Sustainability Models
Sep. 29; Written By Paul Stacey
Theo: https://paulstacey.global/blog/sustainability-models
Bài được đưa lên Internet ngày: 29/09/2023
Sep. 29; Written By Paul Stacey
Quán cà phê Giáo dục Mở của SPARC Europe
Tôi hướng tới việc trở thành diễn giả tại Quán cà phê Giáo dục Mở của SPARC Châu Âu vào ngày 10 tháng 10 năm 2023 lúc 7 giờ sáng theo giờ Thái Bình Dương. Điều này, lần thứ năm trong chuỗi quán cà phê giáo dục mở SPARC Europe đã sắp xếp xoay quanh Khuyến nghị Tài nguyên Giáo dục Mở (OER) của UNESCO, tập trung vào lĩnh vực hành động thứ tư của Khuyến nghị “nuôi dưỡng việc tạo ra các mô hình bền vững cho OER”.
Có nhu cầu lớn để làm cho dễ hiểu và nhân bản được các mô hình bền vững OER và tôi rất quan tâm về chủ đề này nên tôi biết ơn khi là một phần của hội thảo này. Đặc biệt cảm ơn Paola Corti vì tổ chức Quán cà phê này và mời tôi nói.
Khuyến nghị OER của UNESCO
Tôi đã có may mắn được đóng góp vào việc viết văn bản về tính bền vững được sử dụng trong Khuyến nghị của UNESCO, trong đó xác định các bước cần thực hiện để tạo ra một mô hình bền vững bao gồm:
việc rà soát lại các điều khoản, chính sách và quy định mua sắm hiện hành để mở rộng và đơn giản hóa quy trình mua sắm hàng hóa và dịch vụ có chất lượng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc tạo lập, quyền sở hữu, dịch thuật, tùy chỉnh, giám tuyển, chia sẻ, lưu trữ và bảo tồn OER, khi thích hợp, cũng như để phát triển năng lực của tất cả các bên liên quan đến OER để tham gia vào các hoạt động này
xúc tác cho các mô hình bền vững, không chỉ thông qua các nguồn cấp vốn truyền thống mà còn thông qua việc huy động nguồn lực dựa trên sự có đi có lại phi truyền thống, thông qua quan hệ đối tác, kết nối mạng và tạo doanh thu như quyên góp, cơ chế thành viên, trả tiền cho những gì bạn muốn và huy động vốn từ cộng đồng để có thể mang lại doanh thu và tính bền vững tới việc cung cấp OER trong khi vẫn đảm bảo rằng chi phí truy cập các tư liệu thiết yếu cho việc dạy và học không bị chuyển sang cá nhân các nhà giáo dục hoặc sinh viên
thúc đẩy và nâng cao nhận thức về các mô hình giá trị gia tăng khác sử dụng OER trong các tổ chức và quốc gia nơi trọng tâm là sự tham gia, đồng sáng tạo, tạo ra giá trị tập thể, quan hệ đối tác cộng đồng, thúc đẩy đổi mới và gắn kết mọi người lại với nhau vì một mục đích chung
ban hành các khung pháp lý hỗ trợ phát triển các sản phẩm OER và các dịch vụ liên quan phù hợp với các tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế cũng như lợi ích và giá trị của các bên liên quan đến OER
thúc đẩy bản dịch ngôn ngữ trung thực của các giấy phép mở như được định nghĩa trong Khuyến nghị này để đảm bảo chúng được triển khai đúng cách
cung cấp các cơ chế triển khai và ứng dụng OER, cũng như khuyến khích phản hồi từ các bên liên quan và cải tiến liên tục OER; và
tối ưu hóa ngân sách và quỹ nghiên cứu và giáo dục hiện có một cách hiệu quả để tạo nguồn, phát triển và - liên tục cải tiến các mô hình OER thông qua cộng tác liên tổ chức, quốc gia, khu vực và quốc tế.
Khuyến nghị thực hiện tốt công việc xác định phạm vi cân nhắc cần được đưa vào mô hình bền vững. Nhưng nó không cung cấp ví dụ thực tế. Bạn phải nghĩ ra cho riêng bạn. Đối với những người muốn đảm bảo OER của họ có mô hình bền vững thì đây có thể là một rào cản.
Tư liệu về các mô hình bền vững OER
May thay, ngày càng có nhiều tài liệu về chủ đề này bao gồm:
Konkol, Markus, Jager-Ringoir, Katinka, & Zurita-Milla, Raúl. (2021). Open Educational Resources – Basic concepts, challenges, and business models (2.0). Zenodo. https://doi.org/10.5281/zenodo.4789124
Nghiên cứu này đưa ra các mô hình sau đây nếu phù hợp:
Mô hình bán trải nghiệm khóa học
Mô hình chính phủ
Mô hình cơ sở
Mô hình chương trình trên trực tuyến
Mô hình thuê bao
Mô hình dựa vào cộng đồng
Mô hình quyên góp
Mô hình thuê bao của cơ sở
Mô hình tài trợ/quảng cáo
Mô hình cơ chế thành viên
Mô hình bán dữ liệu
Mô hình tư vấn, đào tạo và hỗ trợ
Mô hình tác giả trả tiền
Tlili, A., Nascimbeni, F., Burgos, D., Zhang, X., Huang, R., & Chang, T. W. (2020). The evolution of sustainability models for Open Educational Resources: insights from the literature and experts. Interactive Learning Environments, 1-16. http://sli.bnu.edu.cn/uploads/soft/201124/2_2014185631.pdf
Nghiên cứu này xác định các mô hình bền vững OER tiềm tàng sau đây mà có thể được triển khai trong các hệ thống giáo dục đại học đương đại:
Thông qua nhà nước cấp vốn
Thông qua cấp vốn nội bộ
Thông qua đóng góp/tài trợ
Bằng việc tham gia vào mạng OER
Bằng việc chào các dịch vụ cho người học
Bằng việc dựa vào các tác giả OER
Mô hình dựa vào cộng đồng
Bằng việc sản xuất OER theo yêu cầu
Thông qua tài trợ/quảng cáo
Bằng việc chào dữ liệu liên quan tới học tập cho các công ty
Cả hai nghiên cứu đều nhấn mạnh vào các sáng kiến OER thực hành sử dụng dụng sự kết hợp các mô hình.
Rob Farrow, như một phần của Mạng châu Âu xúc tác cho Tài nguyên Mở trong Giáo dục (ENCORE+) đang tiến hành vài công việc hay phân tích tất cả các mô hình đó. Xem Các mô hình kinh doanh bền vững OER và Kiểu mẫu các mô hình kinh doanh OER .
Tôi thấy hữu ích để xác định các mô hình theo cách này, bao gồm các chi tiết liên quan tới từng trong số chúng. Nhưng tôi cũng thấy nó còn thiếu.
Phê bình các mô hình
OER không chỉ là tài nguyên giáo dục, chúng còn là các tài nguyên giáo dục “mở”. Việc duy trì phần mở của OER là cần thiết nhưng còn thiếu trong các mô hình đó. Thực hành mở phải được nhúng vào bất kỳ mô hình bền vững nào của OER.
Mô hình bền vững không là y hệt như mô hình tài chính. Hầu hết các mô hình ví dụ tập trung vào các vấn đề tài chính. Trong khi các cân nhắc về tài chính là một phần chắc chắn của mô hình bền vững thì chúng không là tất cả mọi điều. Ngoài ra các mô hình ví dụ tập trung vào doanh thu mà không cân nhắc đến các chi phí. Nhiều mô hình tài chính là phương tiện đơn giản sinh doanh thù từ các mô hình kinh doanh truyền thống và không phù hợp với giáo dục cũng như cách thức nó được cấp vốn. Các mô hình đó hoàn toàn không tính tới kinh tế của mở khác với kinh tế của không mở như thế nào, và cách thức mà mở làm thay đổi không chỉ mô hình tài chính cho giáo dục, mà còn cả thực hành của nó.
