U.S. Repository Network Launches to Meet Critical Research Infrastructure Need
Thursday, October 27, 2022 News
Bài được đưa lên Internet ngày: 27/10/2022
Các kho lưu trữ từ lâu đã đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp truy cập công bằng tới các kết quả đầu ra học thuật, và SPARC đang làm việc, đối tác với Liên đoàn các Kho lưu trữ Truy cập Mở - COAR (Confederation of Open Access Repositories) về một sáng kiến để tăng cường các mối liên hệ giữa những người chuyên nghiệp vận hành các kho lưu trữ của cơ sở ở nước Mỹ.
Mục tiêu của sáng kiến là để tạo lập một cộng đồng toàn diện sẽ cộng tác và mở rộng truy cập tới nghiên cứu theo các cách thức vừa công bằng vừa bền vững. Gần 70 đại diện từ nhiều cơ sở khác nhau đã nỗ lực để giúp đỡ. Mạng Kho lưu trữ của nước Mỹ - USRN (Repository Network) đã tổ chức cuộc họp nhóm chỉ đạo vừa ra mắt của nó vào tháng 9, được Giám đốc Chương trình Viếng thăm của SPACR Tina Baich tổ chức và Vicki Coleman của Đại học A&T Bang North Carolina và Martha Whitehead của Đại học Harvard đồng chủ tọa.
“Có nhu cầu cấp bách phá vỡ sự khép kín và có sự điều phối lớn hơn khắp các kho lưu trữ của nước Mỹ”, Baich, phó trưởng khoa cao cấp về các chiến lược nội dung và truyền thông học thuật ở Thư viện Đại học IUPUI ở Indianapolis, nói. “Chúng tôi cần các thực hành được chia sẻ để cải thiện hạ tầng kỹ thuật của chúng tôi để thúc đẩy tính tương hợp cần thiết để làm cho nghiên cứu được tổ chức xuyên khắp các kho lưu trữ của nước Mỹ được phát hiện dễ dàng hơn. Cộng đồng rõ ràng đã thể hiện các nhu cầu đó trong quá trình phát triển tầm nhìn”.
Một mô tả tầm nhìn sáng kiến, kế hoạch hành động, và liệt kê tất cả những người tham gia gần đây đã được đăng trên trang chủ mới của USRN, đặt trên website của SPARC.
Dự án này xoay quanh tất cả các kho lưu trữ nghiên cứu mở nằm ở nước Mỹ, bất kể nội dung, chủ nhân, hay nền tảng. Chúng có thể chứa các bài báo, dữ liệu, tư liệu xám, và các dạng học thuật đang nổi lên. Các kho lưu trữ đó có thể được các cơ sở giáo dục đại học, các trung tâm nghiên cứu, hoặc các tổ chức không vì lợi nhuận khác tổ chức. Mạng này được COAR hỗ trợ, nó gồm 157 thành viên và đối tác từ khắp nơi trên thế giới đại diện cho các thư viện, các trường đại học, các cơ sở nghiên cứu, các nhà cấp vốn của chính phủ và các bên khác.
“Chúng tôi không thể vui hơn để thấy sự đa dạng các cơ sở tập hợp cùng nhau để làm cho hạ tầng nghiên cứu quốc gia này trở thành hiện thực”, Giám đốc Điều hành SPARC Heather Joseph nói. “Chúng tôi đặc biệt có quan tâm làm việc với các cơ sở không có kho lưu trữ riêng của họ trong khu trường, nhưng muốn khai phá các cách thức tận dụng hạ tầng được chia sẻ”.
Nỗ lực này đặc biệt kịp thời khi làn sóng của bản ghi nhớ của Văn phòng Chính sách Khoa học và Công nghệ (OSTP) (bản dịch sang tiếng Việt) yêu cầu tất cả nghiên cứu được người đóng thuế Mỹ cấp tiền phải sẵn sàng rộng rãi và mở cho công chúng theo cách thức công bằng nhất.
“Bản ghi nhớ của OSTP nhấn mạnh tới chế độ tuân thủ mặc định ký gửi vào kho lưu trữ”, Joseph nói. “Nó cũng kêu gọi sự đóng góp của cộng đồng để giúp xác định các đặc tính mong muốn của các kho lưu trữ các xuất bản phẩm. Có rất nhiều kinh nghiệm và chuyên môn sâu sắc trong cộng đồng do USRN đại diện và tổ chức này có vị thế tốt để đảm bảo rằng việc triển khai Bản ghi nhớ OSTP hiệu quả nhất có thể”.
COVID-19 cũng đã mở ra việc sử dụng ngày càng nhiều các bài báo chưa được rà soát lại ngang hàng (preprints) và sự tham gia mới trong môi trường mở.
Martha Whitehead, Đồng Chủ tịch của USRN
“Đại dịch đã làm gia tăng sự cấp bách chia sẻ nhanh nghiên cứu có uy tín và đã giúp mọi người hiểu các khả năng mới”, Whitehead, phó chủ tịch Thư viện Harvard, đồng chủ tịch của USRN và chủ tịch COAR, nói.
Có sự cam kết mạnh mẽ về vai trò đổi mới sáng tạo của các kho lưu trữ trên trường quốc tế và công việc của USRN được thiết kế đặc biệt để phù hợp với sáng kiến Hiện đại hóa Mạng Kho lưu trữ Toàn cầu của COAR “Nhưng một mạng quốc tế chỉ mạnh khi từng phần của nó cũng mạnh - thậm chí để xây dựng sự hiểu biết về tầm quan trọng của mạng các kho lưu trữ phân tán và sau đó chỉ ra làm thế nào chúng ta có thể hỗ trợ lẫn nhau trong việc tạo ra các khả năng”.
