Hướng dẫn thực hành về Giáo dục Mở cho các học giả: Hiện đại hóa giáo dục đại học thông qua các thực hành giáo dục mở (dựa trên Khung OpenEdu) là nỗ lực chung giữa DG EAC và DG JRC để thúc đẩy sử dụng các thực hành giáo dục mở trong giáo dục đại học, với mục tiêu mở rộng quyền truy cập tới giáo dục và thúc đẩy hòa nhập như với Kế hoạch Hành động Giáo dục Kỹ thuật số1. Hướng dẫn này dựa vào Khung OpenEdu (Mở Giáo dục ra: Khung hỗ trợ cho các cơ sở giáo dục đại học2).
Hướng dẫn này là dành cho cá nhân các học giả: những người thực hành trong giáo dục đại học có thể có vai trò của giảng viên, nhà nghiên cứu hoặc nhà điều phối giảng viên, hoặc kết hợp các vai trò đó cùng một lúc; và cũng dành cho các nhân viên hỗ trợ học thuật như các kỹ thuật viên, các thủ thư và các nhân viên dịch vụ sinh viên. Trong một số trường hợp các nhân viên quản lý giáo dục đại học (ví dụ, các hiệu trưởng, hiệu phó, trưởng khoa) là các học giả đã chuyển hướng tới hành chính quản trị - trong các trường hợp đó hướng dẫn này có thể phục vụ như là nguồn cảm hứng đối với họ để suy nghĩ về các cách thức để trao quyền cho từng cá nhân hướng đến thực hành giáo dục mở (OEP), với sự hỗ trợ của các chính sách từ các cơ sở. Hướng dẫn này được phát triển cho các học giả nào muốn bắt đầu khám phá hoặc đi xa hơn trong việc triển khai các khía cạnh khác nhau của Giáo dục Mở ở cơ sở giáo dục đại học của họ.
Đây là định nghĩa làm việc của giáo dục mở trong Khung OpenEdu:
“Giáo dục mở là một cách thức triển khai giáo dục, thường sử dụng các công nghệ kỹ thuật số. Mục tiêu của nó là để mở rộng quyền truy cập và sự tham gia tới bất kỳ ai bằng việc loại bỏ các rào cản và làm cho việc học tập truy cập được, phong phú, và tùy chỉnh được cho tất cả mọi người. Nó cung cấp nhiều cách thức giảng dạy và học tập, xây dựng và chia sẻ kiến thức. Nó cũng cung cấp nhiều con đường truy cập tới giáo dục chính quy và không chính quy, và kết nối cả hai hình thức đó” - OpenEdu Framework, JRC 2016:10.
Giáo dục mở là về một tập hợp các thực hành mà cùng nhau có thể dẫn dắt giáo dục đại học trở nên toàn diện hơn, phù hợp với những thay đổi xã hội, và cũng có tính đổi mới hơn về khía cạnh tận dụng hiệu quả nhất các tài nguyên giảng dạy và giáo dục, các dịch vụ nghiên cứu và của sinh viên. Các thực hành đó thường được tham chiếu tới như là ‘các thực hành giáo dục mở’, và trong Khung OpenEdu chúng được trình bày trong bối cảnh của 10 khía cạnh giáo dục mở:
Mười khía cạnh đó có mối liên hệ với nhau và cùng nhau góp phần hướng tới việc mở ra giáo dục một cách toàn diện. Tuy nhiên, là không luôn rõ ràng cách để ‘làm và hỗ trợ cho giáo dục mở’, bắt đầu từ thực hành của riêng các học giả. Hướng dẫn này có ý nghĩa để cung cấp sự hiểu biết của từng trong số 10 khía cạnh giáo dục mở đó, và chỉ ra cách các học giả có thể bắt đầu sử dụng các thực hành giáo dục mở để thúc đẩy sự hòa nhập và đổi mới như những giá trị quan trọng, bắt đầu từ các hoạt động hàng ngày của họ như giảng dạy, sáng tạo kiến thức và nghiên cứu.
Các thực hành giáo dục mở: sự chuyển đổi tư duy hướng tới tính mở
Các thực hành giáo dục mở có thể dẫn tới các hệ thống giáo dục hòa nhập hơn, nhưng điều này đòi hỏi sự chuyển đổi tư duy. Cá nhân từng học giả có thể là mở hơn theo cách thức họ sản xuất và chia sẻ kiến thức, theo cách thức họ giảng dạy và đánh giá sinh viên, và cộng tác với những người khác. Và điều y hệt là đúng đối với các cơ sở giáo dục đại học. Bằng việc chuyển đổi tư duy và các thực hành của họ hướng đến các thực hành giáo dục mở, các học giả có thể bắt đầu thay đổi bức tranh giáo dục đại học bằng việc thúc đẩy những thay đổi trong các cơ sở của riêng họ.
Hướng dẫn này có thể giúp các học giả hợp lý hóa các thực hành giáo dục mở của họ và tạo thuận lợi cho những thay đổi sâu sắc hơn trong hệ thống giáo dục đại học của châu Âu, như thừa nhận nhanh và hiệu quả hơn việc học tập mở, tới lượt nó có thể cải thiện các cơ hội việc làm cho tất cả những người học. Khi các cơ sở giáo dục đại học chuyển đổi sang một tập hợp các thực hành được chia sẻ chung, các cơ hội cộng tác trở nên rõ ràng hơn.