Các mô hình đó không đề cập tới vòng đời đầy đủ của OER - từ tạo lập, tới sử dụng, tới lưu trữ và phân phối, tới duy trì và cải tiến. Một mô hình bền vững phải tính đến toàn bộ vòng đời và việc quản lý cần thiết để đảm bảo tính thường trực và lâu dài. OER giống như những sinh vật sống cần được chăm sóc và nuôi dưỡng liên tục. Những mô hình hiện hành nói rất ít về phương tiện để thực hiện điều này. Một mô hình bền vững phải làm rõ cách OER liên quan đến việc cộng tác với những người khác để tạo lập, duy trì và quản lý thứ gì đó có giá trị chung.
Và cuối cùng những mô hình đó bỏ qua bối cảnh giá trị lớn hơn. Truy cập, bao gồm, khả năng tùy chỉnh, và chất lượng chỉ là một vài cách thức mà OER cải thiện đề xuất giá trị của giáo dục. Các mô hình đó không đề cập đến giá trị hoặc giả định sự ngang bằng về giá trị giữa OER và các tài nguyên giáo dục đóng truyền thống hơn. Mô hình bền vững OER phải tính đến giá trị OER tạo ra trong việc làm cho nó có thể hoàn thành được các tầm nhìn, mục tiêu và mục đích đa dạng của giáo dục.
Trong bài đăng trên blog này, và đối với Quán cà phê Giáo dục Mở SPARC Châu Âu, tôi sẽ đưa ra những điều này và những cân nhắc còn thiếu khác. Tôi đặt mục tiêu biến chúng thành những khối xây dựng nền tảng thiết yếu. Và tôi sẽ chia sẻ một vài ví dụ về mô hình bền vững OER của riêng tôi bắt đầu từ nền tảng đó.
Đưa ra công thức bền vững
Trong khoảng thời gian hai năm từ 2015 đến 2017, tôi là đồng tác giả với Sarah Hinchliff Pearson một cuốn sách được Kickstarter tài trợ có tên là Làm bằng Creative Commons (Made With Creative Commons).
Cuốn sách này mô tả mở có ý nghĩa như thế nào với tư cách là một mô hình đối với các tổ chức. Nó phân tích các mô hình kinh doanh mở và cung cấp hồ sơ của 24 tổ chức, khắp tất cả các lĩnh vực, những người đã nghĩ ra các mô hình bền vững.
Trong các năm kể từ khi cuốn sách đó được xuất bản, nhiều người đã thể hiện mối quan tâm trong việc áp dụng một mô hình mở nhưng đã hỏi tôi hướng dẫn cách làm thế nào. Theo một vài cách thức thì 24 trường hợp điển hình trong cuốn sách đó tất cả đều là độc đáo. Không có mô hình nào là vừa cho tất cả mọi người. Tuy nhiên, tôi cảm thấy buộc phải chắt lọc mọi thứ trong Làm bằng Creative Commons (Made With Creative Commons) một số lời khuyên cốt lõi cốt lõi có thể áp dụng cho tất cả mọi người cho dù bạn đang ở trong lĩnh vực nào hay chi tiết cụ thể của mô hình bạn đang theo đuổi. Cuối cùng tôi đã nghĩ ra một công thức đơn giản:
Tính bền vững = tài nguyên mở có giá trị cao + lợi ích xã hội công cộng + cộng đồng người dùng, đối tác, cộng tác viên lớn
Hãy xem xét từng biến số trong công thức này.
Để bạn có được một mô hình mở bền vững, bạn phải tạo ra các tài nguyên mở giá trị cao. Nếu bạn đang đơn giản chia sẻ mở vài điều giá trị thấp thì khả năng tạo ra một mô hình bền vững là thấp. Đề xuất giá trị của tài nguyên mở càng cao thì khả năng có được một mô hình bền vững càng cao. Một yếu tố thiết yếu của giá trị đó phải là một loại lợi ích xã hội công cộng nào đó mà các tài nguyên đó tạo ra. Sẽ rất hữu ích nếu tổ chức của bạn có sứ mệnh xã hội chứ không chỉ là tham vọng về lợi nhuận, lợi nhuận của nhà đầu tư và tăng trưởng không giới hạn. Nếu bạn có một tài nguyên mở giá trị cao mà sinh ra vài dạng lợi ích xã hội công cộng thì những người khác sẽ sử dụng nó và tham gia cùng với bạn để cải tiến nó. Việc xây dựng một cộng đồng rộng lớn những người sử dụng, người cộng tác, và đối tác là thiết yếu. Nếu bạn có tất cả 3 điều đó thì bạn có nền tảng cho một mô hình mở bền vững.
Công thức đơn giản này khẳng định rằng tính bền vững liên quan tới việc kết hợp các nguồn lực để sinh ra lợi ích xã hội với kết nối con người. Các tổ chức mà theo đuổi chiến lược này nhằm cung cấp giá trị và xây dựng mối quan hệ trước. Một khi những điều đó đã sẵn sàng, có thể tạo ra giá trị tương hỗ có đi có lại giữa tất cả những người tham gia, từ đó hình thành một mô hình bền vững.
Công thức này đối với tôi là một kiểm thử đối với các mô hình bền vững. Tôi tự hỏi bản thân liệu có các tài nguyên mở giá trị cao được chia sẻ hay không? Liệu các tài nguyên đó có tạo ra lợi ích xã hội công cộng đáng kể không? Liệu có một cộng đồng rộng lớn những người sử dụng, người cộng tác và đối tác đang làm việc với các tài nguyên đó hay không? Nếu câu trả lời là có cho tất cả 3 câu hỏi đó thì mọi điều sẽ là tốt cho việc tạo ra một mô hình bền vững. Nếu câu trả lời là không cho một hoặc nhiều biến số đó thì công việc cần phải làm để biến không thành có trước khi một mô hình bền vững có thể được tạo ra.
Khi bạn áp dụng kiểm thử này cho các mô hình được mô tả trong tài liệu, các mô hình đó thậm chí còn tỏ ra thiếu sót hơn.
Khung OER quốc gia cho mô hình bền vững
Bây giờ có lẽ bạn đang nói OK, hãy cho tôi xem một ví dụ. Vì thế hãy để tôi chia sẻ một mô hình bền vững OER mà tôi đã trình bày ở khóa tập huấn tôi đã thực hiện ở Trung tâm Quốc gia cho Bộ Giáo dục Học tập điện tử, ở Riyadh, Ả rập Xê út tháng 10/2014. Khi đó tôi từng là một phần của sáng kiến có tên là dự án Sách Mở mà Hillary Clinton đã bắt đầu khi bà từng là Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ. Mục tiêu của dự án Sách Mở từng là:
Cung cấp lợi ích của giáo dục mở cho thế giới Ả rập
Mở rộng quyền truy cập tới các tư liệu giáo dục mở, chất lượng cao, tự do không mất tiền ở các quốc gia Ả rập, với trọng tâm nhằm vào khoa học và công nghệ
Triển khai việc cấp phép mở trong khu vực MENA mà cho phép bất kỳ ai để sử dụng, tùy chỉnh, và chia sẻ các tư liệu giáo dục đó
Xây dựng các quan hệ đối tác giữa Mỹ và khu vực MENA để tạo ra nhiều hơn các tư liệu học tập mở, tự do không mất tiền, và kết nối được tới các nhà giáo dục, sinh viên, và các lớp học tiếng Ả rập
Các rào cản học tập thấp về địa lý, kinh tế, và cả giới tính
Tạo ra tài nguyên giáo dục mở mà bất kỳ ai có truy cập tới Internet đều có thể đọc, tải về, và in ra một cách miễn phí hoặc tùy chỉnh một bản sao đáp ứng các nhu cầu địa phương của các lớp học hoặc các hệ thống giáo dục của họ.
