3rd UN Open Science Conference Recap: Open Science Central to Achieving UN Sustainability Goals
Tuesday, February 28, 2023 News
Bài được đưa lên Internet ngày: 28/02/2023
Từ việc giảm nhẹ biến đổi khí hậu cho tới việc chuẩn bị cho đại dịch tiếp theo, quá nhiều thách thức đầy áp lực đòi hỏi sự cộng tác toàn cầu. Tuy nhiên, nhiều nhà nghiên cứu không có quyền truy cập tới các phát hiện hoặc các địa điểm khoa học mới nhất để đóng góp các giải pháp của họ. Điều này nhắc lại lời kêu gọi ngày một gia tăng về các thực hành khoa học mở và hệ sinh thái chia sẻ kiến thức công bằng hơn ở đó các thủ thư có thể đóng vai trò chính.
Những người tham gia trong Hội nghị Khoa học Mở lần thứ 3 của Liên hiệp quốc (LHQ) trong các ngày 8-10/03/2023 đã kêu gọi sự thay đổi về chính sách và văn hóa để dân chủ hóa hồ sơ khoa học. Đã có cảm giác giữa 100 người tham dự ở New York và 2.000 người trên trực tuyến tại sự kiện lai này về nghiên cứu sẽ được chia sẻ xuyên biên giới để tăng tốc sự tiến bộ hướng tới các Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDG) của LHQ.
Hội nghị đã nhấn mạnh 3 ưu tiên: công bằng về uyên thâm mở; cải cách xuất bản khoa học; và tăng cường giao diện giữa khoa học - chính sách - xã hội.
“Việc chia sẻ kiến thức của chúng ta trên các nền tảng trực tuyến, truy cập mở sẽ chỉ có hại cho những người không muốn một thế giới công bằng và không thiên vị”, Csaba Kőrösi, Chủ tịch của Đại hội đồng LHQ đã nói trong bài phát biểu khai mạc hội nghị.
Bằng chứng dựa vào khoa học và sự hợp tác liên ngành là sống còn để xác định các giải pháp cho các vấn đề toàn cầu, ông nói. “Việc lấp đi khoảng trống giữa khoa học và việc hoạch định chính sách đã trở thành hòn đá tảng trong nhiệm kỳ chức chủ tịch của tôi kể từ ngày đầu tiên”, Kőrösi nói.
Vì bản chất các cuộc khủng hoảng thay đổi, Kőrösi nói với những người tham gia hội nghị rằng xã hội phải thích nghi theo cách thức nó đáp lại.
“Hòa nhập toàn diện tốt hơn trong khoa học là tối thượng”, Kőrösi nói. “Chúng ta đang sống trong những xã hội đã phát triển bị chia rẽ theo những đường lối tùy tiện - chẳng hạn như giới tính, giai cấp, đẳng cấp, tôn giáo hoặc dân tộc. Đáng buồn là, sự kế thừa bất bình đẳng và không công bằng này cũng ngấm vào giới học thuật và khoa học. Các nhóm đã từng bị gạt ra ngoài lề trong lịch sử thường vẫn bị loại khỏi nghiên cứu trên thực tế”.
Theo Kőrösi, xã hội không thể bỏ qua những đóng góp của bất kỳ ai. Việc thúc đẩy văn hóa nghiên cứu và truy cập mở là sống còn để dân chủ hóa kiến thức. Ông đã nhấn mạnh hậu quả nghiêm trọng của thông tin sai lệch tràn lan về vắc-xin, ví dụ, trong khi các tài liệu đáng tin cậy được rà soát lại ngang hàng vẫn đứng sau các bức tường thanh toán.
Kőrösi nói: “Đại dịch đã làm sáng tỏ tầm quan trọng của việc có thông tin chính xác, dựa trên cơ sở khoa học, có thể truy cập miễn phí và dễ dàng, đặc biệt là trên trực tuyến”. “Nó đặt ra trước mặt chúng ta sự cấp bách tăng cường giao diện giữa khoa học - chính sách - xã hội”.
Cách duy nhất LHQ có thể đạt được các SDG của nó là phải thay đổi cách những người tham gia tương tác và phân phối các lợi ích công cộng. Kőrösi đã kêu gọi các biện pháp mới, linh hoạt cho chuyển đổi tính bền vững. “Các cuộc khủng hoảng chúng ta đối mặt có kết nối lẫn nhau. Vì thế, cũng vậy, phải là các giải pháp của chúng ta”, ông nói.
