Bài
viết cho Hội thảo 'Thư
viện thông minh trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0: Công
nghệ - Dữ liệu - Con người',
do Liên Chi hội Thư
viện Đại học khu vực Phía Bắc (NALA) phối hợp với
Trung tâm Thông tin - Thư viện, Đại học Quốc gia Hà Nội
(VNU-LIC) tổ chức ngày 25/10/2018
tại Đại học Tôn Đức Thắng, TP. Hồ Chí Minh. Bài
được đăng trong
kỷ yếu của Hội thảo tại các trang 373-395.
--------------------------------------------------------
Tóm
tắt:
Trên con đường dài hướng tới việc ứng dụng và phát
triển tài
nguyên giáo dục mở (TNGDM)
trong giáo dục ở Việt Nam, khóa tập huấn ‘Xây dựng
tài nguyên giáo dục mở trên nền tảng công nghệ mở’
là một bước nhỏ cần thiết, quan trọng và
nên được tiếp tục duy trì và triển khai vào thực tế
công việc hàng ngày trong các thư viện đại học của
NALA. Đây
cũng là một hành động thiết thực để tiếp cận tới
cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (CMCN4).
A.
Tổng quan - bối cảnh
Khái
niệm tài
nguyên giáo dục mở - OER (Open
Educational Resources), viết tắt trong tiếng Việt là TNGDM,
đã tới
Việt Nam từ những năm 2005-2008, nhưng thực sự nó có
sức lan tỏa lớn
tới cộng đồng thư viện chỉ từ sau cuộc hội thảo
'Hoạt động thông tin thư viện với vấn đề đổi mới
căn bản và toàn diện giáo dục đại học ở Việt Nam'
ở Đại học Vinh ngày
24/10/2014[1].
Ba
năm
tiếp sau, từ 2015-2017 với sự vào cuộc của cộng đồng
thư viện nói
chung, đặc biệt là cộng đồng các thư viện đại học
nói riêng,
cùng
với
cộng đồng nguồn mở ở Việt Nam, hàng loạt các hoạt
động có liên quan tới TNGDM đã được tổ chức trong
các trường đại học và cao đẳng khắp Việt Nam, chủ
yếu mang tính lý thuyết, nâng cao nhận thức và/hoặc
trình diễn demo các khía cạnh liên quan tới TNGDM như cấp
phép mở, tìm kiếm/sử dụng các kho tài nguyên truy cập
mở/được cấp phép mở và chia sẻ mở trên Internet (xem
Phụ lục 1).
Nổi bật nhất trong giai đoạn này là các cuộc hội thảo
quốc tế về TNGDM được Khoa
Thông tin - Thư viện, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân
văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, cùng các bên liên quan -
cả trong và ngoài nước – đã tổ
chức liên tục trong các năm 2015, 2016 và 2017.
Chỉ
bắt đầu trong Quý IV/2017 và đặc biệt trong tháng
08/2018 vừa qua, các hoạt động liên quan tới TNGDM mới
chuyển sang một bước mới với các khóa tập huấn ở
dạng thực hành ‘cầm tay chỉ việc’ theo
sáng kiến[2]
‘Tạo
video truy cập mở - bước khởi đầu thực tế cho các
thư viện, các cơ sở đại học và cao đẳng ứng dụng
và phát triển các tài nguyên truy cập mở và được cấp
phép mở’,
tuân
thủ định nghĩa truy cập mở
với
mục đích chính
nhằm tạo
lập TNGDM ở dạng các
video sạch hoàn toàn về
bản quyền
để có
thể tự do chia sẻ trên Internet mà không sợ có những
khiếu kiện về bản quyền, bên cạnh việc mở ra khả
năng để các thủ thư, các nhân viên thư viện có thể
tìm kiếm và giới thiệu cho các bạn đọc của họ các
kho tài
nguyên giáo dục mở, được cấp
phép mở sẵn có trên Internet.
Bên
cạnh
các hoạt động được nêu ở trên, cũng còn có các hoạt
động khác liên quan tới TNGDM trong thời gian qua, nổi
bật
như: (1) Dự án xây dựng hệ thống học liệu ngoại ngữ
trực tuyến mở quốc gia do Ban quản lý Đề án Ngoại
ngữ Quốc gia 2020 chủ trì, hiện đang trong giai đoạn xây
dựng và thẩm định dự án; (2) Sáng
kiến: ‘Xây
dựng học liệu nội sinh dùng chung trong các thư viện Đại
học Việt Nam’,
được phát động và ký kết biên bản ghi nhớ thực
hiện nhân hội thảo cùng tên do NALA và Trung tâm Thông
tin - Thư viện của Đại học Quốc gia Hà Nội (LIC) tổ
chức tại Quy Nhơn ngày 30/10/2017, hiện hệ thống của
sáng kiến này đang trong giai đoạn thí điểm; (3)
Một vài sáng kiến
đơn lẻ
khác về TNGDM ở Việt Nam cho
tới nay
như: trang TNGDM của Đại học RMIT Việt Nam[3];
trang VOER[4]
của Quỹ Việt Nam (The Vietnam Foundation); trang sách mở của
nhóm Cánh Buồm[5];
Nội
dung của trang https://www.wikihow.vn/
mang giấy phép CC BY-NC-SA[6]
; Nội dung trang về các tài liệu dịch trên Blog ‘Phần
mềm tự do nguồn mở cho Việt Nam’
với hầu hết các bản dịch từ các tài liệu được
cấp phép mở và cho phép tùy biến, sửa đổi[7].
TNGDM
là một thành phần của Khoa học Mở (Open Science), điều
đang được các quốc gia G7 cỗ vũ[8]
và Liên minh châu Âu đang dẫn dắt và triển khai[9],
vì vậy có thể nói các khóa tập huấn ‘Xây dựng tài
nguyên giáo dục mở trên nền tảng công nghệ mở’ dù
thực sự chỉ
là một bước tiến rất
nhỏ
hướng
tới ứng dụng và phát triển TNGDM trong các thư viện đại
học, nhưng cũng là
hành động thiết thực hướng
tới con đường Khoa học Mở còn rất dài ở phía trước,
điều rất cần cho việc
tiếp cận tới cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4
(CMCN4) ở Việt
Nam[10].