Cung cấp đầy đủ các sách giáo khoa khoa học cấp đại học chất lượng cao - sinh học, hóa học, vật lý và giải tích - trên trực tuyến, miễn phí, bằng tiếng Ả Rập
Giúp các giáo sư và các học giả Ả rập tạo lập các khóa học mở của riêng họ
Khám phá những lợi ích của OER cho các chính phủ, cơ sở, giảng viên, sinh viên và công chúng, đặc biệt xem xét cách làm thế nào OER tác động tới các thực hành việc dạy và học, bao gồm các mối quan hệ lẫn nhau và sự đồng vận của OER với truy cập mở, dữ liệu mở, chính sách mở, khoa học mở
Đánh giá tác động của OER
Hội đoàn Giáo dục Mở (Open Education Consortium), Creative Commons và World Learning đã được yêu cầu tổ chức và quản lý sáng kiến này. Những người tham gia từ khắp khu vực Trung Đông và Bắc Phi (MENA) đã tham gia vào một dạng học bổng, trao đổi học tập cố vấn bao gồm cả thời gian tại chỗ với một loạt các sáng kiến OER trên khắp nước Mỹ. Khi họ trở về nước họ đã được giao nhiệm vụ bắt đầu các sáng kiến OER của riêng họ.
Khi Creative Commons tiếp tục dẫn dắt dự án này thì tôi đã tham gia trong việc thăm quan tại chỗ khắp khu vực MENA để xem sự tiến bộ về OER từng như thế nào, cung cấp hỗ trợ cho việc lập kế hoạch và triển khai, và đưa ra các khuyến nghị hỗ trợ cải thiện sự tiến bộ và tác động. Ở Riyadh tôi đã được yêu cầu trình bày một khung OER quốc gia cho việc lập kế hoạch và triển khai OER. Đây là một trang tôi đã tạo ra và chia sẻ như một ví dụ của một mô hình bền vững OER quốc gia:
Khi đề cập tới OER tôi thường có nhiều câu hỏi liên quan tới công nghệ. Tuy nhiên, trong sơ đồ này tôi cố gắng và chỉ ra rằng có nhiều thành phần đối với một sáng kiến OER mà không có gì để làm với công nghệ và thực hiện tốt trước khi cần đưa ra các quyết định về công nghệ.
Tôi bắt đầu bằng Chiến lược. Các sáng kiến OER phạm vi rộng nên có chiến lược và mục tiêu. Làm OER mà không có mục đích thực sự không phải là công thức thành công. Chương trình TAACCCT của Bộ Lao động Mỹ là một ví dụ lớn của một sáng kiến OER quốc gia với mục đích rõ ràng - chuyển những người lao động bị di dời và thất nghiệp sang làm việc trong các lĩnh vực công nghiệp tăng trưởng cao bằng cách tài trợ cho các trường cao đẳng cộng đồng để tạo ra các tín chỉ bổ sung trong quan hệ đối tác với giới công nghiệp. Tất cả chương trình giảng dạy các trường cao đẳng cộng đồng đó tạo ra phải cấp giấy phép Creative Commons ghi công (CC BY) để biến chúng thành OER.
Ngoài chiến lược ra, một sáng kiến OER lớn cần các ưu đãi có thể bằng tiền hoặc có thể là những thứ khác có liên quan tới đổi mới hoặc biến đổi việc dạy và học.
Một khung OER quốc gia nên bao gồm một thành phần nghiên cứu. Là cần thiết để kiểm thử chiến lược và mục đích của bất kỳ sáng kiến OER nào và đánh giá các thực hành và kết quả đầu ra trên cơ sở liên tục. Nghiên cứu thông báo cho thành công. Tôi chỉ ra nguồn nghiên cứu OER hiện hành - OER Research Hub (và trong các phiên bản tiếp sau của sơ đồ trên đã bao gồm Đám mây Kiến thức OER).
Để xúc tác cho thành công phạm vi rộng, OER cần chính sách. Có một số hướng dẫn sẵn sàng cho việc tạo ra chính sách bao gồm:
Atenas, Javiera; Havemann, Leo; Neumann, Jan; Stefanelli, Cristina (2020). Các Chính sách Giáo dục Mở: Hướng dẫn cùng tạo lập.
Miao, Fengchun, Mishra, Sanjaya, Orr, Dominic, Janssen (2019). Hướng dẫn về phát triển các chính sách tài nguyên giáo dục mở (bản dịch sang tiếng Việt)
Mục đích chiến lược, các ưu đãi, nghiên cứu, và chính sách tất cả chúng đều tác động tới các hoạt động của các cơ sở. Một sáng kiến OER quốc gia liên quan tới nhiều cơ sở. Hai thực hành cơ sở tôi đã thấy là rất quan trọng để thành công là:
Thiết lập các nhóm OER liên ngành trong một cơ sở từ các giảng viên, các nhà thiết kế chỉ dẫn, các nhà sản xuất phương tiện, các thủ thư, và các nhà công nghệ giáo dục. Để OER thành công, nỗ lực của một nhóm là cần thiết và từng trong số các vai trò đó có các kỹ năng và kiến thức rất quan trọng để đóng góp. Các giảng viên có sự tinh thông về chủ đề, các nhà thiết kế chỉ dẫn có khả năng thiết kế các cấu trúc và hoạt động dạy và học hiệu quả, các nhà sản xuất phương tiện có thể tạo ra đa phương tiện phong phú, các thủ thư là siêu hạng trong việc tìm kiếm và giám tuyển các bộ sưu tập, và các nhà công nghệ giáo dục mà lại các kỹ năng thiết yếu về cách làm thế nào để phát triển và phân phối tốt nhất OER với công nghệ.
Việc thiết lập các cộng đồng thực hành xuyên khắp tất cả các cơ sở tham gia trong một sáng kiến OER quốc gia mà tập hợp mọi người khắp các cơ sở theo chủ đề (như nghệ thuật, khoa học, kỹ thuật, .v.v.) và theo vai trò (như các giảng viên, các nhà thiết kế chỉ dẫn, các thủ thư, .v.v.). Tất cả các lĩnh vực nghiên cứu riêng biệt và các thành viên của các nhóm OER muốn nói với các đồng nghiệp của họ ở các cơ sở khác. Các thách thức có xu hướng y hệt như nhau và họ thường học về các tài nguyên lớn mà các đồng nghiệp của họ đã tìm ra hoặc các thực hành mới mà làm việc tốt.
Đối với nội dung OER cụ thể, tôi biện hộ triển khai theo đổi 4 nỗ lực riêng biệt. Đầu tiên rà soát lại chương trình giảng dạy hiện hành được phát triển rồi và đang sử dụng rồi mà có thể đơn giản được cấp phép mở và làm cho chúng thành OER. Thứ hai là xác định nội dung giáo dục có mong muốn và tìm kiếm OER có sẵn để xem liệu có bất kỳ điều gì là sẵn sàng hay không. Nếu nó là đơn giản, hãy áp dụng nó. Đôi hi OER được tìm ra nhưng không phù hợp tuyệt vời. Nếu điều đó là đúng thì vì sao không tùy chỉnh nó - hãy dịch, bản địa hóa, tùy biến, cập nhật hoặc cải tiến các tư liệu giáo dục đó để nó trở thành các tác phẩm phù hợp. Chúng là một trong những lợi ích của OER - bạn có thể sửa đổi nó. Cuối cùng, như một biện pháp cuối cùng, sau khi đã cạn kiệt ba nỗ lực trước đó nếu OER là cần thiết ở những nơi chưa tồn tại thì hãy tiếp tục và tạo ra nó.
OER đang biến đổi giáo dục bằng việc làm cho các tư liệu giáo dục nhìn thấy được và sẵn sàng cho tất cả mọi người. Thành công phụ thuộc vào các tài nguyên chất lượng cao. Trong giáo dục đại học, nghiên cứu được đảm bảo chất lượng thông qua rà soát lại ngang hàng. Tôi tin rằng thực hành tương tự cũng là yếu tố thành công cho OER. OER cần được xem xét kỹ lưỡng thông qua quy trình đánh giá chất lượng và rà soát lại ngang hàng.
