Open Science in Latin America and the Caribbean: a strong tradition with a long journey ahead
29/09/2020
Bài được đưa lên Internet ngày: 29/09/2020
UNESCO Montevideo đã tổ chức Tư vấn Khu vực về Khoa học Mở, với mục tiêu kết hợp kinh nghiệm và những đóng góp của khu vực vào Khuyến cáo của UNESCO về chủ đề này
Được UNESCO tổ chức và đối tác với Diễn đàn Khoa học Mở vì châu Mỹ Latin và vùng Caribe (Foro CILAC), Tư vấn Khu vực trên trực tuyến cho Mỹ Latin và vùng Caribbe về Khuyến cáo Khoa học Mở của UNESCO đã tập hợp được hơn 60 chuyên gia từ Mỹ Latin và vùng Caribe hôm thứ tư 23/09/2020.
Hoạt động đó đã được thực hiện qua phát luồng (video) với hơn 2.000 người tham gia trên trực tuyến được kết nối cùng một lúc từ khắp nơi trong khu vực. Những người tham dự bao gồm các quan chức từ các cơ quan điều hành có trách nhiệm vè chính sách khoa học và công nghệ ở các quốc gia thành viên của UNESCO, các cơ sở khoa học quốc tế, quốc gia và khu vực, các viện và các tổ chức nghiên cứu khoa học thúc đẩy khoa học mở, và các bên tham gia đóng góp khác.
Khoa học Mở là phong trào toàn cầu nhằm làm cho khoa học truy cập được nhiều hơn, dân chủ, minh bạch và có ích hơn cho tất cả mọi người. Để xây dựng sự đồng thuận toàn cẩu về Khoa học Mở, và phù hợp với quyết định được Hội nghị Toàn thể UNESCO vào tháng 11/2019 đã đưa ra để phát triển Khuyến cáo Khoa học Mở của UNESCO, tổ chức này đang tiến hành hàng loạt các tham vấn theo khu vực và chủ đề theo một quy trình tư vấn minh bạch, toàn diện liên quan tới tất cả các nước và các bên tham gia đóng góp khắp trên thế giới và xem xét các quan điểm của các khu vực khác nhau.
Mục đích là để cung cấp nền tảng để đón nhận các đóng góp và đầu vào cho Khuyến cáo Khoa học Mở của UNESCO ở Mỹ Latin và vùng Caribe từ các nhà khoa học, những người làm chính sách, những người đổi mới sáng tạo, các nhà xuất bản và các bên tham gia đóng góp khác.
Trong bài phát biểu chào mừng, bà Shamila Naira-Bedouelle, trợ lý Tổng Giám đốc UNESCO về Khoa học Tự nhiên, đã nhấn mạnh rằng Mỹ Latin và vùng Caribe có truyền thống lâu đời các sáng kiến và tri thức khoa học mở mà những người trình bày ở Tư vấn của các cơ sở trong khu vực đã và đang thúc đẩy khái niệm Khoa học Mở nhiều năm qua. Bà cũng đã gợi lại như một cột mốc Tuyên ngôn Panama về Khoa học Mở, được ký kết vào năm 2018, trong khuôn khổ Diễn đàn CILAC, và khẳng định rằng
“Là rõ ràng đối với các quốc gia Mỹ Latin và vùng Caribe, Khoa học Mở là rất thích hợp và quy trình tư vấn này sẽ là phương tiện để đạt được sự hợp tác khoa học lớn hơn của khu vực và quốc tế”. Bà nói thêm: “Khoa học Mở sẽ đóng góp cho sự phân phối lại nghiên cứu toàn cầu và đảm bảo rằng tất cả các quốc gia có thể truy cập được khoa học và công nghệ, từ các nền kinh tế đang nổi lên tới các nền kinh tế phát triển”, và nhấn mạnh “Chúng ta cần một sân chơi bình đẳng”.
Nhà khoa học nổi tiếng Fernanda Beigel (Argentina), Chủ tịch Ban Cố vấn Khoa học Mở, đã được thừa nhận vì sự hỗ trợ, tính mềm dẻo và thiện chí của bà tham gia nhóm 30 nhà khoa học hàng đầu làm việc về Khuyến cáo đó. Ban Cố vấn Khoa học Mở là đơn vị có trách nhiệm về điều phối quy trình phát triển Khuyến cáo ở mức toàn cầu.