B.
Lược đồ tạo video
truy cập mở và
khối lượng công việc thực hành
Để
thực
hiện được mục đích chính
nhằm tạo
lập TNGDM ở dạng các video sạch hoàn toàn về
bản quyền và
tuân thủ định nghĩa của truy cập mở - không
có rào cản về tài chính, pháp lý và kỹ thuật
để truy
cập được tới tài nguyên,
sáng
kiến tạo video truy cập mở đã đi với công nghệ mở
toàn diện, bao gồm việc sử dụng các thành phần và các
bước như trong
lược đồ trên
Hình 1. Nói
một cách khác, sáng kiến này là để thực hiện tất
cả các bước công
việc thực hành được
nêu trong từng ô vuông nhỏ
trên
Hình 1.
-
Truy
cập mở. Từ
định nghĩa truy cập mở là truy cập không
rào cản cả về tài chính, pháp lý và kỹ thuật
tới các tài nguyên, chỉ có các hệ điều hành nguồn
mở và các phần
mềm nguồn mở mới đáp ứng được vì
chúng cũng là các phần mềm truy cập mở được.
-
Hệ
điều hành truy cập mở được.
Tại Việt Nam, các
hệ điều hành nguồn mở phổ biến nhất là GNU/Linux
Ubuntu và Fedora. Trong thực tế, sáng kiến chọn Ubuntu.
-
Phần
mềm tạo video, audio truy cập mở được.
Tương tự, các
phần mềm ứng dụng để tạo ra các tệp video, hình
ảnh hay âm thanh
(audio) cũng là các phần mềm nguồn mở, đáp ứng được
các điều kiện của định nghĩa truy cập mở. Trong
trường hợp cụ thể này, sáng kiến chọn các phần mềm
sau:
-
Gnome
Screenshot:
sử dụng để chụp màn hình
-
Kazam:
sử dụng để quay màn hình
-
OpenShot:
sử dụng để tạo lập/soạn sửa video
-
Audacity:
sử dụng để tạo lập/soạn sửa âm thanh/audio
Hình
1.
Lược đồ tạo video truy cập mở
-
Tạo
video truy cập mở được.
Sáng kiến
sử dụng phần mềm
nguồn mở OpenShot
để tạo ra video truy
cập mở với các
thành phần từ:
-
Tài
nguyên truy cập mở, được cấp phép mở từ các kho
trên Internet,
với
tất cả các dạng nội dung như: (1)
Văn
bản; (2)
Hình
ảnh; (3)
Âm thanh;
(4)
Video;
và (5)
Dữ liệu.
Để làm được điều này, các học viên được thực
hành với việc tìm kiếm để sử dụng/tải
về các tài nguyên
truy cập mở, được cấp phép mở từ một số kho có
sẵn trên Internet với từng
dạng nội dung đó. Phần công việc này được mô tả
bằng các ô vuông có màu xanh lá cây ở trên cùng của
Hình 1, gồm các
bước công việc cụ thể như: (1) Tìm kiếm; (2) Chọn
tài nguyên; (3) Kiểm
tra giấy phép Creative
Commons (CC);
(4) Tải về tài nguyên để sử dụng (chỉ tải về các
tài nguyên được cấp phép CC). Trong 4
bước này, bước
‘Kiểm tra giấy phép CC’ là công
việc bắt
buộc phải
tiến hành trước khi tải về bất
kỳ
tài nguyên nào
để
sử dụng,
không có ngoại lệ.
Lưu
ý là: để tải về/tải lên tài nguyên tới một kho
trên Internet, thường thì người sử dụng phải mở một
tài khoản trên kho đó. Các
kho nội dung truy cập mở, được cấp phép mở có sẵn
trên Internet sau đây được lấy làm ví dụ để thực
hành trong sáng kiến này:
-
Hình
ảnh: (1) Pexels; (2) Noun Project; và (3) Công cụ tìm ảnh
Google Images.
-
Video:
(1) YouTube; (2) Vimeo.
-
Audio/Âm
thanh/Nhạc: (1) MUSOPEN; (2) ccMixter;
-
Văn
bản/sách giáo khoa/sách/tạp chí: (1) OpenStax; (2) Open
Textbook Network;
(3) Siyavula; (4) DOAB; (5) DOAJ.
-
Dữ
liệu mở: (1) Zenodo; (2) OpenAIRE.
-
Tài
nguyên truy
cập mở, được cấp phép mở do
tác giả tự
tạo ra.
Phần công việc này được mô tả bằng các ô vuông có
màu xanh nước
biển ở dưới
cùng của Hình 1. Để trợ
giúp làm được điều này, các
học viên được thực
hành: (1) tự tạo hình
ảnh bằng phần
mềm Gnome Screenshot; (2) tự làm video
bằng cách quay lại các chuyển động trên màn hình bằng
phần mềm Kazam; (3)
tự làm các tệp audio/âm
thanh bằng phần
mềm Audacity (chưa
được tiến hành trong khóa tập huấn tháng 08/2018).
-
Cấp
phép mở cho video được tạo ra.
Sử dụng các công cụ chọn và/hoặc sinh giấy phép
Creative Commons trên Internet để cấp phép mở cho video/các
tài nguyên do tác giả tự tạo ra hoặc do tác giả kết
hợp các tài nguyên được cấp phép mở có sẵn rồi
trên Internet để tạo
ra một tác phẩm
phái sinh với giấy phép Creative Commons hợp lệ, là
thành phần của video được tạo ra.
Đây là một phần
việc độc lập chuyên về cấp phép mở và thừa nhận
ghi công tác giả.
-
Chia
sẻ mở trên Internet.
