xã hội và chính trị này vẫn còn thiếu sự thể chế hóa ở Ethiopia, phần lớn là đặc biệt. Điều này cũng là đúng ở Sri Lanka (Hộp 2) và Jamaica (Hộp 3).

Sự đáp lại COVID-19 khá thành công từ vài quốc gia châu Phi, bao gồm Ethiopia và Ghana (Hộp 4), làm sáng tỏ tầm quan trọng của việc xây dựng dựa vào kinh nghiệm trước đó trong xử lý đại dịch, để đảm bảo chuẩn bị sẵn sàng và truyền thông hiệu quả. Đặc biệt, việc xử lý hiệu quả khủng hoảng không phải là vấn đề về phương tiện tài chính hơn là các lựa chọn truyền thông hiệu quả được bằng chứng thông báo tốt.

Thậm chí có thể đi xa hơn và kết luận từ kinh nghiệm của vài quốc gia có thu nhập thấp hơn khi họ đã làm khá tốt về kiểm soát dịch bệnh trong đại dịch COVID-193 mà dường như không có mối tương quan nào giữa phản ứng về sức khỏe cộng đồng và cường độ nghiên cứu của quốc gia của họ. Quả thực, như các ví dụ trong tiểu luận này thể hiện, lãnh đạo chính trị ở nhiều quốc gia thu nhập thấp hơn đã nhanh chóng tiếp cận và hiệu quả tới cộng đồng khoa học của họ.


Tư vấn khoa học đặc biệt có những hạn chế

Để tư vấn khoa học hiệu quả, có ít nhất 2 cân nhắc cơ bản trước đó. Trước nhất, chính phủ và cộng đồng chính sách phải chấp nhận giá trị tư vấn khoa học xuyên khắp một dải rộng lớn các vấn đề.

Tiêu chí đầu tiên này không được đánh giá cao ở nhiều quốc gia thiếu các cơ chế tư vấn chính quy cơ bản. Một hạn chế nữa của các cơ chế đặc biệt là chúng có thể có định kiến về kiến thức được trình bày, nếu các chuyên gia được tư vấn thiếu các kỹ năng cần thiết cho các cơ chế tư vấn.

Thứ hai, phải có cộng đồng khoa học và hàn lâm địa phương có thể đóng góp cho tư vấn khoa học; điều này được chứng minh bằng phản ứng tích hợp của người Ghana đối với COVID-19 (Hộp 4). Điều này không ngụ ý chỉ kiến thức về giá trị được cung cấp ở địa phương. Quả thực, hầu hết kiến thức khoa học chắc chắn có nguồn gốc xuyên quốc gia nhưng kiến thức hiện có, tuy nhiên, phải được giải thích trong bối cảnh địa phương. Các cơ sở như các trường đại học là quan trọng cho mô hình phát triển này. Chúng phải có các kỹ năng cần thiết để truyền đạt kiến thức tới cộng đồng chính sách và quy trình chính trị phải có thiện chí kết hợp kiến thức đó vào việc ra quyết định của mình. Công chúng sẽ cảm thấy tin tưởng khi điều này được truyền đạt tới họ rằng chính sách được bằng chứng tạo thành (Hộp 2). Để truyền đạt bằng chứng khoa học và đảm bảo các khuyến nghị cả cho những người làm chính sách và công chúng rộng lớn hơn, các nhà tư vấn phải minh bạch về các nguồn bằng chứng này để thu hút sự tin tưởng.

Dù các cơ chế tư vấn khoa học đặc biệt có thể làm việc với một vấn đề nhất định, chúng không tạo ra giá trị trong dài hạn. Chúng tôi gợi ý rằng các cơ chế tư vấn khoa học được thể chế hóa. Các cơ chế đơn giản nhưng hiệu quả đã được phát triển và thể chế hóa ở các quốc gia như New Zealand (Hộp 5), dù là việc định hình các hệ thống tư vấn như vậy có thể khác nhau, tùy thuộc vào các bối cảnh của hiến pháp, văn hóa và lịch sử.

việc thể chế hóa quy trình tư vấn khoa học rõ ràng có những lợi ích lớn về lâu dài và cho phép lập kế hoạch trước, nó có nguy cơ chính trị hóa và cạnh tranh thể chế. Cần phải có những bảo vệ cần thiết để đảm bảo sự độc lập và liêm chính của tư vấn được đưa ra. Giới hàn lâm đóng vai trò quan trọng trong việc đưa ra trách nhiệm giải trình, miễn là bản thân nó được hưởng độc lập bền vững.