Các mục tiêu phát triển của LHQ có thể đạt được với sự trợ giúp của khoa học, Shamila Nair-Bedouelle, Trợ lý Tổng Giám đốc UNESCO về Khoa học Tự nhiên, nói tại hội nghị. Tuy nhiên, quá thường thấy có các khoảng trống về quyền truy cập tới thông tin về các vấn đề, ví dụ như, nước. Tuy nhiên, chỉ 33% các bài báo về các vấn đề nước là truy cập mở, trong khi 60% các bài báo về y tế là truy cập mở.
“Khoa học mở có tiềm năng làm cho khoa học truy cập được nhiều hơn, được kết nối nhiều hơn với các nhu cầu của xã hội”, Nair-Bedouelle nói. Để tiến lên, bà nói, có nhu cầu về hợp tác, đoàn kết, cộng tác, và các công cụ chuẩn mực. Về khía cạnh này, UNESCO, với 193 quốc gia thành viên của nó, đã thông qua Khuyến nghị Khoa học Mở (bản dịch sang tiếng Việt) trong năm 2021, theo đó nó đã đưa ra các định nghĩa và các nguyên tắc hướng dẫn cho các thực hành khoa học mở.
“Các quốc gia được khuyến khích thúc đẩy sự hiểu biết chung, phát triển một môi trường xúc tác cho khoa học mở, đầu tư vào các dịch vụ hạ tầng, đào tạo, giáo dục, sáng số, xây dựng năng lực, và thúc đẩy văn hóa khoa học mở”, Nair-Bedouelle lưu ý.
Các thách thức vẫn còn trong việc cải thiện khoa học mở: năng lực của cơ sở, các hạ tầng đầy đủ, kết nối Internet tin cậy, cũng như điều chỉnh phù hợp các ưu đãi và rà soát lại các tiêu chí đánh giá xuất sắc khoa học.
Khi UNESCO triển khai khuyến nghị của nó, nó đang phát triển các công cụ hỗ trợ, các tóm tắt kỹ thuật, và thu thập các thực hành tốt nhất. Nó cũng đang phân tích tài chính, các cơ chế, và các ưu đãi cho khoa học mở cũng như thúc đẩy việc xây dựng năng lực khoa học mở, Nair-Bedouelle nói.
Trong ngày thứ hai của hội nghị, Arianna Becerril-García, giám đốc điều hành của Redalyc, đã chia sẻ các bài học kinh nghiệm từ 20 năm làm việc với các tạp chí phi thương mại, truy cập mở ở Mỹ Latin.
“Khoa học mở là cơ hội duy nhất để thực sự đạt được khoa học như là lợi ích công cộng toàn cầu” Becerril-García nói. “Nếu chúng ta giữ điều này trong đầu, và thực sự điều chỉnh phù hợp các quyết định, các chiến lược, và các đầu tư của chúng tôi, với điều này, thì chúng ta có thể xây dựng thứ gì đó tốt hơn so với hệ thống học thuật hiện hành khắp trên thế giới”.
Tuy nhiên, sự kiểm soát sản xuất kiến thức và truyền thông ngày một gia tăng bởi các tập đoàn thương mại và các hạn chế về các quyền tác giả là các rào cản. Becerril-García nói sự chuyển đổi việc xuất bản sang các công nghệ kỹ thuật số từng là chậm và đôi khi đáng thất vọng trong lĩnh vực truyền thông khoa học.
Becerril-García đã chia sẻ rằng sự dịch chuyển sang các thỏa thuận chuyển đổi quá độ cũng đáng lo ngại, vì nó chỉ thay đổi người trả tiền và duy trì sự loại trừ và bất bình đẳng.
“Khoa học mở có tiềm năng thực sự vẽ lại bức tranh của chúng ta, và điều này không xảy ra trong nhiều phần của thế giới”, bà nói. “Vấn đề là quyền chủ sở hữu và sự kiểm soát vẫn còn nằm trong tay của các tập đoàn thương mại... Vấn đề không phải là lợi nhuận, vấn đề là sự kiểm soát, ai sẽ có sự kiểm soát việc hoạch định chính sách tương lai. Hơn nữa, theo cách tiếp cận đó, có sự đại diện không đủ của Bán cầu Nam”.