Video sau khi được làm xong sẽ được chia sẻ bằng
việc:
-
Tải
lên một kho có sẵn trên Internet. Sáng kiến này ưu tiên
việc tải lên Vimeo,
một kho các video truy cập mở có sẵn trên Internet với
đầy đủ cả 7 loại giấy phép Creative Commons, gồm 6
giấy phép tiêu chuẩn và 1 giấy phép đặc biệt, CC
Zero (CC0). Cũng có thể sử dụng YouTube
như một kho chứa video, với một loại giấy phép
Creative Commons duy nhất, CC BY, bên cạnh giấy phép tiêu
chuẩn của YouTube (YouTube Standard License). Trên
Vimeo
và YouTube
cũng có thể cấp phép Creative Commons cho video được tạo
ra. Ngoài ra,
có thể tải video được tạo ra lên bất kỳ kho nào
trên Internet, ví dụ như Dropbox
hay Mega…
-
Chạy
video vừa được tải lên kho rồi lấy đường liên kết
của nó và chia sẻ đường liên kết đó trên một ứng
dụng/dịch vụ chia sẻ bất kỳ nào trên mạng, ví dụ
như qua thư điện tử, blog hay mạng xã hội như
Facebook, Twitter hay Minds.
-
Rà
soát lại ngang hàng.
Đây là phần việc không thực hiện được trong khóa
tập huấn, dù nó là một hoạt động rất quan trọng,
giúp nâng cao chất lượng của video được tạo ra. Hoạt
động này chỉ có thể thực hiện được bằng chính
sách của từng cơ sở, từng thư viện.
-
Tự
do để sử dụng, sử dụng lại, pha trộn, phân phối
lại. Một khi
video truy cập mở/được cấp phép mở được tạo ra,
và nếu nó được cấp các loại giấy phép mở Creative
Commons phù hợp để trở thành TNGDM, thì bất kỳ ai cũng
có thể tự do để sử dụng, sử dụng lại, pha trộn,
phân phối lại.
C.
Chuẩn bị trước cho khóa tập huấn
Để
khóa
tập huấn thành công với khối lượng lớn các công việc
được nêu trên, cần chuẩn bị càng chi tiết càng tốt,
để giảm thiểu thời gian chết, thời gian hỏi - đáp
của học viên, đặc biệt trong một môi trường làm việc
mới và hầu hết mọi người chưa quen như Ubuntu. Với
mỗi lớp không quá 10 người thực hành, dưới đây là
chi tiết một số công việc nên
được chuẩn bị trước:
-
Chuẩn
bị 10 máy
tính cho khóa
học.
Nên
có thêm 2-3 máy dự phòng với
cấu hình sau:
-
Các
máy tính đời càng mới càng tốt, nhưng không nên sử
dụng các máy tính không cho phép cài cùng một lúc cả
2 hệ điều hành như GNU/Linux Ubuntu và Windows.
-
Bộ
nhớ RAM tối thiểu 4 GB. Nếu là 8 GB thì càng tốt. Lưu
ý đây là cấu hình máy cho lớp học nên không cần
cao, còn để làm thật trong thực tế thì cấu hình càng
cao sẽ càng tốt vì đây là làm việc với video chứ
không phải chỉ với văn bản và hình ảnh.
-
Cài
đặt các
phần mềm, cả hệ điều hành và các ứng dụng.
Công việc này cần
sự trợ giúp của các
nhân viên CNTT ở
các cơ sở/công ty vì
trong vài trường hợp thường có
thể phải sử dụng
tới môi trường dòng lệnh (command line), và
theo danh sách sau:
-
Ubuntu
16.04, bản 64 bit - thiết lập tài khoản/mật khẩu sao
cho là dễ cho người học
-
Trình
duyệt Firefox
-
Bộ
gõ tiếng Việt
-
Gnome
Screenshot (có sẵn khi cài xong Ubuntu)
-
Kazam
Screencaster 1.4.5-2
-
OpenShot
Video Editor 1.4.3
-
Audacity
2.1.2 (lần tập huấn tháng 08/2018 chưa có nội dung này)
-
Sao
chép sẵn các nội dung chuẩn bị cho các hoạt động
trong khóa tập huấn. Cụ thể:
-
Bài
trình chiếu của khóa tập huấn[11] để học viên
tiện theo dõi và đi tới các trang cần thiết trên
Internet với các đường liên kết có sẵn dẫn tới, ví
dụ: (1) các kho tài nguyên được cấp phép mở trên
Internet; và (2) các bài viết trên wikihow.vn chỉ dẫn
thực hành từng bước bằng hình ảnh để giúp học
viên thực hành ở nhà nếu trên lớp còn chưa thực
hành được. Bài trình chiếu cũng nên có các đường
dẫn tới các tài nguyên cần thiết khác, ví dụ như
bảng kết quả của việc sinh giấy phép Creative Commons
khi kết hợp 2 TNGDM với nhau để tạo ra một tác phẩm
phái sinh[12].
-
01
Tệp văn bản để sử dụng làm ví dụ cho việc cấp
phép mở CC;
-
Nguyên
liệu để tạo video truy cập mở trong OpenShot. Tối
thiểu 03 tệp hình ảnh; 01 tệp âm thanh/nhạc; và 01 tệp
video (kích thước tối đa 100 MB).
-
Sắp
đặt sẵn màn hình của học viên. Xếp sẵn trật tự
biểu tượng của các ứng dụng sẽ được thực hành
trên thanh khởi chạy (Launcher) của Ubuntu (thường là
thanh nằm dọc bên trái màn hình). Ví dụ xếp các biểu
tượng của các ứng dụng theo trật tự từ trên xuống:
(1) Gnome Screenshot; (2) Kazam; (3) OpenShot; (4) Audacity.
-
Kiểm
tra kết nối Internet. Kết nối Internet băng thông càng
rộng càng tốt. Thường thì đây là khâu yếu nhất
trong các phòng máy được sử dụng cho khóa huấn luyện
và là một trong những nguyên nhân chính để mỗi lớp
học không nên quá 10 người. Khi có nhiều người cùng
một lúc truy cập vào một địa chỉ Internet, mạng sẽ
trở nên rất chậm, thậm chí có thể treo.
