UNESCO’s toolkit can help accelerate the transition to global open science
© Shutterstock/VectorMine
3 April 2023; Last update: 4 April 2023
Bài được đưa lên Internet ngày: 03/04/2023; Cập nhật mới nhất: 04/04/2023
Bộ công cụ Khoa học Mở (bản dịch sang tiếng Việt) của UNESCO đã được thiết kế để hỗ trợ triển khai Khuyến nghị Khoa học Mở (bản dịch sang tiếng Việt) của UNESCO, công cụ thiết lập tiêu chuẩn quốc tế đầu tiên về khoa học mở.
Khuyến nghị này đã được 193 quốc gia phê chuẩn vào tháng 11/2021 tại phiên thứ 41 Hội nghị Toàn thể UNESCO. Khuyến nghị cung cấp một định nghĩa được quốc tế đồng thuận và một tập hợp các giá trị và nguyên tắc hướng dẫn được chia sẻ cho khoa học mở. Nó cũng xác định một tập hợp các hành động tiến hành để vận hành khoa học mở công bằng và không thiên vị cho tất cả các mức độ cá nhân, tổ chức, quốc gia, khu vực và quốc tế.
Khoa học Mở có ý nghĩa gì đối với chúng ta?
Khoa học mở kết hợp nhiều phong trào, thực hành và hành động khác nhau nhằm làm cho tất cả các lĩnh vực nghiên cứu khoa học truy cập được tới bất kỳ ai vì lợi ích không chỉ của các nhà khoa học mà còn của xã hội như một tổng thể. Khái niệm khoa học mở tham chiếu tới việc mở khoa học ra cho các độc giả, những người có thể không có khả năng kham được việc thanh toán để truy cập các bài báo khoa học thích hợp, mà còn mở khoa học ra xuyên các đường biên giới, giữa các ngành và vượt ra khỏi các cộng đồng riêng rẽ.
Bằng việc thúc đẩy khoa học mà truy cập được nhiều hơn, hòa nhập toàn diện và minh bạch hơn, khoa học duy trì quyền của bất kỳ ai để chia sẻ tiến bộ khoa học và những lợi ích của nó, như được nêu trong Điều 27.1 của Tuyên ngôn Nhân Quyền Phổ quát.
Tập hợp 8 hướng dẫn đầu tiên
Phiên bản này được mang vào thực tiễn sẽ đòi hỏi các nỗ lực có phối hợp đối với tất cả mọi người. UNESCO đã phát triển Bộ công cụ Khoa học Mở (bản dịch sang tiếng Việt), một bộ sưu tập các hướng dẫn, tóm tắt chính sách, tờ tin, và các bảng chỉ mục, để hỗ cho những nỗ lực cộng tác này.
Vào tháng 12/2022, UNESCO đã phát hành Bộ công cụ Khoa học Mở (bản dịch sang tiếng Việt) của nó nhân Ngày Khoa học Mở được Nền tảng Khoa học Mở châu Phi đồng tổ chức bên lề của Diễn đàn Khoa học ở Cape Town, Nam Phi. Diễn đàn này từng là địa điểm thích hợp đặc biệt cho việc ban hành, vì chủ đề khoa học của nó là về công bằng xã hội.
Tập hợp 8 hướng dẫn đầu tiên đã được chuẩn bị trong quan hệ đối tác với các Nhóm Làm việc về Khoa học Mở của UNESCO và với các chuyên gia từ các tổ chức đối tác.
“Việc cùng lúc đưa ra các hướng dẫn đo từng là một phần công việc cộng tác thực sự đối với OASPA, trước hết trong việc viết chúng và sau đó chia sẻ với cộng đồng xuất bản truy cập mở để có được phản hồi và phát triển tiếp”, cô Claire Redhead, Giám đốc Điều hành của Hiệp hội Xuất bản Học thuật Truy cập Mở, nói. “Thực sự là phấn khích để tháy chúng bây giờ như một phần của bộ công cụ của UNESCO và tôi hy vọng chúng làm lợi cho các nhà xuất bản truy cập mở trong lộ trình của họ để triển khai Khuyến nghị Khoa học Mở trong các thực hành xuất bản của họ. Chúng tôi biết ơn UNESCO vì tổ chức các hướng dẫn và cũng biết ơn Iryna Kuchma của EIFL vì làm việc với OASPA về chúng và tạo ra các hướng dẫn cho các nhà xuất bản truy cập mở một tài nguyên thực sự có giá trị và phù hợp toàn cầu”.
Mục đích là để xây dựng sự hiểu biết chung và xác định các bước nhằm tăng cường cho các hệ thống khoa học mở công bằng và bền vững, từ việc phát triển các chính sách cho tới ứng dụng các hạ tầng mở. Các phần của Bộ công cụ cung cấp hướng dẫn cho việc tích hợp các giá trị và các nguyên tắc của khoa học mở vào các quy trình và thực hành khoa học.
Điều gì tiếp theo?
“Việc chuyển đổi sang mô hình khoa học mở toàn cầu chỉ mới bắt đầu. Các quốc gia và các nhà khoa học khắp trên thế giới sẽ cần hỗ trợ và hướng dẫn mỗi bước đi của con đường này”, ông Ezra Clark, Giám đốc Bộ phận Chính sách Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo ở ngành Khoa học Tự nhiên của UNESCO, quan sát thấy.
