OER
and Inclusiveness: Are Expectations Fulfilled?
Posted on March 6,
2018 by Robert by Robert
Bài được đưa
lên Internet ngày: 06/03/2018
(Bài viết này
trên blog được đồng sáng tạo với Ben Janssen. Phiên bản
tiếng Hà Lan của bài viết này đã được xuất bản
trên SURFspace).
Mục tiêu Phát
triển Bền vững 4 của UNESCO là “Đảm bảo giáo dục
chất lượng toàn diện và công bằng và thúc đẩy các
cơ hội học tập suốt đời cho tất cả mọi người”.
Tài nguyên Giáo dục Mở - OER (Open Educational Resources) có
tiềm năng đóng góp cho mục tiêu này. Nhưng ở mức độ
nào tiềm năng này đang được hiện thực hóa rồi?
Năm ngoái, Ben
Janssen và tôi đã triển khai nghiên cứu (do UNESCO ủy
quyền) về áp dụng OER (bao gồm cả các khóa học trực
tuyến mở) trong lĩnh vực “Giáo dục và Huấn luyện Kỹ
thuật và Nghề nghiệp” - TVET ( Technical and Vocational
Education and Training). Được UNESCO thiết lập (2015, trang
2): “TVET được hiểu là thành phần không thể thiếu
của giáo dục và học tập suốt đời và tham chiếu tới
tất cả các dạng học tập tri thức, các kỹ năng và
thái độ có liên quan tới thế giới công việc. TVET gồm
các hoạt động giáo dục, huấn luyện và phát triển các
kỹ năng có liên quan tới các lĩnh vực nghề nghiệp, sản
xuất và sinh kế. (…) TVET liên quan tới sự đa dạng
rộng lớn các cơ hội học tập và phát triển các kỹ
năng. Nó có thể diễn ra ở các mức trung học, sau trung
học và mức giáo dục 3 (sau trung học)”. Trong hình bên
dưới, các lĩnh vực có các đường chấm vạch bao quanh
thường được coi như là TVET (Orr, 2017).
Báo cáo Phát triển 2018 của Ngân hàng Thế giới (2018) cung cấp dữ liệu về kiến thức giáo dục của dân số thế giới ở độ tuổi 15-64. Điều này cho phép TVET được đặt trong ngữ cảnh rộng lớn hơn. Ba hình tiếp theo minh họa dữ liệu đó.
Từ các hình minh họa đó có thể kết luận rằng người dân ở các nước
còn chưa được coi là các quốc gia “có thu nhập cao”
(“phần còn lại của thế giới”), 90,2% không có giáo
dục đại học. Điều đó giải thích vì sao chính sách ở
nhiều quốc gia đó nên tập trung chủ yếu vào TVET (mức
trên trung học).
Trong nghiên cứu
chúng tôi thấy rằng các bên tham gia đóng góp trong lĩnh
vực TVET dành nhiều cơ hội cho OER để cải thiện chất
lượng giáo dục trong TVET. Tuy nhiên, các quan điểm đó
tương phản mạnh với các hoạt động thực tế để làm
gia tăng áp dụng OER trong TVET. Nghiên cứu cũng đã dạy
chúng tôi rằng khó có bất kỳ báo cáo và bài báo nghiên
cứu nào về áp dụng OER trong lĩnh vực TVET sẵn sàng ở
các định dạng truy cập mở. Chúng tôi đã tập trung vào
các xuất bản phẩm tiếng Anh. Để minh họa: cơ sở dữ
liệu OER
Knowledge Cloud (Đám mây Tri thức OER) có thể đủ điều
kiện như là nguồn cho tư liệu quốc tế về OER sẵn
sàng theo truy cập mở, không có các bài báo về TVET và
OER, với ngoại lệ các nghiên cứu trong OER ở các trường
Cao đẳng Cộng đồng ở nước Mỹ.
Ở mức toàn cầu,
bức tranh là hầu hết các nỗ lực áp dụng OER (cả về
các khía cạnh nghiên cứu và triển khai) tập trung vào
giáo dục đại học. Tuy nhiên, các nỗ lực đó chỉ
chiếm 14,6% dân số thế giới. Chúng tôi có thể giả
thiết rằng OER có thể thậm chí tạo ra khác biệt nhiều
hơn để có được các rào cản truy cập thấp hơn đối
với giáo dục chất lượng trong “phần còn lại của
thế giới” so với ở các quốc gia “có thu nhập cao”.
Nhưng chỉ 9,8% mọi người với tới được trong các phần
đó của thế giới khi tập trung vào giáo dục đại học.
Khối thịnh vượng chung về Học tập là một trong các
tổ chức tập trung vào sự áp dụng OER ở ngoài giáo dục
đại học ở phần đó của thế giới.
Chủ đề của Hội
nghị Thế giới OER lần thứ 2 ở Ljubljana vào tháng
9/2017 từng là “OER vì Giáo dục Chất lượng Toàn
diện và Bình đẳng: Từ Cam kết tới Hành động”.
Tuy nhiên, nếu “Hành động” này không tập trung nhiều
hơn so với trước đó vào các khu vực khác với giáo dục
đại học, với trọng tâm vào “phần còn lại của thế
giới”, thì sẽ có mối nguy hiểm thực sự rằng OER sẽ
đóng góp để làm gia tăng khoảng cách giữa “những
người có” và “những người không có” thay vì lấp
đi khoảng cách đó. Và đó không phải là ý định
của thế giới mở: làm giảm sự truy cập toàn diện tới
giáo dục chất lượng thay vì làm gia tăng nó!