Tôi đặt công nghệ ở vị trí tiếp theo sau khi tất cả những yếu tố thành công quan trọng khác đã được xử lý. Tôi nhấn mạnh một số thành phần công nghệ chính trong sơ đồ – công cụ soạn thảo, định dạng tệp mở (để những người khác có thể sửa đổi nguồn tài nguyên), tạo lập nội dung có thể tương hợp khả chuyển mà có thể xuất ra khỏi một Hệ thống Quản lý Học tập (LMS) này và tải lên một Hệ thống Quản lý Học tập khác, lược đồ phân loại dành cho OER, và các kho hoặc nơi tham khảo nơi OER có thể tìm thấy được, xem trước được và tải xuống được.
Cuối cùng chúng ta đến phần sử dụng. OER có nhiều công dụng. Chúng có thể được sử dụng trong các khóa học trong khu trường, các khóa học hỗn hợp hoặc kết hợp, các khóa học trực tuyến hoàn toàn và trong các MOOC. OER không chỉ có giá trị dạy và học mà chúng còn hữu ích như một phương tiện tiếp thị cho sinh viên (thử trước khi mua), chúng cung cấp nguồn tài nguyên bổ sung phong phú cho sinh viên sử dụng khi họ đang học, chúng có thể giúp giới công nghiệp đáp ứng nhu cầu phát triển nghề nghiệp của nhân viên của họ, chúng giúp những người lớn tuổi đang đi làm theo đuổi con đường sự nghiệp và thu hút sự quan tâm trong nước và quốc tế đối với tổ chức của bạn.
Trong các phiên bản tiếp theo của sơ đồ này, tôi đã bổ sung khả năng truy cập (đảm bảo OER đáp ứng nhu cầu của những người ít có khả năng hơn) và phương pháp sư phạm (bao gồm các cách tiếp cận sư phạm trong thiết kế OER và đổi mới các phương pháp sư phạm mở mới dựa trên các thuộc tính độc nhất mà OER có).
Mô hình bền vững của Khung OER Quốc gia này nhấn mạnh nỗ lực cộng tác trên toàn hệ thống, phát triển các tài nguyên giáo dục có giá trị tập thể và các cách thức độc đáo mà các thực hành mở có thể cải thiện giáo dục. Nó đáp ứng cả ba yếu tố trong công thức bền vững của tôi.
Mô hình bền vững hệ điều hành mở (Open Operating System Sustainability Model)
Một bài học khác mà tôi học được khi viết tất cả các nghiên cứu điển hình trong Làm bằng Creative Commons (Made With Creative Commons) là tầm quan trọng của việc xem xét tất cả các khía cạnh hoạt động của một tổ chức thông qua lăng kính mở. Hãy để tôi đưa ra một ví dụ dựa trên một trong những nghiên cứu điển hình trong Made With Creative Commons. Trong khi không phải là sáng kiến giáo dục, trường hợp điển hình này minh họa quá trình lấy mở làm trung tâm như là chìa khóa cho các hoạt động của bạn. Hãy để tôi mô tả ngắn gọn về nó và sau đó quay lại để chỉ ra cách áp dụng quy trình họ đã sử dụng có thể áp dụng cho giáo dục và tạo ra một mô hình bền vững mở.
Opendesk là một thị trường trực tuyến lưu trữ đồ nội thất được thiết kế độc lập và kết nối khách hàng của mình với các nhà sản xuất địa phương trên khắp thế giới. Thay vì sản xuất hàng loạt và vận chuyển trên toàn thế giới, họ đang xây dựng chuỗi cung ứng phân phối và có đạo đức thông qua mạng lưới các nhà sản xuất toàn cầu.
Các hoạt động kinh doanh điển hình liên quan đến sản xuất đồ nội thất trông giống như sau:
Opendesk xem xét từng hoạt động này qua lăng kính mở. Khi làm như vậy, họ đã thay đổi hoàn toàn mô hình kinh doanh liên quan đến đồ nội thất. Đây là cách mô hình của họ được ánh xạ tới từng hoạt động kinh doanh đó:
Thay vì có đội ngũ nội bộ riêng thực hiện nghiên cứu và phát triển liên quan đến việc thiết kế và sản xuất đồ nội thất, họ đã mời các nhà thiết kế nội thất từ khắp nơi trên thế giới cung cấp thiết kế cho họ. Điều này cho phép họ tìm nguồn và tuyển chọn các thiết kế vượt xa những gì họ có thể nghĩ ra trong nội bộ. Các nhà thiết kế được yêu cầu cấp phép mở cho các thiết kế của họ bằng cách chọn từ bộ giấy phép Creative Commons đầy đủ, tự quyết định xem họ muốn mở hay đóng như thế nào. Hầu hết đều chọn giấy phép Ghi công-Phi thương mại (CC BY-NC). Bất cứ ai cũng có thể tải xuống một thiết kế và tự chế tạo nó. Nhưng hầu hết mọi người không có kiến thức hoặc thiết bị để làm điều đó và thay vì tự làm đồ nội thất, họ mua đồ nội thất từ Opendesk, người kết nối họ với một nhà sản xuất đã đăng ký trong mạng lưới của Opendesk, để chế tạo theo yêu cầu cá nhân ở gần nơi khách hàng sống.
Thay vì có nhà máy riêng để sản xuất và lắp ráp đồ nội thất, Opendesk sử dụng mạng lưới các nhà sản xuất trên khắp thế giới thực hiện chế tạo kỹ thuật số dựa trên các thiết kế bằng việc sử dụng thiết bị gia công CNC (Computer Numeric Control) được điều khiển bằng máy tính. Công cụ này cắt các hình dạng từ tấm gỗ theo các thông số kỹ thuật trong tệp thiết kế.
Để bán hàng, tiếp thị và phát triển kinh doanh, Opendesk đã tạo ra một nền tảng web kết nối khách hàng với các nhà thiết kế và các nhà sản xuất địa phương. Với việc sản xuất do các nhà sản xuất địa phương thực hiện, không cần phải lưu trữ đồ nội thất trong nhà kho hoặc cung cấp dịch vụ vận chuyển và giao hàng. Dịch vụ và hỗ trợ khách hàng được thực hiện dưới sự hợp tác giữa Opendesk và các nhà sản xuất địa phương.
Mô hình tài chính Opendesk đảm bảo rằng các nhà thiết kế, nhà sản xuất và bản thân Opendesk nhận được phần chia công bằng trong doanh thu. Để biết thêm chi tiết về cách thực hiện tài chính, tôi khuyến khích bạn đọc nghiên cứu điển hình trong Made With Creative Commons.
Opendesk mô tả những gì họ làm là “chế tạo mở”. Các nhà thiết kế có được một kênh phân phối toàn cầu. Các nhà chế tạo có được công việc có lợi nhuận và khách hàng mới. Khách hàng nhận được các sản phẩm của nhà thiết kế mà không có thẻ giá của nhà thiết kế, một giải pháp thay thế thân hiện với môi trường hơn, có tính xã hội hơn so với sản xuất hàng loạt và một cách hợp lý để mua các sản phẩm làm theo đặt hàng.
Trường hợp điển hình của Opendesk là một ví dụ về cách áp dụng mở như một hệ điều hành và kiểm tra tất cả các khía cạnh của việc kinh doanh qua lăng kính đó có thể dẫn đến một cách thức mới để thực hiện mọi việc và một mô hình bền vững khác với thực tiễn hiện tại.
Việc áp dụng mô hình hệ điều hành mở cho OER đòi hỏi phải kiểm tra tất cả các quy trình vận hành giáo dục qua lăng kính mở. Làm như vậy sẽ dẫn đến các mô hình bền vững OER mới.
Hiện tại hầu hết các sáng kiến OER được thực hiện dưới dạng dự án với nguồn vốn một lần và ngày bắt đầu và kết thúc cố định. Thực hiện theo cách này OER là phần bổ sung gia tăng cho các quy trình vận hành hiện có. Trong khi một số lợi ích của mở có thể đạt được theo cách này, thì nó là chậm, hạn chế đề xuất giá trị đầy đủ của mở, và hạn chế đổi mới khi các thực hành mở mới buộc phải kết hợp với các hệ điều hành hiện có và các thực tiễn thường không phù hợp với mở. Khi OER là các dự án ngắn hạn, được thực hiện bên lề, không ảnh hưởng đến các hoạt động hiện tại thì không có mô hình bền vững lâu dài. Một mô hình bền vững đòi hỏi việc định vị mở là cốt lõi cho các hoạt động của tổ chức.
