Thứ Tư, 28 tháng 6, 2023

Biện hộ cho các khung pháp lý bản quyền thân thiện hơn với Tài nguyên Giáo dục Mở

Advocating for more OER-friendly copyright regulatory frameworks

Theo: https://www.unesco.org/en/articles/advocating-more-oer-friendly-copyright-regulatory-frameworks

UNESCO

4 October 2021; Last update: 20 April 2023

Bài được đưa lên Internet ngày: 04/10/2021; Cập nhật mới nhất: 20/04/2023

Tầm quan trọng của việc khai thác Tài nguyên Giáo dục Mở - OER (Open Educational Resources) để tăng cường quyền truy cập tới thông tin đã được nêu bật trong Webinar của Liên minh Năng động OER (OER Dynamic Coalition Webinar) được tổ chức ngày 29/09/2021 trong bối cảnh kỷ niệm Ngày Quốc tế Truy cập Phổ cập tới Thông tin 2021. Năm nay, chủ đề của Ngày này là “Quyền được biết - Xây dựng Lại Tốt hơn với Quyền truy cập tới thông tin”

Tôi tin tưởng vững chắc rằng khủng hoảng đại dịch - và những gì nhiều hệ thống giáo dục đã trải qua - sẽ cung cấp các cơ hội cho các quốc gia để suy nghĩ nghiêm túc về cách tiếp cận có hệ thống hơn tới giáo dục, tính mở và sự phát triển thực sự của Tài nguyên Giáo dục Mở - OER (Open Educational Resources) trong nhiều ngôn ngữ, và bối cảnh văn hóa.”

Dirk Van Damme, Chủ sở hữu của DVD EduConsult, cựu giám đốc của CERI, OECD

Webinar đã thảo luận các câu hỏi chính sau đây:

  • Khuyến nghị Tài nguyên Giáo dục Mở của UNESCO cải thiện hợp tác quốc tế về quyền truy cập phổ cập tới thông tin như thế nào?

  • Điều gì cần phải làm để hỗ trợ cho sự phát triển và cải thiện khung pháp lý và quy định về bản quyền và các chính sách để phát triển OER?

  • Các ví dụ về các thực hành, thách thức và giải pháp tốt nào nơi OER đã hỗ trợ quyền tiếp cận thông tin và xây dựng Xã hội Tri thức hòa nhập toàn diện?

Cùng với các chủ đề phụ của lễ kỷ niệm về việc thúc đẩy các luật về quyền tiếp cận tới thông tin và triển khai của chúng để xây dựng lại sự phục hồi và nêu bật tầm quan trọng của hợp tác quốc tế trong lĩnh vực quyền tiếp cận tới thông tin, webinar đã khám phá các quan điểm về các khung pháp lý có liên quan tới bản quyền cho các tư liệu giáo dục.

Về khía cạnh cải thiện hợp tác quốc tế về quyền truy cập phổ cập tới thông tin, Dirk Van Damme, Chủ sở hữu của DVD EduConsult, cựu giám đốc của CERI (OECD), đã nhấn mạnh rằng Khuyến nghị OER của UNESCO là công cụ quan trọng và mạnh mẽ cho cộng đồng quốc tế và hợp tác quốc tế với giá trị chính trị và biểu tượng cao. TS. Van Damme đã nhấn mạnh tầm quan trọng của các khung pháp lý mức hệ thống để hỗ trợ cho triển khai Khuyến nghị.

Maja Bogataj Jançiç, Nhà sáng lập và Lãnh đạo Viện Sở hữu Trí tuệ và Giám đốc Pháp lý của Creative Commons Slovenia, đã đưa ra các kết quả nghiên cứu về Giáo dục từ xa trong đại dịch - Quan điểm của các Giảng viên được tiến hành ở 7 quốc gia. Nghiên cứu này đã cung cấp sự thấu hiểu để hỗ trợ phát triển và cải thiện khung pháp lý và quy định về bản quyền và các chính sách để phát triển OER. Nó cũng hé lộ rằng ở châu Âu, nơi tính kết nối và các luật bản quyền là thỏa đáng, các giảng viên đã có khả năng sử dụng OER trong quá trình đại dịch. Nghiên cứu này đã chỉ ra rằng nội dung được các giảng viên sử dụng chủ yếu mang tính chất phi thương mại, hoặc thậm chí là do đồng nghiệp sản xuất.

Carolina Botero, Giám đốc điều hành của tổ chức các quyền số xã hội dân sự Colombia, Quỹ Karisma, đã nêu bật rằng các khía cạnh khác nhau của phân cách số xoay quanh cả quyền truy cập tới Internet và các kỹ năng số. Ngoài khả năng kết nối, tầm quan trọng của các khung pháp lý hỗ trợ cho ‘tính mở’ đã được nhấn mạnh. TS. Botero cũng đã nêu bật rằng các điều khoản bản quyền theo Khuyến nghị của UNESCO là quan trọng vì chúng cho phép OER được bản địa hóa để phục vụ tốt hơn cho các nhu cầu giáo dục.