Đối tác với các thành viên của các Nhóm Làm việc về Khoa học Mở của UNESCO, Ban thư ký của UNESCO đang chuẩn bị các bảng chỉ mục các tài nguyên khoa học mở sẽ sẵn sàng trong năm 2023 để giúp định vị các tư liệu đào tạo, các tài nguyên kiến thức mở về các chủ đề ưu tiên và các công cụ chính sách đang được sử dụng để tạo lập và hỗ trợ chuyển đổi sang khoa học mở khắp trên thế giới.
Các tài liệu sau đây sẽ sớm có:
Các bảng chỉ mục:
Chỉ mục Xây dựng Năng lực Khoa học Mở của UNESCO
Chỉ mục các Nền tảng Chia sẻ Kiến thức Khoa học Mở của UNESCO
Đài quan sát Toàn cầu của UNESCO về các Công cụ Chính sách Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo (GO-SPIN) - module Khoa học Mở
Các hướng dẫn
Thu hút xã hội vào khoa học mở
Nuôi dưỡng phần cứng nguồn mở cho khoa học mở
Trao quyền cho nghề nhà báo về khoa học mở
Thúc đẩy các đối thoại mở với các hệ thống kiến thức khác
Các danh sách kiểm tra
Danh sách kiểm tra cho kế hoạch hành động về khoa học mở của một cơ sở
Các tờ tin
Hướng tới việc xuất bản học thuật công bằng
Các quyền sở hữu trí tuệ và khoa học mở
Vượt qua các thách thức để triển khai khoa học mở
Thông tin thêm
The UNESCO Open Science Toolkit has been designed to support implementation of the UNESCO Recommendation on Open Science, the first international standard-setting instrument on open science.
This Recommendation was adopted by 193 countries in November 2021 at the 41st session of the UNESCO General Conference. The Recommendation provides an internationally agreed definition and a set of shared values and guiding principles for open science. It also identifies a set of actions conducive to a fair and equitable operationalization of open science for all at the individual, institutional, national, regional and international levels.
What do we mean by open science?
Open science combines various movements, practices and actions that aim to make all fields of scientific research accessible to everyone for the benefit not only of scientists but also society as a whole. The term open science refers to opening science up to readers who may not be able to afford to pay to access relevant scientific articles but also opening science across borders, between disciplines and beyond single communities.
By promoting science that is more accessible, inclusive and transparent, open science furthers the right of everyone to share in scientific advancement and its benefits, as stated in Article 27.1 of the Universal Declaration of Human Rights.
A first set of eight guides
Bringing this vision to reality will require coordinated efforts by all. UNESCO has developed the Open Science Toolkit, a collection of guides, policy briefs, factsheets and indices, in order to support this collective effort.
In December 2022, UNESCO launched its Open Science Toolkit during an Open Science Day co-hosted by the Africa Open Science Platform on the margins of the World Science Forum in Cape Town, South Africa. The forum was a particularly appropriate venue for the launch, given its theme of science for social justice.
The first set of eight guides were prepared in partnership with the UNESCO Working Groups on Open Science and with experts from partner organizations.
“Putting these guidelines together was a really collaborative piece of work for OASPA, first in writing them and then sharing with the open access publishing community for feedback and further development,” said Ms. Claire Redhead, Executive Director of the Open Access Scholarly Publishing Association. “It’s really exciting to see them now as part of UNESCO's toolkit and I hope they benefit open access publishers on their journey to implementing the Recommendation on Open Science in their publishing practices. We're grateful to UNESCO for hosting the guidelines and also to EIFL’s Iryna Kuchma for working with OASPA on these and making the guidelines for open access publishers a really valuable and globally relevant resource.”
The aim is to build a shared understanding and identify steps for strengthening equitable and sustainable open science systems, from the development of policies to the application of open infrastructures. The Toolkit pieces provide guidance for integrating the values and principles of open science into the processes and practices of science.
What is next?
“The transition to a global open science model has only just begun. Countries and scientists around the world will need support and guidance every step of the way,” observed Mr. Ezra Clark, Chief of Section, Science, Technology and Innovation Policy in UNESCO’s Natural Sciences sector.
In partnership with the members of the UNESCO Open Science Working Groups, the UNESCO Secretariat is preparing indices of open science resources that are available in 2023 to help in locating training materials, open knowledge resources on priority themes and policy instruments that are being used to create and support the transition to open science around the world.
The following will be available soon:
Open Indices
UNESCO Open Science Capacity Building index
UNESCO Index of Open Science Knowledge Sharing Platforms
UNESCO Global Observatory of Science, Technology and Innovation Policy Instruments (GO-SPIN) – Open Science module
Guides
Engaging society in open science
Nurturing open-source hardware for open science
Empowering journalism in open science
Promoting open dialogues with other knowledge systems
Checklists
Checklist for an institutional action plan for open science
Factsheets
Towards equitable scholarly publishing
Intellectual property rights and open science
Overcoming challenges to the implementation of open science
More information
Dịch: Lê Trung Nghĩa
letrungnghia.foss@gmail.com
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.