-
Giảng
viên tạo ra một nhóm thư gồm địa chỉ thư điện tử
của tất cả các học viên và trợ giảng. Gửi trước
bài trình chiếu của khóa tập huấn cùng tất cả
các tài liệu có liên quan khác cần thiết cho khóa học
cho họ qua nhóm thư này. Trong quá trình tập huấn, nơi
đây sẽ được sử dụng để kiểm thử việc chia sẻ
qua mạng Internet kết quả các bài thực hành của các
học viên, ví dụ như kiểm thử việc chia sẻ tài liệu
được từng học viên cấp phép mở hoặc kiểm thử
việc chia sẻ video được từng học viên tạo ra ở cuối
khóa tập huấn. Trong thực tế, có thể chia sẻ các tài
nguyên được từng học viên cấp phép mở trên bất kỳ
phương tiện mạng xã hội nào như Facebook, Twitter, Minds
hay trên Blog… Đây cũng là mục tiêu của khóa học, vì
sẽ là hoàn toàn không có giá trị gì nếu một tài
nguyên được học viên cấp phép mở nhưng không được
chia sẻ rộng rãi trên Internet.
D.
Tiến hành khóa tập huấn
Trước
khi đi vào nội dung bài trình chiếu của khóa tập
huấn, trước hết nên bỏ ra một chút thời gian để
hướng dẫn cho các học viên các thao tác cần thiết sau:
-
Làm
việc với thanh khởi tạo (Launcher) của hệ điều hành
GNU/Linux Ubuntu.
Dành một chút thời gian ở đầu khóa học để hướng
dẫn cách làm việc với các ứng dụng trong môi trường
hệ điều hành nguồn mở GNU/Linux Ubuntu, nhất là cách
làm việc với một số ứng dụng và các biểu tượng
tương ứng của chúng trên thanh khởi tạo (Launcher)
nằm ở bên
trái màn hình
vì hầu như tất cả các học viên đều chưa từng làm
việc với nó. Các
ứng dụng và các biểu tượng tương ứng thường được
sử dụng trong khóa tập huấn:
-
Thư
mục và tệp: nhấn vào biểu tượng Files
rồi đi tới các thư mục hay sử dụng như Music
(Âm nhạc), Pictures
(Hình ảnh) hay Videos.
Đây là nơi chứa các tệp đã được chuẩn bị sẵn
để làm video trong khóa tập huấn.
-
Trình
duyệt Firefox: nhấn vào biểu tượng Firefox
Web Browser
(Trình duyệt Web Firefox). Đây là trình duyệt được sử
dụng trong suốt thời gian khóa tập huấn.
-
Mỗi
khi cần đọc tệp
.PDF, như là định dạng của bài
trình chiếu của khóa tập huấn,
hãy nhấn vào biểu tượng Document
Viewer (trình
xem tài liệu) có biểu tượng hình chữ “e”.
Đây là tài liệu từng học viên sẽ sử dụng lặp đi
lặp lại trong khóa tập huấn.
-
Trình
soạn thảo văn bản. Mỗi khi cần làm việc với văn
bản, hãy nhấn vào biểu tượng LibreOffice
Writer (trình
soạn thảo văn bản của LibreOffice). Đây là nơi từng
học viên sẽ làm việc với văn bản sẽ được cấp
phép mở để trở thành TNGDM.
-
Mỗi
khi cần làm việc với các
ứng dụng phục vụ cho việc: (1) chụp màn hình; (2)
quay màn hình; (3) tạo lập/soạn sửa video: hãy nhấn
vào các biểu tượng tương ứng: (1) Screenshot;
(2) Kazam;
(3) OpenShot
Video Editor.
-
Ngay
khi giới thiệu 2 slide đầu của
bài trình chiếu
của khóa tập huấn,
nên hướng sự chú ý của các học viên vào biểu tượng
và ý nghĩa của giấy phép được cấp cho bản thân bài
trình chiếu của khóa tập huấn,
cả bằng tiếng Việt (được dịch ở slide số 2) và
tiếng Anh (trên Internet) khi nhấn vào biểu tượng của
giấy phép đó.
Có
thể tiến hành khóa tập huấn theo các trình tự khác
nhau. Bên dưới đây trình bày trình tự được khuyến
cáo, gần giống với trình tự được nêu trong bài
trình chiếu của khóa tập huấn.
-
Giới
thiệu về truy cập mở, nhấn mạnh tới việc không
có các rào cản về tài chính, pháp lý và kỹ thuật
khi truy cập tới các tài nguyên mở, được cấp phép
mở.
-
Khi
nói tới các tài nguyên truy cập mở, được cấp phép
mở, nhấn mạnh tới cả phần mềm máy tính,
chứ không chỉ các dạng nội dung khác.
Đây
chính là nền tảng cơ bản để dẫn tới các nội dung
được nêu trong Lược đồ tạo video truy cập mở
với 8 thành phần của nó, như được nêu ở mục B bên
trên.
Từ
thời điểm này, lớp tập huấn sẽ bám sát vào nội
dung 8 thành phần của Lược đồ tạo video truy cập mở
và được nói đi nói lại sau mỗi lần thực hiện xong
một trong các thành phần đó, có thể với một vài xáo
trộn về trật tự, cụ thể có thể theo trật tự sau
như sau:
-
Cấp
phép mở cho video được tạo ra. Trong số 8 thành phần
– 8 ô vuông tương ứng có màu vàng da cam – trong Lược
đồ tạo video truy cập mở thì 3 ô vuông đầu tiên
– gồm: (1) Truy cập mở; (2) Hệ điều hành
truy cập mở được; (3) Phần mềm tạo video, audio
truy cập mở được – đã được làm xong khi thực
hiện mục C.2 Cài đặt các
phần mềm, cả hệ điều hành và các ứng dụng
được nêu ở trên. Để chuẩn bị thực hành cho ô
vuông thứ 4 tiếp theo Tạo video truy cập mở được,
lớp tập huấn sẽ làm quen trước với ô thứ 5 Cấp
phép mở cho video được tạo ra. Ô này thực chất
giúp các học viên làm quen với các giấy phép, mức độ
tự do của các giấy phép đó trong hệ thống cấp phép
CC, làm quen và thực hành với các công cụ chọn/sinh
giấy phép CC và thừa nhận ghi công cho (các) tác giả
cho một tài liệu mẫu đã được chuẩn bị sẵn từ
trước (xem mục C.3.b ở trên).