Để kết luận, những người tham gia đã nhấn mạnh nhu cầu về một hệ thống bản quyền cân bằng cho tài nguyên giáo dục, nơi việc cấp phép mở và các ngoại lệ bản quyền cho các tài nguyên giáo dục sẽ hiện diện để hỗ trợ cho quyền truy cập tới kiến thức và việc học tập.

Nền tảng

Khuyến nghị Tài nguyên Giáo dục Mở của UNESCO là công cụ chuẩn mực duy nhất trong lĩnh vực công nghệ và giáo dục. Nó xác định 5 lĩnh vực hành động:

  1. xây dựng năng lực tạo lập, truy cập, sử dụng lại, tùy chỉnh & phân phối lại OER.

  2. chính sách hỗ trợ.

  3. quyền truy cập toàn diện và công bằng tới OER chất lượng.

  4. các mô hình bền vững cho OER; và

  5. hợp tác quốc tế.

Liên minh Năng động OER đã được thành lập theo sau sự phê chuẩn Khuyến nghị OER của UNESCO bởi các quốc gia thành viên tại phiên 40 Hội nghị Toàn thể của UNESCO vào tháng 11/2019. Mục tiêu của Liên minh Năng động OER là hỗ trợ các chính phủ trong triển khai Khuyến nghị OER bằng việc thúc đẩy và tăng cương hợp tác quốc tế và khu vực giữa tất cả các bên liên quan trong 4 lĩnh vực đầu của Khuyến nghị OER của UNESCO.

Các đường liên kết hữu ích

The importance of harnessing Open Educational Resources (OER) to strengthen access to information was highlighted at the OER Dynamic Coalition Webinar held on 29 September 2021 in the context of the International Day for Universal Access to Information (IDUAI) 2021 celebrations. This year, the Day’s theme was “The Right to Know - Building Back Better with Access to information”.

I firmly believe that the pandemic crisis - and what many educational systems have gone through - will provide opportunities for countries to think seriously about a more systematic approach to education, openness and real development of Open Educational Resources (OER) in many languages, and cultural contexts.

Dirk Van Damme, Owner of DVD EduConsult, Former Head of CERI, OECD

The webinar discussed the following key questions:

  • How does the UNESCO OER Recommendation enhance international cooperation for universal access to information?

  • What can be done to support the development and enhancement of the legal and regulatory framework on copyright and policies for OER development?

  • What are examples of good practices, challenges and solutions where OER have supported the right to information and building of inclusive Knowledge Societies?

Along with the celebration's sub-themes of promoting access to information laws and their implementation to build back resilience and highlighting the importance of international cooperation in the field of access to information, the webinar explored perspectives on regulatory frameworks related to copyright for educational materials.

With regard to the enhancement of international cooperation for universal access to information, Dirk Van Damme, Owner of DVD EduConsult, retired Head of CERI (OECD), underscored that the UNESCO OER Recommendation is an important and powerful tool for the international community and for international cooperation with a highly political and symbolic value. Dr Van Damme underscored the importance of system-level regulatory frameworks to support the implementation of the Recommendation.

Maja Bogataj Jançiç, Founder and Head of the Intellectual Property Institute and Slovenian Creative Commons Legal Head, outlined the results of a study on Remote education during the pandemic – Teachers’ Perspective conducted in seven countries. This study provided insights to support the development and enhancement of the legal and regulatory framework on copyright and policies for OER development. It also revealed that in Europe, where connectivity and copyright laws are satisfactory, teachers have been able to use OER during the pandemic. This study showed that content used by teachers is predominantly of non-commercial nature, or even peer-produced.

Carolina Botero, Executive Director of the Colombian civil society digital rights organization, Karisma Foundation, highlighted that the different dimensions of the digital divide encompass both access to the Internet and digital skills. In addition to connectivity, the importance of regulatory frameworks that supported ‘openness’ was underscored. Dr Botero also highlighted that the copyright provisions under the UNESCO Recommendation are important because they allow OER to be localised to better serve the needs of education.

In conclusion, the panel stressed the need for a balanced copyright system for educational resources, where open licensing and copyright exceptions for educational resources would be present to support access to knowledge and learning.

Background

UNESCO's Recommendation on Open Educational Resources (OER) is the only normative instrument in the field of technology and education. It identifies five areas for action:

  1. capacity building to create, access, reuse, adapt and redistribute OER.

  2. supportive policy.

  3. inclusive and equitable access to quality OER.

  4. sustainability models for OER; and

  5. international cooperation.

The OER Dynamic Coalition was created following the adoption of the UNESCO Recommendation on OER by Member States at the 40th session of the UNESCO General Conference in November 2019. The aim of the Dynamic Coalition is to support governments in the implementation of the OER Recommendation by promoting and strengthening international and regional cooperation among all stakeholders in the first four areas of the UNESCO OER Recommendation.

Useful links

Dịch: Lê Trung Nghĩa

letrungnghia.foss@gmail.com

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.