Việc tạo ra một mô hình bền vững xung quanh OER không tính đến bối cảnh mở rộng hơn. Các thực hành mở trong giáo dục mở rộng vượt ra ngoài OER để bao gồm Truy cập Mở, Khoa học Mở, Dữ liệu Mở và nguồn mở. Về mặt chiến lược, việc kết hợp các hình thức mở khác nhau này lại với nhau thừa nhận và củng cố mục đích và thực hành chung của chúng. Tổng thể của tất cả các hình thức mở này lớn hơn tổng các phần của chúng. Một cách tiếp cận hệ điều hành mở toàn diện bao gồm tất cả các dạng mở này sẽ tạo ra một mô hình bền vững mang tính tổng hợp mạnh mẽ hơn thay vì chỉ giới hạn với OER.
Việc hợp nhất các hình thức mở khác nhau sẽ làm tăng tất cả các biến số trong công thức bền vững của tôi. Nói chung, có một đề xuất giá trị lớn hơn, lợi ích xã hội được tạo ra lớn hơn và tổng số người sử dụng, người tham gia, các đối tác và các cộng tác viên đều tăng lên.
Đặt vị trí mở như một hệ điều hành bao gồm việc định vị mở là trung tâm của các hoạt động và chỉ ra cách thức tất cả các hình thức mở này phù hợp với, và tăng cường cho, sứ mệnh, chiến lược, chính sách và các thước đo thành công của một tổ chức.
Việc vận hành mở như một hệ điều hành bao gồm việc sử dụng mở như một lăng kính để đánh giá tất cả các quy trình vận hành khác. Các quy trình vận hành giáo dục khác với các quy trình sản xuất chế tạo liên quan đến ví dụ của Opendesk. Thay vì R&D, sản xuất chế tạo, tiếp thị và bán hàng, phân phối và giao hàng, và hỗ trợ khách hàng, giáo dục có hoạt động giảng dạy, học tập, nghiên cứu, chương trình học thuật về lập kế hoạch và phát triển nghiên cứu, các dịch vụ sinh viên, tuyển sinh, mua sắm, tài chính và hành chính quản trị, quan hệ cựu sinh viên, tiếp thị và truyền thông, công nghệ thông tin, v.v. Để phát triển một mô hình bền vững hoàn toàn mạnh mẽ đòi hỏi phải xem xét việc mở thay đổi các hoạt động này như thế nào.
Dưới đây là sơ đồ mô tả Mô hình Bền vững Hệ điều hành Mở (Open Operating System Sustainability Model).
Mô hình bền vững chung toàn cầu
OER về bản chất là hàng hóa công cộng toàn cầu. Tuy nhiên, các mô hình bền vững hiện tại không xem xét đến bản chất toàn cầu của chúng. Mô hình bền vững chung toàn cầu hướng tới việc thực hiện giáo dục như một quyền cơ bản của con người và tập hợp tất cả các nhà cung cấp giáo dục trong nỗ lực tập thể chung để cung cấp giáo dục như một tài sản chung toàn cầu.
Một mô hình như vậy có vẻ là một giấc mơ viển vông nhưng sáng kiến toàn cầu Cổng Gateways Học tập Kỹ thuật số Công cộng (Gateways to Public Digital Learning) do UNESCO và UNICEF dẫn dắt đã tiến khá gần. Đây là cách sáng kiến này được mô tả:
“Mục đích là để giúp các quốc gia nhận ra và hành động dựa trên các khả năng quốc gia, khu vực và toàn cầu nhằm thúc đẩy giáo dục thông qua hợp tác và đoàn kết kỹ thuật số. Internet mang lại những khả năng chưa từng có để chia sẻ, hợp tác và tổng hợp các nguồn lực có thể mang lại lợi ích cho người học, giáo viên và gia đình ở các quốc gia và trên khắp các quốc gia. Sáng kiến này nhằm mục đích tối đa hóa các hành động hợp tác này.”
Sáng kiến Cổng Gateways tập trung vào việc ghi chú nội dung học tập kỹ thuật số; “Trong đại dịch COVID-19 và cho đến ngày nay, nhiều người có khả năng kết nối tốt và kỹ năng kỹ thuật số mạnh mẽ không thể tìm thấy nội dung học tập kỹ thuật số miễn phí, được tổ chức tốt và chất lượng cao phù hợp với chương trình giảng dạy. Nội dung này giúp củng cố các chìa khóa khác tới việc học tập kỹ thuật số: nội dung học tập kỹ thuật số truy cập được dễ dàng sẽ thúc đẩy nhu cầu kết nối và giúp mọi người phát triển cũng như nâng cao năng lực kỹ thuật số.”
Ngoài nội dung, sáng kiến này còn nhằm mục đích làm việc với các quốc gia để thiết lập và làm phong phú thêm các nền tảng công cộng cho giáo dục trên internet. Mục đích là để đảm bảo người học, giảng viên và gia đình có thể truy cập nhiều tài nguyên học tập từ các nền tảng kỹ thuật số công khai, mở và được bảo trì tốt.
Các nỗ lực hiện tại tập trung vào hai cam kết quan trọng đã nổi lên trong Hội nghị Thượng đỉnh Chuyển đổi Giáo dục gần đây:
Thiết lập và cải tiến liên tục các nền tảng học tập kỹ thuật số quốc gia với các tài nguyên giáo dục phù hợp với chương trình giảng dạy, chất lượng cao, đảm bảo chúng miễn phí, mở và truy cập được cho tất cả mọi người, phù hợp với Khuyến nghị Tài nguyên Giáo dục Mở của UNESCO, và tôn trọng sự đa dạng của ngôn ngữ và các phương pháp học tập, đồng thời đảm bảo quyền riêng tư và bảo mật dữ liệu của người dùng.
Đảm bảo các nền tảng này trao quyền cho các giảng viên, người học và gia đình, hỗ trợ khả năng tiếp cận và chia sẻ nội dung, đồng thời đáp ứng nhu cầu đa dạng của người dùng bao gồm người học khuyết tật, trẻ em gái và phụ nữ cũng như những người đang di chuyển.
Thật tuyệt vời khi thấy sự kết hợp Khuyến nghị Tài nguyên Giáo dục Mở của UNESCO vào trong nỗ lực này.
Nỗ lực cộng tác để tạo ra bộ sưu tập OER toàn cầu phù hợp với chương trình giảng dạy, bằng các ngôn ngữ khác nhau, hỗ trợ khả năng tiếp cận và tính toàn diện, với các cách tiếp cận học tập khác nhau là một đề xuất có giá trị khá lớn với lợi ích xã hội công cộng lớn. Mức độ mà các quốc gia khác nhau có thể tập hợp các trường học và cơ sở của họ tham gia là biến số bền vững sẽ cần được chú ý nhiều nhất vì điều cần thiết là tạo ra một số lượng lớn người sử dụng, đối tác và cộng tác viên.
Để đạt được mục tiêu đó, các quốc gia được mời tham gia sáng kiến bằng cách trở thành "Quốc gia cửa ngõ" (Gateways Country) hình thành một cộng đồng thực hành được kết nối mạng xung quanh nỗ lực này.
Dưới đây là sơ đồ mô tả Cổng Học tập Kỹ thuật số Công cộng (Gateways to Public Digital Learning) như một mô hình bền vững chung toàn cầu:
Tôi không chắc liệu sáng kiến Cổng Học tập Kỹ thuật số Công cộng có coi mình là một điểm chung toàn cầu hay như một mô hình bền vững hay không. Nhưng tôi tin.