Vicki Coleman, Đồng Chủ tịch của USRN
Coleman, trưởng bộ phận các dịch vụ thư viện ở Đại học A&T Bang North Carolina và đồng chủ tịch của USRN, nói rằng bây giờ là thời điểm bước ngoặt để các khoa tìm kiếm các cách thức nhanh hơn để truy cập tới nghiên cứu và chia sẻ dữ liệu nghiên cứu để giải quyết các vấn đề toàn cầu. Vì không phải tất cả các cơ sở có quyền truy cập như nhau tới các tài nguyên, nỗ lực này có thể giúp mở rộng quyền truy cập tới các kho lưu trữ vượt ra khỏi các khu trường riêng rẽ.
“Nhiều cơ sở chưa được cấp tiền đầy đủ và không thể kham được việc truy cập tới các đầu tạp chí nhất định”, Coleman nói. “Nỗ lực này giúp xúc tác cho truy cập công bằng tới nghiên cứu được liên bang cấp tiền… Chúng tôi muốn đưa ra một kế hoạch hàng động cho phép các kho lưu trữ của nước Mỹ tương hợp được với các kho lưu trữ khắp trên thế giới”.
Tiếp theo, USRN sẽ tập trung vào việc phát triển kế hoạch hành động của nó, sẽ tập trung vào điều hành, xây dựng quan hệ, các đặc tính được mong đợi và các thực hành tốt nhất, và hỗ trợ cho các nhà quản lý kho lưu trữ. Hãy đăng ký để có các bản cập nhật trên trang của USRN.
Repositories have long played a critical role in providing equitable access to scholarly outputs, and SPARC is working in partnership with Confederation of Open Access Repositories (COAR) on an initiative to strengthen ties between professionals who operate institutional repositories in the United States.
The goal of the initiative is to create an inclusive community that will collaborate and broaden access to research in ways that are both equitable and sustainable. Nearly 70 representatives from a variety of institutions have stepped forward to help with the effort. The U.S. Repository Network (USRN) held its inaugural steering group meeting in September, organized by SPARC’s Visiting Program Officer Tina Baich and co-chaired by Vicki Coleman of North Carolina A&T State University and Martha Whitehead of Harvard University.
“There is a pressing need to break down the silos and have greater coordination across U.S. repositories,” said Baich, senior associate dean for scholarly communication and content strategies at IUPUI University Library in Indianapolis. “We need shared practices and shared expertise to strengthen the community — and then leverage that strength to enhance our technical infrastructure to promote the interoperability necessary to make research held across U.S. repositories more easily discovered. The community clearly expressed those needs during the vision development process.”
A description of the initiative’s vision, action plan, and listing all of its participants was recently posted on the new USRN home page, hosted on the SPARC website.
The project encompasses all open research repositories based in the U.S. regardless of content, host, or platform. They may contain articles, data, gray literature, and emerging forms of scholarship. The repositories could be hosted by higher education institutions, research centers, or other nonprofit organizations. The network is supported by COAR, which includes 157 members and partners from around the world representing libraries, universities, research institutions, government funders and others.
“We couldn’t be more pleased to see the diversity of institutions coming together to make this national research infrastructure a reality,” said SPARC Executive Director Heather Joseph. “We’re particularly interested in working with institutions who don’t have their own repository on campus, but want to explore ways to take advantage of shared infrastructure.”
The effort is especially timely in the wake of the Office of Science and Technology Policy (OSTP) memo requiring all U.S. taxpayer funded research to be open and broadly available to the public in the most equitable way.
“The OSTP memorandum places an emphasis on the default mode of compliance being repository deposit,” Joseph said. “It also calls for community contributions in helping to define desirable characteristics of publications repositories. There’s a deep wealth of experience and expertise in the community represented by the USRN, and it is well positioned to ensure that implementation of the OSTP Memo is as effective and as efficient as possible.”
COVID-19 also ushered in a growing use of preprints and new engagement in the open landscape.
Martha Whitehead, Co-Chair of USRN
“The pandemic increased the urgency of fast sharing of reputable research and helped people understand new possibilities,” said Whitehead, vice president for the Harvard Library, co-chair of USRN and chair of COAR.
There is a strong commitment to the innovative role of repositories internationally and the USRN work is specifically designed to align with COAR’s Modernizing the Global Repository Network initiative “But an international network is only as strong as each of its parts,” Whitehead said. “We saw that within the U.S., and realized we have some work to do — even to build an understanding of the importance of a distributed network of repositories and then figure out how we can support each other in creating that capacity.”
Vicki Coleman, Co-Chair of USRN
Coleman, dean of library services at North Carolina A&T State University and USRN co-chair, said that it’s a pivotal time now as faculty are looking for quicker ways to access research and share research data to solve global issues. Since not all institutions have access to the same resources, this effort can help expand access to repositories beyond individual campuses.
“Many institutions are underfunded and can’t afford access to certain journal titles,” Coleman said. “This effort helps to enable equitable access to federally funded research…We want to come up with an action plan that allows U.S. repositories to be interoperable with repositories all over the world.”
Next, the USRN will focus on developing its action plan, which will focus on governance, relationship building, desirable characteristics and best practices, and support for repository managers. Sign up for updates on the USRN landing page.
Dịch: Lê Trung Nghĩa
letrungnghia.foss@gmail.com
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.