Công bằng phải nằm trong tâm của các cuộc thảo luận, Becerril-García nói. Là không đủ để có một bài báo là mở, cần phải có khả năng xử lý nó và liên kết nó với các thông tin khác, điều nhiều thực thể thương mại hạn chế.
Becerril-García đã cảnh báo về cách đo lường sự thành công của truy cập mở và khoa học mở. Bà nói các thư viện là những tay chơi chính và có vai trò quan trọng trong sự tiến hóa của khoa học mở, bao gồm việc tạo lập hạ tầng mở, nơi bất kỳ ai cũng có cơ hội như nhau để xuất bản và để đọc. Bà bảo vệ cho truy cập mở tức thì, đánh giá nghiên cứu có trách nhiệm, và tận dụng công nghệ để dân chủ hóa kiến thức.
“Chúng tôi tin tưởng cách tiếp cận này là tốt hơn, hệ sinh thái lành mạnh hơn... công bằng hơn”, Becerril-García giải thích. “Chúng ta cần nghĩa rằng các cơ sở hàn lâm, khu vực nghiên cứu, có thể có quyền sở hữu và kiểm soát khu vực này”.
Ở Mỹ Latin, các sáng kiến khác nhau - bao gồm hàng trăm nhà xuất bản và trường đại học - đang ủng hộ truy cập mở kim cương và các kho của cơ sở, Becerril-García giải thích. Có hơn 12.000 tạp chí truy cập mở trên trực tuyến được xuất bản thông qua một hạ tầng của khu vực đang phục vụ cho khoa học mở. Becerril-García bổ sung thêm: “Chúng tôi thực sự đang cung cấp dịch vụ đó cho bất kỳ ai với lợi ích triệt để này, nhưng với sự đầu tư phân tán”.
Trong phần kết thúc hội nghị, Thanos Giannakopoulos, Giám đốc Thư viện Dag Hammarskjöld của LHQ, đã đồng ý với nhiều diễn giả khi nêu bật tầm quan trọng của việc tăng tốc sự tiến bọ trong phát triển bền vững thông qua nghiên cứu mở: “Các quyết định của chúng ta ngày nay sẽ tác động tới các thế hệ sau, vì chúng ta đã bị tác động bởi các quyết định các thế hệ trước chúng ta đã đưa ra”.
SPARC một lần nữa đã hỗ trợ khâu chuẩn bị cho sự kiện của năm nay, được xây dựng dựa vào 3 cuộc gặp trước đó: các Hội nghị Khoa học Mở đầu tiên và thứ hai của LHQ (được tổ chức vào năm 2019 và 2021) và OpenCon tại Tổng hành dinh của LHQ (được tổ chức năm 2018).
Bản ghi âm đầy đủ cho từng ngày hội nghị có thể truy cập được theo các đường liên kết sau: Day One, Day Two, Day Three.
From mitigating climate change to preparing for the next pandemic, so many pressing challenges demand global collaboration. Yet many researchers don’t have access to the latest scientific discoveries or avenues to contribute their solutions. This is prompting a growing call for open science practices and a more equitable knowledge sharing ecosystem in which librarians can play a key role.
Participants in the 3rd United Nations Open Science Conference February 8-10 called for policy and culture change to democratize the record of science. There was a sense of urgency among the 100 people gathered in New York and 2,000 online at the hybrid event for research to be shared across borders in order to accelerate progress toward the UN Sustainable Development Goals (SDGs).
The conference emphasized three priorities: equity in open scholarship; reforming scientific publishing; and strengthening the science-policy-society interface.
“Sharing our knowledge on open-access, online platforms will only be detrimental to those who do not want a just and fair world,” said Csaba Kőrösi, President of the UN General Assembly in his keynote address on the opening day.
Science–based evidence and interdisciplinary cooperation are critical to identifying solutions to global problems, he noted. “Bridging the gap between science and decision making has been a cornerstone of my presidency since day one,” Kőrösi said. “I believe that only by doing so will it be possible to change the way we operate and to efficiently tackle the manifold challenges at hand.”
As the nature of crises change, Kőrösi told the conference participants that society must adapt to the way it responds.
“Better inclusion in science is paramount,” Kőrösi said. “We live in societies that have grown divided along arbitrary lines — such as gender, class, caste, religion, or ethnicity. Sadly, this unequal and unfair inheritance also seeped into academia, and science. Groups that have been historically marginalized are all too often still de facto excluded from research.”