Trong trình bày của mình, Lidia Brito, Giám đốc Văn phòng Khu vực về Khoa học ở Mỹ Latin và vùng Caribe, đã bổ sung thêm về tầm quan trọng của khoa học mở về quyền đối với khoa học, vì sự phát triển bền vững và hòa nhập, để không ai bị bỏ lại phía sau trong tiến trình phát triển đó.
Hoạt động đã được tổ chức xung quanh 3 trục:
-
truy cập mở
-
dữ liệu mở
-
quyền công dân và khoa học,
khi chúng được cân nhắc trở thành trọng tâm của tranh luận hiện hành trong khu vực.
Phiên về truy cập mở được bắt đầu bằng việc nhấn mạnh Mỹ Latin và vùng Caribe như là khu vực trên thế giới đã đạt được tỷ lệ phần trăm cao nhất về sản xuất khoa học truy cập mở được xuất bản trong khu vực.
“Điều này có được là nhờ vào làm việc cộng tác của các nhóm biên tập, các tạp chí, các thư viện đại học phát triển các kho và các cổng tạp chí của đại học. Các sáng kiến đó được các trường đại học công lập và các tổ chức khoa học của khu vực dẫn dắt, và được nhà nước cấp vốn, không có trung gian thương mại”, Dominique Babini của Hội đồng Mỹ Latin về các Khoa học Xã hội (CLACSO), nói.
Sự tham gia của các đại diện từ các Bộ Khoa học và Công nghệ của Argentina, Brazil, Chile, Colombia, Costa Rica và Uruguay, những người đã tạo nên nhóm thứ 2 tập trung vào dữ liệu mở, đã chỉ ra tầm quan trọng đang gia tăng của dữ liệu trong xã hội nói chung và trong khoa học mở nói riêng. “Không có dữ liệu tương hợp được và sử dụng lại được, khoa học mở sẽ không thể”, Wouter Shallier, lãnh đạo Thư viện Hernán Santa Cruz của ECLAC (Chile), người điều phối của nó, nói. Các đại diện của các chính phủ đã chia sẻ sự tiến bộ của họ về các luật và chính sách nhất định về dữ liệu mở, tiếp theo là các diễn giả từ các khu vực khác của xã hội từng có khả năng bình luận nó với các quan điểm có giá trị, đa dạng và hội tụ.
Phiên cuối cùng được Mariano Fresolli của Centro de Investigaciones para la Transformación (CENIT), điều hành, ông đã trình bày sự thừa nhận còn hạn chế và không gian đưa ra cho truyền thống dài lâu của khu vực hành động tham gia. Cũng đáng lưu ý sự tham gia tích cực của các đại diện các bộ từ các quốc gia nói tiếng Anh ở vùng Caribe. Khoảng cách hiện có trong 3 trục đó của Tư vấn và nhu cầu cấp bách của việc xây dựng năng lực trong khu vực để đi cùng quy trình đúng cách đã được nhấn mạnh, trong số những điều khác.
Trong tuyên bố bế mạc, bà Shamila Naira-Bedouelle đã cảm ơn những người tham gia về sự đóng góp của họ, khen ngợi sự trao đổi và chỉ ra tầm quan trọng của khu vực Mỹ Latin và Caribe trong ngữ cảnh toàn cầu, không chỉ vì các tiến bộ trong khoa học mở, mà còn cho việc cung cấp nền tảng màu mỡ cho ứng dụng nó, ví dụ trong các vấn đề về nước, hệ sinh thái và đa dạng sinh học, vì khoa học mở là cơ bản cho sự phát triển bền vững của khu vực và thế giới. Bà đã kêu gọi mọi người tiếp tục các nỗ lực của họ, nhấn mạnh rằng chúng ta chỉ ở đầu của con đường dài mới chỉ bắt đầu.
UNESCO Montevideo organised a Regional Consultation on Open Science, with the aim of incorporating the Region's experience and contributions into the UNESCO Recommendation on this subject
Organized by UNESCO in partnership with the Open Science Forum for Latin America and the Caribbean (Foro CILAC), the Regional Online Consultation for Latin America and the Caribbean on the UNESCO Recommendation on Open Science brought together more than 60 experts from Latin America and the Caribbean on Wednesday 23 September 2020.