-
Tạo
video truy cập mở được. Để thực hiện được
công việc này, cần thực hiện hàng loạt các công việc
sau:
-
Tài
nguyên truy cập mở, được cấp phép mở từ các kho
trên Internet. Đây chính là các công việc thực hành
tìm kiếm và sử dụng nội dung (trong các kho tài nguyên
truy cập mở, được cấp phép mở có sẵn trên
Internet) để làm video. Mục tiêu của phần công việc
này là giúp học viên tìm kiếm, chọn tài nguyên, kiểm
tra giấy phép CC của tài nguyên, và tải về được máy
tính của học viên tài nguyên được chọn và được
cấp phép CC đó. Trật tự các dạng nội dung của các
kho tài nguyên đó được nêu như ở mục B.4.a ở trên.
Một số điều cần lưu ý nhấn mạnh khi thực hành:
-
Với
nội dung là các hình ảnh: (1) đặc biệt nhấn mạnh
tới bước kiểm tra giấy phép của tài nguyên và chỉ
tải về các tài nguyên được cấp phép CC; (2) thận
trọng khi tải về các tài nguyên có 2 lựa chọn tải
về - lựa chọn có trả phí và lựa chọn không phải
trả phí - kể cả đối với các hình ảnh mang giấy
phép CC BY như khi làm việc với các hình ảnh của dự
án Noun Project; (3) làm việc với công cụ tìm kiếm ảnh
Google Images cần nhấn mạnh tới việc lựa chọn các
quyền của người sử dụng (User Rights) đối với các
hình ảnh học viên muốn tải về để sử dụng.
-
Với
nội dung là các video: (1) chỉ tìm kiếm và tải về
các video được cấp phép CC để sử dụng, cả trên
Vimeo và YouTube; (2) Có chỗ để cấp/thay đổi giấy
phép CC, cả trên Vimeo và YouTube, dù trên YouTube mặc
định là giấy phép YouTube Standard License (Giấy phép
tiêu chuẩn của YouTube) và chỉ có 1 loại giấy phép
CC duy nhất là CC BY, trong khi trên Vimeo có đủ cả 6
giấy phép tiêu chuẩn và 1 giấy phép CC đặc biệt,
CC0; vì vậy khuyến cáo sử dụng Vimeo để mở rộng
phạm vi giấy phép khi cấp/chọn/sinh giấy phép cho các
video học viên làm; (3) khi tìm kiếm/duyệt các video
trên Vimeo, nhớ làm việc với, và tạo tài khoản
trên Vimeo Creative Commons,
https://vimeo.com/creativecommons,
để có khả năng tải các video lên đó; và duyệt ở
2 chủng loại Price (giá thành) và License
(Giấy phép).
-
Với
nội dung là âm thanh/các bài/bản nhạc: (1) khi tải về
các bài nhạc, nên tạo lập tệp văn bản với đầy
đủ các thông tin đi kèm để thừa nhận ghi công cho
các nhạc công theo nguyên tắc tối thiểu TASL; (2) thận
trọng khi tải về các tài nguyên có 2 lựa chọn tải
về - lựa chọn có trả phí và lựa chọn không phải
trả phí - kể cả đối với các bài nhạc mang giấy
phép CC BY khi làm việc với các bài nhạc của trang
ccMixter, hệt như làm với hình ảnh của dự án Noun
Project nêu ở trên;
-
Với
nội dung là văn bản/sách giáo khoa/sách/tạp chí: (1)
với những trang được nêu ở mục B.4.a ở trên, nhất
định bạn có khả năng tải về tài nguyên bạn chọn,
bao gồm cả theo chủng loại phù hợp với chuyên ngành
(rộng, chứ không quá hẹp) bạn ưa thích; (2) Có vô số
các trang như vậy trên Internet mà bạn có thể khai thác
tiếp, nó chính là một trong những mục tiêu của khóa
tập huấn này.
-
Với
nội dung là dữ liệu mở: đặc biệt nhấn mạnh khi
làm việc với trang Zenodo của Ủy ban châu Âu: (1) các
loại truy cập: (a) Mở; (b) Đóng; (c) Hạn
chế; (d) Cấm vận; giải nghĩa ý nghĩa các
loại đó và so sánh với những khái niệm mới, chưa
có ở Việt Nam (như dạng Cấm vận); (2) sử dụng
mã nhận diện đối tượng số - DOI (Digital Object
Identifier); (3) việc cấp phép mở để dữ liệu trở
thành dữ liệu mở theo định nghĩa của tổ chức Tri
thức Mở Quốc tế - OKI[13] (Open Knowledge International);
(4) dữ liệu mở là tải về được và sử dụng lại
được, kể cả cho các mục đích thương mại.
-
Tài
nguyên truy cập mở, được cấp phép mở do
tác giả tự tạo ra. Phần công việc này được
mô tả bằng các ô vuông có màu xanh nước biển ở
dưới cùng của Hình 1. Mục tiêu của phần công việc
này là giúp học viên sử dụng được các công cụ
nguồn mở để chụp màn hình, quay màn hình, tạo
lập/soạn sửa các tệp audio/âm thanh bằng các phần
mềm nguồn mở Screenshot, Kazam và Audacity,
một cách tương ứng, như là các tài nguyên học viên
tự tạo ra để trợ giúp cho việc tạo các video bằng
OpenShot Video Editor ở bước sau. Trật
tự giới thiệu và một vài điểm nên lưu ý khi sử
dụng các ứng dụng phần mềm đó như sau:
-
Chụp
màn hình bằng phần mềm nguồn mở Screenshot:
giới thiệu 4 kiểu chụp khác nhau, nên đặt chế độ
chụp chậm sau, ví dụ, 10 giây, và chọn bao gồm cả
con trỏ chuột để có thể chụp được các gợi ý
trên màn hình các ứng dụng cần chụp.
