African Open Access Textbook and Journal Publishing Gains Traction
Thách thức
Chi phí cao các sách giáo khoa đại học và các tạp chí học thuật đặt nhiều sinh viên và cơ sở vào sự bất lợi. Ở những phần ít có tài nguyên hơn của thế giới, bao gồm các quốc gia ở châu Phi, có thể là đặc biệt thách thức để kham được các tư liệu giáo dục.
Không có truy cập tới các kết quả nghiên cứu mới nhất, các nhân viên hàn lâm không thể xây dựng hiệu quả dựa vào kiến thức hiện đang có. Chi phí xuất bản quá đắt khiến nhiều tác giả không thể đóng góp giải pháp cho những vấn đề cấp bách mà thế giới đang phải đối mặt ngày nay.
Và, đối với các sinh viên, việc không có sách giáo khoa được thiết kế cho họ trong đầu, có thể cản trở thành công trong các trường học. Tiếp cận tới giáo dục là quyền của con người, nhưng thường dựa vào vị trí, không phải ai cũng có cơ hội như nhau để hoàn thành bằng cấp.
Giải pháp
Vào năm 2016, Đại học Cape Town (UCT) ở Nam Phi đã khởi xướng Nền tảng Châu lục (Continental Platform) để cho phép cộng đồng nghiên cứu châu Phi có quyền sở hữu đối với việc sáng tạo và chia sẻ nội dung học thuật của riêng mình. Dịch vụ này cung cấp một nơi tự do không mất tiền cho các nhà nghiên cứu châu Phi xuất bản tác phẩm học thuật của họ và cung cấp truy cập tới kiến thức cho tất cả mọi người mà không có hạn chế.
“Tại Đại học Cape Town, chúng tôi có cam kết mạnh mẽ theo các nguyên tắc công bằng xã hội của truy cập mở”, Reggie Raju, giám đốc nghiên cứu và học tập ở Thư viện Đại học Cape Town, người đã dẫn dắt sáng kiến xuất bản kỹ thuật số, nói. “Chúng tôi đã tạo ra nền tảng để phá vỡ các cấu trúc cản trở sự tham gia tích cực trong việc chia sẻ học thuật”.
Trong khi nền tảng này hoàn toàn được UCT cấp vốn và được khoa công nghệ thông tin hỗ trợ, Raju nói mô hình đó khuyến khích từng quốc gia sửa đổi nền tảng đó để có được sự cảm nhận và hình thức của riêng cơ sở của mình. Mô hình thay thế dựa vào cộng đồng này trả lại quyền kiểm soát xuất bản cho cộng đồng các nhà nghiên cứu.
“Ở Châu Phi, chúng tôi muốn tạo ra ý tưởng về quyền sở hữu này và tận hưởng vinh quang của những gì đã đạt được, Raju nói. “Điều đó giải thích vì sao chúng tôi đã phát triển ‘mô hình người thuê nhà’, để cho phép từng cơ sở có được đặc tính riêng cá nhân để đi qua”.
Ngày nay, có hơn hai tá các sách giáo khoa/sách chuyên khảo truy cập mở và 18 tạp chí truy cập mở sẵn sàng miễn phí qua Nền tảng Châu lục từ nhiều cơ sở bao gồm một tạp chí tiếng Pháp từ Cameroon. Nhà xuất bản UCT, gần đây đã chuyển lại vào thư viện, đã và đang xuất bản lại các đầu tạp chí trên nền tảng châu lục này và bây giờ đã bổ sung thêm 63 sách chuyên khảo ở đây.
Tác động
Mối quan tâm về Nền tảng Châu lục gia tăng nhanh hơn so với dự kiến. Các cơ sở học thuật ở Botswana, Cameroon, Ghana, Namibia, Nigeria và Zimbabwe đã được đào tạo hoặc là các nhà xuất bản tích cực rồi trên nền tảng này. “Chúng tôi muốn càng hòa nhập toàn diện càng tốt”, Raju nói.
“Đối với tôi, điều này đã bắt đầu như một dự án nhỏ với thuần túy các nguyên tắc từ thiện”, Raju nói. “Tôi muốn chia sẻ việc học tập của chúng tôi với bất kỳ ai muốn học. Tôi hoàn toàn không có tham vọng nó sẽ cắt xuyên châu lục”.
Còn chưa có bất kỳ khảo sát chính thức nào về tác động của các sách giáo khoa kỹ thuật số, miễn phí. Tuy nhiên, các bản tải về của các sách giáo khoa đó đã vượt quá những mong đợi, đạt đỉnh điểm đáng kể khoảng năm 2020, khi sự phân phối tư liệu có tính đổi mới sáng tạo (gồm cả nghe nhìn) được cộng hưởng với những người sử dụng.
Tiêu đề phổ biến nhất từng là một sách giáo khoa về luật hiến pháp, được coi là giữa các khóa khó nhất trong lĩnh vực pháp luật, với tỷ lệ trượt cao. Luật Hiến pháp cho Sinh viên trung bình khoảng 6.000 bản tải về một tháng và 16.000 bản tải về trong các giai đoạn các kỳ thi.
Sách in không chỉ đắt tiền, mà việc có dầy đặc văn bản là thách thức để đọc - đặc biệt đối với các sinh viên nào mà ngôn ngữ đầu tiên không phải là tiếng Anh, Raju nói. Sách giáo khoa mở, được tạo ra trong sự cộng tác với các sinh viên, các giáo sư ngành luật, và được các thẩm phán rà soát lại, bao gồm một sách thực hành và một phiên bản ghi âm để người sử dụng có thể nghe cuốn sách đó trước tiên để cải thiện sự hiểu biết.