Các tham chiếu
-
Orr, D. (2017). ICT for a Futureproof TVET. Opportunities and Challenges. Presentation at International Forum on ICT and Education 2030, 10-11 July 2017, Qingdao. https://www.slideshare.net/DominicOrr/ict-for-a-futureproof-tvet-opportunities-and-challenges
-
UNESCO (2015). Preliminary report accompanied by a first draft of the recommendation concerning technical and vocational education and training. Paris. Available at http://unesdoc.unesco.org/images/0022/002296/229649e.pdf
-
World Bank (2018). World Development Report 2018: Learning to Realize Education’s Promise. Washington, DC: World Bank. DOI:10.1596/978-1-4648-1096-1
(This
blogpost is a co-production with Ben Janssen. A Dutch version of this
post was published on SURFspace).
Sustainable
Development Goal 4 of UNESCO reads “Ensure inclusive
and equitable
quality education and promote lifelong learning opportunities for
all”. Open Educational Resources (OER) have the potential to
contribute to this objective. But to what extent is this potential
already being realised?
Last
year, Ben Janssen and I undertook a study (commissioned by UNESCO) on
the adoption of OER (including open online courses) in the sector
“Technical and Vocational Education and Training” (TVET).
Formulated by UNESCO (2015, p. 2): “TVET is understood to be
integral to education and lifelong learning and to refer to all forms
of learning of knowledge, skills and attitudes relating to the world
of work. TVET comprises education, training and skills development
activities relating to occupational fields, production and
livelihoods. (…) TVET involves a wide variety of learning and
skills development opportunities. It can take place at secondary,
post-secondary and tertiary levels.”
In the figure below, areas encompassed by dotted lines are normally considered as TVET (Orr, 2017).
In the figure below, areas encompassed by dotted lines are normally considered as TVET (Orr, 2017).
The
Development Report 2018 of the Worldbank (2018) provides data about
educational attainment of the world population in the age of 15-64
year. This allows TVET to be placed in a broader context. The next
three figures illustrate the data.
From
these graphs it can be concluded that of the people in the countries
that are not considered to be “High Income” countries (“the
rest of the world”), 90.2% does not have higher education. That is
why education policy in many of these countries should focus mainly
on TVET (upper secondary level).
In
the research we found that stakeholders in the TVET sector attribute
many opportunities to OER for improving the quality of education in
TVET. However, these opinions contrast sharply with actual activities
to increase the adoption of OER in TVET. The research also taught us
that there are hardly any research reports and articles about
adoption of OER in the TVET sector available in open access formats.
We focused on English publications. To illustrate: the OER
Knowledge Cloud database, which may be qualified as the
source for international literature on OER available under open
access, does not contain articles about TVET and OER, with the
exception of studies into OER in Community Colleges in the USA.
At
a global level, the picture is that most efforts for adoption of OER
(both in terms of research and implementation) focus on higher
education. However, these efforts address only 14.6% of the world’s
population. We may assume that OER may make even more difference to
achieve lower access barriers to quality education in the “rest of
the world” than in the “High Income” countries. But only 9.8%
of people are reached in those parts of the world when focusing on
higher education. The Commonwealth of Learning is one of the few
organizations that focus on the adoption of OER outside of higher
education in that part of the world.
The
theme of the 2nd
OER World Congress in Ljubljana in September 2017 was “OER
for Inclusive and Equitable Quality Education: From Commitment to
Action“. However, if
this “Action” does not focus much more than previously on sectors
other than higher education, with a focus on the “rest of the
world”, there is a real danger that OER will contribute to
increasing
the gap between the “Haves” and “Have-nots” instead of
bridging
this gap. And that is not the intention of the open world: reducing
inclusive access to quality education instead of increasing it!
References
Orr, D. (2017). ICT for a Futureproof TVET. Opportunities and Challenges. Presentation at International Forum on ICT and Education 2030, 10-11 July 2017, Qingdao. https://www.slideshare.net/DominicOrr/ict-for-a-futureproof-tvet-opportunities-and-challenges
UNESCO (2015). Preliminary report accompanied by a first draft of the recommendation concerning technical and vocational education and training. Paris. Available at http://unesdoc.unesco.org/images/0022/002296/229649e.pdf
World Bank (2018). World Development Report 2018: Learning to Realize Education’s Promise. Washington, DC: World Bank. DOI:10.1596/978-1-4648-1096-1
Orr, D. (2017). ICT for a Futureproof TVET. Opportunities and Challenges. Presentation at International Forum on ICT and Education 2030, 10-11 July 2017, Qingdao. https://www.slideshare.net/DominicOrr/ict-for-a-futureproof-tvet-opportunities-and-challenges
UNESCO (2015). Preliminary report accompanied by a first draft of the recommendation concerning technical and vocational education and training. Paris. Available at http://unesdoc.unesco.org/images/0022/002296/229649e.pdf
World Bank (2018). World Development Report 2018: Learning to Realize Education’s Promise. Washington, DC: World Bank. DOI:10.1596/978-1-4648-1096-1
Dịch: Lê Trung
Nghĩa
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.