Sử dụng hướng dẫn này như thế nào
Từng trong số 10 khía cạnh của giáo dục mở được trình bày riêng rẽ. Có cơ sở lý luận cho từng khía cạnh, sau đó là sự phản ánh về các lợi ích và thách thức mà mỗi khía cạnh mang lại cho các bên liên quan ở bốn cấp độ: học giả, người học, cơ sở và xã hội. Sau đó, một số tuyên bố đánh giá về từng khía cạnh được trình bày (ví dụ, “Tôi chủ động làm …” hoặc “Cơ sở của tôi hỗ trợ …”, trong đó học giả được mời trả lời một cách tương ứng. Theo sau là các gợi ý về cách để từng tuyên bố có thể được đưa vào thực tế.
Các tuyên bố đánh giá đã được thiết kế tuân theo mô hình tiến hóa: chúng được đánh số theo các thực hành từ cơ bản nhất (1) tới hơi phức tạp hơn một chút (2, 3, 4).
Những giải thích được thiết kế để kích hoạt đánh giá về cách để các học giả có thể thay đổi thực hành của riêng họ cùng lúc trở nên được trao quyền để dẫn dắt những thay đổi ở mức cơ sở, bằng việc trở thành người biện hộ của các thực hành giáo dục mở trong cơ sở của riêng họ và trong mạng lưới nghề nghiệp của họ.
Giáo dục Mở
Giáo dục mở là về một tập hợp các thực hành mà cùng nhau có thể dẫn dắt giáo dục đại học trở nên toàn diện hơn, phù hợp với những thay đổi xã hội, và cũng có tính đổi mới hơn về khía cạnh tận dụng hiệu quả nhất các tài nguyên giảng dạy và giáo dục, các dịch vụ nghiên cứu và của sinh viên. Các thực hành đó thường được tham chiếu tới như là ‘các thực hành giáo dục mở’ - OEP (Open Educational Practices), và trong Khung OpenEdu chúng được trình bày trong bối cảnh của 10 khía cạnh giáo dục mở. Mười khía cạnh đó có mối liên hệ với nhau và cùng nhau góp phần hướng tới việc mở ra giáo dục một cách toàn diện.
10 khía cạnh của Giáo dục Mở
Khung OpenEdu
Giáo dục mở là gì?
“Giáo dục mở là một cách thức triển khai giáo dục, thường sử dụng các công nghệ kỹ thuật số. Mục tiêu của nó là để mở rộng quyền truy cập và sự tham gia tới bất kỳ ai bằng việc loại bỏ các rào cản và làm cho việc học tập truy cập được, phong phú, và tùy chỉnh được cho tất cả mọi người. Nó cung cấp nhiều cách thức giảng dạy và học tập, xây dựng và chia sẻ kiến thức. Nó cũng cung cấp nhiều con đường truy cập tới giáo dục chính quy và không chính quy, và kết nối cả hai hình thức đó” .
Khung OpenEdu, JRC 2016:1
Thực hành Giáo dục Mở: chuyển đổi tư duy hướng tới tính mở
Các thực hành giáo dục mở có thể dẫn tới các hệ thống giáo dục toàn diện hơn, nhưng điều này đòi hỏi sự chuyển đổi tư duy. Cá nhân từng học giả có thể là mở hơn theo cách thức họ sản xuất và chia sẻ kiến thức, theo cách thức họ giảng dạy và đánh giá sinh viên, và cộng tác với những người khác. Và điều y hệt là đúng đối với các cơ sở giáo dục đại học. Bằng việc chuyển đổi tư duy và các thực hành của họ hướng đến các thực hành giáo dục mở, các học giả có thể bắt đầu thay đổi bức tranh giáo dục đại học bằng việc thúc đẩy những thay đổi trong các cơ sở của riêng họ.
Khung OpenEdu
10 khía cạnh của Giáo dục Mở
-----------------------------------------------------------------------
1 https://www.coe.int/t/dg4/highereducation/recognition/lrc_EN.asp
2 https://publications.jrc.ec.europa.eu/repository/bitstream/JRC101436/jrc101436.pdf
-----------------------------------------------------------------------
Trích từ tài liệu: Inamorato dos Santos, A. Hướng dẫn thực hành về Giáo dục Mở cho các học giả: Hiện đại hóa giáo dục đại học thông qua các thực hành giáo dục mở (dựa trên Khung OpenEdu), EUR 29672 EN, Văn phòng Xuất bản của Liên minh châu Âu, Luxembourg, 2019, ISBN 978-92-76-00194-2, doi:10.2760/55923, JRC115663. Giấy phép: Creative Commons Attribution 4.0 (CC BY 4.0). Bản gốc tiếng Anh của tài liệu có tại: https://publications.jrc.ec.europa.eu/repository/handle/JRC115663.
-----------------------------------------------------------------------
Xem thêm:
Inamorato dos Santos, A., Punie, Y., Castaño-Muñoz, J. (2016) Mở giáo dục ra: Khung trợ giúp cho các cơ sở giáo dục đại học. Báo cáo Khoa học về chính sách của JRC, EUR 27938 EN; doi:10.2791/293408.
Bản gốc tiếng Anh có tại địa chỉ: https://publications.jrc.ec.europa.eu/repository/bitstream/JRC101436/jrc101436.pdf.
Bản dịch sang tiếng Việt có tại địa chỉ: https://www.dropbox.com/s/nefgjk67tn285n4/jrc101436_Vi-10012021.pdf?dl=0
Blogger: Lê Trung Nghĩa
letrungnghia.foss@gmail.com
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.