Thiết kế mô hình của riêng bạn
Tôi đã trình bày 3 mô hình bền vững:
Khung OER quốc gia
Hệ điều hành Mở
Tài sản chung toàn cầu (Global Commons)
Khi thiết kế những mô hình này, tôi đã cân nhắc những điều sau đây mà bạn có thể thấy hữu ích trong nỗ lực thiết kế mô hình của riêng mình:
Mỗi mô hình triển khai các bước Khuyến nghị OER của UNESCO để tạo ra mô hình bền vững, nhưng theo những cách khác nhau. Nhiều mô hình bền vững có thể thực hiện được. Đây chỉ là ba ví dụ. Tôi cũng có thể hình dung ra cách kết hợp ba mô hình này.
Đây là các Mô hình bền vững OER nên thực hành mở được nhúng vào mô hình. Mở không phải là một tiện ích bổ sung mà là một chức năng không thể thiếu của mô hình.
Mỗi mô hình tập trung vào đề xuất có giá trị cao, lợi ích xã hội và số lượng lớn người sử dụng/người cộng tác/người đối tác. Ba biến số này đóng vai trò là nền tảng để xây dựng các mô hình bền vững mở.
Cả ba mô hình đều dựa trên sự hợp tác chứ không phải cạnh tranh. Tính bền vững đòi hỏi phải cộng tác với nhau theo thời gian để tạo ra, duy trì và quản lý thứ gì đó có giá trị chung.
Những mô hình bền vững này tập trung vào giá trị chứ không phải tài chính. OER tạo ra vô số giá trị bao gồm tăng khả năng tiếp cận, hòa nhập, khả năng tùy chỉnh và chất lượng giáo dục. Việc biết mục đích và giá trị mà OER dự định tạo ra sẽ đảm bảo các mô hình bền vững được xây dựng xung quanh giá trị giáo dục độc nhất mà OER tạo ra.
Các quy trình vận hành liên quan đến các mô hình bền vững OER này là mới và khác biệt so với các thực hành hiện có. Phần tài chính của bất kỳ mô hình bền vững OER nào phải được bắt nguồn sau khi mô hình được thiết kế, dựa trên các quy trình mới này.
Nhiều hơn nữa sẽ đến
Có nhu cầu rất lớn về các mô hình bền vững OER dễ hiểu và có thể nhân rộng. Tôi hy vọng ba ví dụ này tỏ ra hữu ích và khuyến khích sự sáng tạo của những ví dụ khác. Tôi nghĩ còn rất nhiều điều cần làm để làm tốt điều này. Tôi mong được chia sẻ những ý tưởng này trong Quán cà phê Giáo dục Mở sắp tới của SPARC Châu Âu về vấn đề này.
Tôi hy vọng nhiều bạn cũng có suy nghĩ và ý tưởng về chủ đề này nên tôi đã tạo diễn đàn thảo luận về Mô hình bền vững (Sustainability Models discussion forum) trong không gian Kết nối của OEGlobal. Hoan nghênh thảo luận và đề xuất ở đó.
Cảm ơn OEGlobal và đặc biệt là @cogdog đã cung cấp diễn đàn này để thảo luận.
SPARC Europe Open Education Cafe
I’m looking forward to being a panel speaker at SPARC Europe’s Open Education Cafe on October 10, 2023 at 7am Pacific Time . This, the fifth in a series of open education cafe’s SPARC Europe has arranged around the UNESCO Recommendation on Open Educational Resources (OER), is focusing on the Recommendation’s fourth action area “nurturing the creation of sustainability models for OER”.
There is a huge need for easy to understand and replicable OER sustainability models and I am super interested in this topic so I am thankful to be part of this panel. Special thanks to Paola Corti for organizing this Cafe and inviting me to speak.
UNESCO OER Recommendation
I had the good fortune to contribute to the writing of the sustainability text used in the UNESCO Recommendation which defines steps to take in creating a sustainability model including:
reviewing current provisions, procurement policies and regulations to expand and simplify the process of procuring quality goods and services to facilitate the creation, ownership, translation, adaptation, curation, sharing, archiving and preservation of OER, where appropriate, as well as to develop the capacity of all OER stakeholders to participate in these activities
catalyzing sustainability models, not only through traditional funding sources, but also through non-traditional reciprocity-based resource mobilization, through partnerships, networking, and revenue generation such as donations, memberships, pay what you want, and crowdfunding that may provide revenues and sustainability to OER provision while ensuring that costs for accessing essential materials for teaching and learning are not shifted to individual educators or students
promoting and raising awareness of other value-added models using OER across institutions and countries where the focus is on participation, co-creation, generating value collectively, community partnerships, spurring innovation, and bringing people together for a common cause
enacting regulatory frameworks that support the development of OER products and related services that align with national and international standards as well as the interest and values of the OER stakeholders
fostering the faithful linguistic translation of open licenses as defined in this Recommendation to ensure their proper implementation
providing mechanisms for the implementation and application of OER, as well as encouraging the feedback from stakeholders and constant improvement of OER; and
optimizing existing education and research budgets and funds efficiently to source, develop and - continuously improve OER models through inter-institutional, national, regional and international collaborations.
The Recommendation does a good job of identifying the scope of considerations that should factor into a sustainability model. But it does not provide actual examples. You must devise your own. For those wanting to ensure their OER has a sustainability model this can be a barrier.
OER Sustainability Models Literature
Fortunately there is a growing body of literature on this topic including:
Konkol, Markus, Jager-Ringoir, Katinka, & Zurita-Milla, Raúl. (2021). Open Educational Resources – Basic concepts, challenges, and business models (2.0). Zenodo. https://doi.org/10.5281/zenodo.4789124
This study puts forward the following models as relevant:
Selling course experience model
Governmental model
Institutional model
Online programme model
Substitution model
Community-based model
Donations model
Institutional subscriptions model
Sponsorship/advertising model
Membership model
Selling data model
Consultancy, training and support model
Author pays model
This study identies the following potential OER sustainability models that can be implemented in contemporary higher education systems:
Through public funding
Through internal funding
Through endowments/donations
By participating in an OER network
By offering services to learners
By relying on OER authors
Community-based model
By producing OER on demand
Through sponsorship/advertisement
By offering learning-related data to companies
Both studies emphasize that in practice OER initiatives use combinations of models.
Rob Farrow, as part of the European Network for Catalysing Open Resources in Education (ENCORE+) is doing some good work analysing all these models. See OER Sustainability Business Models and A Typology of OER Business Models.
I find it helpful to define models in this way, including the related details associated with each. But I also find it lacking.
Models Critique
OER are not just educational resources, they are “open” educational resources. Sustaining the open part of OER is essential but missing from these models. The practice of open must be embedded in any OER sustainability model.
A sustainability model is not the same as a financial model. Most of the example models focus on financial issues. While financial considerations are certainly part of a sustainability model they are not the whole thing. Furthermore the example models focus on revenue without considering costs. Many of the financial models are simple means of generating revenue lifts from traditional business models and do not map well to education and the way it is funded. These models do not fully take into account how the economics of open are different than non-open, and the way open changes not just the financial model for education but its very practice.
These models do not address the full life cycle of OER - from creation, to use, to storage and distribution, to maintenance and enhancement. A sustainability model must factor in the full life cycle and the stewarding required for persistence and longevity. OER are like living things requiring ongoing care and sustenance. These existing models say little about the means by which this will be done. A sustainability model ought to make explicit the way OER involves collaborating with others to generate, maintain and steward something of mutual value.
And finally these models miss the larger context of value. Access, inclusion, adaptability, and quality are but a few of the ways OER improve the value proposition of education. The models are silent on value or assume parity of value between OER and more traditional closed education resources. An OER sustainability model ought to take into account the value OER generates in uniquely making it possible to fulfill visions, goals and diverse purposes of education.
In this blog post, and for the SPARC Europe Open Education Cafe, I’m going to bring forward these and other missing considerations. I aim to establish them as essential foundational building blocks. And I’ll share a few example OER sustainability models of my own that start from that foundation.
Devising A Sustainability Formula
Over a two year period from 2015 to 2017 I co-authored with Sarah Hinchliff Pearson a Kickstarter funded book called Made With Creative Commons.
This book describes how open makes sense as a model for organizations. It analyzes open business models and provides profiles of twenty four organizations, across all sectors, who have devised sustainable models.