-
Quay
màn hình bằng phần mềm nguồn mở Kazam: chú ý
kiểm tra card âm thanh, bật/tắt micro, loa của máy tính
để có được các kết quả như mong muốn.
-
Tạo
lập/soạn sửa các tệp audio/âm thanh bằng phần mềm
nguồn mở Audacity: chú ý 2 nội dung đã được
trình bày chi tiết bằng các bài viết trên wikihow.vn:
(1) Sửa tệp âm thanh trong Audacity[14]; (2) Trộn lời
trên nền nhạc trong Audacity[15];
-
Tạo
video truy cập mở được. Dưới đây trình bày cách
tạo video bằng phần mềm nguồn mở OpenShot
Video Editor ở mức cơ bản và đơn giản nhất, dạng
chứng minh khái niệm. Mục đích là để học viên có
khả năng bước đầu nắm được 5 thành phần cơ bản
tạo nên một video và cách thức kéo - thả rất dễ
dàng để tạo ra được video. Vì OpenShot là một
phần mềm để dựng video chuyên nghiệp, các học viên
hoàn toàn có thể tạo ra các video chuyên nghiệp khi kỹ
năng của học viên được nâng cao qua thời gian làm
việc thực tế với OpenShot sau khóa tập huấn.
Còn tại khóa tập huấn, những điều sau đây sẽ được
lưu ý khi làm việc với OpenShot:
-
Trước
khi làm việc với OpenShot, các học
viên xem một ví dụ cách tạo lập một video với 2
điều cần nhấn mạnh: (1) video được tạo ra từ 5
thành phần cơ bản, gồm: (a) hình ảnh - images; (b)
video; (c) âm thanh - audio; (d) văn bản - text; và (5)
chuyển tiếp – transition; (2) video được tạo ra dễ
dàng bằng việc kéo - thả và sắp xếp 5 đối tượng
ở trên theo một kịch bản tùy ý của người tạo ra
nó.
-
Các
học viên xem giảng viên trình bày demo toàn bộ quá
trình tạo ra một video đơn giản, bao gồm các thao tác
sau: (1) Giới thiệu màn hình giao diện của OpenShot:
(a) Thanh thực đơn; (b) Thanh công cụ; (c) Các tab chính:
Project Files (các tệp dự án); Transitions (các chuyển
tiếp); Effects (các hiệu ứng); (d) Vùng dành cho các
nguyên liệu tạo video; (e) Vùng công cụ xem video; (f)
Thanh công cụ thao tác với video; (g) Thước đo thời
gian; (h) Vùng dành cho dòng thời gian và các kênh trên
dòng thời gian; (2) Thêm kênh. Mặc định, OpenShot
đưa ra 2 kênh. Việc thêm kênh là để dễ dàng sắp
xếp đủ 5 đối tượng thành phần của video sẽ được
tạo ra; (3) Nạp nguyên liệu từ máy tính vào vùng dành
cho các nguyên liệu tạo video như được nêu ở mục
C.3.c ở trên; (4) Tạo ra 2 đối tượng văn bản từ
lệnh Title/New Title, một để ở đầu (giới thiệu
video) và một để ở cuối tệp video (thông tin cấp
phép cho video); (4) Kéo - thả các nguyên liệu từ vùng
dành cho các nguyên liệu tạo video tới vùng dành cho
dòng thời gian và các kênh trên dòng thời gian; cùng
với thao tác này, chọn một vài đối tượng chuyển
tiếp (transitions) bằng việc nhấn vào tab
Transitions rồi chọn chuyển tiếp bạn muốn rồi
rê vào một kênh trên dòng thời gian; Việc kéo - thả
các nguyên liệu sẽ được sắp đặt như trên Hình 2;
(5) Sử dụng các công cụ: (a) chọn - có hình mũi tên
(Arrow Tool); (b) cắt - có hình cái kéo (Razor Tool); (c)
thay đổi kích cỡ theo thời gian - có hình mũi tên 2
đầu (Resize Tool) để thao tác với các đối tượng
khác nhau nằm trên các kênh của dòng thời gian; (6) Sử
dụng các công cụ ở vùng công cụ xem video để nghe -
nhìn trực quan các đối tượng thành phần của video
vừa được sắp đặt; (7) Sử dụng các đặc tính:
(a) nghe (hình cái loa); và (b) nhìn (hình con mắt) cả ở
từng đối tượng trên một kênh và/hoặc từng kênh
để tắt/bật chúng tùy ý để trải nghiệm hiệu ứng
của các đặc tính đó; (8) Cắt bỏ bớt các phần
thừa của toàn bộ dự án video; (9) Lưu dự án để
sau này làm tiếp và/hoặc sửa đổi khi cần bằng lệnh
File/Save Project, nhớ đặt tên và chọn vị trí để
lưu tệp dự án đó; (10) Xuất video ra định dạng MP4
(dù trong OpenShot có vô số lựa chọn định dạng cho
video) vì MP4 là định dạng được hầu như mọi trình
chơi video có thể đọc được; (11) Chơi lại video vừa
được xuất ra ở dạng MP4 đó.
Hình
2. Kéo - thả và sắp đặt các nguyên liệu tạo video
trong OpenShot
-
Chia
sẻ mở trên Internet. Phần này cũng được thực hành
bằng cách giảng viên trình bày demo trước, các học
viên thực hành sau.
-
Tải
video vừa tạo ra lên Vimeo Creative Commons. Sau khi các
học viên đã tạo ra video, xuất chúng ra theo định dạng
MP4 và chơi lại video để kiểm tra chất lượng của
video vừa được tạo ra, từng học viên sẽ vào lại
Vimeo Creative Commons, nơi trước đó từng học viên
đã tạo ra tài khoản của mình trên đó, rồi tải lên
video vừa được tạo ra bằng việc: (1) nhấn vào núm
Upload (Tải lên) nằm trên cùng bên phải màn
hình của Vimeo Creative Commons; (2) viết mô tả cho
video đang được tải lên; (3) sử dụng tính năng
Settings/Advanced trên Vimeo Creative Commons để
cấp/thay đổi giấy phép Creative Commons cho video được
tải lên; (4) Chơi lại video vừa được tải lên Vimeo
Creative Commons. Video vừa được tải lên sẽ được
chơi lại trên trình duyệt web Firefox trên máy của
học viên.