Society cannot afford to overlook anyone’s contributions, according to Kőrösi. Fostering a culture of open research and access is critical for the democratization of knowledge. He underscored the dire consequences of rampant misinformation about vaccines, for instance, while credible peer-reviewed papers remain behind paywalls.
“The pandemic cast a stark light on the importance of having accurate, science-driven information easily and freely accessible, particularly online,” Kőrösi said. “It puts before us the urgency of strengthening the science-policy-society interface.”
The only way the UN can reach its SDGs is to change how those involve interact and deliver public goods. Kőrösi called for new, flexible measures for sustainability transformation. “The crises we face are interconnected. So, too, must be our solutions,” he said.
The UN’s development goals can be achieved with the help of science, said Shamila Nair-Bedouelle, UNESCO’s Assistant Director-General for Natural Sciences, speaking at the conference. However, too often there are gaps in access to information on issues, such as water. Today about one-quarter of the world’s global population lacks safe drinking water. Yet just 33% of articles on water issues are open access, while 60% articles on health are open access.
“Open science has the potential to make science more accessible, more connected to societal needs,” Nair-Bedoulle said. To move forward, she said, there is a need for cooperation, solidarity, cooperation, and normative instruments. To that end, UNESCO, with its 193 member states, adopted its Recommendation on Open Science in 2021, in which it offered definitions and guiding principles for open science practices.
“Countries are encouraged to promote the common understanding, to develop an enabling environment for open science, to invest in infrastructure services, training, education, digital literacy, capacity building, and to foster the culture of open science,” Nair-Bedoulle noted.
Challenges remain in advancing open science: institutional capacity, adequate infrastructures, reliable internet connectivity, as well as alignment of incentives and the revision of criteria for the evaluation of scientific excellence.
As UNESCO implements its recommendation, it is developing supporting tools, technical briefs, and collecting best practices. It is also analyzing open science financing, mechanisms, and incentives as it promotes open science capacity building, said Nair-Bedoulle.
On the second day of the conference, Arianna Becerril-García, executive director of Redalyc, shared lessons learned from 20 years of working with non-commercial, open access journals in Latin America.
“Open science is a unique opportunity to really achieve science as a global public good,” Becerril-García said. “If we keep this in mind, and really align our decisions, strategies, and investments, with this, we can build something better than the current scholarly system worldwide.”
However, the increasing control of knowledge production and communication by commercial corporations and restrictions on author rights are barriers. Becerril-García said the publishing transition to digital technologies has been slow and sometimes disappointing in the scientific communication sector.
Becerril-García shared that the shift to transformative agreements is also concerning, as it merely changes who is paying and perpetuates exclusion and inequality.
“Open science has the potential to really redraw our landscape, and this is not happening in many parts of the world,” she said. “The problem is that the ownership and control is still in the hands of commercial corporations… The problem is not the profit, the problem is the control, who is going to have the control of the future decision making. Also, in that approach, there is under-representation of the Global South.”
Equity must be at the center of discussions, maintained Becerril-García. It is not enough to have the article open, there needs to be the possibility to process it and interconnect with other information, which many commercial entities limit.
Becerril-García cautioned how the success of open access and open science is measured. She said libraries are key players and have an important role in the evolution of open science, including the creation of open infrastructure where everyone has the same opportunity to publish and to read. She advocates for immediate open access, responsible research assessment, and leveraging technology to democratize knowledge.
“We believe this approach is a better, healthier ecosystem…that is more equitable,” Becerril-García explained. “We need to think that academic institutions, the research sector, can have ownership and control of the sector.”
In Latin America, different initiatives—including hundreds of publishers and universities—are supporting diamond open access and institutional repositories, Becerril-García explained. There are more than 12,000 open access online journals published through a regional infrastructure that are serving open science. Added Becerril-García: “We are really providing the service for everybody with this universal benefit, but with a distributed investment.”
During the conference closing, Thanos Giannakopoulos, Chief Librarian of the UN Dag Hammarskjöld Library, echoed many speakers in highlighting the importance accelerating progress on sustainable development through open research: “Our decisions today will impact generations to come, as we were impacted by the decisions taken by the generations before us.”
SPARC again assisted in the preparations for this year’s event, which built on three previous meetings: the first and second UN Open Science Conferences (held in 2019 and 2021) and OpenCon United Nations Headquarters (held in 2018).
Full recordings for each day of the conference can be accessed at the following links: Day One, Day Two, Day Three.
Dịch: Lê Trung Nghĩa
letrungnghia.foss@gmail.com
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.