Là tài liệu của các tác giả: Wehn, U. và Hepburn, L. (eds) (2022) và là báo cáo cho Bộ công cụ Khoa học Mở của UNESCO về một trong bốn trụ cột của nó là Khoa học Công dân & Cộng đồng Thực hành Khoa học Mở, tháng 11/2022, DOI: https://zenodo.org/record/7472827’
“Khuyến nghị Khoa học Mở của UNESCO đã được tất cả 193 quốc gia thành viên của UNESCO thông qua vào tháng 11/2021 sau 2 năm chuẩn bị. Khuyến nghị này mở rộng và hỗ trợ cho nhiều khía cạnh của việc mở ra thực hành khoa học, như việc yêu cầu các nhà khoa học xuất bản các kết quả của họ như là truy cập mở và cần có hạ tầng để hỗ trợ cho việc chia sẻ dữ liệu. Bốn trụ cột của Khuyến nghị là i) kiến thức khoa học mở; ii) hạ tầng khoa học mở, iii) đối thoại mở với các hệ thống kiến thức khác, và iv) sự tham gia mở của các tác nhân xã hội. Tầm quan trọng của việc mở khoa học ra cho xã hội được nhấn mạnh đặc biệt trong các trụ cột iii và iv, tuy nhiên, UNESCO nhận thức được rằng một số quốc gia không chắc chắn về cách làm thế nào để thúc đẩy lộ trình của họ cho việc mở khoa học ra cho xã hội và thu hút khoa học với các tác nhân xã hội.
...
Sự đa dạng của các cách thức gắn kết xã hội cho thấy vai trò đang thay đổi của khoa học trong xã hội và việc dịch chuyển các tương tác giữa khoa học, xã hội và chính sách, minh họa rằng các trường đại học không còn độc quyền trong việc sản xuất tri thức nữa.”
Xem thêm:
Bộ công cụ Khoa học Mở của UNESCO - Các bản dịch sang tiếng Việt
Khuyến nghị Khoa học Mở của UNESCO (bản dịch sang tiếng Việt)
Blogger: Lê Trung Nghĩa
letrungnghia.foss@gmail.com
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.