Tư vấn khoa học phải không có giới hạn đối với các khủng hoảng

Tư vấn khoa học hiệu quả và tin cậy không đơn giản là chức năng của các liên kết với những người làm chính sách. Nó cũng liên quan tới thảo luận hiệu quả với các bên liên quan và công chúng. Với sự hiện diện của thông tin sai lệch, thách thức đang gia tăng trên toàn cầu, truyền thông trung thực tin cậy cho tất cả các công dân là quan trọng sống còn.

Vai trò của tư vấn khoa học có cấu trúc phải không bị giới hạn cho các trường hợp khẩn cấp. Phần nhiều của việc ra quyết định của chính phủ trong các lĩnh vực trải từ giáo dục tới giao thông, từ năng lượng tới nông nghiệp, từ chính sách đổi mới sáng tạo tới phúc lợi xã hội, có thể được tổng hợp và môi giới bằng chứng có kỹ năng đúng hỗ trợ. Các vấn đề như liệu có áp dụng các công nghệ mới như biến đổi gen hay làm thế nào để sử dụng trí tuệ nhân tạo và dữ liệu lớn để cải thiện hiệu suất sẽ được đề cập tới tốt nhất khi khoa học được xem xét đúng mức. Biến đổi khí hậu do con người gây ra tạo ra các thách thức đặc biệt đòi hỏi đầu vào từ cả các khoa học tự nhiên và xã hội. Với nhịp độ nhanh của phát triển công nghệ, các chính phủ sẽ đối mặt với nhiều kỳ vọng và lựa chọn phải đưa ra trên cơ sở thường xuyên. Tư vấn khoa học tốt, toàn diện có thể làm nhiều điều để hỗ trợ các chính phủ trong các bối cảnh như vậy.


Hiện hành, các hệ thống tư vấn đang ở các giai đoạn cao khác nhau của sự phát triển khắp các quốc gia có thu nhập cao, trung bình và thấp. Chúng không thể là hiệu quả hoặc đáp ứng mục tiêu nếu chúng không có khả năng thể hiện và tiêu hóa bằng chứng một cách độc lập khỏi sự can thiệp chính trị. Điều này đòi hỏi sự chín muồi trong các cộng đồng chính trị và chính sách.

Rốt cuộc, tùy thuộc vào chính phủ để đưa ra các quyết định có sự kết hợp dải rộng lớn các đầu vào. Tuy nhiên, các quyết định đó sẽ có khả năng lớn hơn đáp ứng các mục tiêu của chính phủ khi có được bằng chứng thông tin đầy đủ và đúng.

Không có mô hình duy nhất nào để sao chép các kinh nghiệm gần đây được nhấn mạnh trong các ví dụ trên các trang đó gợi ý rằng các quốc gia thu nhập thấp và trung bình đang tìm kiếm dải các tiếp cận để đáp ứng các nhu cầu cấp bách của họ theo các cách thức hiệu quả.

Thách thức sẽ là phải học từ các bài học đó, để xác định cách để hệ sinh thái tư vấn khoa học và các cơ sở có liên quan có thể tiến hóa ở từng quốc gia.

  • Ngài Peter Gluckman (b. 1949: New Zealand) là Chủ tịch Mạng Quốc tế về Tư vấn Khoa học Chính phủ và Chủ tịch được bầu của Hội đồng Khoa học Quốc tế. Ông là Giáo sư được kính trọng, Koi Tū của Trung tâm vì Tương lai có Đầy đủ thông tin ở Đại học Auckand và là cựu Trưởng Cố vấn Khoa học cho Thủ tướng New Zealand.

  • Binyam Sisay Mendisu (b. 1979: Ethiopia) là cán bộ chương trình ở Viện Quốc tế của UNESCO về Xây dựng Năng lực ở châu Phi (Ethiopia). Ông là Phó Giáo sư ở Khoa Ngôn ngữ học ở Đại học Addis Ababa làm việc bán thời gian. Ông cũng là thành viên Viện hàn lâm Thanh niên Toàn cầu và là đồng lãnh đạo Nhóm Làm việc Tư vấn Khoa học của nó.

CÁC CHÚ GIẢI

1. Xem: http://research.assaf.org.za/handle/20.500.11911/81

2. Giáo sư Diallo cũng là thành viên ban điều hành của hiến chương châu Phi của Mạng Quốc tế về Tư vấn Khoa học Chính phủ (NIGSA).

3. Xem: https://www.ingsa.org/covid/policymaking-tracker-landing/


Thừa nhận:

Dịch từ: UNESCO (2021) Báo cáo Khoa học của UNESCO: Chạy đua với thời gian vì sự phát triển thông minh hơn. S. Schneegans, T. Straza and J. Lewis (eds). UNESCO xuất bản: Paris. Giấy phép nội dung CC BY-SA 3.0 IGO.


Quay về danh sách các tiểu luận và các đoạn trích được đăng!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.