Thứ Ba, 19 tháng 7, 2022

Tuyên bố về các xuất bản phẩm được rà soát lại ngang hàng

Statement on peer reviewed publications

06/07/2022

Theo: https://www.coalition-s.org/statement-on-peer-reviewed-publications/

Bài được đưa lên Internet ngày: 06/07/2022

Nguyên tắc chính của Kế hoạch S nêu rằng “kể từ năm 2021, các xuất bản phẩm khoa học là kết quả từ nghiên cứu được các trợ cấp nhà nước cấp vốn phải được xuất bản trên các tạp chí hoặc các nền tảng tuân thủ Truy cập Mở”. Tài liệu hướng dẫn định nghĩa xa hơn “các xuất bản phẩm khoa học” như là “các xuất bản phẩm học thuật được rà soát lại ngang hàng”. Chúng thường được giải thích như là các bài báo được rà soát lại ngang hàng được xuất bản trên các tạp chí hoặc các nền tảng học thuật (xem Hỏi - Đáp [FAQs] để thấy mô tả hiện hành về một nền tảng). Kết quả là, đặc biệt nổi bật được đưa ra đối với các tạp chí và các nền tảng như là các địa điểm đặc quyền cho các kết quả nghiên cứu.

Việc xuất bản khoa học đang tiến hóa nhanh chóng. Số lượng các sáng kiến đã dịch chuyển khỏi ý niệm rằng các bài báo được rà soát lại ngang hàng phải được xuất bản trên các tạp chí hoặc nền tảng Truy cập Mở truyền thống. Họ cung cấp các dịch vụ rà soát lại ngang hàng hoàn toàn độc lập với các tạp chí và nền tảng như vậy. Chúng bao gồm Peer Community in (PCI), Sciety, Next Generation Repositories, Notify Project, PREreview, và Review Commons, chỉ nêu một vài ví dụ. Các sáng kiến đó trao cho tác giả quyền tự do quyết định khi nào và làm thế nào để phổ biến bài báo được rà soát lại ngang hàng của họ.

Để tăng tốc phát triển các dịch vụ rà soát lại ngang hàng độc lập với tạp chí như vậy, Liên minh S mong muốn nói rõ rằng ‘các xuất bản phẩm được rà soát lại ngang hàng’ - được định nghĩa ở đây như là các tài liệu học thuật đã tuân thủ với quy trình rà soát lại ngang hàng được chuẩn hóa độc lập với tạp chí với một sự thẩm định ngầm định hoặc rõ ràng[1] - được hầu hết các tổ chức của Liên minh S có là có giá trị và vị thế tương đương như các xuất bản phẩm được rà soát lại ngang hàng được xuất bản trên một tạp chí hoặc một nền tảng được thừa nhận.

Các phát triển có tính đổi mới sáng tạo đó hướng sự chú ý thoát khỏi uy tín của tạp chí hoặc nền tảng để tập trung vào giá trị nội hàm của bản thân bài báo được rà soát lại ngang hàng đó, phù hợp với Nguyên tắc 10 của Kế hoạch S (bản dịch sang tiếng Việt). Các dịch vụ rà soát lại ngang hàng chất lượng cao mà tách biệt và khác biết với các dịch vụ xuất bản cung cấp sự độc lập khỏi định dạng của tạp chí truyền thống. Chúng cho phép truy cập công bằng hơn tới các kết quả nghiên cứu bằng việc chào một giải pháp về tính mở cho tất cả các nhà nghiên cứu. Liên minh S vì thế thông qua rõ ràng các đổi mới sáng tạo như vậy.

[1] ‘Một quy trình rà soát lại ngang hàng tiêu chuẩn’ được định nghĩa như là có liên quan tới ít nhất 2 chuyên gia rà soát lại, những người tuân thủ các hướng dẫn của COPE và không có xung đột lợi ích với (các) tác giả. Sự thẩm định ngầm đã xảy ra khi những người rà soát lại nêu các điều kiện cần phải được đáp ứng đối với bài báo sẽ được thẩm định. Sự thẩm định rõ ràng được một biên tập viên, một ban biên tập, hoặc một cộng đồng giám sát quy trình rà soát lại đó, thực hiện.

The key principle of Plan S states that “from 2021, scientific publications that result from research funded by public grants must be published in compliant Open Access journals or platforms.” The Guidance document defines “scientific publications” further as “peer-reviewed scholarly publications”. These are generally interpreted as peer reviewed articles published in scholarly journals or on platforms (see FAQs for the current description of a platform). As a result, particular prominence is given to journals and platforms as privileged venues for research outputs.

Scientific publishing is evolving rapidly. A number of initiatives have moved away from the notion that peer-reviewed articles must be published in traditional Open Access journals or platforms. They provide peer review services that are entirely independent from such journals or platforms. These include Peer Community in (PCI), Sciety, Next Generation Repositories, Notify Project, PREreview, and Review Commons, to name a few. These initiatives give the author the freedom to decide how and when to disseminate their peer-reviewed article.

In light of the accelerating development of these journal-independent peer-review services, cOAlition S would like to explicitly state that ‘peer reviewed publications’ – defined here as scholarly papers that have been subject to a journal-independent standard peer review process with an implicit or explicit validation[1]– are considered by most cOAlition S organisations to be of equivalent merit and status as peer-reviewed publications that are published in a recognised journal or on a platform.

These innovative developments turn attention away from the prestige of the journal or platform to focus on the intrinsic value of the peer-reviewed article itself, in line with Plan S Principle 10. High-quality peer review services that are separate and distinct from publication services provide independence from the traditional journal format. They allow for more equitable access to research results by offering a solution to openness for all researchers. cOAlition S therefore explicitly endorses such innovations.

[1] ‘A standard peer review process’ is defined as involving at least two expert reviewers who observe COPE guidelines and do not have a conflict of interest with the author(s). An implicit validation has occurred when the reviewers state the conditions that need to be fulfilled for the article to be validated. An explicit validation is made by an editor, an editorial committee, or community overseeing the review process.

Dịch: Lê Trung Nghĩa

letrungnghia.foss@gmail.com

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.