-
Chia
sẻ video vừa được tạo ra trong nhóm thư điện tử
bằng đường liên kết tới video vừa được tạo ra đó
trong nhóm thư của các học viên.Từng học viên: (1)
Tạo ra một thư điện tử để gửi tới tất cả các
thành viên trong nhóm thư điện tử như được nêu trong
mục C.6 ở trên; (2) Sao chép đường liên kết tới
video mình vừa tạo ra ở dòng địa chỉ trên trình
duyệt Firefox trên máy của từng học viên, rồi
dán nó vào nội dung thư điện tử và gửi tới tất cả
các thành viên của lớp tập huấn. Bằng cách này, từng
học viên chia sẻ video mình vừa tạo ra cho giảng viên,
trợ giảng và các thành viên khác trong lớp tập huấn.
Cũng bằng cách này, giảng viên và các học viên có thể
kiểm tra chất lượng của từng video vừa được tạo
ra và chia sẻ mở qua Internet trên kho truy cập mở Vimeo
Creative Commons.
-
Tự
do để sử dụng, sử dụng lại, pha trộn, phân phối
lại. Các video được tạo ra đều được cấp phép
mở Creative Commons. Vì vậy, ít nhất thì chúng cũng được
chia sẻ tự do trên Internet (nếu chúng được gắn với
2 giấy phép CC nằm ở đáy của Hình 3); còn nếu chúng
được các học viên cấp phép mở bằng 5 loại giấy
phép nằm ở phía trên trong Hình 3 thì các video đó sẽ
trở thành các tài nguyên giáo dục mở - OER (Open
Educational Resources), hay TNGDM, và những người sử dụng
Internet trên toàn thế giới có thể tự do để sử dụng,
sử dụng lại, pha trộn và phân phối lại chúng.
Hình
3. Các dạng giấy phép Creative Commons và các khái niệm MỞ
tương ứng
Tới
đây, toàn bộ nội dung thực hành của khóa tập huấn
theo Hình 1 đã được hoàn thành!
E.
Vài số liệu và nhận xét về khóa tập huấn
Nhằm
giúp nâng cao năng lực cán bộ thư viện đại học trong
kỷ nguyên số, nhanh chóng tiếp cận Cách mạng Công
nghiệp lần thứ từ (CMCN4), đồng thời sớm xây dựng
được ngân hàng dữ liệu mở dùng chung cho các thư viện
đại học Việt Nam, Liên Chi hội Thư viện Đại học Khu
vực phía Bắc (NALA), phối hợp với Khoa Thông tin – Thư
viện, Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN (FLIS) và Ban tư vấn
Phát triển Giáo dục mở thuộc Hiệp hội các trường
Đại học và Cao đẳng Việt Nam (AVNUC) đã tổ chức khóa
tập huấn “Xây dựng tài nguyên giáo dục mở trên nền
tảng công nghệ mở” trong tháng 08/2018 tại phòng máy
tính của FLIS.
Đây
là khóa tập huấn dài ngày nhất, đông học viên tham gia
nhất và từ nhiều thư viện của các viện/trường đại
học và cao đẳng nhất tham gia từ trước tới nay theo
dạng ‘cầm tay chỉ việc’ và các học viên thực hành
tại chỗ trên máy với khối lượng công việc lớn như
trên Hình 1, chứ không chỉ dừng lại ở phần lý thuyết
và nâng cao nhận thức hay trình bày demo như từ trước
Quý IV/2017 trở về trước. Đây là bước tiến dù nhỏ,
nhưng rất quan trọng trên con đường dài hướng tới
việc ứng dụng và phát triển TNGDM và Giáo dục Mở ở
Việt Nam ở thời điểm này.
Thông
tin và vài số liệu thống kê của khóa tập huấn cũng
được đăng trên trang của AVNUC[16] và trên blog có kèm
theo hình ảnh/video của học viên trong từng ngày tập
huấn[17], cụ thể:
-
Tổng
số học viên là các thủ thư / cán bộ thư viện tham
gia khóa tập huấn: 60
-
Tổng
số các thư viện các viện/trường đại học và cao
đẳng tham gia tập huấn: 34
-
Tổng
số ngày làm việc của khóa tập huấn: 7
Từ
thực tế các hoạt động từng ngày trong khóa tập huấn,
ước tính khoảng 60% các học viên tham dự đã có thể
tạo lập các video từ các kho tài nguyên truy cập mở -
được cấp phép mở có sẵn trên Internet hoặc tự mình
tạo ra, hoàn toàn sạch về bản quyền, ngay sau khóa tập
huấn.
Các
học viên, vì các lý do khác nhau, chưa làm được, có thể
tham khảo tiếp các bài viết trên wikihow.vn[18] về tất
cả các nội dung có trong khóa tập huấn thông qua các
đường liên kết có trong bài trình chiếu của
khóa tập huấn để có thể tự mình làm được.
F.
Kỳ vọng sau khóa tập huấn
Là
một trong các đơn vị tổ chức và cũng là một trong các
đơn vị của Hiệp hội các trường đại học và cao
đẳng Việt Nam, Ban Tư vấn Phát triển Giáo dục mở có
mong muốn trong thời gian tới Hiệp hội sẽ tiếp tục mở
rộng hợp tác với NALA, FLIS và tất cả các tổ chức,
đơn vị có quan tâm trong việc thúc đẩy ứng dụng và
phát triển giáo dục mở, tài nguyên giáo dục mở, cùng
phối hợp tổ chức các hoạt động tập huấn tương tự.