The activity was followed via streaming by more than 2000 online participants who connected simultaneously from across the region. Attendees included officials from the governing bodies in charge of science and technology policy in UNESCO's Member States, international, regional and national scientific institutions, academies of science and organizations promoting open science, among other stakeholders.
Open Science is a global movement that aims to make science more accessible, democratic, transparent and beneficial to all. To build a global consensus on Open Science, and in line with the decision taken by the UNESCO General Conference in November 2019 to develop the UNESCO Recommendation on Open Science, the Organization is conducting a series of regional and thematic consultations following an inclusive, transparent and consultative process that involves all countries and stakeholders worldwide and taking stock of the different regional perspectives.
The objective was to provide a platform for receiving contributions and inputs to the UNESCO Recommendation on Open Science in Latin America and the Caribbean from scientists, policy makers, innovators, publishers and other stakeholders.
In her welcoming remarks, Shamila Naira-Bedouelle, UNESCO Assistant Director- General for the Natural Sciences, highlighted that the Latin American and Caribbean region has a long tradition of open science initiatives and acknowledged that those present at the Consultation belonged to regional institutions that have been working to promote the notion of Open Science for many years. She also recalled as a milestone the Panama Declaration on Open Science, signed in 2018, in the framework of the CILAC Forum, and confirmed that
"It is clear that for the countries of Latin America and the Caribbean, Open Science is very relevant and this consultation process will be a means to achieve greater regional and international scientific cooperation". She added that: "Open Science will contribute to the redistribution of global research and ensure that all countries can access science and technology, from emerging to developed economies", and emphasised "We need to level the playing field".
Renowned scientist Fernanda Beigel (Argentina), Chair of the Open Science Advisory Committee, was acknowledged for her support, flexibility and willingness to join the group of 30 leading scientists working on the Recommendation. The Open Science Advisory Committee is the body responsible for coordinating the process of developing the Recommendation at the global level.
During her presentation, Lidia Brito, Director of the Regional Bureau for Sciences in Latin America and the Caribbean, added the importance of open science for the right to science, for sustainable development and inclusion, in order not to leave anyone behind in the development process.
The activity was organised around three axes:
-
open access,
-
open data,
-
citizenship and science,
as they are considered to be the focus of the current debate in the region.
The panel on open access began by highlighting Latin America and the Caribbean as the region in the world that has achieved the highest percentage of open access scientific production published within it.
"This is thanks to the collaborative work of editorial teams, journals, university libraries developing university repositories and journal portals. These initiatives are led by the region's public universities and scientific organizations, and are financed by public funds, without commercial intermediation," said Dominique Babini of the Latin American Council of Social Sciences (CLACSO).
The participation of representatives from the Ministries of Science and Technology of Argentina, Brazil, Chile, Colombia, Costa Rica and Uruguay, who made up the second panel focusing on open data, showed the growing importance of data in society in general and in open science in particular. "Without interoperable and reusable data, open science is not possible" said Wouter Shallier, Chief of the Hernán Santa Cruz Library of ECLAC (Chile), its moderator. Government representatives shared their progress on specific laws and policies on open data, followed by panelists from other sectors of society who were able to complement it with valuable, diverse and divergent perspectives.
The final panel was moderated by Mariano Fresolli of the Centro de Investigaciones para la Transformación (CENIT), who expressed the limited recognition and space given to the region's long tradition of participatory action. It is also worth noting the active participation of ministerial representatives from the English Caribbean countries, who a few days ago held their own online consultation with a view to making a coordinated contribution to the Latin American and Caribbean regional position. Existing gaps in the three axes of the Consultation and the urgent need for capacity-building in the region in order to properly accompany the process were highlighted, among others.
In her closing statement, Shamila Naira-Bedouelle thanked participants for their contribution, congratulated the exchange and pointed out the importance of the Latin American and Caribbean region in the global context, not only for its advances in open science, but also for providing fertile ground for its application, for example in water, ecosystem and biodiversity issues, since open science is fundamental for the sustainable development of the region and the world. She called on everyone to continue their efforts, stressing that we are only at the beginning of a long journey that has just begun.
Dịch: Lê Trung Nghĩa
letrungnghia.foss@gmail.com