In the years since that book came out many have expressed interest in adopting an open model but have asked me for guidance on just how to do so. In some ways the twenty four case studies in the book are all unique. There is no one size fits all model. Nonetheless I felt compelled to distill out of everything in Made With Creative Commons some core pithy advice that would apply to everyone no matter what sector you are in or the specifics of the model you are pursuing. In the end I came up with a simple formula:
Sustainability = high value open resources + public social good + large community of users, partners, collaborators
Lets look at each variable in the formula.
For you to have a sustainable open model you must produce high value open resources. If you are simply sharing some low value thing openly the likelihood of creating a sustainable model is low. The higher the value proposition of the open resource the higher the likelihood of a sustainable model. An essential element of that value must be some kind of public social good the resources generate. It helps if your organization has a social mission not just ambitions for profit, investor returns, and unlimited growth. If you have a high value open resource that generates some kind of public social good others will use it and join you in enhancing it. Building a large community of users, collaborators, and partners is essential. If you have all three of those things then you have the foundation for a sustainable open model.
This simple formula asserts that sustainability involves combining resources that generate social good with human connection. Organizations that pursue this strategy aim to provide value and build relationship up front. Once those are in place there can be reciprocal value creation between all involved out of which a sustainable model emerges.
This formula for me is a test for sustainable models. I ask myself are there high value open resources being shared? Do those resources generate significant public social good? Is there a large community of users, collaborators and partners working with the resources? If the answer is yes to all three then things are looking good for creating a sustainability model. If the answer is no to one or more of these variables then work needs to be done to convert the no’s into yes’s before a sustainability model can be devised.
When you apply this test to the models described in the literature the models appear even more inadequate.
National OER Framework Sustainability Model
By now you’re probably saying OK show me an example. So let me share an OER sustainability model I presented at a workshop I gave at the National Center for e-Learning Ministry of Education, in Riyadh, Saudi Arabia back in October-2014. At the time I was part of an initiative called the Open Book project which Hillary Clinton started when she was US Secretary of State. The goals of the Open Book project were to:
Deliver the benefits of open education to the Arab world
Expand access to free, high-quality, open education materials in Arabic, with a focus on science and technology
Implement open licensing in the MENA region that enables anyone to use, adapt, and share these education materials
Build partnerships between the US and MENA region to make more learning materials open, free, and connected to Arab educators, students, and classrooms
Lower geographic, economic, and even gender-based barriers to learning
Create open education resources that anyone with access to the Internet can read, download, and print for free or adapt a copy that meets the local needs of their classrooms or education systems.
Put a full year of high-quality college-level science textbooks – biology, chemistry, physics, and calculus – online, for free, in Arabic
Help Arab professors and intellectuals create their own open courses
Explore the benefits of OER for governments, institutions, faculty, students and the public, specifically examining how OER affects teaching and learning practices including the inter-relationships and synergy of OER with open access, open data, open policy, open science
Evaluate the impact of OER
The Open Education Consortium, Creative Commons and World Learning were asked to organize and run the initiative. Participants from across the Middle East and North Africa (MENA) region took part in a kind of fellowship, mentoring learning exchange including time onsite with a range of OER initiatives across the USA. On their return home they were tasked with starting their own OER initiatives.
As the Creative Commons lead on this project I took part in site visits across the MENA region to see how progress on OER was going, providing assistance with planning and implementation, and making recommendations in support of enhancing progress and impact. In Riyadh I was asked to present a national OER framework for planning and implementing OER. Here is the one pager I generated which I share as an example of a national OER sustainability model:
When it comes to OER I usually get a lot of questions related to technology. However, in this diagram I try and show that there are many components to an OER initiative that have nothing to do with technology and come well before technology decisions need to be made.
I start with Strategy. Large-scale OER initiatives should be strategic and purposeful. Doing OER without a real purpose is not a recipe for success. The US Department of Labor TAACCCT program is a great example of a national OER initiative with a clear purpose – move displaced and unemployed workers into jobs in high growth industry sectors by funding community colleges to create stacked and latticed credentials in partnership with industry. All the curricula these community colleges create must be licensed with a Creative Commons CC BY license making them OER.
In addition to strategy a large OER initiative needs incentives which could be monetary or could be other things related to innovation or transformation of teaching and learning.
A national OER framework should include a research component. It is essential to test out the strategy and purpose of any OER initiative and evaluate practices and outcomes on an ongoing basis. Research informs success. I point to a current source of OER research – the OER Research Hub (and in subsequent versions of the diagram have included the OER Knowledge Cloud).
To enable large scale success OER require policy. There are a number of guidelines available for generating policy including:
Atenas, Javiera; Havemann, Leo; Neumann, Jan; Stefanelli, Cristina (2020). Open Education Policies: Guidelines for co-creation.
Miao, Fengchun, Mishra, Sanjaya, Orr, Dominic, Janssen (2019). Guidelines on the development of open educational resources policies
Strategic purpose, incentives, research, and policy all impact the activities of institutions. A national OER initiative involves many institutions. Two institutional practices I’ve come to see as critical to success are:
Forming inter-disciplinary OER teams within an institution made up of faculty, instructional designers, media producers, librarians, and educational technologists. For OER to succeed a team effort is needed and each of these roles has crucial skills and knowledge to contribute. Faculty have the subject matter expertise, instructional designers the ability to design effective teaching and learning structures and activities, media producers can produce rich multimedia, librarians are superb at finding and curating collections, and educational technologists bring essential skills about how best to develop and deliver OER with technology.
Forming communities of practice across all the institutions involved in a national OER initiative that bring together people across institutions by domain (such as arts, science, engineering, etc.) and by role (such as faculty, instructional designers, librarians, etc.) All distinct fields of study and members of OER teams like to talk to their peers at other institutions. The challenges tend to be the same and they frequently learn about great resources their peers have found or new practices that are working well.
For actual OER content I advocate implementation pursue four distinct efforts. First review existing curricula already developed and in use that could simply be openly licensed and made in to OER. Second identify educational content that is desired and search existing OER to see if anything is available. If it is simply adopt it. Sometimes OER is found but is not a perfect fit. If that is the case why not adapt it – translate, localize, customize, update or improve the educational materials so that the fit works. Thats one of the benefits of OER – you can modify it. Finally, as a last measure, having exhausted the previous three efforts if OER is needed where none exists then go ahead and author it.
OER is transforming education by making educational materials visible and available to all. Success is contingent on high quality resources. In higher education research is quality assured through peer review. I believe the same practice is a success factor for OER too. OER should be vetted through a quality review process and peer review.
I place technology next well after all those other key success factors have been dealt with. I highlight a few of the key technology components in the diagram – authoring tools, open file formats (so others can modify the resource downstream), creating portable interoperable content that can be exported out of one Learning Management System and uploaded to another, classification schema for OER, and repositories or referatories where OER can be found, previewed, and downloaded.
Finally we come to usage. OER are multi-use. They can be used in on campus courses, mixed or blended courses, fully online courses, and MOOCs. OER don’t just have teaching and learning value they are useful as a means of marketing to students (try before you buy), they provide a rich source of supplemental resources for students to use when they are studying, they can help industry meet the professional development needs of their employees, they help working adults pursue career pathways, and they attract national and international interest in your institution.
In subsequent versions of this diagram I’ve added accessibility (ensuring OER meet the needs of those less abled) and pedagogy (factoring pedagogical approaches into the design of OER and innovating new open pedagogies based on the unique attributes OER have).
This National OER Framework sustainability model emphasizes a system wide collaboration effort, development of educational resources that have collective value, and the unique ways open practices can enhance education. It fulfills all three variables in my sustainability formula.
Open Operating System Sustainability Model
Another lesson I learned from writing all the case studies in Made With Creative Commons is the importance of considering all aspects of an organizations operations through an open lens. Let me give an example based on one of the case studies in Made With Creative Commons. While not an education initiative this case study illustrates the process of centering open as key to your operations. Let me briefly describe it and then come back to show how the process they used could be applied to education and create an open sustainability model.