Quan
trọng hơn, các đơn vị tổ chức khóa tập huấn vừa
qua mong muốn chuyển từ bước thực hành chứng minh khái
niệm sang bước triển khai thực tế trong thời gian tới
ở các thư viện có nhu cầu thực sự triển khai trong
thực tế các hoạt động đã được tập huấn.
Để
chuẩn bị cho công việc quan trọng này, công việc kết
nối với các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ CNTT đang
được tiến hành để tìm hiểu về giá thành của việc
cung cấp dịch vụ duy trì đảm bảo vận hành và hoạt
động liên tục của từng thiết bị và các phần mềm
tự do nguồn mở được cài đặt tại các thư viện tham
gia trong giai đoạn triển khai thực tế trong thời gian
tới.
Phụ
lục 1:
Các hoạt động mang
tính lý thuyết, nâng cao nhận thức và/hoặc trình diễn
demo các khía cạnh liên quan tới TNGDM trong
các năm từ 2014-2017
-
Năm
2017[19]:
Sự
kiện nổi bật nhất về TNGDM trong năm 2017
là Hội thảo quốc tế lần
thứ 3
về TNGDM với chủ đề: ‘Bản
quyền và giấy phép mở cho tài nguyên giáo dục mở’
(http://flis.edu.vn/oer3)
do
Đại
học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia
Hà Nội và
UNESCO tổ
chức tại Hà Nội ngày 19/10.
Cũng
trong năm này, nội dung nâng cao nhận thức được mở
rộng từ TNGDM sang truy cập mở và khoa học mở, được
trình bày trong các sự kiện tại hơn 20 đại học trong
cả nước; Đặc biệt, trong năm đã có sự tham gia của
khối thư viện các tỉnh ở 2 sự kiện tập huấn do Vụ
Thư viện, Bộ VH-TT-DL tổ chức với chủ đề ‘Thư
viện với việc xây dựng bộ sưu tập và tham gia thế
giới nguồn mở để phục vụ nhu cầu học tập suốt
đời của người dân’ với các nội dung hoàn toàn gắn
với TNGDM tại Nghệ An ngày 17/08 và Đà Nẵng ngày 24/08.
Trong
Quý IV/2017 đã triển khai thực hành ‘Sáng
kiến: Tạo video truy cập mở - bước khởi đầu thực
tế cho các thư viện, các cơ sở đại học và cao đẳng
ứng dụng và phát triển các tài nguyên truy cập mở và
được cấp phép mở’
cho một số thủ thư, nhân viên thư viện và giảng viên
các đại học Thăng Long, Hoa Sen và Văn Lang.
-
Năm
2016[20]:
Sự
kiện nổi bật nhất về TNGDM trong năm 2016
là Hội thảo quốc tế lần
thứ 2 về TNGDM với chủ đề: ‘Đề xuất chính sách
thúc đẩy TNGDM trong giáo dục đại học Việt Nam’
(http://flis.edu.vn/oer2) do
Đại
học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia
Hà Nội và
UNESCO tổ
chức tại Hà Nội ngày 28/09. Cũng
trong năm này, chương
trình OER@University RoadShow đã triển khai
và
tổ chức các sự kiện với chủ đề TNGDM tại gần
20 trường đại học và cao đẳng trong cả nước, trong
đó có sự kiện do NALA tổ chức tại Đại học Thương
mại các ngày 24-25/03 và các sự kiện do Liên chi hội
thư viện đại học khu vực phía Nam (VILASAL) tổ chức
tại Đại học Công nghệ Đồng Nai ngày 12/08 và Đại
học Đà Nẵng ngày 08/09 đã thu hút được gần cả trăm
thư viện đại học trong cả nước tham gia.
-
Năm
2015[21]:
Sự
kiện nổi bật nhất về TNGDM trong năm 2015 là Hội thảo
quốc tế lần
thứ nhất về TNGDM với chủ đề:
'Xây dựng nền tảng học liệu mở cho giáo dục đại
học Việt Nam: đề xuất chính sách, tạo lập cộng đồng
và phát triển giải pháp công nghệ'
(http://flis.edu.vn/oer),
do 4 bên cùng phối hợp tổ chức gồm: (1) Đại học
Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà
Nội; (2) UNESCO Việt Nam; (3) Trung tâm Nghiên cứu và Phát
triển Quốc gia về Công nghệ Mở (RDOT) của Bộ Khoa học
và Công nghệ; (4) Câu lạc bộ Phần mềm Tự do Nguồn
Mở Việt Nam – VFOSSA thuộc Hội Tin học Việt Nam
(VAIP); diễn ra tại trường Đại học Khoa học Xã hội
và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội ngày
29/12;
Cũng trong năm này, đã có
hoạt động giới thiệu TNGDM ở gần 7 trường đại học
và cao đẳng trong cả nước, trong đó có sự kiện do
NALA tổ chức tại đại học An Giang ngày 16/11 đã thu
hút được nhiều thư viện đại học trong cả nước
tham gia.
-
Năm
2014[22]:
Bài
‘Khả
năng ứng dụng phần mềm nguồn mở trong nghiên cứu và
giảng dạy tại các cở sở đào tạo đại học và cao
đẳng ở Việt Nam’
với
các
nội dung liên quan tới TNGDM đã
được trình
bày ở Đại
học Vinh ngày 24/10/2014 nhân hội thảo 'Hoạt
động thông tin thư viện với vấn đề đổi mới căn
bản và toàn diện giáo dục đại học ở Việt Nam'
do NALA tổ chức. Hội thảo này chính là nguồn gốc cho
các hoạt động sau này về TNGDM với sự tham gia của
cộng đồng thư viện ở Việt Nam như được nêu trong
bài này. Bài ‘Khả
năng ứng dụng phần mềm nguồn mở trong nghiên cứu và
giảng dạy tại các cở sở đào tạo đại học và cao
đẳng ở Việt Nam’
cũng đã được trình bày ở vài đại học khác trong
năm 2014, cả
trước và sau hội thảo ở Đại học Vinh ngày
24/10/2014 được
nêu ở trên.
Thông
tin và tài liệu tham khảo
Lê Trung Nghĩa
letrungnghia.foss@gmail.com