Một sách giáo khoa mở có tính đổi mới sáng tạo khác, Viêm ruột thừa và cắt bỏ ruột thừa: Một video giảng dạy được dàn dựng mới lạ, được thiết kế như một công cụ cho những người chuyên nghiệp về y học. Tài nguyên này đã cho phép các nhà phẫu thuật tải video đó về điện thoại của họ để tham khảo khi họ du lịch ở các vùng hẻo lánh và thực thi các thủ tục y tế, Raju nói.
Tại một trường phổ thông trung học ở Nam Phi, một khóa học ngôn ngữ bản địa đã không hỗ trợ tư liệu bằng ngôn ngữ đó. Một trò chơi được xuất bản như một sách giáo khoa mở ở Sesotho đã lấp đi khoảng trống đó - tải về được và miễn phí.
Ngoài ra, việc đọc các tạp chí truy cập mở địa phương đã mở rộng, Raju nói, cho phép các nhà khoa học châu Phi ở địa phương chia sẻ các phát hiện về các vấn đề của họ như biến đổi khí hậu với khán thính phòng rộng lớn hơn.
Việc sử dụng nền tảng đó đã gia tăng đáng kể, chủ yếu bằng việc truyền khẩu giữa các nhà nghiên cứu, các sinh viên và những người khác. Nó đã nhắc tới mối quan tâm ở Mỹ và Vương quốc Anh giữa các nhà nghiên cứu có quan tâm trong việc bắt chước hạ tầng và quy trình.
Gợi ý của Raju: “Đừng chờ đợi một giải pháp hoàn hảo. Nếu bạn chờ đợi một giải pháp hoàn hảo, nó không bao giờ xảy ra. Sẽ luôn có các thách thức. Hãy cúi đầu xuống, làm cho xong. Tôi thấy có rất nhiều người sẵn sàng giúp đỡ.”
Challenge
The high cost of college textbooks and scholarly journals puts many students and institutions at a disadvantage. In under-resourced parts of the world, including countries in Africa, it can be especially challenging to afford educational materials.
Without the access to the latest research results, academics cannot efficiently build on existing knowledge. Cost-prohibitive publishing fees keep many authors from contributing solutions to pressing problems facing the world today.
And, for students, not having textbooks designed with them in mind, can impede success in school. Access to education is a human right, yet often based on location, not everyone is afforded the same opportunity to complete a degree.
Solution
In 2016, the University of Cape Town (UCT) in South Africa launched the Continental Platform to enable the African research community to take ownership of creating and sharing its own scholarly content. The service provides a free outlet for African researchers to publish their scholarly work and provide access to knowledge for all without restriction.
“At the University of Cape Town, we are very committed to social justice principles of open access,” said Reggie Raju, director of research and learning at the University of Cape Town Libraries, who led the digital publishing initiative. “We created the platform to break down structures that hinder active participation in the sharing of scholarship.”
While the platform is completely funded by UCT and supported by the IT department, Raju said the model encourages each country to modify the platform to have its institutions’ own look and feel. This community-based alternative model returns the control of publishing back to the researcher community.
“In Africa, we wanted to engender this idea of ownership and to bask in the glory of what has been achieved,” Raju said. “That is why we developed a ‘tenant model,’ to allow each of these institutions to have that individualistic character to come through.”
Today, there are more than two dozen open access textbooks/monographs and eighteen open access journals available for free through the Continental Platform from multiple institutions including a French title from Cameroon. UCT Press, recently relocated into the library, has been publishing back titles on the continental platform and now has added 63 open monographs here.
Impact
Interest in the Continental Platform took off faster than anticipated. Academic institutions in Botswana, Cameroon, Ghana, Namibia, Nigeria and Zimbabwe have been trained or are already active publishers on the platform. “We wanted to be as inclusive as possible,” Raju said.
“For me, this started off as a small project with purely philanthropic principles,” Raju said. “I wanted to share our learnings with whomever wanted to learn. I had absolutely no aspiration that it would cut across the continent.”
There has not yet been any formal survey on the impact of the free, digital textbooks. However, downloads of the textbooks have eclipsed expectations, picking up substantially around 2020, as the innovative delivery of material (including audio and video) resonated with users.
The most popular title has been a textbook for constitutional law, considered among the most difficult courses in the legal field, with high failure rates. Constitutional Law for Students averages about 6,000 downloads a month and 16,000 during exam periods.
The print book was not only expensive, but the dense text was challenging to read — especially for students whose first language was not English, Raju said. The open access textbook, created in collaboration with law students, professors and reviewed by judges, included a practice workbook and an audio version so users could listen to the book first to improve comprehension.
Another open innovative textbook, Appendicitis and Appendectomy: A novel dramatised teaching video, is designed as a tool for medical professionals. The resource has allowed surgeons to download the video clips on their phones for reference as they travel into rural areas and perform medical procedures, Raju said.
In one South African high school, an Indigenous language course had no supporting literature in that language. A play published as an open textbook in Sesotho filled that void—downloadable and free.
Also, readership of local open access journals has expanded, Raju said, allowing local African scientists to share their findings on issues such as climate change with a broader audience.
The platform use has grown organically, spread mainly by word of mouth among researchers, students and others. It has prompted interest in the U.S. and U.K. among researchers interested in mimicking the infrastructure and process.
Raju’s advice: “Don’t wait for a perfect solution. If you wait for a perfect solution, it never happens. There will always be challenges. Put your head down, get it done. I found there were lots of people willing to help.”
Dịch: Lê Trung Nghĩa
letrungnghia.foss@gmail.com
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.