Opendesk is an online marketplace that hosts independently designed furniture and connects its customers to local makers around the world. Rather than mass manufacturing and shipping worldwide, they’re building a distributed and ethical supply chain through a global maker network.
The typical business activities associated with manufacturing furniture look something like this:
Opendesk looked at each of these activities through an open lens. In doing so they totally changed the business model associated with furniture. Here’s how their model looks mapped to each of these business activities:
Instead of having their own internal team doing research and development associated with designing and manufacturing furniture they invited furniture designers from around the world to provide them with designs. This allows them to source and curate designs that go well beyond what they might have come up with internally. Designers are asked to openly license their designs by choosing from the full suite of Creative Commons licenses, deciding for themselves how open or closed they want to be. Most chose the Attribution-NonCommercial license (CC BY-NC). Anyone can download a design and make it themselves. But most people don’t have the knowledge or equipment to do so and instead of making the furniture themselves they buy it from Opendesk who connects them to a registered maker in Opendesk’s network, for on-demand personal fabrication in close proximity to where the customer lives.
Instead of having their own factory for manufacturing and assembling the furniture Opendesk uses a network of makers around the world who do digital fabrication based on the designs using a computer-controlled CNC (Computer Numeric Control) machining device. This tool cuts shapes out of wooden sheets according to the specifications in the design file.
For sales, marketing, and business development Opendesk created a web platform matching customers to designs and local makers. With manufacturing done by local makers there is no need to store furniture in a warehouse or provide shipping and delivery. Customer service and support is done as a partnership between Opendesk and local makers.
The Opendesk financial model ensures that designers, makers and Opendesk itself get a fair share of the sale. For more details on how finances are done I encourage you to read the case study in Made With Creative Commons.
Opendesk describes what they do as “open making”. Designers get a global distribution channel. Makers get profitable jobs and new customers. Customers get designer products without the designer price tag, a more social, eco-friendly alternative to mass-production and an affordable way to buy custom-made products.
The Opendesk case study is an example of how adopting open as an operating system and examining all facets of the business through that lens can lead to a new way of doing things and a sustainability model different from current practice.
Applying the open operating system model to OER entails examining all education operational processes through the lens of open. Doing so will lead to new OER sustainability models.
Currently most OER initiatives are done as projects with one time funding and fixed start and end dates. Done this way OER is an incremental add-on to existing operational processes. While some of the benefits of open can be attained in this way, it is slow, limits the full value proposition of open, and curtails innovation as the new open practices are forced to meld with existing operational systems and practices that are often not aligned with open. When OER are short term projects, done on the side, without affecting existing operations there is no long term sustainability model. A sustainability model requires positioning open to be core to institution operations.
Devising a sustainable model just around OER fails to take into account the broader context of open. Open practices in education extend well beyond OER to include Open Access, Open Science, Open Data, and open source. Strategically bringing these various forms of open together acknowledges and strengthens their shared purpose and practice. The aggregate whole of all these forms of open is greater than the sum of their parts. A comprehensive open operating system approach that includes all these forms of open generates a stronger more synergistic sustainability model rather than one limited only to OER.
Consolidating the various forms of open increases all the variables in my sustainability formula. Collectively there is a larger value proposition, the social good being generated is larger, and the total number of users, participants, partners, and collaborators increases.
Situating open as an operating system involves positioning open as central to operations and showing how all these forms of open align with, and strengthen, the mission, strategy, policy and success metrics of the organization.
Operationalizing open as an operating system involves using open as a lens to evaluate all other operational processes. Education operational processes differ from the manufacturing processes associated with the Opendesk example. Instead of R&D, manufacturing, marketing and sales, distribution and delivery, and customer support education has teaching, learning, research, academic program of studies planning and development, student services, enrolment, procurement, finance and administration, alumni relations, marketing and communications, information technology and so on. To develop a fully robust sustainability model requires examining how open changes these operations.
Here is a diagram depicting the Open Operating System Sustainability Model.
Global Commons Sustainability Model
OER by their very nature are global public goods. Yet current sustainability models do not consider their global nature. A global commons sustainability model works toward fulfilling education as a basic human right and brings together all education providers in a collective effort to make education available as a global public commons.
Such a model may seem a pipe dream but the Gateways to Public Digital Learning global initiative led by UNESCO and UNICEF comes pretty close. Here is how this initiative is described:
“The aim is to help countries recognize and act on national, regional, and global possibilities to advance education through digital cooperation and solidarity. The internet allows unprecedented possibilities for sharing, cooperation, and the pooling of resources that can benefit learners, teachers, and families within countries and across them. This initiative seeks to maximize these collaborative actions.”
The Gateways initiative focuses on digital learning content noting; “During the COVID-19 pandemic and to this day, many people who have good connectivity and strong digital skills cannot find free, well-organized and high-quality digital learning content aligned with the curriculum. This content helps strengthen the other keys to digital learning: easily accessible digital learning content bolsters demand for connectivity and helps people develop and improve digital capacities.”
In addition to content, the initiative aims to work with countries to establish and enrich public platforms for education on the internet. The aim is to ensure learners, teachers, and families can access a wide range of learning resources from digital platforms that are public, open, and well-maintained.
Current efforts are focused on two important commitments that emerged during the recent Transforming Education Summit:
Establish and iteratively improve national digital learning platforms with high quality, curriculum-aligned education resources, ensuring they are free, open and accessible for all, in line with UNESCO’s Recommendation on Open Educational Resources, and respect the diversity of languages and learning approaches, while also ensuring the privacy and data security of users.
Ensure these platforms empower teachers, learners, and families, support accessibility and sharing of content, and meet the diverse needs of users including learners with disabilities, girls and women, and people on the move.
It’s great to see incorporation of the UNESCO Recommendation on Open Educational Resources in this effort.
An effort to collaborate on generating a global collection of OER aligned to curriculum, in different languages, supporting accessibility and inclusiveness, with different learning approaches is a pretty big value proposition with a large public social good. The extent to which different countries can rally their schools and institutions to participate is the sustainability variable that will require most attention as it is essential to create a large number of users, partners and collaborators.
Toward that end countries are invited to join the initiative by becoming a "Gateways Country” forming a networked community of practice around this effort.
Here is a diagram depicting the Gateways to Public Digital Learning as a global commons sustainability model:
I’m not sure if the Gateways to Public Digital Learning initiative sees itself as a global commons or as having a sustainability model. But I do.
Design Your Own Model
I have presented three sustainability models:
National OER Framework
Open Operating System
Global Commons
In designing these models I gave consideration to the following that you might find useful in your own model design efforts:
Each model implements UNESCO OER Recommendation steps for creating a sustainability model, but in different ways. Many sustainability models are possible. These are but three examples. I can also imagine ways in which these three models are used in combination.
These are OER Sustainability Models so the practice of open is embedded right into the model. Open is not an add-on but an integral function of the model.
Each model focuses on high value proposition, social good, and large numbers of users / collaborators / partners. These three variables act as the foundation on which open sustainability models are built.
All three models are based on collaboration not competition. Sustainability entails collaborating with each other over time to generate, maintain and steward something of mutual value.
These sustainability models focus on value not finances. OER generate a multidude of value including increased education access, inclusion, adaptability, and quality. Knowing the purpose and value OER are intended to produce ensures sustainability models are built around the unique educational value OER creates.
The operational processes associated with these OER sustainability models are new and different than existing practices. The financial part of any OER sustainability model should be derived after the model is designed, based on these new processes.
More to Come
There is a huge need for easy to understand and replicable OER sustainability models. I hope these three examples prove useful and stimulate the creation of others. I think there is lots more to come around how to do this well. I look forward to sharing these ideas in SPARC Europe’s upcoming Open Education Cafe on this issue.
I expect many of you have thoughts and ideas on this topic too so I've created a Sustainability Models discussion forum in OEGlobal's Connect space. Welcome discussion and suggestions there.
Thanks to OEGlobal, and in particular @cogdog for providing this forum for discussion.
Dịch: Lê Trung Nghĩa
letrungnghia.foss@gmail.com
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.